Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Các doanh nghiệp và chính phủ vẫn phải thực hiện công tác dự báo vì nó giúp họ chuẩn bị ch, Schemes and Mind Maps of Biology

Các doanh nghiệp và chính phủ vẫn phải thực hiện công tác dự báo vì nó giúp họ chuẩn bị cho những thay đổi, ứng phó với tình huống không mong muốn và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, việc thực hiện dự báo cũng giúp họ nắm bắt được cơ hội mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 05/07/2024

khoa-vu-trong
khoa-vu-trong 🇻🇳

1 document

1 / 8

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Các doanh nghiệp và chính phủ vẫn phải thực hiện công tác dự báo vì nó giúp họ chuẩn bị ch and more Schemes and Mind Maps Biology in PDF only on Docsity! Họ và tên : Vũ Ngọc Ái Linh MSSV : 41222104TPE1 Môn học : Thương mại điện tử THẢO LUẬN 1 : Hãy chọn 1 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh online mà các anh/chị am hiểu nhất. Sau đó, tiến hành phân tích mô hình kinh doanh của họ và nhận diện được họ đang kinh doanh theo loại hình nào (B2B, B2C,….) và nhận diện được các thành phần nổi bật trong mô hình kinh doanh của họ: Giá trị đề xuất, Mô hình lợi tức, Cơ hội thị trường, Môi trường cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh, Chiến lược Marketing, Phát triển tổ chức, Đội ngũ quản lý. Phân tích mô hình kinh doanh của Shoppe 1. Shopee: Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trong những năm vừa qua, Shopee đã liên tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một công ty công nghệ có giá trị nhất tại Đông Nam Á. 2. Mô hình kinh doanh của Shoppe: Mô hình kinh doanh của Shopee phát triển trên cả 3 nền tảng là C2C, B2C và B2B: Mô hình C2C (Consumer to Consumer): Mô hình C2C của Shopee vừa cho phép người bán thoải mái đăng tin, rao bán các mặt hàng mà không bị giới hạn, vừa giúp người mua tìm được giá thấp hơn cho các mặt hàng họ cần. Mô hình B2C (Business to Consumer): Mô hình B2C của Shopee thể hiện rõ qua sự phát triển của Shopee Mall - cam kết sản phẩm đảm bảo chính hãng và được cung cấp bởi những doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam lẫn quốc tế. Mô hình B2B (Business to Business): Thông qua mô hình B2B của Shopee, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối,... có thể hợp tác cùng nhau kinh doanh hoặc tạo ra sản phẩm có giá trị cạnh tranh với thị trường. Em sẽ chọn phân tích mô hình kinh doanh C2C (Consumer to Consumer) của Shoppe,đây là mô hình kinh doanh của Shopee khi mới gia nhập thị trường Việt Nam (tháng 8/2016) và tính đến thời điểm này, mô hình C2C của Shopee đã phát triển rất thành công.. Thành phần nổi bật trong mô hình kinh doanh của họ : 1.1. Giá trị đề xuất: Tạo cơ hội cho người bán cá nhân có thể tiếp cận thị trường lớn và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Người mua có thể tìm kiếm và mua sắm các sản phẩm độc đáo và đa dạng từ các người bán cá nhân. Tính linh hoạt và đa dạng: Mô hình C2C cho phép người dùng tự đăng tải sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Điều này tạo ra một đa dạng sản phẩm từ các cá nhân khác nhau, từ quần áo, giày dép, đồ điện tử đến đồ gia dụng. Khả năng tạo dựng uy tín: Người mua và người bán có thể đánh giá và đánh giá lẫn nhau, tạo ra một hệ thống đánh giá và đánh giá sản phẩm. Điều này giúp xây dựng uy tín và độ tin cậy trong cộng đồng. Tính tiện lợi và nhanh chóng: Mô hình C2C cho phép giao dịch trực tuyến, tiết kiệm thời gian và công sức so với việc mua bán truyền thống. 1.2. Mô hình lợi tức : Một trong những mô hình lợi nhuận nổi bật trong mô hình kinh doanh C2C của Shopee là thu phí từ việc quảng cáo và tiếp thị. Shopee cung cấp các dịch vụ quảng cáo và tiếp thị cho các người bán trên nền tảng của mình, giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận và tăng doanh số bán hàng. Các người bán thường trả phí cho Shopee để được quảng cáo sản phẩm của họ ở các vị trí nổi bật trên trang web hoặc ứng dụng di động của Shopee, làm tăng khả năng thu hút người mua và tăng doanh số bán hàng của họ. 1.3. Cơ hội thị trường: Chọn đúng thị trường : Đông Nam Á là thị trường rộng lớn với nhiều quốc gia có mật độ dân số trẻ cao. Internet cũng rất phát triển ở khu vực này, nền tảng di động phát triển và theo nghiên cứu thì Đông Nam Á là nơi có tỉ lệ sử dụng điện thoại di động cao. Theo thống kê, dân số trẻ hóa lên tới 650 triệu người, Đông Nam Á (ĐNÁ) được biết đến là khu vực internet phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng : Shopee cũng đưa ra nhiều chiến lược nội địa hóa, khảo sát thị hiếu, văn hóa của từng quốc gia khác nhau mà đưa ra những sản phẩm phù hợp với mỗi quốc gia riêng. Thay vì dùng một ứng dụng chung cho toàn khu vực, Shopee tạo ra các phiên bản riêng cho mỗi thị trường. Ví dụ như tại Indonesia, một thị trường nhiều lượt truy cập từ quảng cáo, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Điều này giải thích tại sao website Shopee vẫn liên tục tăng trưởng ngay cả trong các thời kỳ đối thủ sụt giảm. Vận chuyển: Shopee không vội làm truyền thông mạnh mà xây dựng hệ thống vận hành giao hàng cho ổn định trước để xây dựng cộng đồng và quá trình vận hành rất tốt. Khiến shopee có thể áp dụng được hàng loạt các chương trình hỗ trợ freeship ấn tượng. 1.5. Chiến lược thị trường của Shopee: 1. Về chính sách sản phẩm:Chính sách của Shopee tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã và địa điểm bán để đẩy mạnh việc chiếm thị phần trong ngành thương mại điện tử. 2.Về chính sách giá: Về chính sách giá, tập trung vào việc tối ưu chi phí và giảm giá thấp nhất có thể là ưu tiên và cũng là mục tiêu mà Shopee hướng tới. 3. Về chính sách phân phối:  Tại Việt Nam, Shopee đã hợp tác với nhiều đơn vị vận chuyển như: ShoppeXPress, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Viettel Post, J&T Express,… giúp người mua có thể lựa chọn được đơn vị vận chuyển mong muốn phù hợp với giá cả và thời gian giao hàng cũng như sở thích và thói quen của người mua.  Trong thời gian đầu mới gia nhập thị trường, Shopee quyết định không đầu tư quảng cáo truyền thông vội, mà xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hóa, giao hàng vững chắc,chuyên nghiệp nhất. Cùng với đó là nhấn mạnh quảng cáo về yếu tố "miễn phí ship" này để đánh trúng tâm lý thích "freeship" của khách hàng. Có thể thấy, với chiến lược thị trường của mình, Shopee đã, đang và trong tương lai vẫn hướng đến tập khách hàng giới trẻ có nhu cầu mua các sản phẩm với giá thấp. Với sự nhanh nhạy, ứng biến nhanh cùng sự nắm bắt tâm lý khách hàng chính xác, Shopee đã có những thành tích đáng nể chỉ sau một thời gian ngắn gia nhập vào "làng bán lẻ", khiến các đối thủ khác đều phải dè chừng. 1.6. Sự phát triển của tổ chức: 1. Bộ phận chăm sóc khách hàng Có nhiệm vụ Quản lý thông tin khách hàng. Những thông tin đó bao gồm thông tin cơ bản, các giao dịch và cả thông tin từ các lần chăm sóc trước. Bên cạnh đó, bộ phận chăm sóc khách hàng trực tiếp tương tác với các khách hàng của công ty. Họ tiếp nhận các phản hồi và trả lời chúng sao cho hợp lý nhất. Cách nhanh chóng và tiện lợi nhất để liên lạc với tổng đài của Shopee là gọi số đường dây nóng của họ. SĐT Hotline hỗ trợ kênh người bán của Shopee cũng là 19001221. Số này dùng chung cho cả người bán và mua. Khi liên lạc bạn cần nói rõ mình là người bán để được hỗ trợ tốt hơn 2. Bộ phận giao nhận vận chuyển Đơn vị vận chuyển Shopee tin dùng: Shopee Express là dịch vụ vận chuyển hỏa tốc với thời gian giao hàng cực nhanh, chỉ trong vòng 4 giờ cho các đơn hàng được đặt trong thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đây là đơn vị vận chuyển do chính Shopee quản lý. Ưu điểm của Shopee Express mang lại là: Thời giao giao hàng nhanh, Quy trình đóng gói, bảo quản chuyên nghiệp, Hàng giao được đảm bảo chính hãng, tránh hàng fake. Ngoài đơn vị vận chuyển nội bộ Shopee Express ra, thì kênh thương mại Shopee hợp tác với các đơn vị như: VNPost – EMS (Bưu điện Việt Nam), Viettel Post, Giaohangnhanh – GHN, Giaohangtietkiem – GHTK, J&T Express, BEST Express. Để phục vụ tối đa việc lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp cho các cửa hàng Shopee và người tiêu dùng 3. Bộ phận bảo trì, bảo hành Người Bán có trách nhiệm tiếp nhận bảo hành sản phẩm dịch vụ cho Người Mua như trong cam kết giấy bảo hành sản phẩm. Người Mua luôn giữ giấy bảo hành và có quyền đến tận nơi cung cấp sản phẩm để bảo hành hoặc yêu cầu đến tận nhà bảo trì đối với sản phẩm cố định sử dụng tại nhà.  Người Mua có quyền khiếu nại, khiếu kiện Người Bán trong trường hợp Người Bán từ chối bảo hành bảo trì sản phẩm khi đang còn trong thời hạn bảo hành bảo trì ghi trên giấy bảo hành.  Shopee khuyến cáo Người Mua hàng cần kiểm tra các chính sách bảo hành, bảo trì đối với hàng hóa có dự định mua. Shopee sẽ không chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hành bất kỳ sản phẩm nào. Shopee chỉ hỗ trợ trong khả năng cho phép để sản phẩm của Người Mua được bảo hành theo chế độ của Người Bán. 1.7. Bộ phận marketing: Truyền thống “ở đâu rẻ hơn, Shopee hoàn tiền” càng trở nên đúng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, bộ phận Marketing cũng làm việc theo từng giai đoạn của thị trường, tùy theo vào nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để sale những mặt hàng phù hợp. Và cuối cùng không thể không nhắc đến đó là những chiến lược Marketing “thần thánh” đã thành công nắm và hiểu được insight của khách hàng. Những TVC quảng của shopee luôn hot và viral trên mạng xã hội được nhiều người biết đến tạo nên thành công rất lớn trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, Shopee có những chiến lược Marketing rất thông minh, book những KOLs, Influencers, reviewers để quảng cáo, pr cho sàn thương mại này, mang đến độ viral và tầm ảnh hưởng của đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng rất lớn. Điều đó cho thấy Shopee đã đầu tư cho Marketing khá nhiều và đã sự đầu tư này mang đến kết quả vô cùng tốt cho doanh nghiệp này. 1.8. Đội ngũ quản lý Shoppe, cấu trúc của tổ chức: Cấu trúc của tổ chức và đội ngũ quản lý Shopee khá “dễ dãi” trong việc cho cá nhân mở shop online bán hàng, cũng như trong khâu kiểm soát. Sàn TMĐT này mong muốn có nhiều hàng hóa được bày bán, có nhiều người mua và người bán. Do đó, trên sàn vừa có hàng tốt, vừa có bán hàng chất lượng kém. Cơ chế hoạt động hiện tại của sàn là những quy trình mua bán liên tục, được mã hóa theo các luồng dữ liệu. Khi là các luồng dữ liệu thì khó có thể kiểm soát được xem nó có vấn đề gì hay không, chỉ khi nào có khiếu nại mới kiểm tra. Mỗi ngày có rất nhiều giao dịch, Shopee khó có thể kiểm soát được. Đội ngũ quản lý Shopee: Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA. Người sáng lập ra Shopee đang nắm 35% cổ phần của Shopee. Tencent – Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, sở hữu 39.7%. Giám đốc công nghệ của SEA là Gang Ye sở hữu 10%. Số % cổ phần còn lại thuộc về các cổ đông nhỏ khác trong công ty. Shopee đến với nước ta vào tháng 8 năm 2016. Hiện tại, người đứng đầu của Shopee tại Việt Nam là ông Trần Tuấn Anh. Ông từng tốt nghiệp xuất sắc trường Kinh doanh
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved