Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

lịch sử quan hệ quốc tế, Cheat Sheet of History

cuộc đại khủng hoảng và ảnh hưởng

Typology: Cheat Sheet

2022/2023

Uploaded on 04/01/2023

vo-djuc
vo-djuc 🇻🇳

1 document

Partial preview of the text

Download lịch sử quan hệ quốc tế and more Cheat Sheet History in PDF only on Docsity! ĐẠI SUY THOÁI 1/ Khủng hoảng kinh tế năm 1929 “ Đại Suy Thoái “ ( Great Depression ) là cuộc suy thoái kinh tế kéo dài và đem lại hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành tài chính thế giới. Bắt dầu từ Mỹ và dần lan rộng sang các nước tư bản Châu Âu, cuộc hoảng bắt đầu từ năm 1929 và kết thúc vào năm 1939 đã đem lại những thiệt hại to lớn không chỉ đến nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng mà còn làm thay đổi cả về chính trị và xã hội của các nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử nhân loại: Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2. Có bốn lý do chính được đưa ra nhằm lý giải cho nguyên nhân hình thành của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1929: (1) Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 đã khiến cho niềm tin vào thị trường chứng khoán Mỹ bị mất đi độ uy tín và đãn đến việc cắt giảm mạnh về chi tiêu và đầu tư (2) Những cuộc khủng hoảng ngân hàng vào những năm 1930 đã khiến cho nhiều ngân hàng buộc phải tuyên bố phá sản, làm giảm lượng tiền sẵn có dùng để cho vay. (3) Bản vị vàng yêu cầu các ngân hàng trung ương nước ngoài tăng lãi xuất để chống lại sự mất cân bằng thương mại với Hoa Kỳ, làm chi tiêu và đầu tư (4) Đạo luật thuế quan Smooth – Hawley ( 1930 ) áp đặt mức thuế cao đối với nhiều hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp , dẫn đến các biện pháp trả đũa mà cuối cùng làm giảm sản lượng và khiến thương mại toàn cầu bị thu hẹp 2/ Ảnh hưởng của Cuộc Đại Suy Thoái và phản ứng của các quốc gia a) Ảnh hưởng và phản ứng của Hoa Kỳ Hoa Kỳ khi này được xem là trung tâm của hệ thống kinh tế thế giới, khi cuộc suy thoái nổ ra, chính Hoa Kỳ cũng là nước chịu ảnh hưởng to lớn do cuộc khủng hoảng thừa này đem lại. Tính từ năm 1929 đến năm 1933, tỉ trọng sản xuất công ngiệp của Hoa Kỳ liên tiếp sụt giảm đến 47%, tổng sản phẩm quốc nội giảm 30%.Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán khiến cho hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, đồng thời khiến cho tỉ lệ người dân thất nghiệp liên tục tăng cao, đỉnh điểm là vào năm 1933 với tỉ lệ lên tới 25%. Việc khủng hoảng ngân hàng vào thời điểm này cũng làm cho tổng số ngân hàng của Hoa Kỳ giảm một cách đáng kể, ước tính có khoảng 20% trên tổng số ngân hàng phải đóng cửa.Xã hội Hoa Kỳ vào thời gian này cũng cực kì bất ổn với hàng loạt cuộc biểu tình nhằm của những người thất nghiệp liên tục nổ ra,nhiều cuộc xung đột với cảnh sát cùng quân đội đã được ghi nhận Tới năm 1932, với sự đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống của ứng viên Đảng Dân Chủ Franklin D. Roosevelt đã đem lại kỳ vọng cho sự phục hồi mạnh mẽ trong kinh tế .Nhằm cung cấp cứu trợ ngay lập tức và mang lại những cải cách để ổn định kinh tế, FDR đã thực hiện những biện pháp quyết liệt, sau này được gọi chung là Chính sách kinh tế mới ( New Deal ).Với chính sách này, FDR tập trung vào ba mục tiêu chính: cứu trợ và giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động, phục hồi kinh tế trở lại mức bình thường và cải cách hệ thống tài chính nhằm ngăn chặn tình trạng suy thoái xảy ra một lần nữa. Nền kinh tế của nước Mỹ nhờ đó cũng đã dần được phục hồi. b) Ảnh hưởng và phản ứng của các nước Châu Âu Cuộc khủng hoảng lan nhanh từ Hoa Kỳ sang các nước Châu Âu và một số khu vực khác trên thế giới do mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế của các nước với Hoa Kỳ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Việc trở thành con nợ chính của Hoa Kỳ cùng những tổn thất kinh tế, những khoản bồi thường chiến phí nặng nề kể từ sau cuộc chiến .Khi cuộc suy thoái nổ ra ở Hoa Kỳ, các khoản vay tín dụng được gọi đến , quyết định của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ vào năm 1929 và năm 1930 cùng với việc cắt giảm đầu tư vào thị trường Tây Âu đã khiến cho các nước TB Châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Với tác động của cuộc khủng hoảng, đến năm 1932 , giá trị của châu Âu thương mại đã giảm xuống còn một phần ba giá trị vào năm 1929, trong khi nhiều ngân hàng lâu đời ở Châu Âu phải đứng trước nguy cơ sụp đổ.Đức và Anh là hai nước chịu tổn thất nặng nhất do ảnh hưởng của cuộc suy thoái khi cả hai là con nợ chính của Hoa Kỳ tại Châu Âu. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho 40% tổng số công nhân tại Đức lâm vào cảnh thất nghiệp do vô số nhà máy đóng cửa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Tại Anh, ảnh hưởng có phần ít hơn nhờ có lợi nhuận từ các thuộc địa sở hữu, nhưng nền công nghiệp cùng xuất khẩu của Anh vẫn lâm vào cảnh suy thoái cho đến khi trước chiến tranh chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Tình hình của cuộc khủng hỏang bắt đầu có sự thuyên giảm do các chính sách mới với việc thu hẹp tiền tệ và bỏ đi bản vị vàng tạo điều kiện cho các quốc gia tăng nguồn cung tiền, thúc đẩy chi tiêu, cho vay và đầu tư.Ví dụ như nước Anh, quốc
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved