Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Marketing nhom 5 ufm, Schemes and Mind Maps of Marketing

Marketing nhom 5 truong dai hoc tai chinh marketing

Typology: Schemes and Mind Maps

2020/2021

Uploaded on 03/21/2023

ha-giang-huong
ha-giang-huong 🇻🇳

3 documents

Partial preview of the text

Download Marketing nhom 5 ufm and more Schemes and Mind Maps Marketing in PDF only on Docsity! ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU XU HƯỚNG VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHO THUÊ XE ĐẠP CÔNG CỘNG THÔNG QUA ỨNG DỤNG TNGO CỦA GIỚI TRẺ TẠI TP.HCM BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Xu hướng là gì? - Xu hướng là bất cứ thứ gì làm thay đổi thị trường. Điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc như công nghệ trí tuệ nhân tạo, hay thay đổi sở thích của người tiêu dùng. Trên thực tế, chắc chắn rằng sẽ có nhiều xu hướng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cùng một lúc. - Xu hướng còn được hiểu là các phong cách, thói quen, nhu cầu hay các biến động của thị trường và khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể bao gồm các yếu tố như công nghệ, văn hóa, tâm lý, kinh tế và xã hội. Các xu hướng này thường được đoán định thông qua việc phân tích dữ liệu, khảo sát khách hàng, quan sát thị trường và theo dõi các hoạt động của đối thủ cạnh tranh. ● Trong kinh doanh và tài chính, xu hướng đề cập đến hướng mà một cổ phiếu, hàng hóa hoặc công cụ tài chính khác đang di chuyển trên thị trường. Điều này có thể bao gồm cả xu hướng ngắn hạn và dài hạn được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như tâm lý thị trường, chỉ số kinh tế cũng như tin tức và sự kiện cụ thể của công ty. ● Trong thời trang và phong cách, một xu hướng đề cập đến một phong cách hoặc thiết kế phổ biến đang được một nhóm lớn người theo dõi hoặc áp dụng. Điều này có thể bao gồm kiểu quần áo, phụ kiện hoặc cách trang điểm cụ thể trở nên phổ biến đối với mọi người trong một mùa hoặc năm cụ thể. ● Trong công nghệ, xu hướng có thể đề cập đến cải tiến hoặc tính năng mới nhất được người dùng áp dụng rộng rãi, chẳng hạn như việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng nhiều hoặc sự phát triển của thương mại điện tử. 1. Tìm hiểu về xu hướng thì cần những thông tin gì? - Để tìm hiểu về các xu hướng, ta cần thu thập và phân tích các loại thông tin khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc lĩnh vực mà bạn quan tâm. Dưới đây là một số loại thông tin chung có thể hữu ích trong việc xác định và hiểu thêm về các xu hướng: ● Dữ liệu lịch sử: Phân tích các xu hướng trong quá khứ có thể giúp xác định các mẫu và thay đổi theo thời gian. Dữ liệu lịch sử có thể bao gồm các xu hướng thị trường trước đây, phong cách phổ biến và những thay đổi trong hành vi xã hội. ● Hành vi của người tiêu dùng: Hiểu được hành vi và sở thích của người tiêu dùng có thể giúp xác định các xu hướng mới nổi. Thông tin này có thể được thu thập thông qua các cuộc khảo sát, nhóm tập trung và nghiên cứu thị trường. ● Kiến thức ngành: Hiểu được hoạt động bên trong của một ngành hoặc lĩnh vực có thể giúp xác định các xu hướng mới nổi. Kiến thức này có thể thu được thông qua các báo cáo ngành, ấn phẩm thương mại và kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực này. ● Công nghệ và đổi mới: Theo kịp những tiến bộ và đổi mới công nghệ mới nhất có thể giúp xác định các xu hướng mới nổi, đặc biệt là trong các ngành như công nghệ, truyền thông và chăm sóc sức khỏe. ● Sự thay đổi về văn hóa và xã hội: Hiểu biết về các giá trị, thái độ và hành vi đang thay đổi về văn hóa và xã hội có thể giúp xác định các xu hướng mới nổi trong thời trang, giải trí và phong cách sống. - Bên cạnh đó, ta có thể thu thập thông tin dựa vào những mẫu câu hỏi sau: ● Sản phẩm nào phát triển? ● Thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm/doanh nghiệp là gì? - Nhìn chung, một cách tiếp cận tổng thể kết hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau là cần thiết để hiểu thấu đáo ý định của người dùng. Bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều nguồn, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm để đạt được hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng của họ. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Lý do chọn đề tài Mô hình xe đạp công cộng ngày càng được săn đón trong, ngoài nước và đang mở rộng trên các tỉnh thành tại Việt Nam. ● Theo báo cáo giữa năm 2021 của The Meddin Bike-sharing World Map, tính đến tháng 8/2021, có khoảng hơn 10 triệu xe đạp chia sẻ thuộc các mô hình chia sẻ xe đạp khác nhau trên thế giới. ● Hình thức cho thuê xe đạp công cộng này đã trở nên cực kỳ phổ biến tại các thành phố của Trung Quốc, Đài Loan những năm gần đây và cho đến nay có hơn 800 trăm thành phố trên thế giới đã có hệ thống xe đạp công cộng. ● Trung Quốc được xếp hạng là quốc gia có số lượng hệ thống xe đạp chia sẻ đang hoạt động đứng đầu thế giới. Trong khi đó, Hà Lan – vương quốc xe đạp – được cho là nơi đầu tiên trên thế giới phát minh ra xe đạp chia sẻ. Tại châu Âu, Next Bike – thương hiệu xe đạp chia sẻ đã đầu tư đến 90.000 xe ở 30 thành phố lớn. ● Theo thống kê của Trí Nam, sau 3 tháng thí điểm thì đã có hơn 110.000 người sử dụng tương đương khoản 700.000 km đã được đi. Mỗi ngày hơn 1.300 lượt khách đăng ký và sử dụng. ● Huế, Vũng Tàu, Hà Nội cũng đã được khởi điểm các công trình xe đạp công cộng chia sẻ và dự kiến sẽ được phát triển rộng khắp Việt Nam trong thời gian tới để phục vụ tất cả mọi người. Xe đạp công cộng mang lại sự linh hoạt cho người sử dụng và an toàn cho môi trường ● Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì xe đạp công cộng không nhất thiết phải lấy và trả xe tại các trạm mà có thể lấy và trả bất cứ chỗ nào trong khu vực quy định chung. Hệ thống quản lý xe đạp sẽ dựa trên thông tin GIS và các mã QR code thông qua ứng dụng TNGO trên điện thoại. ● Xe đạp sử dụng là loại gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở khóa thông qua kết nối mạng 2G, 3G, 4G, bluetooth trên di động. Người dùng cần cài đặt ứng dụng TNGO trên điện thoại rồi quét tìm trạm ở gần, sau đó dùng ứng dụng này quét mã code mở khóa xe, đăng ký giá cước theo thời gian sử dụng… ● Trong quá trình di chuyển, người dùng có thể khóa xe tạm thời và mở lại khi có nhu cầu đi coffee, mua sắm. Để tránh mất cắp, thất lạc, mỗi xe đạp cũng được gắn thẻ ID định danh và khóa thông minh trên phương tiện có khả năng cảnh báo khi chạy quá thời gian, không trả... Thông qua phần mềm trung tâm, nhân viên vận hành có thể theo dõi lộ trình di chuyển của xe và người điều khiển. ● Hiện tại, Việt Nam đang dần cố gắng triển khai mô hình xe đạp công cộng không chỉ đa dạng hóa các phương thức giao thông đô thị khu vực trung tâm Thành phố mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng, giảm thiểu khí thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng các phương tiện bảo vệ môi trường sử dụng năng lượng pin, năng lượng mặt trời,...và tạo ra sản phẩm du lịch mới, góp phần vào quá trình phục hồi, phát triển kinh tế của Thành phố. Giải quyết vấn nạn “Ùn tắc giao thông” ● Bên cạnh việc đang dần hoàn thiện và phát triển các loại phương tiện công cộng khác như metro, tàu điện trên không,…thì nhiều chuyên gia về quy hoạch đô thị cho rằng: Đã đến lúc nghiêm túc xem xét tính khả thi của mô hình xe đạp công cộng như một giải pháp bền vững hoàn thiện và kết nối diện mạo giao thông quốc gia trong tương lai. Cải thiện sức khỏe và thay đổi nhận thức của giới trẻ ● Sức khỏe bị suy giảm sau Covid đã gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, hụt hơi,…Để cải thiện tình trạng này, ai cũng nên áp dụng các biện pháp Nghiên cứu sơ bộ: Định lượng ● Mục tiêu: nhằm đánh giá lại ngôn từ nhằm đảm bảo đáp viên hiểu đúng nội dung của bảng câu hỏi. ● Kết quả: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi Nghiên cứu chính thức Thông qua bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin trong bảng câu hỏi đề ra và trả lời những câu hỏi nghiên cứu của đề tài ● N = 150 mẫu ● Đối tượng: Sinh viên sống tại thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng hoặc đang có ý định sử dụng dịch vụ cho thuê xe đạp ● Kết quả được xử lý bằng SPSS thông qua kiểm định ANOVA và Descriptive Nhóm tác giả trình bày những ưu điểm và hạn chế trong quá trình triển khai cuộc nghiên cứu này. Đồng thời xây dựng định hướng để có thể mở rộng cuộc nghiên cứu trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa đề tài Đề tài nghiên cứu sẽ giúp nhóm hệ thống hóa lại các kiến thức đã được học trong môn Nghiên cứu Marketing. Cùng với đó là tìm hiểu được các xu hướng và ý định sử dụng của sinh viên đối với loại hình dịch vụ cho thuê xe đạp tại thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, với quá trình thảo luận và nghiên cứu lần này sẽ giúp ích rất nhiều cho nhóm tác giả giả rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thu thập dữ liệu, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng viết và trình bày báo cáo thực tế. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để nhóm tác giả trau dồi kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm. 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần tóm tắt, mục lục, danh mục bảng, hình; danh mục chữ viết tắt; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; đề tài sẽ được trình bày trong 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài Trong chương này, nhóm sẽ trình bày các vấn đề tổng quan về đề tài, bao gồm sự cần thiết của đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài. Đồng thời chương 1 cũng nêu ý nghĩa của nghiên cứu về thực tiễn và khoa học của bài thực hành nghề nghiệp. Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2 trình bày các lý thuyết nền tảng giúp cho nghiên cứu làm rõ được các khái niệm nghiên cứu, đồng thời tổng hợp các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài. Từ việc tổng quan tài liệu nghiên cứu có được cơ sở khoa học và thực nghiệm để làm rõ mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu, từ đó lập luận để phát triển các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cứu đã đề ra bao gồm những vấn đề chính như các bước tiến hành nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cách thu thập dữ liệu, cách thức chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này sẽ trình bày và diễn giải các kết quả nghiên cứu bao gồm các kết quả về thông tin mẫu khảo sát, kết quả kiểm định mô hình đo lường đánh giá thang đo và kiểm định mô hình cấu trúc nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được thảo luận nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt với các kết quả nghiên cứu trước đây. Chương 5: Đề xuất và Kết luận Chương cuối cùng này sẽ tổng hợp lại toàn bộ quá trình thực hiện nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra một số hàm ý quản trị. Nội dung chương 5 cũng trình bày các hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. 9. Nội dung nghiên cứu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1.4. Đối tượng nghiên cứu 1.5. Phạm vi nghiên cứu 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.7. Ý nghĩa đề tài 1.8. Kết cấu đề tài TÓM TẮT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.2. Các mô hình lý thuyết liên quan đến đề tài 2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất TÓM TẮT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved