Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Câu hỏi nhận định triết, Exercises of Philosophy

Tổng hợp câu nhận định và câu trả lời triết học

Typology: Exercises

2019/2020

Uploaded on 04/22/2024

pleeeeeeeeee
pleeeeeeeeee 🇻🇳

2 documents

1 / 15

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Câu hỏi nhận định triết and more Exercises Philosophy in PDF only on Docsity! Câu 1: Phân tích nội dung định nghĩa vật chất. Rút ra ý nghĩa của định nghĩa này. - Quan điểm về vật chất của Triết học Mác Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” - Các khái niệm:  Phạm trù là khái niệm phản ánh thuộc tính chung nhất, bản chất nhất của một sự vật hiện tượng  Phạm trù Triết học: là phạm trù rộng lớn nhất về mặt nội hàm, chỉ những đặc tính chung nhất, bản chất nhất của tất cả các sự vật hiện tượng  Nói vật chất là một phạm trù triết học nghĩa là vật chất là một phạm trù rộng lớn nhất, vật chất không phải chỉ là một thứ cụ thể. - Định nghĩa gồm các nội dung sau:  Vật chất là thực tại khách quan: Lênin đã nhấn mạnh đặc tính duy nhất của vật chất chính là thực tại khách quan – nghĩa là tồn tại độc lập, bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức của con người. Điều này đã phê phán thế giới quan duy tâm và giải phóng khoa học tự nhiên khỏi khủng hoảng thế giới quan.  Vật chất là cái khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác: Con người có thể nhận biết thực tại khách quan, vật chất là cái có trước. Điều này đã bác bỏ thuyết bất khả tri, đã phản lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: “không phải vật chất tiêu tan mà chỉ là giới hạn nhận thức của con người về vật chất tiêu tan”. Gửi đến thông điệp rằng: “không có cái gì là không biết, chỉ có cái chưa biết mà thôi”  Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự chép lại của nó: các hiện tượng tinh thần luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được trong hiện tượng tinh thần đều là sự chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật hiện tượng đang tồn tại trong thế giới khách quan. - Ý nghĩa:  Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác.  Chống lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri  Là cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất, định hướng và cổ vũ họ ở khả năng nhận thức của con người.  Đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan.  Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong xã hội đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Câu 2: Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Nếu ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ này. - Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của Triết học Mác Lênin: “Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.” - Vật chất quyết định ý thức: Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.  Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: con người do vật chất sinh ra, do đó bộ óc người – một bộ phận của con người cũng do vật chất sinh ra.  Vật chất quyết định nội dung của ý thức: có thế giới hiện thực vận động, phát triển được phản ánh vào ý thức thì mới có nội dung của ý thức.  Vật chất quyết định bản chất của ý thức: sự phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn.  Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: vật chất thay đổi sớm hay muộn cũng dẫn đến thay đổi về ý thức. - Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:  Ý thức tác động vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người: Con người dựa trên tri thức, hiểu biết từ đó đề ra phương hướng thực hiện.  Ý thức chỉ đạo hoạt động của con người: Ý thức có tính năng động, sáng tạo nên có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm thế giới khách quan phát triển.  Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất ở điều kiện xác định.  VD: Có thực mới vực được đạo. - Ý nghĩa phương pháp luận:  Quán triệt nguyên tắc khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan của ý thức.  Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan. Chống chủ nghĩa duy tâm và chủ quan duy ý chí.  Chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ. Câu 3: Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý thức. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này và liên hệ với vấn đề “trí tuệ nhân tạo” hiện nay. - Nguồn gốc của ý thức đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, đi lên theo hình xoắn ốc (có sự kế thừa, dường như lặp lại nhưng trên cơ sở cao hơn).  Tính chất:  Tính khách quan: là cái vốn có của sự vật hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người.  Tính phổ biến: có trong nhiều lĩnh vực khác nhau: tư duy, tự nhiên, xã hội.  Tính đa dạng, phong phú: ở mỗi không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì quá trình phát triển cũng khác nhau  Tính kế thừa: Tạo ra cái mới trên cơ sở có chọn lọc, giữ lại những gì phù hợp, đào thải các yếu tố tiêu cực, lạc hậu của cái cũ.  Nội dung: Khi xem xét sự vật hiện tượng phải luôn đặt chúng vào trạng thái vận động phát triển. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay bên trong bản thân sự vật hiện tượng. Là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao và theo hình xoắn ốc. - Ý nghĩa:  Khi nghiên cứu cần đặt sự vật hiện tượng vào sự vận động, phát triển.  Cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển.  Sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật.  Chống lại quan điểm trì trệ, bảo thủ và định kiến.  Biết kế thừa yếu tố tích cực từ đối tượng cũ khi sáng tạo cái mới. Câu 6: Trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này. - Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại:  Vị trí: 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật  Vai trò: vạch ra cách thức của sự phát triển.  Khái niệm:  Quy luật: là các mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, lặp đi lặp lại, ổn định.  Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng là nó chứ không phải là sự vật hiện tượng khác.  Lượng là khái niệm chỉ tính vốn có của sự vật, hiện tượng về quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.  Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác.  Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.  Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.  Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất:  Mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.  Chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế: Ở cùng một phạm vi độ, chất và lượng tác động lẫn nhau làm dẫn đến sự thay đổi ở sự vật, hiện tượng bắt đầu từ lượng. Lượng đổi dẫn đến chất đổi.  Quá trình thay đổi của lượng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất, chỉ khi lượng thay đổi đến giới hạn nhất định mới dẫn đến sự thay đổi về chất.  Chất mới ra đời tác động trở lại lượng mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển.  Nội dung: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng. Sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. - Ý nghĩa:  Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần chống lại hai nguyên tắc sau  Khuynh hướng “ tả khuynh”: không chú ý đến sự tích lũy về lượng nhưng lại vội vàng nôn nóng, chủ quan áp đặt những bước nhảy vọt khi chưa có đủ điều kiện.  Khuynh hướng “hữu khuynh”: chần chừ, do dự không dám thực hiện của bước nhảy vọt khi có điều kiện cần thiết.  Trong thực tiễn và nhận thức cần coi trọng cả 2 phương diện chất và lượng.  Biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật.  Phải có thái độ khách quan, khoa học, quyết tâm thực hiện bước nhảy. Câu 7: Trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này. - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:  Vị trí: 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật  Vai trò: vạch ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển.  Khái niệm:  Quy luật: là các mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, lặp đi lặp lại, ổn định.  Mặt đối lập: là những mặt, tính chất, thuộc tính của sự vật hiện tượng cùng tồn tại trong sự vật hiện tượng nhưng có tính quy luật đối lập nhau.  Thống nhất giữa các mặt đối lập: các mặt đối lập cùng tồn tại trong sự vật hiện tượng, chúng tồn tại nương tựa lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau, đòi hỏi phải có nhau, ràng buộc lẫn nhau.  Đấu tranh giữa các mặt đối lập: các mặt đối lập đấu tranh theo khuynh hướng bù trừ, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau.  Mâu thuẫn biện chứng: là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.  Tính chất: khách quan, phổ biến, đa dạng phong phú  Phân loại mâu thuẫn: bên trong – bên ngoài, cơ bản – không cơ bản, chủ yếu – thứ yếu, đối kháng – không đối kháng  Nội dung: Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới. - Ý nghĩa:  Phải nhìn thấy được mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó để dẫn đến sự vận động và phát triển  Phải nhận diện đúng loại mâu thuẫn để giải quyết  Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức phải quán triệt nguyên tắc đấu tranh của các mặt đối lập. Câu 8: Trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về quy luật phủ định của phủ định. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này. - Quy luật phủ định của phủ định  Vị trí: 1 trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật  Vai trò: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển  Khái niệm:  Phủ định biện chứng: khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển, làm cho sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật tượng lao động nhằm biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu. Gồm có công cụ lao động và phương tiện lao động.  Đối tượng lao động là vật chất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên nhằm biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu.  Quan hệ sản xuất: tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với trong quá trình sản xuất vật chất. Gồm quan hệ sỡ hữu, quan hệ về tổ chức và quản lý, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động  Quan hệ sở hữu: quan hệ giữa các tập đoàn người trong chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội.  Quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất: quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức và phân công lao động.  Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động: quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội.  Quy luật:  Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: quyết định về tính chất, nội dung, sự vận động phát triển. Ví dụ: Ở thời công xã nguyên thủy, lực lượng sản xuất theo khuynh hướng cá nhân và trình độ thấp, do đó dẫn đến quan hệ sản xuất là sở hữu chung về tư liệu sản xuất.  Quan hệ sản xuất tác động lại lực lượng sản xuất: phù hợp thì sẽ thúc đẩy sự phát triển, không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển. Ví dụ: nước Việt Nam ta trước và sau năm 1986 - Ý nghĩa: Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế thì phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là lực lượng lao động và công cụ lao động. Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, lập quan hệ sản xuất mới phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Câu 11: Trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nêu ý nghĩa của quy luật này trong đời sống xã hội. - Vị trí, vai trò: quy luật cơ bản tác động ở mọi hình thái kinh tế - xã hội - Khái niệm:  Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống.  Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học cùng những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác. - Quy luật:  Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng: cơ sở hạ tầng quyết định nguồn gốc, cơ cấu, tính chất và sự vận động phát triển của kiến trúc thượng tầng. Nếu cơ sở hạ tầng có đối kháng hay không đối kháng thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng có tính chất như vậy. Những biến đổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng.  Sự tác động lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng: toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động và phát triển của cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng cũng cố hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới đấu tranh xóa bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ định hướng tổ chức xây dựng chế độ kinh tế của kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng tác động lại cơ sở hạ tầng theo 2 chiều hướng nếu tác động cùng chiều với sự phát triển của cơ sở hạ tầng thì sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển nếu tác động ngược chiều với sự phát triển của cơ sở hạ tầng thì sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. - Ý nghĩa: nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Trong nhận thức và thực tiễn nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm. Câu 12: Giải thích quan điểm sau: Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Nêu giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. - Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội: là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Gồm 3 yếu tố cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. - Giải thích quan điểm:  Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Đó là sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội do tác động của các quy luật khách quan.  Các mặt hợp thành của hình thái kinh tế xã hội không tách rời nhau mà có mối liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật vận động phát triển. Đó là quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Trong chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội thì sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất.  Con đường trên là con đường phát triển chung của nhân loại song con đường phát triển còn bị chi phối bởi điều kiện, khả năng, nhu cầu, đặc điểm của từng quốc gia. Có một số quốc gia trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao, còn gọi là tuần tự. Nhưng cũng có những quốc gia bỏ qua , rút ngắn một hay một số hình thái kinh tế nào đó tuy nhiên sự bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan. - Giá trị bền vững và ý nghĩa cách mạng:  Lý luận hình thái kinh tế xã hội ra đời đem lại một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội, bác bỏ quan niệm trừu tượng, duy vật tầm thường, duy tâm, phi lịch sử về xã hội trước đó, trở thành hòn đá tảng của khoa học xã hội, cơ sở phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội.  Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới phải nhận thức và tác động cả 3 yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất. quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.  Là cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát triển của Việt Nam, đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 13: Trình bày quan điểm của triết học Mác-Lênin về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Nêu ý nghĩa của vấn đề này trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. - Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội:  Khái niệm tồn tại xã hội: là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội là phương thức sản xuất.  Khái niệm ý thức xã hội: phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội.  Phân biệt ý thức cá nhân và ý thức xã hội:  Ý thức cá nhân chính là thế giới tinh thần của các cá nhân riêng lẻ và cụ thể, phản ánh tồn tại xã hội ở các mức độ khác nhau, không phải bao giờ cũng đại diện cho quan điểm chung.  Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau.  Phân loại ý thức xã hội:  Ý thức xã hội thông thường: những tri thức được hình thành một cách trực
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved