Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

bai thao luan kinh te chinh tri, Thesis of Tribology

Trong nền kinh tế hiện nay, lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng xuất hiện nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này tạo ra một nền kinh tế, một thị trường sôi động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau, và có một lý do không thể không kể đến là do các doanh nghiệp đã thiếu hiểu biết về lý luận lợi nhuận nên không thu được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất, thậm chí là thua lỗ dẫn đến phá sản. Với đề tài thảo luận “Nghiên cứu lý luận lợi nhuận của C.Mác và vận dụng vào Việt Nam hiện nay”, nhóm 5 chúng em hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về lý luận lợi nhuận của C.Mác, từ đó vận dụng vào việc định giá bán hàng cho doanh nghiệp trong nền kinh tế đất nước ta ngày nay để có thêm kiến thức và hiểu biết chính xác nhất cho vấn đề này

Typology: Thesis

2021/2022

Uploaded on 04/06/2024

nguyen-thuy-quynh-3
nguyen-thuy-quynh-3 🇻🇳

1 document

Partial preview of the text

Download bai thao luan kinh te chinh tri and more Thesis Tribology in PDF only on Docsity! BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN LỢI NHUẬN CỦA C.MÁC VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM HIỆN NAY.” Học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Giảng viên: Võ Tá Tri Mã lớp học phần: 2233RLCP1211 Nhóm thực hiện: Nhóm 5 2 MỤC LỤC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................ 4 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 6 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................ 6 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.............................................................. 6 4. Kết cấu đề tài ............................................................................................ 6 PHẦN II: NỘI DUNG ........................................................................................... 8 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ SỞ ........................................................................... 8 1. Khái niệm, công thức của lợi nhuận ...................................................... 8 1.1.Khái niệm ............................................................................................... 8 1.2.Công thức ............................................................................................... 8 2. Phân loại .................................................................................................. 9 3. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất .............................................. 10 3.1.Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường ..................................................................................................................... 10 3.2.Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân ..................................................................................................................... 11 3.3.Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất ............. 13 5 PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện nay, lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng xuất hiện nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này tạo ra một nền kinh tế, một thị trường sôi động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau, và có một lý do không thể không kể đến là do các doanh nghiệp đã thiếu hiểu biết về lý luận lợi nhuận nên không thu được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất, thậm chí là thua lỗ dẫn đến phá sản. Với đề tài thảo luận “Nghiên cứu lý luận lợi nhuận của C.Mác và vận dụng vào Việt Nam hiện nay”, nhóm 5 chúng em hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về lý luận lợi nhuận của C.Mác, từ đó vận dụng vào việc định giá bán hàng cho doanh nghiệp trong nền kinh tế đất nước ta ngày nay để có thêm kiến thức và hiểu biết chính xác nhất cho vấn đề này. Nhóm 5 chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Tá Tri – giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp cho chúng em đầy đủ kiến thức để chúng em có thể hoàn thành bài thảo luận này. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ thầy để bài thảo luận của chúng em hoàn thiện hơn. 6 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong sản xuất kinh doanh, vấn đề lợi nhuận cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì vậy không thể hiểu lý luận lợi nhuận một cách tùy tiện, chủ quan. Việc hiểu đúng, chính xác về lý luận lợi nhuận sẽ làm tăng sức mạnh cho doanh nghiệp, hoặc ngược lại sẽ khiến doanh nghiệp lụi bại dẫn đến phá sản. Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa hiểu đúng, hiểu kỹ về lý luận lợi nhuận. Đó chính là lý do nhóm 5 lựa chọn đề tài về lý luận lợi nhuận và tiếp đó là vận dụng lý luận này vào việc định giá bán hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu, phân tích và làm sáng tỏ vấn đề. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Bài thảo luận chủ yếu nghiên cứu về lý luận lợi nhuận của C.Mác và vận dụng các điều đó vào các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong việc định giá bán hàng hóa. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trong bài thảo luận, chúng em sử dụng một số phương pháp như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu nhằm làm rõ vấn đề. Các số liệu có trong bài được thu thập từ các tài liệu có trích xuất nguồn rõ ràng. 4. Kết cấu đề tài Bài thảo luận bao gồm: Lời mở đầu, Mục lục, Lời kết luận, Tài liệu tham khảo và phần nội dung gồm 2 chương: 7 Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Vận dụng: Liên hệ vào việc định giá bán hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam. 10 - Chứng khoán: là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghỉ số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành - Địa tô tư bản chủ nghĩa: địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ. 3. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất 3.1.Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản. Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga, hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh. Biện pháp cạnh tranh: các nhà tư bản thường xuyên cải biến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh trong 11 nội bộ ngành thông qua các biện pháp: Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá,... làm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là sự hình thành nên giá xã hội (giá thị trường) của từng loại hàng hoá. Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hoá giảm xuống. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân,...) khác nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá phải bán theo giá trị xã hội - giá thị trường. Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định. Giá trị thị trường không chỉ chịu sự tác động của giá trị xã hội, mà còn chịu tác động của giá trị cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận một loại hàng hoá cho thị trường. Theo C.Mác: “Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”. Như vậy, giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Hay là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất và chiếm đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường. 3.2.Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân 12 Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau. Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình. Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất. Ví dụ: Hiện nay bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang cạnh tranh với nhau rất mạnh; hoặc cạnh tranh giữa các ngành may mặc, ngành xây dựng, ngành thiết bị y tế… Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế trong sự hình thành lợi nhuận bình quân. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các ngành tất yếu dẫn đến hình thành lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau. Về cách tính: Lợi nhuận bình quân được tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân (là con số trung bình của các tỷ suất lợi nhuận). Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình quân gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận như sau: 𝑝′̅ = ∑ 𝑚 ∑ (𝑐 + 𝑣) 𝑥 100% Nếu ký hiệu tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính như sau: ?̅? = 𝑝′ ̅̅ ̅ 𝑥 𝐾 15 b) Sự biến động của giá cả ảnh hưởng đến hành vi của người sản xuất. Giá hàng hoá tăng cao sẽ khuyến khích người sản xuất gia tăng sản lượng hàng hoá. Giá hàng hoá hạ xuống thấp lại tạo ra áp lực buộc những người này phải cắt giảm sản lượng. c) Hệ thống giá cả được coi là một kênh thông tin hữu hiệu cho việc ra quyết định. Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm, sự lên xuống linh hoạt của hệ thống giá cả chính là một kênh thông tin hữu ích về tình hình thị trường để những người sản xuất và tiêu dùng ra quyết định. Khi giá của sản phẩm tăng, nó là một tín hiệu cho thấy sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường (do nhu cầu về hàng hoá gia tăng hay do nguồn cung hàng hoá thiếu hụt). Trong trường hợp này, việc mở rộng sản xuất hay hạn chế tiêu dùng là thích hợp không chỉ với cá nhân những người sản xuất, tiêu dùng mà cả với xã hội nói chung. Còn khi giá của một loại hàng hoá đang đi xuống, đó sẽ là thông điệp của thị trường về sự dư thừa tương đối của hàng hoá. Dựa trên thông điệp này, phản ứng cắt giảm lượng hàng hoá cung ứng của người sản xuất hay mở rộng tiêu dùng của người tiêu thụ được thực hiện. d) Trong quan hệ giữa các thị trường với nhau, sự vận động của hệ thống giá cả còn tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực hữu hiệu. Dựa vào sự lên xuống của các mức giá, nguồn lực được phân bổ cho các ngành kinh tế khác nhau theo hướng: ở ngành nào mà giá tương đối của hàng hoá (so với giá của các hàng hoá khác) càng cao (chứng tỏ nhu cầu tương đối của xã hội 16 về hàng hoá này càng lớn), thì ở đó càng thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội và ngược lại. e) Vai trò cung cấp thông tin nhằm tạo ra một cơ chế phân bổ của nguồn lực của giá cả là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Nó làm cho giá cả trở thành tín hiệu có khả năng kết nối các quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trong nền kinh tế với nhau nhằm tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng. Sự vận động của giá cả hướng về mức giá cân bằng nói lên khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường. 2.2.Chức năng của giá a) Chức năng thông tin. Những thông tin về giá cả thị trường cho nhà sản xuất biết được tình hình sản xuất trong ngành, biết được tương quan cung – cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp ra được những quyết định thích hợp. Như vậy, những thông tin về giá cả giúp cho việc điều chỉnh lượng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội. b) Chức năng phân bổ các nguồn lực kinh tế. Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung – cầu sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những nhà sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực ứ đọng chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối tổng cung và tổng cầu. 17 c) Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật. Để có thể cạnh tranh được về giá, buộc nhà sản xuất phải giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Do đó, thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất. d) Chức năng phương tiện tính toán chi phí. Giá cả là phương tiện tính toán chi phí, tính toán lợi nhuận của người bán hàng hóa, của người sản xuất, cũng như các nhà đầu tư trên thị trường. Trong nền kinh tế, một bộ phận hàng hóa được sản xuất và đi vào tiêu dùng trực tiếp như: gạo, thịt… để ăn, quần áo để mặc,… song một bộ phận quan trọng của hàng hóa lại trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các hàng hóa khác như đường để làm bánh kẹo, sắt thép để chế tạo thiết bị, xây dựng các công trình,… Tức là giá của các nguyên liệu, nhiên liệu, động lực,… là cơ sở để tính toán chi phí sản xuất ra các hàng hóa khác. e) Chức năng thực hiện lưu thông hàng hóa. Giá cả lên xuống là một bàn tay vô hình điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của người sản xuất, điều tiết hành vi của người tiêu dùng. 2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả a) Tâm lý tiêu dùng. Đối với bất kỳ mặt hàng nào, việc người tiêu dùng có ưu chuộng và tiêu thụ nhiều sản phẩm đó hay không ảnh hưởng rất nhiều tới mặt hàng đó. Người tiêu dùng thường có tâm lý thích “ngon, bổ, rẻ” nên việc các nhà sản xuất đưa ra giá thành hợp lý, chất lượng tốt sẽ giúp tiêu thị được nhiều hàng hóa hơn. b) Quy luật cạnh tranh. 20 Các doanh nghiệp đặt tỷ giá lợi nhuận có tính đến giá của các đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng các điều kiện cầu mà doanh nghiệp gặp phải, sau đó đưa ra những biện pháp đảm bảo thu lợi nhuận cực đại. Ví dụ 2: Hai doanh nghiệp A và B cùng sản xuất 1 loại áo trong cùng 1 thị trường. Doanh nghiệp A định giá 1 chiếc áo là 250.000đ. Doanh nghiệp B sẽ phải định giá 1 chiếc áo mà họ sản xuất với giá thành xung quanh 250.000đ, nếu không sẽ không bán được hàng. Nếu chi phí sản xuất của doanh nghiệp B nhỏ hơn 220.000đ thì họ sẽ định giá chiếc áo là 250.000đ hoặc 245.000đ để thu hút được khách hàng và ngược lại, nếu chi phí sản xuất của doanh nghiệp B lớn hơn 220.00đ thì họ sẽ định giá 1 chiếc áo là 250.000đ hoặc cắt giảm chi phí sản xuất sao cho nhỏ hơn 220.000đ để thu được nhiều lợi nhuận nhất. 3.3. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng đủ trang trải mọi chi phí bỏ ra và doanh nghiệp không lỗ, không lãi, là một điểm mà tại đó lợi nhuận bằng 0, như vậy trên điểm hòa vốn sẽ có lãi và dưới điểm hòa vốn sẽ bị lỗ. Phương pháp xác định: - Tổng chi phí sản xuất:F - Chi phí khả biến cho một đơn vị sản phẩm: V - Sản lượng hòa vốn: Q - Giá bán một đơn vị sản phẩm: g Ta có: 21 - Tổng chi phí sản xuất = F +VQ - Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm = gQ Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu = tổng chi phí sản xuất Hay: F + VQ = gQ  Q=F/(g-V) Từ đó, doanh nghiệp xác định được sản lượng sản phẩm cần phải bán để có thể thu được lợi nhuận. Thông thường, các doanh nghiệp cần phải xác định giá bán sản phẩm trước, vì vậy, ở đây ta lấy sản lượng hòa vốn Q là sản lượng sản phẩm trung bình tiêu thụ được qua các giai đoạn tương ứng, từ đó, xác định giá bán g nhưng phải nhỏ hơn chi phí sản xuất. g = ( F + VQ)/Q 3.4. Phương pháp phân tích thị trường Khác với thời kỳ bao cấp, việc kinh doanh hiện nay - thời kỳ đổi mới - luôn gắn liền với lợi nhuận. Mặt khác, để thu được lợi nhuận, các doanh nghiệp phải bán được sản phẩm của mình ra thị trường. Tuy nhiên, thị trường rất đa dạng và phức tạp, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng, mức độ bán được hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải phân tích thị trường, từ đó định giá bán cho hàng hóa để có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất. Quy trình định giá một sản phẩm dịch vụ gồm 6 bước quan trọng: - Bước 1: Xác định tổng chi phí mà doanh nghiệp phải trả. 22 Chi phí mà doanh nghiệp phải trả bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu; Chi phí nhân sự; Chi phí chung (chi phí biến đổi và chi phí cố định). - Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận mong muốn. Một số mục tiêu mà doanh nghiệp thường hướng đến như: Tăng lợi nhuận; Thâm nhập thị trường; Đánh bại đối thủ cạnh tranh; Tăng doanh thu trên mỗi khách hàng; Tăng độ nhận diện thương hiệu;… - Bước 3: Nghiên cứu thị trường để hiểu khách hàng của bạn. Một số vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm để hiểu khách hàng là: Nhân khẩu học; Độ cạnh tranh; Động lực mua hàng; Khả năng chi trả; Tính nhạy cảm về tâm lý mua hàng;… - Bước 4: Nghiên cứu sự cạnh tranh. Doanh nghiệp cần chú ý đến cách đối thủ bán hàng, giá bán sản phẩm của họ, xem họ áp dụng chiến lược khuyến mại như thế nào và vào thời gian nào,… - Bước 5: Chọn chiến lược định giá và phương pháp định giá phù hợp. Một số chiến lược định giá phổ biến như: Định giá thâm nhập; Định giá hớt váng; Định giá khuyến mại; Định giá theo tâm lý; Định giá dòng sản phẩm; Định giá cạnh tranh; Định giá theo giá trị;… - Bước 6: Theo dõi giá và điều chỉnh cho phù hợp. Định giá là cả một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ định giá một lần. Doanh nghiệp phải liên tục theo dõi giá cả, doanh số bán hàng và điều chỉnh khi cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi những thay đổi trên thị trường, cũng như nghiên cứu đối thủ của mình một cách thường xuyên. Song song với đó, họ
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved