Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Câu 1. Trình bày tóm tắt các nội dung chính đã học của học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạ, Exams of Corporate Law

Câu 1. Trình bày tóm tắt các nội dung chính đã học của học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Phân tích và chỉ ra mối liên hệ giữa các nội dung này. Câu 2. Trình bày đặc điểm của doanh nghiệp có văn hóa mạnh? Phân tích /1 ví dụ thực tiễn về doanh nghiệp có văn hóa mạnh. Câu 3. Theo bạn, doanh nghiệp thường vi phạm nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản nào của đạo đức kinh doanh? Phân tích một ví dụ cụ thể làm rõ quan điểm này.

Typology: Exams

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 11/20/2022

nguyen-thi-hong-nhung-1910
nguyen-thi-hong-nhung-1910 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 24

Toggle sidebar
Discount

On special offer

Related documents


Partial preview of the text

Download Câu 1. Trình bày tóm tắt các nội dung chính đã học của học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạ and more Exams Corporate Law in PDF only on Docsity! ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  BÀI TẬP LỚN MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Mã sinh viên: 20050504 Lớp: QH-2020-E TCNH CLC 3 Mã HP: 212_BSA4018 1 Hà Nội, 2022 2 MỤC LỤC ĐỀ TÀI..................................................................................................................3 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU.............................................................4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................6 PHẦN 1: KHÁI QUÁT NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH............................................................7 A. Tóm tắt các nội dung chính của học phần....................................................7 B. Mối liên hệ giữa các nội dung......................................................................8 1. Văn hoá doanh nghiệp...............................................................................8 2. Đạo đức kinh doanh.................................................................................10 3. Mối liên hệ giữa văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.............12 PHẦN 2. THỰC TRẠNG TẬP ĐOÀN VIETTEL – DOANH NGHIỆP CÓ VĂN HOÁ MẠNH..............................................................................................13 A. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP CÓ VĂN HOÁ MẠNH..........................13 B. Thực trạng VHDN của tập đoàn Viettel.....................................................13 1. Giới thiệu về tập đoàn Viettel..................................................................13 2. Các cấp độ văn hoá doanh nghiệp của Viettel.........................................14 PHẦN 3. VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM..........................................................................................18 A. Nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh doanh........................18 B. Thực trạng kinh doanh thiếu tính trung thực của Tập đoàn Masan............19 1. Giới thiệu về tập đoàn Masan..................................................................19 2. Những lần Masan cung cấp sản phẩm kém chất lượng ra thị trường......20 3. Tổng kết...................................................................................................23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................24 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Nguyên nghĩa VHDN Văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp ĐĐKD Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh TS Tiến sỹ Tiến sỹ CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sỹ Phó giáo sư. Tiến sỹ 6 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay, dưới sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh chính là triết lý then chốt cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp... Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp và gìn giữ đạo đức kinh doanh là một điều vô cùng và cần thiết quan trọng trên con đường tồn tại, phát triển về mọi mặt của tổ chức, là nền tảng vững chắc để tạo dựng lên niềm tin, thương hiệu với khách hàng và đối tác. Bài tiểu luận nhằm mục đích tóm tắt và tổng hợp những kiến thức cơ bản của học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Quá đó, phân tích và chỉ ra mối liên kết giữa các nội dung này. Em xin xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thị Hiền đã luôn giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi một vài thiếu sót nên em rất mong nhận được sự đóng góp và xây dựng của cô để có thể hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những công việc về sau. 7 PHẦN 1: KHÁI QUÁT NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH A.Tóm tắt các nội dung chính của học phần Chương 1: Tổng quan về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp I. Tổng quan về văn hóa 1. Tiếp cận và định nghĩa về văn hóa 2. Chức năng của văn hóa 3. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của con người và xã hội II. Tổng quan về văn hóa Kinh doanh 1. Khái niệm và cấu trúc văn hóa kinh doanh 2. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh 3. Các hình thức biểu hiện và tác dụng của văn hóa kinh doanh III. Tổng quan về văn hóa Doanh nghiệp 1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 2. Cấu trúc của một hệ thống văn hóa doanh nghiệp – Mô hình Edgar Shein 3. Vai trò, lợi ích của văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Nhận diện hệ thống văn hóa doanh nghiệp I. Một số mô hình VHDN II. Các hình thức tồn tại cơ bản của VHDN III. Đánh giá hệ thống VHDN 1. Mục tiêu xây dựng VHDN: mạnh và đẹp 2. Phương pháp nhận diện, đánh giá VHDN: mạnh/yếu và tốt/xấu Chương 3: Xây dựng và quản trị văn hóa doanh nghiệp I. Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp II. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp III. Duy trì văn hóa doanh nghiệp Chương 4: Tổng quan về đạo đức kinh doanh I. Khái niệm đạo đức và đạo đức kinh doanh 1. Khái niệm đạo đức 2. Khái niệm đạo đức kinh doanh 3. Vai trò của đạo đức kinh doanh II. Nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh doanh III. Mối quan hệ giữa đạo đức, văn hóa và pháp luật trong kinh doanh Chương 5: Nội dung của đạo đức kinh doanh 10 Một vài hình thức tồn tại cơ bản của VHDN bao gồm: văn hoá doanh nghiệp theo kiểu gia đình, gia trưởng; văn hoá doanh nghiệp theo kiểu bao liêu, bao cấp; văn hoá doanh nghiệp thích ứng định hướng vào thị trường; văn hoá doanh nghiệp sáng tạo định hướng vào sự đổi mới. Để đánh giá một hệ thống VHDN, ta dựa trên 2 tiêu chí: mục tiêu xây dựng VHDN mạnh và đẹp và phương pháp nhận diện đánh giá VHDN mạnh/yếu, tốt/ xấu. Vậy, làm sao để xây dựng văn hoá dân tộc, lĩnh vực kinh doanh, lịch sử doanh nghiệp,.. Dựa vào các yếu tố này, doanh nghiệp có thể đưa ra và điều chỉnh bộ quy tắc riêng về VHDN sao cho phù hợp. Sau đây là các bước cụ thể để xây dựng và thay đổi VHDN: Bước 1 Tìm hiểu sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Bước 2 Xác định giá trị cốt lõi Bước 3 Đánh giá VHDN hiện tại và xác định yếu tố nào cần thay đổi Bước 4 Xây dựng kế hoạch và lộ trình thay đổi VHDN Bước 5 Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp VHDN Bước 6 Lãnh đạo nêu gương Bảng 1.1. Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp 2. Đạo đức kinh doanh 2.1. Khái niệm đạo đứa kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, góp phần làm hài lòng khách hàng, tạo nên sự tận tâm và trung thành của người lao động, đóng vai trò quan trọng với sự phồn thịnh của quốc gia. Một số nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh doanh là: tính trung thực, tôn trọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng, của xã hội, bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. 11 Hình 1.4: Mối quan hệ giữa đạo đức, văn hoá và pháp luật trong kinh doanh Nguồn. Bài giảng Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh (TS. Trần Thị Hiền) 2.2. Nội dung, vai trò của đạo đức kinh doanh Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Sự tồn tại, phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình. 2.3. Nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực sau:  Tính trung thực: đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh; giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh.  Tôn trọng con người: Trong quan hệ với đồng nghiệp, cấp dưới, cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng 12 ý kiến, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và các quyền lợi hợp pháp khác. Đối với khách hàng, cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đặc biệt, tôn trọng lợi ích đối thủ và cạnh tranh lành lành mạnh là một trong những biểu hiện của việc tôn trọng con người.  Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.  Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. 2.4. Thực trạng của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay Tại Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một khái niệm vẫn còn tương đối mới mẻ. Cho đến ngày nay, việc thực thi đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực. Nói về đạo đức của người sản xuất, dịch vụ, vì lợi ích cá nhân để đạt được lợi nhuận cao bất chấp sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp, không chính đáng; sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại… kể cả trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như: thực phẩm, dược phẩm; Doanh nghiệp không tôn trọng lợi ích khách hàng, đối tác… Đối với người tiêu dùng, theo một khảo sát, 81% người tham gia tẩy chay sản phẩm do hàng suẩn xuất vi phạm đạo đức kinh doanh, 75% người tham gia sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm đến từ doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh.Việc tổ chức và thực hiện chương trình đạo đức kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố về phẩm chất, đạo đức của người lãnh đạo; xây dựng con người chuẩn mực và bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp; truyền thông, giáo dục và xử lý phản hồi về đạo đức kinh doanh… Từ đó, các doanh nghiệp đề ra những nguyên tắc quản trị của từng doanh nghiệp, như: sự cam kết và gương mẫu của người quản lý, xây dựng cam kết của cá nhân và tập thể, công bằng, chính xác, kịp thời và đảm bảo quá trình học hỏi, cải thiện không ngừng. 2.5. Các bước xây dựng và thực hành đạo đức kinh doanh Bước 1 Tổ chức và thực hiện chương trình đạo đức kinh doanh Bước 2 Nguyên tắc quản trị chương trình đạo đức kinh doanh Bước 3 Triển khai thực hành chương trình đạo đức kinh doanh Bảng 1.2. Các bước xây dụng và thực hành đạo đức kinh doanh 3. Mối liên hệ giữa văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh 15 Hình 2.1. Logo của Viettel Nguồn. viettel.com.vn Ngày 7/1/2021, Tập đoàn Công nghệ viễn thông Quân đội Viettel đã công bố thay đổi bộ nhận diện thương hiệu để phù hợp với con đường, chiến lược phát triển của Tập đoàn trong bối cảnh mới. Trong suốt 16 năm qua, hình ảnh thương hiệu của Viettel gắn liền với màu xanh-vàng-trắng chủ đạo trong logo, cùng câu slogan "Say it your way - Hãy nói theo cách của bạn". Bộ nhận diện này ra đời trong bối cảnh Tập đoàn này mới chỉ kinh doanh dịch vụ viễn thông VOIP 178. Câu slogan "Hãy nói theo cách của bạn" thể hiện sự lắng nghe, thấu hiểu từng cá nhân khách hàng. Còn 3 màu xanh-vàng-trắng thể hiện yếu tố quân đội, nhà nước, thiên thời địa lợi nhân hoà, đoàn kết. Tuy nhiên, hiện Viettel không chỉ đơn thuần là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà đã vươn mình thành một tập đoàn công nghiệp công nghệ lớn, lấn sân vào 3 khối kinh doanh mới, bao gồm: An ninh mạng, sản xuất thiết bị viễn thông (ví dụ 5G), công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Đồng thời, trong môi trường số, các ứng dụng của Viettel với bộ nhận diện cũ không còn phù hợp, rất khó để nhận ra nên cần làm cho thương hiệu trở nên nhẹ nhàng, rõ ràng hơn. Theo đó, bộ nhận diện thương hiệu mới của Viettel đã đổi màu chủ đạo từ xanh sang đỏ, thể hiện sức trẻ, khát khao và đam mê. Câu slogan "Say it your way" được rút gọn lại thành "Your way - Theo cách của bạn", với hàm ý trao quyền, truyền cảm hứng cho khách hàng để họ thực hiện mong muốn của chính mình. Ngoài ra, câu slogan không còn dấu ngoặc kép để phù hợp với các nền tảng số, dấu "chấm" trên chữ "i" là dấu hiệu của giao tiếp người dùng 16 trên nền tảng số. Chữ được viết thường thay vì in hoa để tạo sự gần gũi. II.1.2. Kiến trúc nội, ngoại thất của công ty - Cách bài trí: Trong văn phòng của Viettel thường có rất nhiều các câu châm ngôn, khẩu hiệu mang tính triết lý. Bới Viettel quan niệm rằng triết lý là tinh tuý được cô đọng đúc kết từ cuộc sống sẽ là lăng kính soi rọi giúp ta đánh giá vấn đề định hướng hành động, định hướng đúng đắn sẽ dẫn tới thành công. - Xây dựng hệ thống bán hàng đến tận phường xã, mỗi phường xã sẽ có các cộng tác viên của Viettel. II.1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel gồm:  Chủ tịch  Tổng Giám đốc  Các Phó Tổng giám đốc  Kiểm soát viên  Kế toán trưởng  Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ. II.1.4. Các dịp lễ, sự kiện của công ty Cũng giống như các doanh nghiệp lớn, Viettel thường xuyên tổ chức các dịp lễ, sự kiện cho nhân viên. Không chỉ tổ chức các sự kiện vào các dịp lễ lớn như Tết, Giỗ tổ Hùng Vương, dịp hè,… thì Viettel cũng tổ chức sự kiện trao thưởng cho các nhân viên xuất sắc hằng năm hay các cuộc thi văn hoá, thể thao,… Các phong trào khác: Tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên, tham gia liên hoantuyeen truyền trẻ toàn quân,… II.2. Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố chấp niệm Các niềm tin và giá trị được đồng thuận của văn hóa Viettel, bao gồm: - Tầm nhìn: - Sứ mệnh: Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator - Giá trị cốt lõi: 1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý 2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại 3. Sáng tạo là sức sống 4. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh 17 5. Tư duy hệ thống 6. Kết hợp Đông Tây 7. Truyền thống và cách làm của người lính 8. Ngôi nhà chung mang tên Viettel Hình 2.2. Các giá trị cốt lõi của Viettel Nguồn. viettel.com.vn - Triết lý kinh doanh: Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. - Chiến lược phát triển: Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Kinh doanh định hướng khách hàng, phát triển nhanh, liên tục cải cách để bền vững, Lấy con người làm yếu tố cốt lõi. - Bộ văn hoá số: Viettel đã xây dựng văn hóa số gồm 5 đặc tính: Sáng tạo (Innovation); Hướng tới khách hàng (customer centric); Linh hoạt (Agility); Văn hóa mở và hợp tác (Open Culture); Tư duy số (Digital- first mindset). II.3. Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung Đây là tầng sâu nhất của văn hoá, nó quyết định và chi phối toàn bộ văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Viettel.  Đối với khách hàng, Viettel luôn quan niệm rằng: Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt với những cá tính riêng có; cá tính đặc sắc và cá tính không thể nhầm lẫn. Hơn thế nữa khách hàng còn là những ông chủ trả lương cho mình, do đó thoả mãn đầy đủ từng nhu cầu, từng nguyện vọng của khách hàng là trách 20 tài nguyên của Việt Nam. Môt số sản phẩm nổi tiếng của Masan đã có mặt trên thị trường nhiều năm qua như: Tương ớt Chinsu, nước mắm Chinsu, Mỳ Omachi, Vinacafe, Bia Sư Tử Trắng,... Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, người tiêu dùng và nhu cầu của họ luôn không ngừng phát triển. Bên cạnh nhu yếu phẩm cơ bản hằng ngày, người tiêu dùng còn cần được phục vụ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, những trải nghiệm vượt trội, phù hợp với sở thích của từng cá nhân và phong cách sống hiện đại. Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, được nhiều người ưa chuộng. Đón đầu xu hướng này, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm có thương hiệu, Masan Group đã xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online. Một số thành tựu nổi bật của Masan có thể kể đến như: Dẫn đầu Top 10 Thương vụ M&A tiêu biểu 2019-2020, Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á 202, Top 10 Sản phẩm – Dịch vụ được tin dùng, Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2021 – Vietnam Report,… 2. Những lần Masan cung cấp sản phẩm kém chất lượng ra thị trường Mặc dù thành công như vậy, nhưng Masan cũng không ít lần kinh doanh thiếu trung thực. 2.1. Sản phẩm hạt nêm Chinsu ‘‘không bột ngọt’’ Đầu tiên, chúng ta có thể kể đến như sản phẩm hạt nêm Chinsu ‘‘không bột ngọt’’ mà chỉ có chất siêu ngọt. Cụ thể, vào tháng 1/2014 theo thông tin đăng tải trên giaoduc.net.vn, Masan đã tung ra quảng cáo “hạt nêm không bột ngọt” để đánh vào tâm lý sợ bột ngọt ở người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngay sau khi tung ra quảng cáo không lâu, mẫu hạt nêm không bột ngọt này đã được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM. Phiếu kiểm nghiệm cho thấy: bột nêm “không bột ngọt” Chin-su có hàm lượng 1,21% monosodium glumate (còn gọi là bột ngọt). Không chỉ riêng hạt nêm Chin-su, một nghiên cứu của Viện Vệ sinh y tế cộng đồng (TP.HCM) cũng đã từng đưa ra các kết quả xét nghiệm mẫu hạt nêm Knorr, Maggi cũng chứa siêu ngọt. Và sự thật là trong các loại hạt nêm này, thành phần không hoàn toàn kết tinh từ nước hầm xương, thịt như các lời quảng cáo: “100% từ nước hầm xương”, “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, “tốt hơn cho sức khỏe”… mà có chứa rất nhiều bột ngọt. 2.2. Sản phẩm mỳ khoai tây Omachi 21 Ngoài hạt nêm Chinsu ‘‘không bột ngọt’’, một sản phẩm khác của Masan cũng bị chỉ trích, đó là mì khoai tây Omachi: ‘‘Chỉ có… 5% khoai tây’’ Quảng cáo mỳ khoai tây Omachi cũng bị “bóc mẽ” bịt mắt người tiêu dùng. Cụ thể, trên trang giaoduc.net.vn vào tháng 1/2014 đã đăng tải thông tin, trong các đoạn quảng cáo, nhà sản xuất Masan khẳng định, ăn mì khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mì này cho thấy, khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 50g/1kg, tương đương 5%. Như vậy, thành phần chính của “mì khoai tây Omachi’’ vẫn là bột mì như mọi loại mỳ khác, thậm chí được coi là dòng mì “cao cấp”, nhưng vẫn có cả chất E102 và không ghi rõ tỷ lệ bao nhiêu. Với cách quảng cáo “thổi phồng” sự thật như thế, nhiều người tiêu dùng phải tự hỏi, loại khoai tây làm mì Omachi liệu có phải là “thần dược” không khi chỉ có 5 % khoai tây mà có thể giúp người sử dụng không lo bị nóng? 2.3. Sản phẩm mắm Nam Ngư Mắm Nam Ngư "Vì sức khỏe người tiêu dùng"chứa chất phụ gia bị cấm sử dụng. Một điều dễ nhận biết là hầu hết các sản phẩm của Nam Ngư quảng cáo chiết xuất 100% từ cá ngừ nguyên chất. Trên bao bì của chai nước mắm Nam Ngư, thành phần được ghi gồm có: nước, muối, đạm cá cơm, đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất ổn định, màu tổng hợp (HT155).. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc lướt thông tin, người tiêu dùng sẽ bỏ qua màu tổng hợp (HT155) hoặc những mỹ từ quảng cáo ra rả trên truyền hình cũng không hề nhắc đến thành phần có chứa phụ gia tạo màu HT 155. Theo đó, chất HT155 (hay còn được gọi là E155 hoặc Brown HT) là một loại phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm. Tuy chưa có nghiên cứu nào phát hiện chất E155 gây tình trạng ung thư, nhưng một số thông tin cho rằng nó có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn, ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da. Không chỉ không đạt độ đạm và sử dụng nhiều chất phụ gia, nước mắm Nam Ngư còn khiến người tiêu dùng phải đặt câu hỏi về “nước mắm sạch, vì sức khỏe người tiêu dùng”, được làm bằng “công nghệ loại bỏ vi khuẩn gây hại”. Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, việc nước mắm Nam Ngư quảng cáo như vậy là không đúng, lừa dối khách hàng. “Khẩu hiệu “Vì sức khỏe” mà Nam Ngư đưa ra chủ yếu muốn nhấn mạnh đến công nghệ loại bỏ vi khuẩn gây hại. Nhưng việc không có vi khuẩn thì phải sử dụng chất bảo quản. Đã 22 sử dụng chất bảo quản thì không thể tốt cho sức khỏe của con người”, TS Sửu nhấn mạnh. Qua khảo sát, người tiêu dùng đi mua sản phẩm nước mắm Nam Ngư tại các gian hàng, nhiều người không biết phụ gia tạo màu HT155 là gì và gây ảnh hưởng ra sao. Nhiều người tiêu dùng cho rằng: Mua nước mắm Nam Ngư vì ăn ngon miệng dễ chế biến với thức ăn trong gia đình và giá rẻ. 2.4. Nước mắn Chinsu hảo hạng Nước mắm Chinsu: Có thật là hảo hạng. Theo quảng cáo ghi trên nhãn sản phẩm chỉ rõ sản phẩm nước mắm “hương cá hồi thượng hạng”, nhưng ở phía trên sản phẩm lại có ghi rõ “loại hảo hạng”. Thậm chí, trên đoạn clip phát trên VTV, sản phẩm nước mắm Chinsu cá hồi cũng được quảng cáo: “Nước mắm hảo hạng Chinsu – Gia vị của người Việt”. Như vậy, theo TCVN 5107:2003 thì nước mắm có độ đạm trên 30 độ được xếp vào loại đặc biệt, trên 25 độ là loại thượng hạng. Nếu tính theo TCVN 5107:2003 trên đã nêu, mắm có độ đạm trên 25 độ là thượng hạng. Cụ thể với 7,5g protein/100ml ghi trên chai nước mắm Chinsu hương cá hồi loại 500ml, có thể tính ra độ đạm là 12, hoàn toàn chưa đủ tiêu chuẩn để sử dụng từ “nước mắm hảo hạng”. Với 7,5g protein/100ml ghi trên chai nước mắm Chinsu hương cá hồi loại 500ml, có thể tính ra độ đạm là 12, hoàn toàn chưa đủ tiêu chuẩn để sử dụng từ “nước mắm hảo hạng”. Trước đó, người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi nước mắm Chinsu từng bị bóc trần hành động thu mua nước mắm thải loại ở các vùng sản xuất nước mắm nhiều như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Quốc về chế biến lại thành nước mắm của mình. Một ông chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất nước mắm tại Ninh Thuận đã tố cáo Chinsu thường thu mua nước mắm loại 3 (khoảng 7-8 độ đạm) của doanh nghiệp này. Mỗi lần Chinsu thường thu mua 10.000-15.000 lít/tháng, có những tháng lên đến gần 20.000 lít. Theo doanh nghiệp này, đây là loại nước mắm doanh nghiệp thải loại ra. TS. Nguyễn Tử Cương - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ thủy sản Việt Nam cho biết, hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm quảng cáo nước mắm có độ đạm lên đến 60 song 90% thực chất là nước mắm công nghiệp được pha độ đạm vào và đó là đạm tổng số chứ không phải đạm amin. Ngoài ra, người sản xuất nước mắm còn thực hiện hành vi đánh lừa người tiêu dùng bằng cách cho phân đạm hoặc cho mì chính vào nước mắm công nghiệp nhằm tăng độ đạm...
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved