Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Working Class in Marxist-Leninist Thought: Role and Mission, Lecture notes of History

The concept of the working class in marxist-leninist thought, emphasizing its importance in both theoretical and practical aspects of socialist revolutions. The text delves into the definition and characteristics of the working class, its role in the historical process, and its mission in shaping the economic, political, and social structures of a communist society.

Typology: Lecture notes

2021/2022

Uploaded on 12/28/2023

tuan-nguyen-62
tuan-nguyen-62 🇻🇳

3 documents

1 / 18

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Working Class in Marxist-Leninist Thought: Role and Mission and more Lecture notes History in PDF only on Docsity! BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GVHD: Nguyễn Văn Thuân Đề tài: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay” Hà Nội, 07/10/2023 Họ và tên : Nguyễn Duy Tuấn Mã sinh viên : 11226696 Lớp học phần : LLNL1107(123)_17 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................0 PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.................................................................1 I. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân..................................................1 II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân............................................2 III. Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân..............3 CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN CỦA ĐẢNG TA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............................................................................................4 I. Nội dung vận dụng của Đảng...............................................................................4 II. Thành tựu đạt được............................................................................................6 III. Hạn chế.............................................................................................................10 IV. Giải pháp...........................................................................................................11 PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................14 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN I. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân 1. Khái niệm giai cấp công nhân C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp. Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ: giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin khái niệm về giai cấp công nhân như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình. 2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Khái quát từ việc nghiên cứu giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) từ phương diện kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph. Ăngghen không những đưa lại quan niệm khoa học về giai cấp công nhân mà còn làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng của nó với tư cách là một giai cấp cách mạng có sứ mệnh lịch sử thế giới. Đấy là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để. Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo cách mạng. Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao gồm: Thứ nhất, giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa. Thứ hai, giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực 3 lượng sản xuất tiên tiến, theo phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại. Thứ ba, nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp. 1 II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C. Mác đã viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”. 1. Nội dung kinh tế Giai cấp công nhân là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến nhất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của xã hội. Bằng cách đó, giai cấp công nhân là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất, tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới. Mặt khác, giai cấp công nhân còn đại diện cho lợi ích chung của xã hội. Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tưu hữu. Nó chỉ tìm thấy lợi ích chân chính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của xã hội, đấy chính là thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động”. Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình về nội dung kinh tế, giai cấp công nhân phải đóng vai trò là nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất, tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời. Vì vậy công nghiệp hóa là tất yếu khách quan, có tính quy luật nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Quá trình xã hội hóa đã sản sinh ra giai cấp công nhân và rèn luyện nó trở thành chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử. 2. Nội dung chính trị - xã hội Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức của chủ nghĩa tư bản, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình, do mình làm chủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh 2 tế và văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp quyền, quản lý kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. 3. Nội dung văn hóa tư tưởng Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội. Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư còn sót lại của các hệ tư tưởng cũ. Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặt ra đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại. III. Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định Giai cấp công nhân là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa tư bản, vì vậy giai cấp công nhân là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân trở thành đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là lực lượng duy nhất có đủ điều kiện để tổ chức và lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới, không còn chế độ người áp bức, bóc lột người. Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định Nền sản xuất đại công nghiệp đã rèn luyện giai cấp công nhân những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng như: tính tổ chức và kỷ luật, tự giác, đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải mình và giải phóng xã hội. Như vậy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có được vì nó là một giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. 2. Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử Đầu tiên là do sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng. Chỉ khi phát triển về số lượng và đặc biệt là chất lượng thì giai cấp công nhân mới có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình Sự phát triển về số lượng giai cấp công nhân bao gồm số lượng, tỷ 3 nghiệp, thực hiện khối liên minh công - nông - trí thức để tạo ra những động lực phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân ở nước ta theo hướng phát triển bền vững, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Về chính trị - xã hội Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì nhiệm vụ “Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên” và “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là những nội dung chính yếu, nổi bật, thể hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân về phương diện chính trị - xã hội. Thực hiện trọng trách đó, đội ngũ cán bộ đảng viên trong giai cấp công nhân phải nêu cao trách nhiệm tiên phong, đi đầu, góp phần củng cố và phát triển cơ sở chính trị - xã hội quan trọng của Đảng đồng thời giai cấp công nhân chủ động, tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa để bảo vệ nhân dân. Về văn hóa tư tưởng Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyện lối sống, tác phong công nghiệp, văn minh, hiện đại, xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, hoàn thiện nhân cách. Giai cấp công nhân còn tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tảng tư tưởng của Đảng, chống lại những quan điểm sai trái, những sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, kiên định lý tưởng, mục tiêu và con đường cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử này, giai cấp công nhân Việt Nam phải thường xuyên giáo dục cho các thế hệ công nhân và lao động trẻ ở nước ta về ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa giai cấp công nhân với dân tộc, đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời đại Hồ Chí Minh. II. Thành tựu đạt được 1. Thành tựu phát triển nhận thức lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam của Đảng ta 1.1. Đưa ra quan niệm khá đầy đủ về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28-1-2008 của Hội nghị Trung ương 6 khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã xác định: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các 6 loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”. Điểm mới trong nhận thức lý luận này là thừa nhận sự tồn tại của giai cấp công nhân nước ta trong nhiều loại hình - thành phần kinh tế; họ bao gồm cả lực lượng lao động chân tay và trí óc hoặc gồm cả hai phương diện đó. Họ là người lao động, cho nên thu nhập từ “làm công hưởng lương” là lợi ích cơ bản được họ quan tâm và chế độ phải cùng quan tâm. Họ lao động trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả lao động trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và cả trong lĩnh vực dịch vụ, “gián tiếp”. Giai cấp công nhân nước ta được xác định là luôn vận động, “đang phát triển”, vì vậy quan niệm này chấp nhận sự bổ sung, điều chỉnh. Quan niệm này cũng có tính chất cập nhật với thế giới. Trong các nghiên cứu về giai cấp công nhân hiện đại, có thể thấy một xu hướng là phân tách công nhân thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo lĩnh vực hoạt động (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp) hay vị trí của họ trong dây truyền sản xuất (điều hành sản xuất, trực tiếp sản xuất, sửa chữa bảo trì máy móc, sáng chế marketing, chăm sóc khách hàng...). Lần đầu tiên, trong quan niệm về giai cấp công nhân nước ta đã có khái niệm “dịch vụ có tính chất công nghiệp” với hàm ý là lực lượng lao động dịch vụ có tính xã hội hóa cao. Trên thực tế, nhóm lao động dịch vụ này có vai trò quan trọng, 5 năm gần đây nhất (2015 - 2019) nhóm lao động dịch vụ thường xuyên đóng góp khoảng 40% GDP cho đất nước. 1.2. Phân định rõ sự phát triển của giai cấp công nhân với chủ động xây dựng giai cấp công nhân trong môi trường mới. Môi trường phát triển của giai cấp công nhân nước ta hiện nay có hai đặc trưng: Đặc trưng thứ nhất là môi trường kinh tế có nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. So với giai đoạn trước 1986, cơ chế kinh tế thị trường làm cho công nhân phải linh hoạt hơn, quan tâm đến hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế hơn so với thời bao cấp. Kinh tế nhiều thành phần cũng làm sinh động hơn, phức tạp hơn cơ cấu của giai cấp công nhân nước ta. Bộ phận lớn nhất của giai cấp công nhân nước ta hiện đang lao động trong những thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, công nhân đang chịu tác động hàng ngày của quy luật sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Đặc trưng thứ hai của môi trường phát triển giai cấp công nhân là quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc trưng này lại phản ánh hai quá trình đồng thời: công nghiệp hóa đang ở giai đoạn “tiếp tục đẩy mạnh” và giai cấp công nhân đang “tiếp tục xây dựng, phát triển”. Cả hai đều đang vận động, phát triển để hoàn thiện. Chúng vừa hỗ trợ; vừa có những tác động kiềm chế. Có thể thấy rõ điều này trên thực tế: nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không đáp ứng yêu cầu thì quá trình này phải kéo dài; công nghiệp hóa mà không hiện đại hóa thì số lượng công nhân 7 tăng nhưng chất lượng về công nghệ không đồng đều. Hai đặc trưng đó của môi trường phát triển nước ta hiện nay cần được nhận thức rõ để chủ động về chiến lược phát triển giai cấp công nhân. Tiêu biểu là quan điểm thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa X: “Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế”. Chủ động xây dựng giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay liên quan đến nhiều chủ thể Đây là chiến lược của Đảng, trách nhiệm của nhà nước, sự góp sức của các chủ doanh nghiệp và vai trò chủ động của từng công nhân. Chiến lược đó liên quan trực tiếp đến đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, hiệu quả “làm ăn” của các doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong công nhân như các tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ... Nghị quyết Trung ương 6 khóa X đã xác định vai trò quyết định là Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc “nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về giai cấp công nhân và với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động”. Theo đó, sự phát triển của giai cấp công nhân trong Đổi mới khác với giai đoạn trước 1986 ở chỗ: nó liên quan đến hành động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp công nhân, nâng cao giác ngộ chính trị, văn hóa, quan tâm đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động. Đây là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước là nhân tố quan trọng nhất và có trách nhiệm nặng nề nhất. Tác động trực tiếp và có khả năng mang lại lợi ích gần gũi và thường xuyên nhất cho công nhân là Công đoàn. Cộng hưởng vào quá trình này là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là ý thức chấp hành pháp luật về lao động của người sử dụng lao động. 2. Thành tựu phát triển nhận thức lý luận về thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam 2.1. Bước đầu làm rõ nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam với dân tộc hiện nay Nghị quyết Trung ương 6 khóa X (2008) “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” khái quát: “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Điểm mới 8 2. Vấn đề nhà ở Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp không xây nhà lưu trú cho công nhân. Số người lao động trong các khu công nghiệp khoảng 1,6 triệu người, trong đó, chỉ có 20% số người có chỗ ở ổn định. Đa số người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ sinh, môi trường không bảo đảm. Trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phần lớn chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở, nhà trẻ, trường học cho gia đình người lao động. Một số nơi xây nhà ở cho người lao động thì lại thiếu đồng bộ với việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Do vậy, gây khó khăn không nhỏ đối với người lao động trong sinh hoạt, làm việc. 3. Về thu nhập cho người lao động Mức lương của người lao động hiện nay về cơ bản không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói đến việc tích lũy hay chăm lo cho con cái... Nhà nước đã từng bước thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, thậm chí có quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm ở các loại hình doanh nghiệp (Nghị định số 70/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên, mức tăng thường không theo kịp tốc độ tăng giá của thị trường. Phần lớn các chủ doanh nghiệp vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho người lao động, chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lương. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp còn bớt một phần lương của người lao động chi cho các khoản phụ cấp như ăn trưa, tiền hỗ trợ đi lại, thưởng... 4. Về đời sống văn hóa của công nhân Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người lao động. Tuy nhiên, ở hầu hết các khu công nghiệp chưa tạo ra những điều kiện bảo đảm sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Theo kết quả điều tra xã hội học tại Bình Dương, có đến 71,8% công nhân không có điều kiện để đến rạp chiếu phim, 88,2% không đi xem ca nhạc, 84,7% không đi xem thi đấu thể thao, 95,3% chưa từng đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ, 91,8% không bao giờ đến các nhà văn hóa tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa tinh thần, 89% giải trí bằng tivi, 82,4% bằng nghe đài, chỉ có 1,2% sử dụng internet. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công nhân không có thời gian, kinh phí và các khu công nghiệp cũng không có cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của họ IV. Giải pháp Trách nhiệm của Công đoàn Để làm tốt sứ mệnh vừa là người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động; tích cực và chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội; nhất là làm tốt việc giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động và đoàn viên ra sức phấn đấu hoàn thành 11 tốt nghĩa vụ của mình trên mọi cương vị công tác. Chủ động thực hiện và phát huy hiệu quả những kinh nghiệm tốt trong quá trình nghiên cứu tìm tòi cơ chế, phương thức thực hiện các chức năng một cách thích hợp, không máy móc, cứng nhắc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài. Công đoàn phải không ngừng đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp hoạt động để thu hút ngày càng đông đảo công nhân, người lao động vào tổ chức mình, trong đó phải quan tâm tập hợp đông đảo công nhân, người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài gia nhập Công đoàn. Đồng thời, phải đẩy mạnh và không ngừng đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, người lao động nhằm động viên, khuyến khích mọi người, mọi tập thể tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cộng đồng trách nhiệm, nỗ lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, trong công tác, học tập, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển. 2. Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Đảng, Nhà Nước tiếp tục quan tâm xây dựng giai cấp công nhân, coi đây là công việc vừa khẩn trương, liên tục, vừa mang tính khoa học, tính cách mạng cao. Sự quan tâm của Đảng đến công tác xây dựng giai cấp công nhân không chỉ bằng nghị quyết, chủ trương, chính sách mà còn bằng chính việc làm cụ thể của mỗi tổ chức đảng, của tất cả cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành. Nhà Nước bổ sung, hoàn thiện các chính sách nhằm giải phóng, khuyến khích phát huy mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động. Chú trọng gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Quán triệt sâu sắc quan điểm coi đào tạo là quốc sách hàng đầu, trên cơ sở đó, chú trọng đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đảm bảo cân đối giữa hệ thống đào tạo và hệ thống kinh tế, giữa đào tạo và sử dụng, khắc phục sự mất cân đối về cơ cấu lao động hiện nay. Quan tâm đặc biệt đến xây dựng, hoàn thiện những chủ trương, chính sách động viên, khuyến khích, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo ra những triển vọng phát triển mới cho công nhân, người lao động, để họ gắn bó và trung thành với giai cấp, với dân tộc, tự giác nỗ lực vươn lên trong lao động, sản xuất, học tập, cống hiến ngày càng nhiều sức lực, trí tuệ cho giai cấp, cho dân tộc. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ lợi ích người lao động, đặc biệt là bảo vệ lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân Việt Nam là một điều cần lưu ý để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thiết nghĩ phải có bộ luật để ưu đãi công nhân xã hội chủ nghĩa như những ưu đãi cho thương bệnh bênh, như những người có công với cách mạng… Cùng với “luật ưu đãi công nhân” là phải làm rõ nội hàm công nhân là ai, người như thế nào, trình độ học 12 vấn ra sao. Điều này không những góp phần đưa giai cấp công nhân Việt Nam đi lên mà còn góp phần hoàn thiện công bằng xã hội như Nhà Nước vẫn đang thực hiện. 3. Nhiệm vụ của người công nhân Mỗi công nhân, người lao động phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với giai cấp, với dân tộc trước những thời cơ lớn và thách thức gay gắt. Phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức và tác phong công nghiệp, quyết tâm vươn lên làm giàu cho mình, cho gia đình, góp phần làm giàu cho xã hội. Tích cực, chủ động tham gia xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong từng tập thể và trong toàn bộ giai cấp, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi công nhân, người lao động phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc gia nhập, tham gia hoạt động công đoàn và xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh. Bởi chỉ có xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh thì mới thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động và có thể thực hiện tốt nhiệm vụ vận động, tổ chức công nhân, viên chức, người lao động thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng. Công nhân hiện tại phải nhận thức rằng tương lai của những người công nhân xã hội chủ nghĩa sẽ rộng rất mở như tiền đồ của những kỹ sư, bác sĩ… Nên mọi người hãy cố gắng trau dồi về chuyên môn, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống… “Nếu có ai hỏi tôi những người công nhân yêu nước như thế nào, thì tôi trả lời rằng là họ vẫn đang hăng hái ngày đêm làm giàu cho Tổ Quốc.” Điều đó là điều chúng ta mong ước và chúng ta chắc chắn sẽ làm được! PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và quần chúng lao động, chống chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của thế giới ngày nay. Từ các phân tích trên đã cho thấy một điều không thể phủ nhận rằng giai cấp công nhân là môt giai cấp tiên tiến ,có vai trò to lớn trong lịch sử phát triển của thế giới ,là một lực lượng xã hội tiên phong trong công cuộc cải tạo khoa học công nghệ vào sản xuất xã hội. Hiểu được rõ về giai cấp công nhân, đặc biệt là hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi chúng ta ,giúp ta có những nhận thức đúng đắn đối với các giai cấp trong xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Qua đó, mỗi cá nhân trong xã hội cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp ,về nhận thức xã hội để nâng cao tri thức văn hoá của mình. Trước những đòi hỏi mới của công cuộc đổi mới hiện nay, để đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, 13
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved