Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

macro economics exercise, Quizzes of Business Economics

bài tập trắc nghiệm môn kinh tế vĩ mô

Typology: Quizzes

2021/2022

Uploaded on 05/20/2023

lover-6
lover-6 🇻🇳

2 documents

1 / 140

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download macro economics exercise and more Quizzes Business Economics in PDF only on Docsity! BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ BÀI 1 : TIỀN TỆ I) Bài tập lý thuyết 1) Tiền khác các tài sản khác trong nền kinh tế như thế nào ? 2) Tiền hàng hóa, Tiền tín dụng, Tiền mặt, Tiền pháp định, Tiền ngân hàng, Tiền lưu thông, Tiền gửi, Tiền cho vay… là gì ? 3) Tiền gửi không kỳ hạn là gì ? Tại sao cần đưa nó vào khối lượng tiền tệ ? 4) Ai, cơ quan nào quyết định chính sách tiền tệ ở Mỹ, ở Việt Nam ? 5) Nếu muốn tăng cung tiền tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần làm gì ? 6) Tại sao ngân hàng thương mại không nắm giữ 100% dự trữ ? 7) Lượng tiền dự trữ mà các ngân hàng nắm giữ liên quan đến lượng tiền tệ mà hệ thống ngân hàng tạo ra như thế nào. Giải thích bằng số nhân tiền tệ. 8) Điều gì xảy ra với cung ứng tiền tệ khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu. 8) Dự trữ dôi dư và dự trữ bắt buộc là gì ? Tại sao phải có ? Điều gì xảy ra với tổng cung tiền tệ khi NHTW tăng Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ? II) Bài tập vận dụng 1) Những yêu cầu nào sau đây được coi là quan trọng nhất đối với tiền: - Được đảm bảo bằng vàng - Được nhà nước tuyên bố đây là phương tiện thanh toán hợp pháp - Được chấp nhận rộng rãi bởi tất cả công chúng. 2) Đặc tính nào của tài sản khiến nó trở thành: (i) phương tiện trao đổi ? Được chấp nhận rộng rãi bởi tất cả công chúng (ii) phương tiện cất giữ giá trị ? Có khả năng chuyển được giá trị hay sức mua từ hiện tại sang tương lai 4) Bạn có 100 đồng đang giữ ở nhà. Nếu 100 đồng này được đem đến gửi ngân hàng và hệ thống ngân hàng có tỷ lệ dự trữ bằng 10% (0,1) so với tiền gửi, thì tổng cung tiền tệ là bao nhiêu ? số cung tiền tăng thêm tối đa là bao nhiêu ? Theo công thức M=m.MO=MO/rrr trong trường hợp ko có rò rỉ tiền tệ, hoặc ∆M=m. ∆MO= ∆MO/rrr tổng cung tiền tệ là : 100/(0,1) = 1000 đồng, tức gấp 10 lần ban đầu. Tổng lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng là 1000, số tiền tăng thêm là 900. 5) Một nền kinh tế có 2000 tờ 1 trăm nghìn đồng (M0=MB=200 triệu). Giải: Bám theo công thức M = m. MO = [(C+D)/(C+R)]*MO Nếu mọi người giữ toàn bộ dưới dạng tiền mặt, lượng tiền là bao nhiêu C=200, D=0, R=0, C/D=∞  m=1  M=200 - Nếu mọi người giữ toàn bộ dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn (tức là không có rò rỉ tiền mặt) và các NH có tỷ lệ dự trữ là 100%, lượng tiền là bao nhiêu ? 200 triệu. Do NHTM dự trữ 100% nên không tạo thêm tiền gửi. C=0, D=200, R=200, C/D=0, R/D=1  m=1  M=200 - Nếu mọi người giữ toàn bộ dưới dạng tiền mặt và dạng tiền gửi không kỳ hạn theo tỷ lệ 50/50 (2 loại bằng nhau), và các NH có tỷ lệ dự trữ là 100%, lượng tiền là bao nhiêu ? Vẫn là 200 triệu, nhưng 50% là tiền mặt và 50% là tiền gửi. C=100, D=100, R=100, C/D=1, R/D=1  m=1  M=200 - Nếu mọi người giữ toàn bộ dưới tiền gửi không kỳ hạn và các NH có tỷ lệ dự trữ là 10%, lượng tiền là bao nhiêu : Hệ số nhân tiền là 1/0,1=10  Lượng tiền là 200*10=2000 triệu. C=0, D=200, R=20, C/D=0, R/D=0,1  m=10  M=2000 - Nếu mọi người giữ toàn bộ dưới dạng tiền mặt và dạng tiền gửi không kỳ hạn theo tỷ lệ 50/50 (2 loại bằng nhau), và các NH có tỷ lệ dự trữ là 10%, lượng tiền là bao nhiêu C=100, D=100, C/D=1, R=10, R/D=0,1  m=10  Lượng tiền là 100*10=1000 triệu+100=1100. 6) Dưới đây là bảng số giả định về cân đối tiền tệ. Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 4. (C/D=cr=4) a) Hãy tính các chỉ tiêu : Số nhân tiền, cơ sở tiền tệ, M1. b) Giả sử NHTW mua trái phiếu của các NHTM với giá trị 2500 và các NHTM cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính cơ sở tiền tệ, M1, lượng tiền mặt ngoài ngân hàng, lượng tiền gửi, dự trữ thực tế của các NHTM. Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ 500 Tiền gửi 3000 Cho vay 2500     Tổng 3000     Minh hoa bang do thi AE ni 2 M MS; Hi San xuat luong tién M 8) Đồ thị trên đây mô tả trạng thái của thị trường tiền tệ. Ban đầu thị trường được thể hiện bằng hai đường MS1 và MD1. a) Hãy xác định mức lãi suất cân bằng (đoạn nào): Đoạn OC, tức tại mức C b) Dự đoán nguyên nhân có thể làm đường cầu tiền tệ chuyển dịch từ MD1 sang MD2: Cầu TT danh nghĩa phụ thuộc vào lãi suất, giá cả và thu nhập (lý thuyết ưa thích thanh khoản), nên ở đây MD dịch chuyển khi thu nhập tăng M MS1 MS2 MD1 MD2 C 0 r A B D E G H F c) Khi lãi suất chưa được điều chỉnh, với đường cầu mới MD2, hãy cho biết trạng thái trên thị trường tiền tệ. Lãi suất chưa được điều chỉnh nên vẫn ở C Cung tiền tệ chưa được điều chỉnh nên vẫn ở G Cầu tiền tệ được điều chỉnh vì MD dịch chuyển nên ở H Thị trường tiền tệ mất cân bằng: Cầu tiền tệ > Cung tiền tệ d) Trình bày quá trình điều chỉnh tự phát diễn ra trên thị trường tiền tệ Khi thị trường tiền tệ mất cân bằng: Cầu > Cung thì giá của tiền tăng, tức lãi suất tăng lên mức E để lập lại cân bằng trên thị trường tiền tệ: Cầu=Cung  Lãi suất tăng. Cầu về mức cung do NHTW kiểm soát e) Nguyên nhân có thể làm đường cung TT chuyển dịch từ MS1 sang MS2. Vì cung TT do NHTW kiểm soát, nên nguyên nhân là NHTW đưa tiền ra Khi đó cân bằng mới khác gì so với trước ? Lãi suất về mức cũ. Cân bằng TT ở mức tại điểm B cao hơn ban đầu tại A. 12) Để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ngân hàng trung ương phải a) Giảm lãi suất ngân hàng, b) Mua trái phiếu trên thị trường mở c) Tăng tốc độ cung ứng tiền tệ d) Giảm tốc độ tăng cung ứng tiền tệ 13) Trong trường hợp nền kinh tế còn chưa sử dụng hết năng lực, tăng cung tiền tệ sẽ dẫn tới: a) Cả GDP thực tế và mức giá đều có xu hướng tăng b) GDP thực tế tăng nhưng mức giá đều có xu hướng giảm c) GDP thực tế tăng nhưng mức giá không đổi d) Mức giá tăng nhưng GDP thực tế không đổi f) Cả GDP thực tế và mức giá đều có xu hướng giảm 14) Giả sử một người chuyển 1 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tiền gửi có thể thanh toán bằng thẻ, khi đó: a) Cả M1 và M2 đều giảm b) M1 giảm và M2 đều tăng c) Cả M1 và M2 đều tăng d) M1 giảm và M2 không đổi e) M1 tăng và M2 không đổi 15) NH có thể tạo tiền bằng cách: a) Bán trái phiếu cho chính phủ b) Tăng dự trữ c) Cho vay một phần số tiền huy động được d) Bán trái phiếu cho NHTW e) Huy động nhiều tiền gửi hơn 16) Khi ngân hàng TW cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều đó : a) Ảnh hưởng đến những NHTM có dự trữ dôi dư b) Dẫn tới mở rộng các khoản tiền gửi tại các NHTM c) Cho phép các NHTM giảm lượng dự trữ và cho vay được nhiều hơn d) Thu hẹp các khoản tiền gửi tại các NHTM e) Giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. 17) Kết luận nào sau đây thuộc về lý thuyết cổ điển: a) Trong ngắn hạn, do tiền lương danh nghĩa cứng nhắc nên đường tổng cung là đường dốc lên b) Cầu tiền tệ phụ thuộc vào lãi suất thực c) Biến động của cung tiền tệ không ảnh hưởng tới các biến thực d) Đường tổng cung là đường dốc lên. e) c và d đều đúng 3) Xét hai nền KT Mỹ và Nhật. Nếu FED thực hiện chính sách tiền tệ lỏng, a) Điều gì sẽ xảy ra đối với số lượng Yên mà 1 USD có thể mua ? Quy mô hai nền KT to gần như nhau và đều mở cửa, đồng tiền chuyển đổi quốc tế được ; tỷ giá thả nổi… nên khi FED tăng ra nhiều tiền, đồng USD mất giá so với đồng Yên, đi đôi với lạm phát ở Mỹ tăng vì tiền nhiều. b) Giá tương đối của HH&DV ở Mỹ và Nhật thay đổi như thế nào ? Lạm phát ở Mỹ tăng nhanh hơn ở Nhật, nên Giá tương đối của HH&DV ở Mỹ so với ở Nhật tăng lên c) Nếu thay nền KT Nhật bằng KT VN với chế độ tỷ giá cố định thì sao kết quả vẫn vậy. 4) Hãy mô tả sự khác nhau giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Giữa Cá nhân hay Công ty: Ai có khả năng đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn, ai có khả năng đầu tư gián tiếp hơn? a) đầu tư trực tiếp nước ngoài : Bỏ tiền đầu tư (Sản xuất kinh doanh) và trực tiếp quản lý vốn – Công ty, vì cần nhiều vốn và nhân lực quản lý b) Đầu tư gián tiếp nước ngoài : Mua cổ phần, cổ phiếu lấy lãi, không trực tiếp quản lý vốn. Cá nhân vì vốn tùy khả năng 5) Nếu VN có lạm phát thấp, Mỹ có lạm phát cao, đồng tiền VN sẽ lên giá hay xuống giá so với đồng đô la Mỹ ? Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá thực được xác định theo công thức (kiểu Anh): RER = eP/P*  e = RER.P*/P  ge = gRER + gP* - gP Trong đó P* là giá ở Mỹ, P là giá ở VN, g chỉ tốc độ tăng.  Nếu gP* > gP thì ge tăng, tức là 1 đồng VN mua được nhiều USD hơn, tức VNĐ lên giá so USD. 6) Các giao dịch sau đây ảnh hưởng thế nào tới xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng và tăng trưởng GDP của VN a) Một giáo sư VN đi thăm các bảo tàng châu Âu trong dịp nghỉ hè. GDP = C + I + G + X - M Nhập tăng  xuất khẩu ròng giảm  tăng trưởng GDP của VN giảm b) Sinh viên ở Paris đổ xô đi xem bộ phim VN "Đời Cát". Xuất tăng  xuất khẩu ròng tăng  tăng trưởng GDP của VN tăng c) Bạn mua một chiếc Volvo mới (NK tăng, XK ko đổi, NX giảm, GDP giảm) d) Hiệu sách sinh viên trường đại học Oxford bán cuốn sách của giáo sư VN in tại VN. Xuất tăng  xuất khẩu ròng tăng  tăng trưởng GDP của VN tăng e) Một du khách TQ sang mua hàng hóa VN để tránh thuế doanh thu ở TQ Xuất (hay C) tăng  xuất khẩu ròng tăng  tăng trưởng GDP của VN tăng 10) Khi giá cả ở các nước không đổi, nếu tỷ giá tăng thì sẽ có tác dụng: a) Khuyến khích xuất khẩu b) Khuyến khích nhập khẩu c) Khuyến khích cả xuất và nhập khẩu d) Tăng xuất, giảm nhập e) Tăng nhập, giảm xuất. 11) Những giao dịch sau ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài ròng của VN như thế nào: a) Viettel thành lập văn phòng ở Paris. (FDI giảm vì phải bỏ tiền đầu tư và trực tiếp quản lý) b) Công ty Harrod ở Anh bán cổ phiếu cho Bảo hiểm Việt Nam (IFI giảm, đây là IFI của BHVN vì BHVN đầu tư mua cổ phiếu NN và không quản lý trực tiếp công ty Harrod) c) Honda mở rộng nhà máy của mình ở Vĩnh Phúc (FDI tăng, tiền vào) d) Vinamilk bán cổ phiếu cho 1 nhà đầu tư Pháp (IFI tăng) 12) Nhóm người sau đây vui hay buồn nếu VNĐ lên giá, tại sao: a) Các quỹ hưu trí Hà Lan nắm giữ trái phiếu CPVN Vui vì giá trị trái phiếu, gốc và lãi, đều tăng khi tính sang tiền nước họ b) Ngành may mặc VN buồn vì phải bán hàng ra NN với giá cao hơn để thu được 1 số tiền VNĐ như trước  giảm XK c) Các nhà du lịch Mỹ dự định đến VN buồn, phải trả nhiều USD hơn để thực hiện chuyến đi trong khi thu nhập của họ tại Mỹ không đổi d) Một công ty VN định mua tài sản ở nước ngoài. vui vì có thể mua được tài sản đó, tính bằng ngoại tệ không đổi, nhưng chỉ cần số VNĐ ít hơn 13) Điều gì xảy ra đối với tỷ giá thực (nội tệ lên giá hay xuống giá thực, rer = eP*/P) của VN trong các trường hợp sau đây. Giải thích tại sao a) Tỷ giá danh nghĩa không đổi và giá cả ở VN tăng nhanh hơn ở nước ngoài RER giảm, hàng VN sẽ đắt hơn 1 cách tương đối so với hàng NN b) Tỷ giá danh nghĩa không đổi và giá cả ở VN tăng chậm hơn ở nước ngoài RER tăng, hàng VN sẽ rẻ hơn 1 cách tương đối so với hàng NN c) VNĐ giảm giá hay mất giá danh nghĩa so với ngoại tệ (e tăng lên), trong khi giá cả ở VN và NN đều không đổi RER tăng, hàng VN sẽ rẻ hơn 1 cách tương đối so với hàng NN d) VNĐ lên giá so với ngoại tệ, trong khi giá cả ở VN và NN đều không đổi RER giảm, hàng VN sẽ đắt hơn 1 cách tương đối so với hàng NN 16) Số cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sinh ra từ: a) Xuất khẩu b) Người nước ngoài chuyển vốn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước c) Thu nhập từ hoạt động sản xuất ở nước ngoài chuyển về nước d) Kiều hối e) Tất cả các trả lời trên. 17) Xuất khẩu ròng của một quốc gia phụ thuộc vào: a) Thu nhập của nền kinh tế trong nước b) Thu nhập của người nước ngoài c) Giá cả trong nước d) Tỷ giá hối đoái e) Tất cả các trả lời trên. 18) Tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng tới: a) Giá cả b) Cán cân thanh toán quốc tế c) Sản lượng d) Cơ cấu kinh tế e) Tất cả các trả lời trên. 19) Trong chế độ tỷ giá cố định, giả sử ban đầu lãi suất trong nước và nước ngoài cân bằng. Nếu lãi suất trong nước tăng lên thì: a) Vốn có xu hướng chạy ra nước ngoài b) Vốn có xu hướng chạy vào trong nước c) Không có xu hướng rõ ràng d) Không có hiện tượng di chuyển vốn. e) Tất cả các trường hợp trên đều có thể xảy ra. 20) Giả sử ban đầu lãi suất trong nước và nước ngoài cân bằng và không đổi. Nếu tỷ giá danh nghĩa tăng lên thì: a) Vốn có xu hướng chạy ra nước ngoài (vì nhà đầu tư kiếm được tiền VN ở VN khi đổi ra ngoại tệ sẽ được ít hơn) b) Vốn có xu hướng chạy vào trong nước c) Không có xu hướng chạy ra nước ngoài hay chạy vào trong nước d) Tất cả các trường hợp trên đều có thể xảy ra. 21) Xét một nền kinh tế có cán cân thanh toán quốc tế đang bị thâm hụt, việc thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài sẽ: a) Tăng thặng dư hoặc làm giảm thâm hụt tài khoản vốn (ĐTNN chỉ tác động tới cán cân vốn) b) Tăng thặng dư hoặc làm giảm thâm hụt cán cân thương mại c) Tăng thặng dư hoặc làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai d) Tăng thặng dư hoặc làm giảm thâm hụt ngân sách chính phủ e) Các điều trên đều đúng. 26) Bài tập mô hình: Cho các số liệu sau đây : Tiêu dùng C=300+0,7Yd Đầu tư I = 100 + 0,1Y – 30r Chi tiêu chính phủ G=250 Thuế T = 150+0,2Y Xuất khẩu X = 250 Nhập khẩu M = 200+0,3Y Cung nội tệ SM= 200 Cầu nội tệ LM=300+0,2Y – 40r Sản lượng tiềm năng Y = 765 (đơn vị tính của r là %, của các chỉ tiêu khác là tỷ đồng, giá cố định) a) Giải thích ý nghĩa của các hệ số -30 ; 0,3 ; -40 trong các hàm I, M và LM b) Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng trên hai thị trường hàng hóa và tiền tệ a) Giải thích ý nghĩa của các hệ số -30 ; 0,3 ; -40 trong các hàm I, M và LM -30 : ∆I/∆r Khi lãi suất tăng thêm 1% thì đầu tư giảm 30 tỷ đồng 0,3 : ∆m/∆Y Khi thu nhập tăng thêm 1 đồng thì nhập khẩu tăng thêm 0,3 đồng -40 : ∆LM/∆r Khi lãi suất tăng thêm 1% thì cầu tiền tệ giảm 40 tỷ đồng. b) Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng trên hai thị trường HH&TT. TT HH: Phương trình IS : Y=C+I+G+X-M Y = 300+0,7(Y-150-0,2Y)+ 100 + 0,1Y – 30r+250-200-0,3Y = 595-0,36Y-30r Y = 929,69-46,88r TT TT: Phương trình LM : SM = LM 200=300+0,2Y – 40r r = 2,5-0,005Y Sản lượng và lãi suất cân bằng tại điểm IS và LM giao nhau  Y = 658,21 tỷ đồng ; r = 5,79% 27) Trên một thị trường ngoại hối có các phương trình sau Cung ngoại tệ SMF = 25 + 0,5 E Cầu ngoại tệ LMF = 39,3 - 0,8 E E là tỷ giá, đơn vị tính là VNĐ/USD ; cung và cầu ngoại tệ tính theo đơn vị triệu đô la Mỹ. Giả sử các doanh nghiệp trong nước tăng nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài thêm 1,3 triệu USD a) Tỷ giá cân bằng ban đầu khi các DN chưa nhập khẩu thêm 1,3 USD triệu hàng hóa của nước ngoài là bao nhiêu ? b) Nếu ngân hàng TW áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá cân bằng mới là bao nhiêu ? Thay đổi bao nhiêu % so với tỷ giá ban đầu ? c) Nếu NHTW muốn duy trì tỷ giá như cũ thì phải can thiệp vào thị trường như thế nào ? 9) Khuynh hướng tiêu dùng cận biên là gì. Công thức xác định ? 10) Yếu tố nào quyết định tiêu dùng ? Yếu tố nào quyết định Đầu tư ? 11) Giả sử chính phủ chi 300 tỷ để mua ô tô cảnh sát. Hãy giải thích tại sao tổng cầu có thể tăng lên hơn 300 tỷ; nhưng cũng có thể tăng ít hơn 300 tỷ ? 12) Giả sử có một cuộc điều tra niềm tin của người dân thực hiện trong năm nay. Nếu kết quả điều tra cho thấy có một làn sóng bi quan đang lan tràn trên toàn quốc. a) Nếu các nhà hoạch định chính sách không làm gì, điều gì sẽ xảy ra đối với tổng cầu ? b) NHNHVN nên làm gì để ổn định tổng cầu ? c) Nếu NHNHVN không làm gì để ổn định tổng cầu, Quốc hội nên làm gì để ổn định tổng cầu ? 2) Trong mô hình Keynes, số nhân chi tiêu phản ánh: a) Mức thay đổi của các nhân tố tự định khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị; b) Mức thay đổi của đầu tư khi sản lượng thay đổi c) Mức thay đổi của tiêu dùng khi sản lượng thay đổi d) Mức thay đổi của sản lượng khi các nhân tố tự định thay đổi 1 đơn vị e) Mức thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi. 3) Thu nhập khả dụng là phần thu nhập của các hộ GĐ nhận được: a) Sau khi đã nộp đủ các khoản thuế cá nhân, bảo hiểm và nhận thêm các khoản chuyển nhượng của nhà nước b) Sau khi dành đủ một lượng thu nhập cho đầu tư sản xuất c) Sau khi trừ đi phần tiết kiệm d) Sau khi trừ đi phần tiêu dùng e) Sau khi trừ đi phần đầu tư 4) Quy luật tâm lý cơ bản của Keynes cho rằng: a) Tiêu dùng của các gia đình luôn luôn tăng bằng mức tăng của thu nhập b) Người dân sẽ tăng tiết kiệm nếu thu nhập cao hơn, nhưng sẽ không tiết kiệm bất cứ gì khi thu nhập giảm đi c) Người dân tiết kiệm một phần trong bất cứ số gia tăng nào của thu nhập. d) Khi tiêu dùng tăng thì sẽ gia tăng thu nhập e) Tốc độ gia tăng tiêu dùng luôn luôn chậm hơn tốc độ gia tăng của thu nhập khả dụng. 5) Độ dốc của hàm tiêu dùng được quyết định bởi : a) Tổng số tiêu dùng b) Khuynh hướng tiết kiệm trung bình c) Khuynh hướng tiêu dùng cận biên (mpc = ∆C / ∆Yd) d) Tỷ lệ tiêu dùng so với thu nhập ∆C C ∆Yd C Yd 10) Khuynh hướng tiêu dùng cận biên là : a) Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị b) Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả dụng giảm bớt 1 đơn vị c) Phần tiêu dùng tăng lên khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị d) a và c e) b và c 11) Khuynh hướng tiết kiệm cận biên là : a) Phần tiết kiệm tối thiểu khi thu nhập bằng 0 b) Phần tiết kiệm tăng lên khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị c) Phần thu nhập khả dụng còn lại sau khi đã tiêu dùng d) Phần tiết kiệm tăng lên khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị. e) Phần tiết kiệm tăng lên khi tiêu dùng tăng thêm 1 đơn vị. 12) Trong nền KT đóng không có chính phủ, nếu tiêu dùng tự định là 35, đầu tư tự định là 35, mpc là 0,7 và mpi là 0,2 thì sản lượng cân bằng là: a) 600 b) 700 c) 350 d) 210 e) 850 m=1/(1-mpc-mpi)=10  Y=m(C+I)=10*70=700 13) Trong nền KT đóng không có chính phủ, nếu mpc là 0,7 , mpi là 0,1 thì khi đầu tư giảm 5 tỷ, mức sản lượng cân bằng sẽ: a) Giảm 10 tỷ b) Tăng thêm 10 tỷ c) Giảm 25 tỷ d) Tăng thêm 25 tỷ e) Chưa đủ thông tin để xác định ∆Y= 1/(1-(mpc+mpi)) *∆I = 1/(1-0,7-0,1) * (-5) = -25 mps=1-mpc=1-0,7=0,3 16) Trong nền KT đóng, giả sử xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,6; xu hướng đầu tư cận biên là 0. Hãy tính: a) Xu hướng tiết kiệm cận biên b) Giá trị của số nhân c) Nếu đầu tư tăng thêm 25, sản lượng tăng thêm bao nhiêu ? d) Nếu tiêu dùng tăng thêm 25, xu hướng đầu tư cận biên tăng lên 0,3 thì sản lượng tăng thêm bao nhiêu ? e) Giả sử Yd = Y, tức không có nhà nước. Nếu tiêu dùng tự định là 60, đầu tư tự định là 90, mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu. 18) Trong nền kinh tế giản đơn, giả sử Hàm tiêu dùng : C=400+0,8Y Hàm đầu tư : I = 100 a) Xác định sản lượng cân bằng. Mức tiết kiệm tương ứng là bao nhiêu ? b) Nếu sản lượng thực tế là 2600, thì mức đầu tư thực tế là bao nhiêu ? c) Số nhân chi tiêu là bao nhiêu ? d) Nếu đầu tư tăng thêm 100, sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào ? Trả lời: a) Sản lượng cân bằng khi AD = AS  AS=Y = AD= C+I = 400+0,8Yd + 100  Y = 2500 Hoặc: Y=m.(C+I)=1/(1-0,8)*(C+I)= 5*(400+100)=2500 Mức tiết kiệm tương ứng là : S=I = 100 hoặc S = Y-C = 2500-400-0,8*2500 = -400+500 = 100 b) Nếu sản lượng thực tế là 2600, thì mức đầu tư dự kiến là bao nhiêu ? Tổng cầu AD=C+I=400+0,8*2600+100= 2480 trong khi Tổng cung là 2600  Cầu nhỏ hơn cung 20. Đầu tư thực tế : It = Y-C = 2600 –2480 = 120 Đầu tư thực tế (120) lớn hơn đầu tư dự kiến (100) là 20. Nếu sản lượng thực tế là 2600, thì mức đầu tư dự kiến tăng thêm ngoài ý muốn là 20. c) Số nhân chi tiêu m = 1/(1-mpc) = 1/(1-0,8) = 5  Khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị, sản lượng cân bằng thay đổi 5 đơn vị. d) Nếu đầu tư tăng thêm 100 thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào ? ∆I = 100 ;  ∆AD tăng 100  sản lượng tăng thêm ∆Y=m*∆AD = 5*100 = 500 Sản lượng cân bằng mới : Y2 = Y1+∆Y = 2500+500 = 3000 19) Xét 1 nền kinh tế giản đơn không có chính phủ, tiêu dùng tự định là 300, xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 ; đầu tư của tư nhân là 100. a) Xây dựng hàm tiêu dùng b) Xây dựng đường tổng chi tiêu c) Tính sản lượng cân bằng d) Giả sử các DN đầu tư thêm 100. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi cuối cùng của sản lượng gây ra bởi số đầu tư tăng thêm này. Giải a) Hàm TD : C = 300 + 0,8Y b) Xây dựng đường tổng chi tiêu AE=C+I= 300 + 0,8Y + 100 = 400 + 0,8Y c) Tính sản lượng cân bằng Y = 400 + 0,8Y  0,2Y = 400  Y = 2000 d) Giả sử các DN đầu tư thêm 100. Số nhân: m = 1/(1-0,8) = 5 Sự thay đổi cuối cùng của sản lượng : ∆Y = m*∆I = 5 * 100 = 500 Sản lượng cân bằng mới : Y+∆Y =2000 + 500 = 2500 c) Để tính nhân tử của cầu không phụ thuộc vào thu nhập (I+X), ta sử dụng hệ phương trình : Y+M=C+I+X C = 0,8Yd + 1 , Yd = 0,8Y ; M=0,14Y + 1 Lấy sai phân của hệ trên : ∆Y+∆M=∆C+∆(I+X) ∆C = 0,8∆Yd ∆Yd = 0,8∆Y ∆M=0,14∆Y Thay các phương trình sau vào phương trình đầu : ∆Y+0,14∆Y = (0,8.0,8) ∆Y+∆(I+X)  ∆Y /∆(I+X)= 1/0,5 = 2  Số nhân là 2 Vậy để ∆Y=30-20 = 10, thì ∆(I+X) = 10/2 = 5 BÀI 4: TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU I) Lý thuyết 1) Hãy kể tên ba biến số kinh tế vĩ mô giảm và ba biến số kinh tế vĩ mô tăng khi nền kinh tế suy thoái. - GDP và lạm phát, tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất, tổng cầu giảm, thuế giảm, đầu tư giảm, tỷ lệ đầu tư giảm. - Tỷ lệ thất nghiệp và số người thất nghiệp tăng lên, nợ chính phủ trên GDP tăng, tỷ lệ thâm hụt NS trên GDP tăng lên… 2) Vẽ đồ thị với các đường tổng cầu, tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn. Đặt tên các trục như thế nào ? 3) Hãy giải thích 3 lý do vì sao đường cầu dốc xuống 4) Hãy giải thích tại sao đường cung dài hạn lại thẳng đứng 5) Hãy giải thích 3 lý thuyết tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên 6) Điều gì có thể làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Hãy sử dụng mô hình tổng cung – tổng cầu để nghiên cứu ảnh hưởng của sự chuyển dịch đó. 7) Điều gì có thể làm đường tổng cung ngắn hạn hoặc dài hạn dịch chuyển sang trái. Hãy sử dụng mô hình tổng cung – tổng cầu để phân tích kết cục của sự chuyển dịch đó. 8) Nếu tổng cung hoàn toàn không co giãn theo giá, thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ làm cho sản lượng, thu nhập bằng tiền và giá cả thay đổi như thế nào ? Trả lời: MV = PY. Vì Y không co giãn nên sản lượng ko đổi, tăng tổng cầu làm cầu > cung  Giá tăng  GDP danh nghĩa tăng (PY)  thu nhập bằng tiền tăng, nhưng thu nhập thực tế không đổi (sản lượng ko đổi). II) Trắc nghiệm 1) Trong mô hình AS-AD, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa a) Tổng chi tiêu dự kiến và GDP thực tế b) Tổng thu nhập thực tế và GDP thực tế c) Tổng lượng cầu và mức giá chung d) Tổng lượng cầu và lãi suất e) GDP danh nghĩa và mức giá chung 2) Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân và chính phủ, hoặc do xuất khẩu tăng trưởng mạnh, sẽ dẫn tới tình trạng : a) Lạm phát do cầu kéo b) Lạm phát do phát hành tiền c) Lạm phát do cung (do chi phí đẩy) d) Lạm phát do cơ cấu e) lạm phát do giá HH&DV nhập khẩu tăng lên. 3) Chỉ tiêu đo lường mức (mặt bằng) giá chung của nền kinh tế là : a) Chỉ số giá GDP b) Tỷ lệ lạm phát c) Chỉ số giá tiêu dùng CPI d) a và b đều đúng d) a và c đều đúng 4) Đường tổng cung dài hạn chuyển dịch do : a) Công nghệ thay đổi b) Tài sản cố định thay đổi c) Lao động thay đổi về lượng. d) Phát hiện thêm mỏ dầu mới e) Tất cả các nhân tố trên 5) Đường tổng cung LTAS (hoặc LRAS) chuyển dịch do : a) Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi b) Chính phủ tăng hay giảm các khoản chi tiêu để kích thích kinh tế c) Năng lực sản xuất gồm vốn, lao động, công nghệ thay đổi về lượng. d) Ngân hàng TW gia tăng cung ứng tiền tệ e) Nhu cầu nhập khẩu HH&DV trong nước của người nước ngoài tăng lên 6) Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển diễn ra trong thời gian : a) Tức thời b) Ngắn hạn c) Dài hạn d) Bất kể thời điểm nào, tức cả a, b và c đều đúng e) Không trả lời nào đúng. 12) Trường hợp nào sau đây có ảnh hưởng tới tổng cung ngắn hạn: a) Tiền lương danh nghĩa tăng b) Nguồn nhân lực tăng c) Công nghệ đổi mới d) Thay đổi chính sách thuế của chính phủ e) Sóng thần phá hủy rất nhiều cơ sở kinh tế và hạ tầng ở 15 tỉnh ven biển 13) Khi nền KT hoạt động ở mức toàn dụng lao động, chính sách kích thích tổng cầu có tác dụng dài hạn sau : a) Làm tăng lãi suất và sản lượng b) Làm tăng sản lượng, trong khi giá không đổi c) Làm tăng mức giá và lãi suất, sản lượng không đổi d) Làm tăng mức giá và tăng sản lượng e) Các trả lời trên đều sai. 13) Trong mô hình tổng cung tổng cầu, trong ngắn hạn khi người dân kỳ vọng thuế thu nhập cá nhân trong tương lai sẽ tăng, thì: a) Mức giá tăng và sản lượng giảm do tổng cung giảm b) Mức giá giảm và sản lượng tăng do tổng cung tăng c) Mức giá tăng và sản lượng tăng do tổng cầu tăng d) Mức giá giảm và sản lượng giảm do tổng cầu giảm (biết thuế sẽ tăng nên phải tiết kiệm tiêu dùng ngay từ bây giờ để có tiền đóng thuế)  SX giảm, giá không đổi (ngắn hạn) e) Không đáp án nào đúng. 14) Chính sách tài khóa và tiền tệ đều chặt sẽ làm a) Đường tổng cầu dịch sang phải b) Đường tổng cầu dịch sang trái c) Đường tổng cung dịch sang phải d) Đường tổng cung dịch sang trái e) Đường tổng cầu dịch sang trái và đường tổng cung dịch sang trái 15) Trong mô hình tổng cung tổng cầu, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng, điều này có nghĩa là : a) Mức giá và sản lượng thực tế do tổng cung quyết định b) Mức giá và sản lượng thực tế do tổng cầu quyết định c) Mức giá do tổng cầu quyết định, sản lượng do tổng cung quyết định. d) Mức giá do tổng cung quyết định, sản lượng do tổng cầu quyết định AD f) Các hộ gia đình quyết định nâng tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập do bi quan về tương lai Đường tổng cầu dịch sang trái do gia đình tiêu dùng ít đi g) Hội nhập AEC làm nhiều lao động bỏ nước chuyển sang làm việc ở nước ngoài Lực lượng lao động giảm  Cung giảm, Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái Yd 200 300 400 500 C 210 290 370 450 18) Trong nền kinh tế đóng, cho quan hệ giữa tiêu dùng (C) và thu nhập sau thuế (Yd) như ở bảng trên. a) Tính các xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm cận biên (mpc và mps). b) Viết phương trình hàm tiêu dùng theo thu nhập khả dụng Yd (Yd = Y – T), trong đó Y là thu nhập của nền KT, T là thuế. c) Nếu đầu tư dự kiến (I) là 250, chi tiêu dự kiến của Chính phủ (G) là 300 và thuế (T) là 100. Viết phương trình hàm tổng chi tiêu dự kiến và xác định sản lượng cân bằng. d) Nếu chi tiêu của Chính phủ (G) tăng 500 và thuế (T) tăng 500 thì sản lượng thay đổi như thế nào. a) Tính các xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm cận biên (mpc và mps). mpc= ∆C/∆Yd = (290-210)/(300-200)=80/100=0,8  mps=1-mpc=0,2. b) Viết phương trình hàm tiêu dùng theo thu nhập khả dụng Yd Tại mọi điểm, Yd tăng 100 thì C tăng 80  Hàm tuyến tính  Qua hai điểm xác định được 1 đường thẳng: C=50+0,8Yd = 50+0,8 (Y-T) c) Hàm tổng chi tiêu: AE = C+I+G= 50+0,8 (Y-T)+I+G=50+0,8 (Y- 100)+250+300=520+0,8Y Điểm cân bằng : AE =Y  520+0,8Y=Y  Ycb=2600 d) Khi chi tiêu CP tăng ∆G, sản lượng sẽ tăng : ∆Y=mc*∆G Khi thuế tăng ∆T, Sản lượng giảm : ∆Y=-mt*∆T Trả lời: mpc=0,8  m=mc = 1/(1-mpc)= 1/(1-0,8)=5. mt= -mpc/(1-mpc)= -0,8/(1-0,8)=-4 Để sản lượng đạt tiềm năng thì sản lượng cần tăng: 1200- 1000=200 a) Nếu dùng chính sách tăng chi ngân sách thì cần tăng chi: ∆Y=mc*∆G  ∆G= ∆Y/mc = 200/5 = 40 b) Nếu dùng chính sách giảm thuế thì cần tăng giảm: ∆Y=mt*∆T  ∆T= ∆Y/mt = 200/(-4) = -50 c) Thuế và chi tiêu của Chính phủ phải cùng thay đổi thì mức thay đổi là: ∆G= ∆T= ∆Y giống lập luận ở bài trên  đều = 200 20) Giả sử trong một nền kinh tế đóng và không có chính phủ, tiêu dùng bằng 70% thu nhập, đầu tư hàng năm đều là 90 tỷ đồng. a) Sản lượng cân bằng là bao nhiêu ? b) Nếu đầu tư tăng thêm 15 tỷ thì mức sản lượng thay đổi thế nào ? c) Giả sử người tiêu dùng lạc quan hơn vào tình hình kinh tế trong tương lai, nên họ tăng tỷ lệ tiêu dùng trong thu nhập lên 80% thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu ? Tăng hay giảm so trước, Tại sao ? Nếu người tiêu dùng tăng đầu tư thêm 15 tỷ thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu ? Tăng hay giảm so trước, Tại sao ? Bài làm: a) Sản lượng cân bằng là bao nhiêu ? C1: Y= AE ; AE = C+ I= 0,7.Y+90  0,3Y = 90  Y = 90/0,3=300 C2 dùng nhân tử: Y= I x 1/(1-mpc) = 90 / (1-0,7) = 300 b) Nếu đầu tư tăng thêm 15 tỷ thì mức sản lượng thay đổi thế nào ? C1: Y= 0,7.Y+90+15  0,3Y=105  Y = 350 C2: Y = (I+∆I)/ (1-mpc) = 105/(1-0,7) = 105/0,3 = 350 c) Giả sử người tiêu dùng lạc quan hơn… C1: Y= 0,8.Y+90  0,2Y = 90  Y = 90/0,2=450 tăng 150 so trước C2: Y= I x 1/(1-mpc) = 90 / (1-0,8) = 450 Tại vì hệ số nhân tử tiêu dùng tăng làm tiêu dùng tăng cao hơn  tổng cầu tăng thêm  tổng cung tăng thêm Nếu người tiêu dùng tăng đầu tư thêm 15 tỷ thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu ? Tăng hay giảm so câu trước, Tại sao ? Y= 0,8.Y+90+15  0,2Y = 105  Y = 105/0,2=525 tăng 175 so trước Tại vì hệ số nhân tử tiêu dùng tăng làm phần tự chi tiêu cho đầu tư được nhân lên, khuếch đại lên, so với trường hợp trước BÀI 5: Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế đóng I- ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1) Giao điểm Keynes là gì ? Hãy minh họa cơ chế cân bằng tự động để xác định Giao điểm Keynes khi đầu tư và thu, chi ngân sách thay đổi. Giao điểm Keynes là điểm xác định thu nhập và sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ khi chi tiêu thực tế bằng chi tiêu dự kiến, tức là tại đó các doanh nghiệp đều bán được lượng hàng hóa mà họ muốn bán, trong khi mọi người tiêu dùng đều mua được lượng hàng hóa mình cần mua. 2) Đường IS là gì ? Độ nghiêng của IS phụ thuộc vào hai nhân tố nào Đường IS là toàn bộ những điểm được tạo nên bởi tổ hợp quan hệ giữa lãi suất thực r và thu nhập Y để đảm bảo cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư đối với các giá trị cho trước của các biến ngoại sinh (Ḡ, T, P, …). Hai nhân tố: Y = C(mpc) + I(r) ; Mức độ nhạy cảm của đầu tư so với biến động của lãi suất: I’(i) và Độ lớn của tác động nhân tử để chuyển ảnh hưởng ban đầu và trực tiếp thành ảnh hưởng toàn cục cuối cùng (mpc) 3) Đường LM là gì ? Độ nghiêng của LM phụ thuộc vào hai nhân tố nào ? Đường LM là tập hợp các giá trị của Y và i (hoặc r) để cân bằng trên thị trường tiền tệ trong điều kiện cung tiền tệ M đã biết và giá cả P không đổi. Độ nghiêng của LM phụ thuộc vào hai nhân tố Md/P = L(Y+, r-) = aY - br - Độ nhạy cảm (hệ số co dãn) của cầu tiền tệ so với hoạt động kinh tế thực. - Độ nhạy của cầu tiền tệ so với lãi suất 4) Khi chính phủ tăng chi ngân sách thì ảnh hưởng tới đường IS hay LM ? Đường đó dịch chuyển sang phải hay trái ? Thu nhập và lãi suất tăng hay giảm ? 5) Khi chính phủ giảm thuế thì ảnh hưởng tới đường IS hay LM ? Đường đó dịch chuyển sang phải hay trái ? Thu nhập và lãi suất tăng hay giảm ? 6) Khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ thì ảnh hưởng tới đường IS hay LM ? Đường đó dịch chuyển sang phải hay trái ? Thu nhập và lãi suất tăng hay giảm ? 8) Hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao Trả lời dựa trên quan điểm của hai trường phái kinh tế vĩ mô đối lập nhau: Cổ điểm  Tân cổ điển <> Keynes  Tân Keynes a) Sự tăng lên tạm thời của thu nhập thường không ảnh hưởng tới tiêu dùng ngắn hạn - Đúng theo thuyết tự do vì theo giả thuyết thu nhập thường xuyên của M. Friedman, chỉ có thu nhập thường xuyên tức là thu nhập bình quân dài hạn, mới ảnh hưởng tới tiêu dùng  Không có chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ tài chính của nhà nước Các khoản thu nhập tạm thời, thể hiện bằng những dao động ngắn hạn xung quanh thu nhập bình quân dài hạn không tác động tới tiêu dùng, nếu có thì không đáng kể. d) Thay đổi lãi suất sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu trong mô hình AS-AD Đúng, vì lãi suất ảnh hưởng tới tiêu dùng và đầu tư. Khi LS tăng, đường AD dịch sang trái ; Khi LS giảm, đường AD dịch sang phải, lên trên ; e) Khi lãi suất tăng lên thì nhân tử chi tiêu của chính phủ sẽ phát huy tác dụng mạnh hơn. Sai. LS tăng làm đầu tư tư nhân giảm. Sự suy giảm của đầu tư làm suy yếu tác dụng của nhân tử chi tiêu khi chính phủ tăng chi tiêu, vì khi đó một phần sản lượng tăng lên do cơ chế nhân tử chi tiêu CP tạo ra sẽ bị mất đi để bù vào mức giảm của đầu tư tư nhân. f) Lãi suất thay đổi làm thu nhập thay đổi, điều này dẫn tới di chuyển dọc theo đường IS ? Đúng, phương trình IS biểu thị mối quan hệ trực tiếp giữa thu nhập cân bằng trên thị trường hàng hóa và lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Do đó, ứng với mỗi mức lãi suất, sẽ có một mức thu nhập cân bằng trên thị trường hàng hóa được xác định. Vì vậy khi lãi suất thay đổi thì thu nhập thay đổi, điều này dẫn tới di chuyển dọc theo đường IS. g) Vị trí của đường LM phụ thuộc vào mức giá ? Đúng, vì mức giá ảnh hưởng tới cung tiền tệ thực theo lý thuyết ưa thích thanh khoản (M/P=L(i, Y)). Khi mức giá tăng, cung tiền thực giảm, LM dịch chuyển lên trên, thu nhập giảm. Ngược lại… Chính từ quan hệ giá tăng, Y giảm mà chúng ta có đường tổng cầu AD trong kinh tế vĩ mô. h) Các chính sách tài chính, tiền tệ tác động tới tổng cầu theo các cách khác nhau nhưng có những tác dụng tương tự như nhau. Sai, chúng không có tác dụng giống nhau. (i) Chúng tạo ra cơ cấu tổng cầu và sản lượng khác nhau ; (ii) Chính sách tài chính mở rộng làm tăng lãi suất (hiệu ứng loại trừ hay lấn át), trong khi chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm lãi suất. Và ngược lại. 9) Trong các trường hợp sau đây, đường IS hay LM dịch chuyển và theo hướng nào (giả sử các yếu tố khác không đổi). - Niềm tin được gia tăng trong giới kinh doanh (cầu tăng, SX tăng, IS sang phải) - Gia tăng cung ứng tiền tệ danh nghĩa (tiền tăng, LM sang phải) - Cắt giảm chi tiêu chính phủ (cầu giảm, SX giảm, IS sang trái) - Giá cả đột nhiên gia tăng (cung tiền tệ thực giảm, LM sang trái) - Gia tăng tái phân phối từ người giầu sang người nghèo (tổng cầu tăng, SX tăng, IS sang phải) - Gia tăng khối lượng của cải của các hộ GĐ (chi tiêu tăng, IS sang phải). 3) Đâu là nguồn gốc của số cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối: a) Xuất khẩu hàng hóa b) Nhập khẩu hàng hóa c) Người nước ngoài chuyển vốn và tài sản vào trong nước d) Thu nhập của nước ngoài chuyển về nước họ e) Các trả lời a và c đều đúng 4) Nếu chi tiêu chính phủ tăng lên, điều nào sau đây đúng: a) Sẽ không ảnh hưởng tới đường IS b) IS dịch chuyển sang trái c) IS dịch chuyển sang phải. d) Có sự di chuyển dọc trên đường IS e) Tất cả các khả năng trên đều có thể xảy ra. 5) Nếu chính phủ thực hiện chính sách tăng thuế a) Sẽ không ảnh hưởng tới đường IS b) IS dịch chuyển sang trái (do tiêu dùng giảm: Y=C(Y-T)+I+G+X- M) c) IS dịch chuyển sang phải d) Có sự di chuyển dọc trên đường IS e) Tất cả các khả năng trên đều có thể xảy ra. 6) Nếu mức sản xuất lớn hơn tổng chi tiêu dự kiến, các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng, vì sự tích lũy hàng tồn kho ngoài kế hoạch thay đổi theo hướng: a) Tăng. b) Giảm c) Bằng 0 d) Bằng một số bất kỳ 7) Nếu NHTW tăng cung tiền tệ a) Sẽ không ảnh hưởng tới đường LM b) LM dịch chuyển sang trái c) LM dịch chuyển sang phải (r giảm, I tăng). d) Có sự di chuyển dọc trên đường LM e) Tất cả các khả năng trên đều có thể xảy ra. 8) Từ điểm cân bằng ban đầu, nếu đường IS dịch chuyển sang phải thì: a) Sản lượng tăng, lãi suất tăng. b) Sản lượng giảm, lãi suất giảm c) Sản lượng tăng, lãi suất giảm d) Sản lượng giảm, lãi suất tăng e) Tất cả các khả năng trên đều có thể xảy ra 13) Nếu hàm cầu tiền là LM=200-100r+20Y và hàm cung tiền tệ là SM=400. Phương trình LM sẽ là: a) r= -2 + 0,2Y b) r= 6+ 0,2Y c) r= -2 - 0,2Y d) r= 2 + 0,2Y e) r= - 6+ 0,2Y 14) Khoảng cách dịch chuyển của đường IS bằng a) Mức thay đổi của I, G hoặc X chia cho số nhân b) Mức thay đổi của I, G hoặc X c) Một nửa mức thay đổi của I, G hoặc X d) Mức thay đổi của I, G hoặc X nhân với số nhân e) Tổng các mức thay đổi của I, G và X. r 2 LM IS 1 IS 2 A B Y1 Y2 C ∆G/(1-mpc) 15) Trong mô hình ISLM, chính sách giảm thuế sẽ dẫn tới a) Đi dọc theo đường IS b) Dịch chuyển IS sang trái c) Dịch chuyển IS sang phải d) Dịch chuyển LM sang phải e) Dịch chuyển LM sang trái 16) Theo mô hình IS-LM, giả sử đầu tư không co giãn theo lãi suất, khi đó chính sách tài khóa mở rộng sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế: a) Có tác dụng mạnh nếu chỉ áp dụng chính sách này, không có chính sách tiền tệ (CSTT) b) Không có tác dụng c) Có tác dụng mạnh nhất nếu được kết hợp với CSTT mở rộng d) Có tác dụng mạnh bất kể có áp dụng CSTT hay không 17) Nếu hàm IS là Y=600-30r, thị trường HH&DV sẽ thiếu hụt khi sản lượng thực tế và lãi suất là: a) Y=300 và r=10% b) Y=250 và r=10% c) Y=240 và r=12% d) Y=400 và r=10% e) Y =500 và r = 6% 18) Trong nền kinh tế đóng, điểm cân bằng chung của hệ thống kinh tế đòi hỏi: a) Đầu tư bằng tiết kiệm nhưng mức cầu tiền tệ có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức cung tiền tệ b) Mức cầu tiền tệ bằng mức cung tiền tệ, nhưng đầu tư có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tiết liệm c) Đầu tư bằng tiết kiệm và mức cầu tiền tệ bằng mức cung tiền tệ d) Lãi suất được quyết định trên thị trường tiền tệ, trong khi sản lượng được quyết định trên thị trường hàng hóa mà không nhất thiết có mối quan hệ giữa 2 thị trường này. e) Các đáp án trên đều sai
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved