Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Lịch sử đảng bài thi cuối kỳ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu đ, Thesis of Law

bài thi cuối kỳ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu tại bàn. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để điều chỉnh, bổ sung mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến ý định của người tiêu dùng về việc lựa chọn mua (sử dụng) thực phẩm xanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung của nhóm tác giả cùng với 15 người tiêu dùng chia thành 3 nhóm mỗi nhóm 5 thành viên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng được chọn

Typology: Thesis

2019/2020

Uploaded on 03/12/2023

phuc-phu
phuc-phu 🇻🇳

1 document

1 / 9

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Lịch sử đảng bài thi cuối kỳ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu đ and more Thesis Law in PDF only on Docsity! 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày kiểm tra: 22/04/2022 Họ và tên sinh viên :Bùi Phúc Phú Mã số sinh viên : 2021008323 Mã lớp sinh viên : 2121101113716 Bài làm gồm : 9 trang Điểm Cán bộ chấm thi (Ký và ghi rõ họ tên) Bằng số Bằng chữ BÀI LÀM: Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945). Lấy ví dụ cụ thể để làm rõ một trong các bài học kinh nghiệm trên tiếp tục được vận dụng ở địa phương anh/chị đang cư trú (tỉnh/thành phố, quận/huyện hoặc phường/xã) và mang lại hiệu quả cao? Trả lời: Những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945): ❖ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Luận cương chính trị (10 – 1930) • Cao trào cách mạng Xô Viết – Nghệ Tĩnh Cao trào cách mạng Xô Viết – Nghệ Tĩnh từ 1930 đến năm 1931 để lại cho Đảng những kinh nghiệm quý báu “về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh của công nhân với phong trào đấu tranh của nông dân, thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở nông thôn với phong trào cách mạng ở thành thị, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.” Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh dân tộc đã nổ ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam từ đầu những năm 1930. Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ kể từ ngày Mã đề: 202 2 1-5-1930,lần đầu tiên công nông và dân chúng tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. Nhiều cuộc truyền đơn, cờ đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, đòi danh lợi đã diễn ra khắp ba miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn. • Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng và về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương, Sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 – 1930. Tuy nhiên Luận cương đã chưa nhấn mạnh những mâu thuẫn cốt yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa, chưa nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chỉ tập trung vào đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; không đề ra một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đề quốc xâm lược và tay sai. Nguyên nhân của những hạn chế này là do nhận thức chưa đầy đủ về thực tế của cuộc cách mạng thuộc địa và ảnh hưởng của các tư tưởng tả khuynh, nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp một chiều tồn tại trong Quốc tế Cộng sản và một số chính đảng lúc bấy giờ. Từ nhận thức hạn chế như vậy, Ban Chấp hành Trung ương đã phê phán gay gắt quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hội nghị hợp nhất thông qua. Đó là một quyết định không đúng. Sau này trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là đến Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương (5-1941), Đảng đã khắc phục được những hạn chế đó và đưa cách mạng đi đến thành công. ❖ Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Qua cuộc vận động dân chủ, hàng triệu lực lượng chính trị quần chúng đã được tập hợp, giác ngộ và rèn luyện. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. Tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng. Đảng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới. Đó là kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược: giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt; về xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất; về kết hợp giữa tổ chức bí mật và công khai để vận động quần chúng... ❖ Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 tiêu biểu là Cách mạng tháng 8 năm 1945 Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược, phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất. Trong cách mạng thuộc địa, phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, còn nhiệm vụ cách mạng ruộng đất cần tạm gác lại, rải ra thực hiện từng bước thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc. 5 tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho“sản xuất bung ra”. Bởi trước đó, dưới cơ chế quản lý quan liêu bao cấp vẫn tiếp tục được duy trì đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất, nhất là trong việc phân phối, lưu thông. Nhà nước đóng vai trò điều tiết giá cả nên đã không kích thích được sản xuất kinh doanh phát triển. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với đặc điểm “tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động” kết hợp với nguyên tắc “phân phối theo lao động” đã làm cho chế độ phân phối mang tính bình quân, do đó không kích thích được sự nhiệt tình và khả năng tìm tòi sáng tạo của người lao động. Theo đó, Hội đồng Chính phủ ra quyết định (10-1979) về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi thị trường. Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán. Chủ trương đó được nông dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng. Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm thời kỳ 1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981-1985; những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể. Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Tp. Hồ Chí Minh và Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Những chủ trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%. • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, hội nghị trung ương 6 (7-1984) và hội nghị Trung ương 7 (12-1984) của Đảng Đại hội xác định cách làm thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên không phải như đại hội lần thứ IV trước là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng 6 và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công-nông nghiệp hợp lý. Nhận thức đó phù hợp với thực tiễn nước ta, khai thác và phát huy thế mạnh, tiềm năng của đất nước về lao động, đất đai, ngành nghề,...làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường đầu tiên, tạo ra những tiền đề cần thiết cho chặng đường tiếp theo. Sau đại hội V, Trung ương Đảng có nhiều Hội nghị cụ thể hóa, thực hiện Nghị quyết Đại hội. Nổi bật là Hội nghị Trung ương 6 (7-1984) chủ trương tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông với hai loại công việc cần làm ngay: Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do; Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế. Hội nghị Trung ương 7 (12-1984) xác định kế hoạch năm 1985 phải tiếp tục coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm. Nổi bật nhất là Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu cầu hết sức cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nội dung xóa quan liêu, bao cấp trong giá và lương là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng và Nhà nước từng bước có tích lũy; xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và quản lý giá. Thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Giá, lương, tiền coi là khâu đột phá để chuyển đổi cơ chế. Thực hiện trả lương bằng tiền có hàng hóa bảo đảm, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, thoát ly giá trị hàng hóa. Xóa bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương, địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan. Nhanh chóng chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Thực chất, các chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình tổ chức thực hiện lại mắc những sai lầm như vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong tình hình chưa chuẩn bị đủ mọi mặt. Cuộc điều chỉnh giá, tiền, lương đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng sâu sắc hơn. • Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) 7 Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng. Nội dung đổi mới có tính đột phá là: Về cơ cấu sản xuất, Hội nghị cho rằng, chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cho sản xuất trong 5 năm gần đây như dẫm chân tại chỗ, năng suất lao động giảm sút, chi phí sản xuất không ngừng tăng lên, tình hình kinh tế-xã hội ngày càng không ổn định. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng chậm giải quyết căn bản các vấn đề về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Cần tập trung lực lượng, trước hết là vốn và vật tư, thực hiện cho được ba chương trình quan trọng nhất về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cho rằng, do chưa nắm vững quy luật đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng vùng, từng lĩnh vực, phải đi qua những bước trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến trung bình, rồi tiến lên quy mô lớn; phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, đó là sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động, phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế; cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sở hữu, mà còn thay đổi cả chế độ quản lý, chế độ phân phối, đó là một quá trình gắn liền với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, vì vậy không thể làm một lần hay trong một thời gian ngắn là xong. Về cơ chế quản lý kinh tế. Hội nghị cho rằng, bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển. Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa là: Đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã hội
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved