Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Hiến pháp nước ngoài, Study notes of Law

Hiến pháp nước ngoài Hiến pháp nước ngoài Hiến pháp nước ngoài Hiến pháp nước ngoài

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 03/27/2023

trung-nguyen-35
trung-nguyen-35 🇻🇳

1 document

1 / 9

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Hiến pháp nước ngoài and more Study notes Law in PDF only on Docsity! TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC ---------- MÔN HỌC: HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI BÀI KIẾM TRA BỘ PHẬN Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Hùng Sinh viên: Đặng Nhựt Trường MSSV: 1953801014263 Lớp: HC44B2 Đề tài: Thông qua nghiên cứu chế định nguyên thủ quốc gia trong thế giới đương đại anh chị hãy đề xuất một số giải pháp đổi mới chế định chủ tịch nước ở Việt Nam hiện nay. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2022 Nguyên thủ quốc gia là những vị TT, CTN (cá biệt Thụy sĩ gọi nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch HĐ Liên bang). Được thành lập bằng cách bầu cử có nhiệm kỳ. Trên thế giới hiện nay, có 2 cách để bầu nguyên thủ quốc gia trong chính thể đại nghị: cách thứ nhất là do Nghị viện bầu ra (Tổng thống của SGP, TT của Mông Cổ, TT của CH Séc, TT Áo); cách 2 do một hội đồng có sự tham gia của Nghị viện bầu ra (TT Đức, TT Ý). Nhiệm kỳ của TT trong CHĐN có nhiệm kỳ 5 năm. 3. Cộng hòa tổng thống Nguyên thủ quốc gia là những vị Tổng thống được thành lập bằng cách bầu cử có nhiệm kỳ. - Có 2 cách để bầu Tổng thống trong 42 nước CHTT: cách 1 là dân gián tiếp bầu thông qua đại cử tri (Mỹ với cơ chế lưỡng Đảng và kỷ luật trong Đảng làm cho cuộc bầu cử TT từ gián tiếp chuyển sang trực tiếp, kết thúc vòng 2 nhìn vào danh sách đại cử tri là đã biết ai làm TT, không cần đợi đến vòng 3); cách 2 là dân sẽ trực tiếp bầu ra Tổng thống trong một cuộc phổ thông đầu phiếu. - Nhiệm kỳ của Tổng thống trong CHTT: ở quốc gia châu Mỹ nhiệm kỳ TT dao động 4 hoặc 5 năm; ở những nước châu Phi, châu Âu, châu Á nhiệm kỳ TT là 5 năm. Ngoại lệ, Philippines có nhiệm kỳ TT là 6 năm. - Tổng thống trong CHTT có tới 2 vị trí trong bộ máy NN: vị trí thứ nhất là người đứng đầu NN nói chung và thay mặt NN về toàn bộ đối nội, đối ngoại; vị trí thứ 2 là người đứng đầu Chính phủ nắm hành pháp trực tiếp quản lý, điều hành đất nước -> trong CHTT không có chức danh Thủ tướng. - Về vai trò thì TT trong CHTT có vai trò rất lớn, rất thực quyền: trung tâm trong bộ máy NN, được coi như nhạc trưởng, người đứng đầu NN theo đúng nghĩa vì nắm đủ 3 quyền năng của người đứng đầu nhà nước bao gồm thay mặt quốc gia đối nội, đối ngoại, nắm hành pháp quản lý đất nước, tổng chỉ huy quân đội. Không những thế, TT trong CHTT được trang bị những vũ khí quyền năng để đối phó với 2 nhánh quyền lực còn lại. 4. Cộng hòa hỗn hợp - Nguyên thủ quốc gia là những vị tổng thống đều do dân trực tiếp bầu, nhiệm kỳ 5-6 năm (châu Âu, Á nhiệm kỳ 5 năm), cá biệt Nga nhiệm kỳ 6 năm. - Nguyên thủ quốc gia trong CHHH có 2 vị trí trong BMNN: vừa đứng đầu NN, vừa đứng đầu Chính phủ nắm hành pháp, điều hành quản lý đất nước. Tuy nhiên, Tổng thống trong CHHH chỉ nắm một nửa quyền hành pháp và phải chia sẻ quyền hành pháp đó với Thủ tướng -> vì vậy Chính phủ trong CHHH là một chính phủ có 2 người đứng đầu, theo đó:  + Tổng thống đóng vai trò là người kiến tạo, hoạch định và đề xuất chính sách hành pháp, trực tiếp nắm 3 Bộ: Bộ ngoại giao, Bộ Quốc Phòng, Bộ An ninh (3 bộ trưởng là người của Tổng thống). + Thủ tướng và các Bộ trưởng còn lại là người thực thi chính sách hành pháp, tập trung vào các mảng kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân -> Chính phủ lưỡng đầu, hành pháp lưỡng đầu, bán TT chế. - Trong CHHH TT cũng có vai trò khá lớn, cũng được xem là nhạc trưởng, là trung tâm trong BMNN vì nắm đủ 3 quyền năng thay mặt cho đất nước, quản lý đất nước (nắm 1 nửa Chính phủ) và là tổng chỉ huy quân đội. Về mặt lý thuyết, ý tưởng ban đầu của De Gaulle là chỉ muốn trao thêm 1 số quyền cho TT, để TT nắm 1 nửa hành pháp, tạo ra bán TT chế, nhưng trên thực tế thì De Gaulle đã vô tình biến CHHH (hay bán TT chế) thành một siêu TT-> hơn cả một TT, trên cả 1 TT bởi vì TT trong CHHH có được 1 số quyền năng như quyền được giải tán nghị viện trước hạn, quyền đem 1 điều luật ra trưng cầu dân ý -> đây là những quyền mà TT Mỹ không bao giờ có được. III. Đối với chính thể Việt nam hiện tại: 1. Người đứng đầu Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Theo điều 86, chương 6 của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Điều 87 nêu, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ Tịch Nước - Theo Điều 88, quyền chủ tịch nước bao gồm những quyền cụ thể như sau: + Công bố Hiến pháp về luật và pháp lệnh. Đồng thời nêu kiến nghị lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày(kể từ ngày pháp lệnh được thông qua). Trong trường hợp nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. + Có nhiệm vụ đề nghị lên Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ theo căn cứ của nghị quyết của Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. + Chủ tịch nước có nhiệm vụ đề nghị với Quốc hội bầu cử , miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dựa vào căn cứ nghị quyết của Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó cũng có quyền đưa ra những quyết định đặc xá cho các tù nhân dựa theo căn cứ của nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá. + Có nhiệm vụ thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Có quyền đưa ra những quyết định phong quân hàm, thăng quân hàm, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân + Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đưa ra quyết định, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong các trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp hay thực hiện việc công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp từ địa phương đến trung ương cả nước. +Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài dựa theo căn cứ của nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm. +Có nhiệm vụ đưa ra những quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước +Có nhiệm vụ trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70. - Quyền chủ tịch nước, theo điều 88 và điều 90 chủ tịch nước có những quyền cơ bản cụ thể như sau: + Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những phiên họp của các cấp Chính phủ. + Đồng thời chủ tịch nước có quyền đưa ra yêu cầu Chính phủ họp bàn về các vấn đề mà chủ tịch nước xem xét và cân nhắc thấy cần thiết để có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách tốt nhất. + Có quyền đưa ra những quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước và các danh hiệu vinh dự nhà nước. Bên cạnh đó chủ tịch nước cũng có quyền quyết định cho công dân nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam của công dân + Có quyền đưa ra những quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước. + Đồng thời có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dựa theo căn cứ của nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. 3. Những vấn đề hoàn thiện chế định chủ tịch nước giai đoạn hiện tại: Để hoàn thiện hơn nữa vị trí của Chủ tịch nước trong cơ chế quyền lực nhà nước đang tiếp tục đổi mới hiện nay, theo chúng tôi cần sửa đổi, bổ sung thêm một số điểm sau đây: + Chủ tịch nước trong điều kiện nước ta, mặc dù được xác định là người đứng đầu Nhà nước, song về chức năng nhiệm vụ không hoàn toàn giống như nguyên thủ quốc gia ở các nước khác. Trên bình diện quan hệ quốc tế thì với vị trí như của Chủ tịch nước nước ta sẽ có những khó khăn nhất định trong việc tham gia vào các cơ cấu phối hợp giữa các quốc gia. Có lẽ cần nghiên cứu tăng cường hơn nữa quyền hạn của Chủ tịch nước về mặt này như: mở rộng phạm vi tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế và các thoả thuận quốc tế nhân danh Nhà nước Việt Nam không chỉ “với người đứng đầu Nhà nước khác” như Hiến pháp hiện hành quy định để tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo của Nhà nước theo hướng đổi mới, mở cửa và hội nhập với thế giới; tăng cường hơn nữa quyền của Chủ tịch nước trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế. Chỉ những điều ước quốc tế có quan hệ trực tiếp tới chủ quyền, an ninh quốc gia, lãnh thổ, vị thế, chính sách của Nhà nước khi tham gia các tổ chức quốc tế quan trọng... mới cần phải để Quốc hội phê chuẩn.
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved