Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

chill with philosophy, Assignments of Philosophy

do the exercise philosophy at school

Typology: Assignments

2020/2021

Uploaded on 03/17/2023

huong-djo-minh
huong-djo-minh 🇻🇳

5

(1)

3 documents

1 / 4

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download chill with philosophy and more Assignments Philosophy in PDF only on Docsity! 1. Bản chất của ý thức là gì? Nêu ví dụ  Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ta có thể hiểu là thế giới quan là tiền đề cho sự phản ánh của ý thức và quy định nội dung được đưa vào não bộ của chúng ta. Được chúng ta tiếp nhận. Kết quả sự phản ánh của ý thức đã bị thay đổi, không như tấm ảnh của thế giới quan thô sơ ban đầu, mà bị cải biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng phản ảnh, điều kiện xã hội- lịch sử, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm của chủ thể phản ánh. Vì vậy mà cùng một đối tượng được phản ánh nhưng với mỗi người khác nhau, có các đặc điểm tâm lý, trí thức, điều kiện lịch sử xã hội khác nhau, kinh nghiệm sống khác nhau thì kết quả phản ánh cũng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp cùng một sự vật được phản ánh và cùng một chủ thể phản ánh thì kết quả nhận được nhiều khi cũng khác nhau bởi điều kiện lịch sử và các đặc điểm về thể chất và tinh thần của con người. Ví dụ như khi ta còn trẻ, khỏe mạnh, vui vẻ thì ta thấy cuộc sống này thật muôn màu, có nhiều niềm hứng khởi để khám phá, ta muốn đi nhiều nơi, sống hết mình cho tuổi trẻ, nhưng khi ta già đi, ốm đau thì ta không còn cảm thấy như vậy nữa.  Ý thức phản ánh thế giới một cách chủ động sáng tạo Ý thức không phản ánh một cách thụ động, y nguyên đối tượng được phản ánh mà là sự phản ánh chủ động, có chọn lọc, có định hướng, có mục đích rõ rệt nhằm tìm hiểu về thế giới khách quan. Không những vậy, sau khi tổng hợp kiến thức, ý thức còn biến đổi chúng theo mong muốn từ đó tạo ra những thông tin mới, phát hiện ra bản chất, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, từ đó đưa ra các dự báo, giả thiết về sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Ví dụ như chúng ta dựa trên các kiến thức về khí tượng đã có để dự báo thời tiết.  Ý thức mang bản chất xã hội Mặc dù ý thức được thực hiện dựa trên hoạt động sinh lí, thần kinh của não bộ con người nhưng nó không phải là một hoạt động mang tính riêng lẻ, cá nhân từng người mà nó mang bản chất xã hội, gắn liền với thực tiễn, chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên, xã hội và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi thời đại. Ví dụ như con người tham gia vào quá trình sản xuất từ thời xa xưa lấy đá, cây gỗ để chế tạo công cụ thô sơ để cày cuốc và sử dụng sức lao động của con người là chính nên rất nặng nhọc và vất vả thì ngày nay, sự đi lên của thời đại cách mạng công nghiệp, công việc sản xuất với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị tiên tiến đã giúp tiết kiệm rất nhiều tài nguyên  Sự phản ánh của ý thức là sự thống nhất của ba mặt Đó chính là sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, quá trình này mang tính hai chiều và có định hướng, mục đích và có sự chọn lọc, biến đổi. Tiếp theo là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần, mã hóa các đối tượng vật chất trở thành hình ảnh tinh thần Thứ ba là chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan. Nghĩa là quá trình thực hiện hóa tư tưởng thông qua các hoạt dộng thực tiễn, quá trình lao động để biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến ý tưởng thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Ví dụ như khi ta xây một ngôi nhà, trước hết ta cần lấy thông tin về kích thước của mảnh đất ta định xây, sau đó lấy thông tin về nhu cầu của người chủ nhà như kiểu nhà, số vốn... từ đó dựa trên các thông tin thì người kĩ sư sẽ hình thành nên ý tưởng về ngôi nhà thông qua bản vẽ. Sau đó từ bản vẽ thì tạo nên ngôi nhà qua quá trình xây dựng. 2. Tri thức là gì? Vai trò của tri thức đối với ý thức? Nêu ví dụ Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó (hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của tri thức với ý thức: Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó. Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức. Ý thức mà không bao gồm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn. Theo C.Mác, “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức…, cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó.” Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau nhưu: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học... Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạp thế giới. Tuy nhiên, không thể đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật. Ví dụ: Lúc trước con người phát minh ra máy ảnh với kích cỡ và khối lượng rất to, không tiện đem theo. Ý thức được máy ảnh cần được cải tạo cho tối ưu, dễ sử dụng nên con người đã tìm hiểu, sử dụng tri thức của mình để cải tạo dần. 3. Tình cảm là gì? Vai trò của tình cảm đối với ý thức? Nêu ví dụ Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Vai trò của tình cảm đối với ý thức:
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved