Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

BT pháp luật đại cương, Exercises of Law

BT pháp luật đại cương (đại học Mở)

Typology: Exercises

2022/2023

Uploaded on 06/02/2024

mai-djao-3
mai-djao-3 🇻🇳

Partial preview of the text

Download BT pháp luật đại cương and more Exercises Law in PDF only on Docsity! BÀI TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Chức năng của từng vị trí trong bộ máy nhà nước: QUỐC HỘI: -Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. -Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. -Giám sát tối cao hoạt động của nhà nước. CHỦ TỊCH NƯỚC: -Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 101). -Chủ tịch nước đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Hội đồng quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những thẩm quyền đặc biệt. CHÍNH PHỦ: -Thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại; - Tổ chức và lãnh công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước. -Trong các hoạt động của Chính phủ, các phiên họp của Chính phủ có vị trí rất quan trọng. -Tại phiên họp của Chính phủ, Chính phủ thảo luận và biểu quyết theo đa số những vấn đề sau đây: -Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ; -Chương trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các nghị quyết, nghị định của Chính phủ; -Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán và dự kiến phân bổng ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội; -Đề án về chính sách dân tộc, tôn giáo trình Quốc hội; -Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; -Các đề án trình Quốc hội về tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước; quyết định về thành lập mới, nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ; quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; -Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. TOÀN ÁN NHÂN DÂN: -Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. -Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN: -Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG: -Tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn địa phương. -Quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật. -Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. -Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp dưới. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. -Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC: -Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội. -Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. -Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử. -Kiểm tra, đôn dốc việc thi hành pháp luật về bầu cử.
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved