Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

LUAT HON NHAN VA GIA DINH VIET NAM, Summaries of Commercial Law

LUAT HON NHAN VA GIA DINH VIET NAM

Typology: Summaries

2022/2023

Uploaded on 11/26/2023

hoang-phi-1
hoang-phi-1 🇻🇳

1 document

1 / 32

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download LUAT HON NHAN VA GIA DINH VIET NAM and more Summaries Commercial Law in PDF only on Docsity! BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT ꧁Oº°‘¨❀¨‘°ºO꧂ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG KẾT HÔN TRONG LUẬT HN & GĐ VIỆT NAM GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga Mã LHP: GELA220405_23_1_14CLC Nhóm SVTH: Nhóm 7A Nguyễn Triều Dương 2311905 Nguyễn Xuân Khôi 2311907 Hoàng Văn Niên 2311908 Nguyễn Duy Thanh 2311910 Lê Đức Nam 2311909 Văn Tiến Bình 2311905 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: KẾT HÔN TRONG LUẬT HN & GĐ VIỆT NAM STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH ĐIỂM SỐ 1 Nguyễn Triều Dương 23119055 2 Nguyễn Xuân Khôi 23119076 3 Hoàng Văn Niên 23119088 4 Nguyễn Duy Thanh 23119107 5 Lê Đức Nam 23119094 Văn Tiến Bình 23119052 Nhận xét của giáo viên ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. Ký tên ( kí và ghi rõ họ tên) - Về năng lực hành vi dân sự:............................................................................................................................8 Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định phía nam hoặc bên phía nữ khi kết hôn không được là người mất đi hành vi năng lực dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam .............8 Theo quy định theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh liên quan đến các bệnh về tâm lý ,thần kinh nói riêng.Hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của bản thân không làm chủ được chính mình nói chung.Thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Do đó,khi tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Như vậy, tại thời điểm kết hôn mà một người có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là người mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự để có thể kết hôn..............8 2.2. Các nguyên tắc khi kết hôn..................................................................................................................8 Luật hôn nhân và gia đình được viết xây dựng và ban hành theo những khuôn mẫu nguyên tắc rõ ràng nhất định cụ thể.Đó cũng là những khung xương nền móng ,một kim chỉ nam để có thể xây dựng được nên bộ pháp luật luật kết hôn trong gia đình Việt Nam...........................................................................................................8 - Nguyên tắc đầu tiên: Hôn nhân phải dựa trên sự tự nguyện và tiến bộ của cả hai bên, với nguyên tắc một vợ một chồng và sự bình đẳng giữa vợ và chồng.Sự tự nguyện trong hôn nhân được thể hiện ngay từ khi kết hôn cho tới khi chung sống và quyết định ly hôn, không phải chịu bất cứ sự ràng buộc hay phụ thuộc vào quyết định của bất kỳ chủ thể nào khác hoặc yếu tố bên ngoài nào khác. Bên cạnh đó, vợ chồng trong hôn nhân luôn được đảm bảo công bằng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong suốt cuộc sống hôn nhân tính từ lúc đã kết hôn..........................................................................................................................................8 - Nguyên tắc thứ hai: Hôn nhân giữa các công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng, cũng như giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đều được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật. Trong gia đình, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau.........................9 - Nguyên tắc thứ ba: Xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc.Theo nguyên tắc này, mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau. Điều này cần được thực hiện mà không phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình............................................................................................9 - Nguyên tắc thứ tư: Nhà nước,xã hội và gia đình đều có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em,người cao tuổi và người khuyết tật, giúp họ thực hiện đầy đủ quyền lợi về hôn nhân và gia đình. Đồng thời, họ cũng cần hỗ trợ các bà mẹ trong việc thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình và thực hiện kế hoạch hóa gia đình.....................................................................................................9 - Nguyên tắc thứ năm: Chúng ta cần tiếp tục duy trì và phát triển những giá trị văn hóa và đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc Việt Nam liên quan đến hôn nhân và gia đình...................................................9 2.3. Các trường hợp cấm kết hôn................................................................................................................9 Các trường hợp cấm kết hôn được nêu trong điểm a,b,c,d khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 .Bao gồm những trường hợp sau đây..........................................................................................9 - Kết hôn giả tạo: Theo Điều 3,Khoản 11 luật Hôn nhân và Gia đình, hôn nhân giả tạo được hiểu là việc sử dụng hôn nhân như một phương tiện để di cư, cư trú, hoặc nhập quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, hoặc để hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước, hoặc để đạt được mục đích cá nhân, nhưng không với mục đích xây dựng gia đình. Nhà nước cấm hành vi kết hôn giả tạo nhằm ngăn chặn những trường hợp không đáng có. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ hôn nhân, làm tăng tỷ lệ lách luật nhập cảnh “trái phép” thành hợp pháp, gây hao hụt ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi từ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến quốc gia đó. Ngoài ra, hành vi này cũng làm tăng tỷ lệ ly hôn sau khi những người trong cuộc hôn nhân đó đạt được mục đích của mình. Các điều luật không được thay đổi.................................9 - Tảo hôn,cưỡng ép kết hôn ,lừa dối để kết hôn:...........................................................................................9 o Theo Điều 3, Khoản 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình,tảo hôn là việc kết hôn khi một trong hai bên vi phạm quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật. Đây là hành vi vi phạm độ tuổi kết hôn theo.Điểm a, Khoản 1, Điều 8 của Bộ luật. Ngày nay, mặc dù nhận thức của người dân đã được nâng cao và hầu hết nam nữ đều kết hôn đúng độ tuổi pháp luật quy định.Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp kết hôn mặc dù một trong hai bên chưa đủ tuổi. Đây được gọi là tình trạng tảo hôn. Kết hôn sớm không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, mà còn ảnh hưởng đến xã hội khi chất lượng thế hệ sau giảm sút do cha mẹ còn quá trẻ và chưa phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, dẫn đến trẻ em bị dị dạng hoặc khuyết tật.Có những trường hợp vì áp lực tâm lý gia đình đã dẫn đến quyết định đi phá thai. Tất cả những điểu kể trên không chỉ tạo ra gánh nặng cho gia đình mà còn làm tăng tỷ lệ tệ nạn xã hội........................................................................................................................................9 o Theo Điều 3, Khoản 9, cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc sử dụng đe dọa, uy hiếp, hành hạ, yêu sách hoặc các hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. Đây là hành vi vi phạm sự tự nguyện trong kết hôn theo Điều 8, Khoản 1, Điểm a của Bộ luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp nhiều bậc phụ huynh vẫn còn suy nghĩ cổ hũ là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó hay vì hoàn cảnh gia đình vì môn đăng hộ đối mà ép buộc con cái mình kết hôn..................................................................................................10 o Lừa dối để kết hôn là một trong hai người nói sai sự thật về bản thân làm người còn lại lầm tưởng mà kết hôn hoặc một trong hai người đã hứa hẹn sẽ làm gì có lợi cho người còn lại làm cho người còn lại đồng ý kết hôn. Tuy nhiên, để xác định được đây có phải là hành vi lừa dối hay không thì phải xem xét. Bởi lẽ người bị lừa dối cũng có thể đang vì mục đích riêng mà không phải hoàn toàn vì tình yêu nên sẽ đồng ý kết hôn để đạt được mục đích. Do đó khi xử lí các tình huống này, pháp luật Việt Nam khá linh hoạt và mềm dẻo. Cơ bản tất cả sự việc đều phải được giải quyết một cách “thấu tình đạt lý”, không thể cứ cứng nhắc theo pháp luật mà còn phải vì quyền lợi của đôi bên và cả con cái của họ. Tòa án phải xem xét hôn nhân từ lúc kết hôn cho tới lúc đưa ra xem xét, giải quyết, lựa chọn phương án tốt nhất và tối ưu nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người vợ, người chồng và con của họ........................................................................................................10 - Kết hôn với người đang có chồng hoặc đang có vợ..................................................................................10 o Theo Điều 2, Khoản 1 hiến định của Luật Hôn nhân và Gia đình, nguyên tắc của hôn nhân là “tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Hôn nhân phải được xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng. Do đó, Điểm c, Khoản 2.Theo Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Để hiểu rõ hơn về “Người đang có vợ, có chồng”, chúng ta căn cứ vào Khoản 4, Điều 2 của Thông tư liên tịch số 01/2016.................................10 o Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt khi một người có nhiều vợ hoặc chồng nhưng vẫn được nhà nước công nhận. Ví dụ, những cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ, tập kết ra Bắc (1945) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Sau khi đất nước thống nhất, họ vẫn trở về và sống chung với người vợ cũ như bình thường. Đây là những trường hợp đặc biệt do chiến tranh và hoàn cảnh...............................................................................11 - Kết hôn với những người mất năng lực hành vi dân sự:............................................................................11 o Theo Điều 8, Khoản 1, Điểm c của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người kết hôn phải là người “không bị mất năng lực hành vi dân sự”. Điều kiện để được coi là mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22, Khoản 1 của Bộ luật Dân sự 2015. Quy định này nhằm đảm bảo tính tự nguyện trong việc kết hôn, vì một người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự nguyện bày tỏ ý chí kết hôn..................................................11 o Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình nhưng không yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi. Do đó, họ vẫn có quyền kết hôn, mặc dù việc này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn cũng như của gia đình và xã hội. Vì vậy, cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền tự do kết hôn của cá nhân để mọi người thực hiện một cách tự nguyện, tránh các quy định chỉ mang tính hình thức.....11 - Kết hôn giữa những người có cùng giới tính: Chức năng sinh sản là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình, và chỉ có thể được thực hiện bởi các đối tượng thuộc các giới tính khác nhau. Do đó, pháp luật Việt Nam không công nhận hôn nhân đồng giới để thực hiện chức năng này. Trên thế giới, nhiều cặp đôi đồng tính đã lên tiếng đòi quyền tự do hôn nhân, và một số nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ đã công nhận và cho phép hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ trao quyền cho những người chưa chắc chắn về giới tính của mình được xác định lại giới tính, nhưng không chấp nhận việc xác định lại giới tính sau khi đã xác định...........................................................................................................................................11 - Ngoài ra, kết hôn với người có cùng dòng máu về trực hệ những người là họ hàng trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau cũng là một hành vi vi phạm pháp luật........................12 3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn.....................................................................................................................12 3.1. Khái niệm đăng ký kết hôn....................................................................................................................12 3.2. Các cơ quan đăng ký kết hôn.............................................................................................................12 Về cơ bản, hôn nhân là việc xác lập mối quan hệ giữa một người nam và một người nữ dựa trên yếu tố tình cảm nên xảy ra trong nhiều trường hợp. Sau đây mô tả các trường hợp mà mỗi cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký kết hôn.........................................................................................................12 Theo qui định của pháp luật hiện hành có 3 cơ quan đăng ký kết hôn:.............................................................12 - Uỷ ban nhân dân cấp xã............................................................................................................................12 - Uỷ ban nhân dân cấp huyện......................................................................................................................12 - Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.................................................................................................12 có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên. Nguồn: (“Hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với phụ nữ dân tộc thiểu số (bienphong.com.vn)).................................................................................................................15 2. Phân tích một số vụ việc kết hôn trái pháp luật.......................................................................................16 2.1. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn..............................................................................16 2.2. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện.............................................................................16 Việc kết hôn là việc nam và nữ xác lập trên quan hệ vợ chồng trên nguyên tắc tự nguyện.Quan hệ hôn nhân và gia đình được pháp luật Hôn Nhân và gia đình ghi nhận và quy định những điều kiện riêng, theo đó "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở".Khác với sự tự nguyện đó là những hành vi như lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trợ. Các hành vi này thường xảy ra đối với dân tộc miền núi................................................................................................................16 VD: tục “cướp vợ “ của người H’Mông.Theo đó hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn là các hành vi bị ngăn cấm (Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) và tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.................................................................................................................................................17 Các trường hợp sau đây được xem là vi phạm điều kiện kết hôn tự nguyện:........................................................17 - Bị chịu tác động bên người như dùng vũ lực,đe dọa. Ví dụ: Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất.........................................................................................................................................................17 - Lừa gạt hay dụ dỗ để kết hôn Ví dụ: Lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài để có một cuộc sống tốt đẹp và có một việc làm thu nhập cao hơn ; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu diếm.....................................................17 - Bị ép buộc kết hôn trái với nguyện vọng của chính mình . Ví dụ: Bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...........................................................................................17 Về xử phạt hành chính: Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng một trong các phương thức như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng..............17 Về xử lý hình sự : Theo Điều 181 BLHS, người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. Nguồn (https://stp.thuathienhue.gov.vn/? gd=25&cn=589&tc=433).....................................................................................................................................17 2.3. Kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng........................................................................................17 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 và chương 1 đã khẳng định một trong những nguyên tắc của hôn nhân đó là hôn nhân một vợ - một chồng . Nên người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đã có chồng hoặc đã có vợ là vi phạm điều kiện kết hôn dẫn đến hôn nhân là trái pháp luật....................................................................................................17 2.4. Kết hôn với những người mất năng lực hành vi dân sự.......................................................................18 Tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định về những trường hợp cấm kết hôn đã nêu rõ: Cấm những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn..................................................................................18 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Ngoài ra, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Qua đó ta có thể nói cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là một quyết định đúng đắn và hợp lí...............18 2.5. Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc.................................................................................................................18 Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình có nội dung như sau : “cấm thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”. Xét theo chuẩn mực đạo đức, văn hoá Việt Nam việc cấm người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau có tác dụng lành mạnh với các mối quan hệ gia đình . Tuy nhiên các mối quan hệ cận huyết vẫn diễn ra ở miền núi là vấn đề nhức nhối đối với nước ta....................................................18 2.6. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.............................................................................................18 Căn cứ theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:” Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Hiện nay người đồng giới có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng theo luật pháp thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước......................................................................................................................................................................18 3. Giải pháp.....................................................................................................................................................18 Giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán:.............................................................................19 - Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.........................................................................................................................................19 - Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự...............19 (https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/52697/ap-dung-tap- quan-ve-hon-nhan-va-gia-dinh.)...........................................................................................................................19 Về vấn đề tuổi kết hôn: Theo quan điểm và nhận xét ý kiến cá nhân riêng em thì độ tuổi kết hôn nam xuống để độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bằng nhau. Vì việc đưa ra độ tuổi kết hôn là căn cứ vào sức khỏe phát triển tâm sinh lý và nhân thức để hoàn thiện tri thức,học hỏi nâng cao từ nhiều kênh khác nhau.Ở cùng độ tuổi phản ánh đúng chính xác sự phát triển tâm lý của nam và nữ.Khi đó họ đang trưởng thành một cách nhanh chóng và họ có thể đưa ra một quyết định sáng suốt về cuộc sống của mình và họ có thể gánh vác trách nhiệm gia đình vào một độ tuổi rất đẹp là mười tám...................................................................................................................................19 Vấn đề họ hàng huyết thống:................................................................................................................................19 - Pháp luật hôn nhân gia đình cần phải bổ sung các quy định rõ ràng về việc kết hôn giữa con riêng của chông và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình. Để khi trường hợp này xảy ra trên thực tế thì người thi hành pháp luật sẽ không phải lúng túng, và người tuân thủ pháp luật có thế biết được việc đó mình được làm hay không được làm...................................................................................19 - Pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung thêm một số quy định cho rõ ràng về việc kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình.Nếu để trường hợp trên thực tế thì người thi hành pháp luật sẽ phải lúng túng , và người tuân thủ pháp luật có thể biết được việc đó mình có được làm hay không được làm...........................................................................................19 Về vấn đề giới tính trong điều kiện kết hôn: Theo xu thế và thế giới ngày càng rộng mở với những người có giới tính thứ ba thì pháp luật việt nam cũng nên chấp thuận hợp pháp việc kết hôn đồng giới vì...............................19 1. Bình đẳng và công bằng:...............................................................................................................................19 Việc công nhận hôn nhân đồng giới cũng là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình bình đẳng giới và công bằng cho xã hội.Mọi người bất kể giới tính hay tình dục đều có quyền được yêu,và họ cũng nên có quyền được kết hôn và xây dựng gia đình............................................................................................................20 2. Bảo vệ quyền lợi...........................................................................................................................................20 Khi hôn nhân đồng giới được công nhận thì các cặp đôi được hưởng các quyền lợi pháp lý giống như bao cặp đôi khác gồm quyền thừa kế quyền chăm sóc con và quyền hưởng lợi ích về thuế và bảo hiểm................................20 3. Tôn trọng quyền con người...........................................................................................................................20 Việc công nhận hôn nhân đồng giới cũng là một cách để tôn trọng quyền cá nhân và quyền con người..............20 Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, vấn đề xác định chính xác giới tính của người đăng ký kết hôn thực chất khá phức tạp. Thực tế có thể xảy ra hai trường hợp đặc biệt.................................................................20 - Trường hợp thứ nhât: hai người đã đăng ký kêt hôn hợp pháp nhưng sau đó một người chuyên giới...........20 - Trường hợp thứ hai: hai người khi sinh ra cùng giới tính nhưng một trong hai đã phẫu thuật chuyển giới.Pháp luật Việt Nam không công nhận xác định lại giới tính với người đã chuyền giới. Như vậy thì trong hai trường hợp trên, sự phi lý ở chỗ hai người cùng giới thực tế lại được pháp luật công nhận như vợ chống còn hai người thực tế khác giới thì lại bị cấm kết hôn. Vì vậy, nhằm phát huy và mở rộng quyền tự do dân chủ, pháp luật Việt Nam nên có thêm quy chế xác định lại giới tính cho những trường hợp người chuyển giới, tạo điều kiện cho những người này có thể được kết hôn như những người bình thường khác..........................................................20 Thực tế đã cho thấy càng ngày càng nhiêu những người đông tính vân sông với nhau một cách công khai.trên thế giới hiện nay đã có rất nhiêu nước cho phép hôn nhân đồng giới: Ví dụ: Hà Lan đã thông qua Luật hôn nhân đồng giới năm 2001; Bỉ đã thông qua Luật hôn nhân đông giới năm 2003; Tây Ba Nha thông qua Luật hôn nhân đồng giới năm 2005: Canada (2005); Nam Phi (2006); Na uy (2008); Bộ Đào Nha (2010)... Tuy nhiên, cái đáng cách khái quát nhất những kiến thức trọng tâm về hôn nhân trong luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những thực trạng đang tồn tại trong vấn đề kết hôn ở nước ta hiện nay, cùng với các giải pháp cho việc kết hôn trái pháp luật đang ngày càng tràn lan ở trong nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục tiêu của bài tiểu luận này là để cung cấp cho mọi người một cái nhìn đúng đắn về hôn nhân và gia đình, đặc biệt là vấn đề kết hôn trái pháp luật. Bài viết nhằm mục đích xây dựng nên những gia đình ấm áp, hạnh phúc, nơi mà mỗi thành viên đều được tôn trọng và yêu thương. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay, góp phần vào việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, nơi mà mọi người đều có quyền tự do lựa chọn hạnh phúc của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề kết hôn ở Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Ở Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu và Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các phương pháp lý thuyết như khái quát, phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. Dựa trên những kiến thức lý thuyết này, chúng ta có thể đi sâu vào bản chất của vấn đề, từ đó có cái nhìn toàn diện và bao quát về thực tiễn cuộc sống. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề đang nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp và phương pháp tiếp cận phù hợp. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Bài tiểu luận đã cung cấp một cái nhìn chi tiết về các vấn đề liên quan đến kết hôn ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu sâu rộng. Nó đã chỉ ra những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, và đề xuất các hướng đi để hoàn thiện Luật Hôn nhân và Gia đình. Điều này góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề kết hôn trong bối cảnh quy định về hôn nhân. Bài tiểu luận như một công cụ giáo dục, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật trong việc kết hôn. 5. Kết cấu của bài tiểu luận Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 2 phần cơ bản: - Phần 1: Các quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn - Phần 2: Thực tiễn áp dụng quy định của luật hôn nhân gia đình trong vấn đề kết hôn ở nước ta hiện nay CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KẾT HÔN 1. Khái niệm kết hôn Từ xa xưa con người đã có tập tính sống với nhau thành bầy đàn lúc đó họ chỉ quan tâm đến việc ăn uống tránh thú dữ vì thế những khái niệm về kết hôn hay hôn nhân vẫn chưa được ra đời .Quan hệ giữa người đàn ông và người phụ nữ lúc này họ chỉ nghĩ một cách đơn giản là mối quan hệ “ tính giao”1.Sự liên kết của họ nhằm thỏa mãn bản năng thuần túy của con người đó là sống theo bầy đàn để tránh được thú dữ hay kiếm thức ăn.Do điều kiện tự nhiên nên con người có tập tính ăn chung ở chung như Ph.Ănghhen đã viết:”đấy là hình thức quần hôn,một hình thức hôn nhân trong đó từng nhóm đàn ông và cá từng nhóm đàn bà là sở hữu của nhau.Ghen tuông khó lòng phát triển”2.Trải qua quá trình phát triển nhân loại,sự liên kết giữa đàn ông và phụ nữ không chỉ là sự ràng buộc mà nó còn là sự liên kết mang tính xã hội chặt chẽ thể hiện những giá trị văn minh cao cấp hơn của con người trong mối quan hệ đặc biệt mang tên là”hôn nhân”.3 Dưới góc độ xã hội,kết hôn được hiểu là hình thức xác nhận mối quan hệ vợ chồng.Đó là sự liên kết đặc biệt nhằm tạo dựng một mối quan hệ gia đình.Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản nhằm duy trì giống nòi Và đó cũng là một chức năng cơ bản phát triển các thế hệ tiếp theo được sinh ra và nuôi dưỡng Từ góc độ pháp lý, việc kết hôn được coi là một sự kiện hoặc chế định pháp lý để xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định ban hành của pháp luật. Trong khi lễ cưới hay hôn lễ là một sự kiện xã hội quan trọng đánh dấu cho cuộc hôn nhân thành vợ chồng,thì việc đăng ký kết hôn lại là yếu tố quan trọng từ góc độ pháp lý.Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán cũng như từng quốc gia, khu vực khác nhau mà việc xác lập mối quan hệ vợ chồng cũng có sự khác biệt. Đối với pháp luật Việt Nam, việc thiết lập quan hệ vợ chồng hợp pháp khi đầy đủ các điều kiện kết hôn và chỉ được thừa nhận khi có sự công nhận của Nhà nước. 2. Điều kiện kết hôn 2.1. Điều kiện kết hôn 1 mang tính bầy đàn và bừa bãi có nghĩa là mọi người đàn bà đều thuộc về người đàn ông và ngược lại,điều này được coi là phù hợp với tập quán lúc bấy giờ 2 C.Mác -Ph.Ănghhen(1994),tuyển tập 6,Nxb.Sự Thật, Hà Nội, Trang 62 3 Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa:”kết hôn là việc người nam và người nữa lấy nhau thành vợ chồng” ngưỡng và người không có tín ngưỡng, cũng như giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đều được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật. Trong gia đình, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau. - Nguyên tắc thứ ba: Xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc.Theo nguyên tắc này, mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau. Điều này cần được thực hiện mà không phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình. - Nguyên tắc thứ tư: Nhà nước,xã hội và gia đình đều có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em,người cao tuổi và người khuyết tật, giúp họ thực hiện đầy đủ quyền lợi về hôn nhân và gia đình. Đồng thời, họ cũng cần hỗ trợ các bà mẹ trong việc thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Nguyên tắc thứ năm: Chúng ta cần tiếp tục duy trì và phát triển những giá trị văn hóa và đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc Việt Nam liên quan đến hôn nhân và gia đình. 2.3. Các trường hợp cấm kết hôn Các trường hợp cấm kết hôn được nêu trong điểm a,b,c,d khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 .Bao gồm những trường hợp sau đây - Kết hôn giả tạo: Theo Điều 3,Khoản 11 luật Hôn nhân và Gia đình, hôn nhân giả tạo được hiểu là việc sử dụng hôn nhân như một phương tiện để di cư, cư trú, hoặc nhập quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, hoặc để hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước, hoặc để đạt được mục đích cá nhân, nhưng không với mục đích xây dựng gia đình. Nhà nước cấm hành vi kết hôn giả tạo nhằm ngăn chặn những trường hợp không đáng có. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ hôn nhân, làm tăng tỷ lệ lách luật nhập cảnh “trái phép” thành hợp pháp, gây hao hụt ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi từ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến quốc gia đó. Ngoài ra, hành vi này cũng làm tăng tỷ lệ ly hôn sau khi những người trong cuộc hôn nhân đó đạt được mục đích của mình. Các điều luật không được thay đổi. - Tảo hôn,cưỡng ép kết hôn ,lừa dối để kết hôn: o Theo Điều 3, Khoản 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình,tảo hôn là việc kết hôn khi một trong hai bên vi phạm quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật. Đây là hành vi vi phạm độ tuổi kết hôn theo.Điểm a, Khoản 1, Điều 8 của Bộ luật. Ngày nay, mặc dù nhận thức của người dân đã được nâng cao và hầu hết nam nữ đều kết hôn đúng độ tuổi pháp luật quy định.Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp kết hôn mặc dù một trong hai bên chưa đủ tuổi. Đây được gọi là tình trạng tảo hôn. Kết hôn sớm không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, mà còn ảnh hưởng đến xã hội khi chất lượng thế hệ sau giảm sút do cha mẹ còn quá trẻ và chưa phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, dẫn đến trẻ em bị dị dạng hoặc khuyết tật.Có những trường hợp vì áp lực tâm lý gia đình đã dẫn đến quyết định đi phá thai. Tất cả những điểu kể trên không chỉ tạo ra gánh nặng cho gia đình mà còn làm tăng tỷ lệ tệ nạn xã hội. o Theo Điều 3, Khoản 9, cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc sử dụng đe dọa, uy hiếp, hành hạ, yêu sách hoặc các hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. Đây là hành vi vi phạm sự tự nguyện trong kết hôn theo Điều 8, Khoản 1, Điểm a của Bộ luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp nhiều bậc phụ huynh vẫn còn suy nghĩ cổ hũ là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó hay vì hoàn cảnh gia đình vì môn đăng hộ đối mà ép buộc con cái mình kết hôn. o Lừa dối để kết hôn là một trong hai người nói sai sự thật về bản thân làm người còn lại lầm tưởng mà kết hôn hoặc một trong hai người đã hứa hẹn sẽ làm gì có lợi cho người còn lại làm cho người còn lại đồng ý kết hôn. Tuy nhiên, để xác định được đây có phải là hành vi lừa dối hay không thì phải xem xét. Bởi lẽ người bị lừa dối cũng có thể đang vì mục đích riêng mà không phải hoàn toàn vì tình yêu nên sẽ đồng ý kết hôn để đạt được mục đích. Do đó khi xử lí các tình huống này, pháp luật Việt Nam khá linh hoạt và mềm dẻo. Cơ bản tất cả sự việc đều phải được giải quyết một cách “thấu tình đạt lý”, không thể cứ cứng nhắc theo pháp luật mà còn phải vì quyền lợi của đôi bên và cả con cái của họ. Tòa án phải xem xét hôn nhân từ lúc kết hôn cho tới lúc đưa ra xem xét, giải quyết, lựa chọn phương án tốt nhất và tối ưu nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người vợ, người chồng và con của họ. - Kết hôn với người đang có chồng hoặc đang có vợ o Theo Điều 2, Khoản 1 hiến định của Luật Hôn nhân và Gia đình, nguyên tắc của hôn nhân là “tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Hôn nhân phải được xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng. Do đó, Điểm c, Khoản 2.Theo Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Để hiểu rõ hơn về “Người đang có vợ, có chồng”, chúng ta căn cứ vào Khoản 4, Điều 2 của Thông tư liên tịch số 01/20167. o Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt khi một người có nhiều vợ hoặc chồng nhưng vẫn được nhà nước công nhận. Ví dụ, những cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ, tập kết ra Bắc (1945) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Sau khi đất nước thống nhất, họ vẫn trở về và sống chung với người vợ cũ như bình thường. Đây là những trường hợp đặc biệt do chiến tranh và hoàn cảnh. - Kết hôn với những người mất năng lực hành vi dân sự: o Theo Điều 8, Khoản 1, Điểm c của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người kết hôn phải là người “không bị mất năng lực hành vi dân sự”. Điều kiện để được coi là mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22, Khoản 1 của Bộ luật Dân sự 2015. Quy định này nhằm đảm bảo tính tự nguyện trong việc kết hôn, vì một người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự nguyện bày tỏ ý chí kết hôn. o Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình nhưng không yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi. Do đó, họ vẫn có quyền kết hôn, mặc dù việc này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn cũng như của gia đình và xã hội. Vì vậy, cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền tự do kết hôn của cá nhân để mọi người thực hiện một cách tự nguyện, tránh các quy định chỉ mang tính hình thức. - Kết hôn giữa những người có cùng giới tính: Chức năng sinh sản là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình, và chỉ có thể được thực hiện bởi các đối tượng thuộc các giới tính khác nhau. Do đó, pháp luật Việt Nam không công nhận hôn nhân đồng giới để thực hiện chức năng này. Trên thế giới, nhiều cặp đôi đồng tính đã lên tiếng đòi quyền tự do hôn nhân, và một số nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ đã công nhận và cho phép hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ trao quyền cho những người chưa chắc chắn về giới tính của mình được xác định lại giới tính, nhưng không chấp nhận việc xác định lại giới tính sau khi đã xác định. 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016. quy định người xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn; hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc bị tuyên bố là đã chết. Người đã kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, nếu công dân không đăng ký kết hôn đúng thẩm quyền, giấy chứng nhận kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay, nếu có yêu cầu đăng ký lại cho đúng thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét giấy tờ hợp lệ theo qui định của pháp luật. Nếu thấy hai bên nam nữ đủ điều kiện kết hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ đăng ký lại cho người dân. Ngày kết hôn sẽ được tính từ ngày đăng ký kết hôn trước đó. Trường hợp pháp luật sẽ không công nhận hai người là vợ chồng khi có yêu cầu ly hôn hoặc hủy việc kết hôn; hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể theo Điều 13 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: “Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo qui định pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này , quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn”. Qua chương một cho ta thấy được một cái nhìn tổng quan về hôn nhân. Đi từ khái niệm hôn nhân và gia đình,các điều kiện kết hôn,các trường hợp cấm kết hôn,việc đăng kí kết hôn ở đâu và trình tự ra sao .Qua đó ta thấy được việc kết hôn ở Việt Nam chặt chẽ và cụ thể như thế nào. Vì tình yêu và hôn nhân là những thứ cao cả và quý trọng nhưng nếu không có luật pháp và các chế tài phù hợp thì sẽ phản tác dụng và ảnh hưởng rất tiêu cực lên xã hội. Tiếp theo ta đi tới chương hai xem thực trạng và áp dụng bộ Luật Hôn nhân và Gia đình vào thực tiễn ra sao. CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG VẤN ĐỀ KẾT HÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Thực trạng kết hôn trái pháp luật ở nước ta hiện nay Luật Hôn nhân và Gia đình được ban hành nhằm tạo ra một cơ chế pháp lý để quản lý các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình trong xã hội. Việc tuân thủ các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình trong việc kết hôn ở Việt Nam hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hôn nhân. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rõ ràng các điều kiện và thủ tục cần thiết để kết hôn. Các cặp đôi phải tuân thủ các yêu cầu về tuổi tác, tình trạng hôn nhân trước đó và sự đồng ý tự nguyện của cả hai bên. Việc áp dụng các quy định này đã đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trong việc kết hôn, đồng thời tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người. Việc tuân thủ các quy định về việc kết hôn ở Việt Nam là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của gia đình và xã hội. Các quy định này giúp bảo vệ quyền và trách nhiệm của các bên trong hôn nhân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của gia đình. Việc tuân thủ đúng và nghiêm túc các quy định này sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và phát triển bền vững. Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc thực hiện các quy định về việc kết hôn, vẫn còn một số hạn chế cần được giải quyết: - Ý thức và hiểu biết của công dân về luật hôn nhân gia đình còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc nhiều người không hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân.Do đó có rất nhiều vụ việc kết hôn trái pháp luật điển hình nhất là các vụ việc về nạn tảo hôn xảy ra ở các vùng sâu vùng xa ở các dân tốc thiểu số. Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%, trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện KT- XH rất khó khăn như: Mông 59,7%; Xing Mun 56,3%; La Ha 52,7%; Gia Rai 42%; Raglay 38,3%; Bru – Vân Kiều 38.9%;… Trong 40/53 DTTS, tỷ lệ này là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên. Nguồn: (“Hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với phụ nữ dân tộc thiểu số (bienphong.com.vn)) - Cần tăng cường công tác tư vấn và giáo dục về hôn nhân và gia đình, nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của công dân về quyền và trách nhiệm trong hôn nhân.Tuy nhiên hiện nay đã có một số trường từ cấp bậc tiểu học đến trung học phổ thông đã có những giảng dạy về giáo dục giới tính đưa vào các chương trình ngoại khóa và có những bước tiến triển khá thành công và cũng đang tiếp tục nhân rộng rãi phổ biến trên mọi nơi ở tổ quốc Việt Nam.Và đó cũng là một bước tiến nho nhỏ và phát triển giáo dục hôn nhân và gia đình - Cần cải thiện quy trình giải quyết tranh chấp hôn nhân, đảm bảo tính công bằng và hợp pháp trong quá trình này. o Về thủ tục Đăng ký kết hôn của nam và nữ Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: “ 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.” o So sánh với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, quy định về việc đăng ký kết hôn trong luật hiện hành đã loại bỏ phần quy định về nghi thức kết hôn để phù hợp với nhu cầu thực tế. Theo quy định này, việc kết hôn chỉ được coi là hợp pháp khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và khi đó, quan hệ hôn nhân sẽ được nhà nước bảo vệ. o Mặc dù pháp luật đã có những quy định rõ ràng và chặt chẽ về việc kết hôn, nhưng trên thực tế, vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn vẫn diễn ra khá phổ biến. Các trường hợp điển hình bao gồm hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. 2. Phân tích một số vụ việc kết hôn trái pháp luật 2.1. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn Độ tuổi kết hôn là một trong những điều được quy định theo điều 8 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014 với nội dung : "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên".Qua đó , luật Hôn Nhân đã quy định về độ tuổi là trường hợp bên nam hoặc bên nữ chưa đạt đến độ tuổi được quy định kết hôn. Nếu một cuộc hôn nhân diễn ra với một trong hai bên chưa đủ tuổi, nó sẽ được coi là tảo hôn.. Các vụ vi phạm pháp luật về độ tuổi thường xảy ra phần lớn chỉ tồn tại ở dân tộc miền núi , dân tộc thiểu số. Vì giáo dục về luật pháp ở đây còn khá lỏng lẻo và ý thức người dân còn chưa cao. Ngày nay với xã hội phát triển thì cách nhận thức của con người về độ tuổi hôn nhân ngày càng đúng đắn và pháp luật cũng đã có nhưng biện pháp để hạn chế nhưng vụ việc vi phạm độ tuổi kết hôn. 2.2. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện Việc kết hôn là việc nam và nữ xác lập trên quan hệ vợ chồng trên nguyên tắc tự nguyện.Quan hệ hôn nhân và gia đình được pháp luật Hôn Nhân và gia đình ghi nhận và quy định những điều kiện riêng, theo đó "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên 3. Giải pháp Giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán: - Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo. - Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. (https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/ 52697/ap-dung-tap-quan-ve-hon-nhan-va-gia-dinh.) Về vấn đề tuổi kết hôn: Theo quan điểm và nhận xét ý kiến cá nhân riêng em thì độ tuổi kết hôn nam xuống để độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bằng nhau. Vì việc đưa ra độ tuổi kết hôn là căn cứ vào sức khỏe phát triển tâm sinh lý và nhân thức để hoàn thiện tri thức,học hỏi nâng cao từ nhiều kênh khác nhau.Ở cùng độ tuổi phản ánh đúng chính xác sự phát triển tâm lý của nam và nữ.Khi đó họ đang trưởng thành một cách nhanh chóng và họ có thể đưa ra một quyết định sáng suốt về cuộc sống của mình và họ có thể gánh vác trách nhiệm gia đình vào một độ tuổi rất đẹp là mười tám Vấn đề họ hàng huyết thống: - Pháp luật hôn nhân gia đình cần phải bổ sung các quy định rõ ràng về việc kết hôn giữa con riêng của chông và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình. Để khi trường hợp này xảy ra trên thực tế thì người thi hành pháp luật sẽ không phải lúng túng, và người tuân thủ pháp luật có thế biết được việc đó mình được làm hay không được làm. - Pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung thêm một số quy định cho rõ ràng về việc kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình.Nếu để trường hợp trên thực tế thì người thi hành pháp luật sẽ phải lúng túng , và người tuân thủ pháp luật có thể biết được việc đó mình có được làm hay không được làm Về vấn đề giới tính trong điều kiện kết hôn: Theo xu thế và thế giới ngày càng rộng mở với những người có giới tính thứ ba thì pháp luật việt nam cũng nên chấp thuận hợp pháp việc kết hôn đồng giới vì 1. Bình đẳng và công bằng: Việc công nhận hôn nhân đồng giới cũng là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình bình đẳng giới và công bằng cho xã hội.Mọi người bất kể giới tính hay tình dục đều có quyền được yêu,và họ cũng nên có quyền được kết hôn và xây dựng gia đình. 2. Bảo vệ quyền lợi Khi hôn nhân đồng giới được công nhận thì các cặp đôi được hưởng các quyền lợi pháp lý giống như bao cặp đôi khác gồm quyền thừa kế quyền chăm sóc con và quyền hưởng lợi ích về thuế và bảo hiểm 3. Tôn trọng quyền con người Việc công nhận hôn nhân đồng giới cũng là một cách để tôn trọng quyền cá nhân và quyền con người Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, vấn đề xác định chính xác giới tính của người đăng ký kết hôn thực chất khá phức tạp. Thực tế có thể xảy ra hai trường hợp đặc biệt. - Trường hợp thứ nhât: hai người đã đăng ký kêt hôn hợp pháp nhưng sau đó một người chuyên giới. - Trường hợp thứ hai: hai người khi sinh ra cùng giới tính nhưng một trong hai đã phẫu thuật chuyển giới.Pháp luật Việt Nam không công nhận xác định lại giới tính với người đã chuyền giới. Như vậy thì trong hai trường hợp trên, sự phi lý ở chỗ hai người cùng giới thực tế lại được pháp luật công nhận như vợ chống còn hai người thực tế khác giới thì lại bị cấm kết hôn. Vì vậy, nhằm phát huy và mở rộng quyền tự do dân chủ, pháp luật Việt Nam nên có thêm quy chế xác định lại giới tính cho những trường hợp người chuyển giới, tạo điều kiện cho những người này có thể được kết hôn như những người bình thường khác. Thực tế đã cho thấy càng ngày càng nhiêu những người đông tính vân sông với nhau một cách công khai.trên thế giới hiện nay đã có rất nhiêu nước cho phép hôn nhân đồng giới: Ví dụ: Hà Lan đã thông qua Luật hôn nhân đồng giới năm 2001; Bỉ đã thông qua Luật hôn nhân đông giới năm 2003; Tây Ba Nha thông qua Luật hôn nhân đồng giới năm 2005: Canada (2005); Nam Phi (2006); Na uy (2008); Bộ Đào Nha (2010)... Tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là, quan hệ đồng giới là một vân đề cực kì nhạy cảm. Đó không chi là một căn bệnh bầm sinh về tâm sinh lí mà còn là một xu hướng tình dục của giới trẻ.Vì vậy cần cân nhắc kĩ lưỡng để đưa những bộ luật hợp lí tránh giới trẻ đi theo xu hướng một cách quá đà. KẾT LUẬN Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, kỷ nguyên của sự hội nhập, sự giao thoa.Khi mà biên giới của các quốc gia chỉ còn là một khái niệm thì cũng là lúc những suy nghĩ, phong cách sống khác nhau được hình thành. Đặc biệt là với giớ trẻ họ đã có những cách nhìn rất khác về hôn nhân và gia đình, điều này cũng đã một phần tác động đến những quan niệm truyền thống của người dân Việt Nam ta.. Trải qua gần 2 tháng học tập, môn học này đã thực sự cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ ích về mặt pháp lý, lý luận và thực tiễn về loại quan hệ pháp luật phổ biến-quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình. Nhờ những kiến thức và bài giảng của Cô mà chúng em đã biết được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như của những người xung quanh về quan hệ hôn nhân và gia đình. Đây chính là cơ sở, là nền tảng vững chắc để chúng em có thể vận dụng vào thực tiễn, để có thể chấp hành đúng theo quy định của pháp luật và bảo vê quyền lợi chính đáng của mình. Bên cạnh đó chúng em cũng có thể chia sẻ kiến thức với những người xung quanh để xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. Qua việc nghiên cứu đề tài Luật hôn nhân về gia đình. Chúng em thực sự có được những nhìn nhận đánh giá xác đáng hơn về vấn đề này. Chúng em nhận thấy đây là một vấn đề pháp lý có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và thực sự cần thêm nhiều sự quan tâm, lan tỏa để ngày càng nhiều người được tiếp cận với kiến thức bổ ích này. Gia đình chính là một tế bào của xã hội, chỉ khi tế bào ấy có khỏe mạnh thì xã hội mới có thể phát triển được. Cuối cùng chúng em xin được gửi một lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên cô….đã truyền đạt cho chúng em rất nhiều kiến thức và bài giảng để chúng em hiểu biết hơn về cuộc sống cũng như hoàn thiện bản thân. Cảm ơn cô vì đã luôn nhiệt tình chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện!
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved