Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

MỞ ĐẦU Thương mạ i hàng hóa và d ị ch v ụ ngày càng phát , Assignments of International Trade Union Law

GDTMQT tiểu luận môn giao dịch thương mại quốc tế

Typology: Assignments

2020/2021

Uploaded on 05/19/2021

nguyen-linh-5
nguyen-linh-5 🇻🇳

4.5

(4)

2 documents

1 / 36

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download MỞ ĐẦU Thương mạ i hàng hóa và d ị ch v ụ ngày càng phát and more Assignments International Trade Union Law in PDF only on Docsity! 1 MỞ ĐẦU Thương mại hàng hóa và dịch vụ ngày càng phát triển, vai trò của các hoạt động trung gian thương mại càng được coi trọng, với tính ưu việt: nhanh chóng, ít rủi ro, chi phí thấp và dễ dàng gia nhập hoặc từ bỏ thị trường, chúng đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các thương nhân. Là một loại hình trung gian thương mại, đại lý thương mại nói chung và đại lý mua bán ở Việt Nam nói riêng ngày càng trở nên sôi động và phát triển ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như xăng dầu, thuốc lá, nước ngọt,… và dần được các thương nhân ưa chuộng hơn cả. Dù vậy, pháp luật quy định về hoạt động đại lý vẫn còn chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển trong thực tế. Trên thế giới, văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại đã xuất hiện từ rất sớm, tiêu biểu như Bộ luật thương mại Pháp điều chỉnh từ năm 1807 và Bộ luật thương mại Đức từ năm 1897. Pháp luật điều chỉnh đại lý thương mại ở nhiều nước đều tập trung vào một số vấn đề cơ bản để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Tuy nhiên, quan điểm và chính sách điều chỉnh hoạt động này ở mỗi nước không giống nhau mà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và trình độ lập pháp của từng nước. Hơn thế nữa, tại Việt Nam, Luật thương mại 2005 cũng như nhiều luật chuyên ngành chỉ quy định đối với một số loại hoạt động như đại lý xăng dầu, hoạt động đại lý tàu biển, đại lý lữ hành du lịch. Do vậy, thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa đã và đang có những vướng mắc, bất cập, trách nhiệm của các bên đối với khách hàng, đối với hàng hóa chưa thật rõ ràng. Bởi vậy, việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi và hiệu quả. Hơn thế nữa, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng càng đòi hỏi phải có sự cải cách thích hợp trong pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng đại lý thương mại nói riêng theo hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ của pháp luật các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, nhóm em lựa chọn đề tài “Phân tích hợp đồng đại lý và quá trình đàm phán ký kết hợp đồng đại lý” với mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn nhằm đóng góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng đại lý tại nước ta. 2 CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 1. Khái quát về đại lý thương mại Theo điều 3 Luật thương mại, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động đại lý cũng là một trong các hoạt động thương mại do đó cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại.Theo điều 166 Luật thương mại thì đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Chủ thể của hợp đồng đại lý, theo điều 167 Luật thương mại thì bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý. Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ. Phương thức đại lý có một số khác biệt căn bản với các phương thức khác. Bên giao đại lý không phải là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ của bên đại lý. Hàng hoá, dịch vụ được giao cho bên đại lý để cung cấp cho người thứ ba nhưng khi giao hàng thì hàng hoá, dịch vụ vẫn thuộc sở hữu của bên đại lý nếu không có thoả thuận khác. Như vậy, đại lý là trung gian giữa người mua và người bán. Bên giao đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý qua việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, khoản thù lao này chủ yếu dưới hình thức là hoa hồng. Như vậy, số tiền thù lao này cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ của bên đại lý. Ngoài ra để khuyến khích các đại lý bên giao đại lý còn có các phần thưởng, sự hỗ trợ để các đại lý hoạt động tốt. Bên đại lý phải thoả mãn cơ sở vật chất cũng như kênh phân phối sản phẩm và các điều kiện khác nếu có, vì đại lý với tư cách là người đại diện của bên giao đại lý đối với khách hàng, họ phải bảo đảm được uy tín và hình ảnh của bên giao đại lý đối với khách hàng. Theo điều 169 Luật thương mại 2005, quy định 3 hình thức đại lý. Cụ thể: - Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. - Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên 5 doanh, cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện kế hoạch của nhà nước và những nguyên tắc của chế độ hoạch toán kinh tế. Hợp đồng kinh tế nói trong điều lệ tạm thời này là hoạt động sản xuất về cung ứng và tiêu thụ hàng hóa về vận tải, bao thầu xây dựng. Cơ sở để ký kết hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch. Theo đó, hợp đồng kinh tế chỉ tồn tại trong khu vực kinh tế quốc doanh. Hợp đồng được ký giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã không được coi là hợp đồng kinh tế vì các hợp tác xã chưa phải là đơn vị hạch toán kinh tế , trình độ kế hoạch còn thấp. Điều lệ tạm thời này được áp dụng đến năm 1975. Qua 15 năm thực hiện cùng với nhiều văn bản liên quan đã dần đưa hợp đồng kinh tế vào nề nếp, góp phần thúc đẩy công tác kế hoạch hóa, hoàn thành kế hoạch của nhà nước. Nhưng trong điều kiện mới đã đến lúc cần phải có điều lệ chính thức về hợp đồng kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu mới của quản lý kinh tế với mục tiêu: xóa bỏ lối quản lý hành chính bao cấp, thực hiện quản lý theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, khắc phục các tổ chức quản lý thủ công, phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách tổ chức quản lý thủ công phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách thức quản lý nên công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn XHCN. Đồng thời tăng cường pháp chế XHCN. Ngày 10/3/1975 Chính phủ đã ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54-CP. 2.2.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến 2005 Ngày 25/5/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành, và là văn bản pháp luật đã điều chỉnh quan hệ kinh tế một cách chung nhất trong bối cảnh những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Các văn bản được ban hành sau đó như Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh và nhiều văn bản khác hướng dẫn của cơ quan có liên quan hình thành nên một hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế. Ngoài những thành công của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế trong việc quản lý kinh doanh, góp phần tăng cường pháp luật trong lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việc sản xuất kinh doanh theo pháp luật trong lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việc sản xuất kinh doanh theo pháp luật trong cơ chế kinh tế mới. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày càng tỏ ra không phù hợp với sự sôi động của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại, sửa đổi thay vì bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hoặc đưa ra những chế định hợp đồng trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vào Bộ luật dân sự. 6 Năm 1995, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự với 838 điều, đánh dấu một bước quan trọng vì xét về đối tượng điều chỉnh phạm vi áp dụng đến nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp, có thể nói Bộ luật dân sự đã góp phần vô cùng quan trọng vào việc thực hiện chính sách đổi mới và nhất là việc dân sự hoá các quan hệ xã hội vốn đã được hành chính hoá trong nhiều năm duy trì cơ chế quản lý tập trung kế hoạch hoá, nhất là các quy định về chế độ hợp đồng. Hoạt động đại lý trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng sôi động, chính vì vậy mà Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP ngày 25/4/1996 về quy chế đại lý mua bán hàng hoá để điều chỉnh các hợp đồng đại lý. Từ giai đoạn này mới có một văn bản pháp luật riêng rã điều chỉnh hoạt động đại lý. Còn trước đó lĩnh vực này cũng được các quy định của hợp đồng kinh tế điều chỉnh. Nhưng hoạt động thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh. Để đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế, Luật thương mại đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998: Trong đó có quy định về hợp đồng đại lý. Về bản chất, Luật thương mại sẽ bổ sung cho Bộ luật dân sự. Do vậy, các quy định của hợp đồng thương mại trong Luật thương mại được xây dựng và cụ thể hoá trên các nguyên tắc của hợp đồng dân sự. Sau hơn 7 năm có hiệu lực áp dụng, Luật thương mại cũng đã bộc lộ nhiều bất cập và thiếu đồng bộ cần phải sửa đổi nhiều hơn nữa. 2.2.3. Giai đoạn 2005 đến nay Đây là giai đoạn mà nước ta có nhiều thay đổi nhất và cũng là gai đoạn mở cửa hội nhập mạnh mẽ nhất của nền kinh tế nước ta. Trong giai đoạn này, để hội nhập và giao lưu với thế giới chúng ta gần như đã phải thay đổi và hoàn thiện toàn bộ pháp luật của mình. Trong đó có sự thay đổi hai văn bản pháp luật đáng chú ý, đó là sự thay thể Bộ luật dân sự năm 1995 bằng Bộ luật dân sự mới có hiệu lực vàonăm 2005 và Luật thương mại 1997 được thay thể bằng Luật thương mại mới có hiệu lực vào năm 2006. Hai văn bản luật này tuy mới đi vào thực tế nhưng đã chứng minh sự ưu việt hơn hẳn các văn bản pháp luật trước đó. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, tính ưu việt được thể hiện rõ nét nhất với việc Luật thương mại đã điều chỉnh được hầu hết các quan hệ thương mại phát sinh. Trong hoạt đông đại lý với luật thương mại cũ thì chỉ có đại lý bán hàng. Còn luật thương mại mới hoạt động đại lý đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hàng hoá dịch vụ và các hoạt động khác mang tính thương mại. 7 2.3. Những điểm mới về hợp đồng đại lý trong Luật thương mại 2005 Có thể nói luật thương mại 2005 ra đời đã đưa họat động thương mại lên đúng vị trí của nó, điểu này được thể hiện rất rõ trong phạm vi điều chỉnh của nó. Theo Luật thương mại 2205 phạm vi áp dụng là tất cả các hoạt động thương mại phát sinh bên trong và bên ngoài lãnh thổ Việt Nam miễn là các bên thoả thuận áp dụng nó, chủ thể tham gia có thể là các cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên và độc lập không cần có đăng kí kinh doanh. Còn Luật Thương mại 1997 chỉ có phạm vi và đối tượng áp dụng vô cùng nhỏ hẹp trong lãnh thổ Việt Nam và để kí kết hợp đồng thì các chủ thể phải có đăng kí kinh doanh. Còn trong hoạt động đại lý: Cụm từ “Đại lý mua bán hàng hoá” được thay thế bằng cụm từ “Đại lý thương mại”. Như vậy theo luật thương mại 2005 đối tượng điều chỉnh của hoạt động đại lý không chỉ dừng lại ở những hàng hoá hữu hình nữa, mà đã mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra trong Luật thương mại còn có rất nhiều điểm mới cần chú ý, nhưng trong phạm vi của bài viết có hạn nên không thể đề cập đến. 3. Giao kết hợp đồng đại lý 3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý 3.1.1. Nguyên tắc tự nguyện Nội dung chính của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chí của mình cho bên tham gia quan hệ hợp đồng. Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủ thể có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc, thoả thuận nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, các bên khi sử dụng quyền giao kết hợp đồng phải tuân theo các quy định. Không được phép lợi dụng giao kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật. Đối với các tổ chức kinh tế chức năng sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc đặc quyền của Nhà nước thì không được lợi dụng quyền giao kết hợp đồng để đòi hỏi điều kiện bất bình đẳng với bạn hàng. 3.1.2. Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Trong quan hệ kinh doanh thì lợi ích là động lực thúc đẩy hành động của các chủ thể. Theo nguyên tắc này thì nội dung của hợp đồng đảm bảo được lợi ích kinh tế của các 10 định, đó là các cách thức, các bước mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập một quan hệ hợp đồng có giá trị pháp lý. Trong hoạt động thương mại tồn tại hai hình thức giao kết hợp đồng, giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp. * Giao kết trực tiếp: là trường hợp đại diện của các bên trực tiếp gặp gỡ nhau và cùng trao đổi với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng các bên đi đến thống nhất các nội dung và tiến hành ký kết hợp đồng. Hiện nay hình thức này là hình thức giao kết nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong hoạt động thương mại, những hợp đồng quan trọng các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau rồi tiến hành đàm phán đi đến giao kết. * Giao kết gián tiếp: là phương thức giao kết mà theo đó các bên gửi cho nhau văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng các nội dung giao dịch. Quá trình giao kết gián tiếp thường trải qua hai giai đoạn. o Giai đoạn một: Một bên đề nghị hợp đồng thông báo ý định giao kết cho bên mời giao kết. Trong đề nghị đưa ra phải đưa ra đầy đủ các nội dung định giao dịch. Lời đề nghị này phải rõ ràng chính xác tránh gây hiểu lầm cho bên kia. o Giai đoạn hai: Bên được đề nghị sau khi nhận được văn bản tài liệu giao dịch tiến hành xem xét kiểm tra các nội dung nghi trong tài liệu. Sau khi tìm hiểu kĩ các nội dung sẽ trả lời cho bên đề nghị biết có đồng ý hay không đồng ý với những nội dung trong tài liệu. Nếu đồng ý một số nội dung và bổ xung thêm nội dung mới thì coi như một đề nghị giao kết mới. Hợp đồng giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ xác định sự giao kết hợp đồng là bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự đồng ý. Bộ luật dân sự và Luật thương mại quy định về giao kết hợp đồng, thời hạn trả lời giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng khá chi tiết và đầy đủ. 4. Thực hiện hợp đồng đại lý 4.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng đại lý trên 11 tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có nghĩa là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, giá và phương thức thanh toán cũng như các thoả thuận khác. Hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quá trình thực hiện hợp đồng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. Như vậy, nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩ trong thực tế thực hiện hợp đồng mà còn giúp phòng ngừa ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. 4.2. Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý Các biện pháp bảo đảm được quy định hết sức cụ thể trong bộ luật dân sự. Theo điều 324 có các biện pháp sau: * Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải lập thành văn bản. Người giữ vật cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố trong thời hạn văn bản cầm cố tài sản còn hiệu lực. * Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được chuyển dịch quyền tài sản cho người khác trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực pháp lý. * Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh phải có tài sản không ít hơn giá trị hợp đồng được bảo lãnh. * Đặt cọc: là trường hợp một bên giao cho bên kia một tài sản (tiền, kim khí quý,...) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Ngoài các hình thức trên trong Bộ luật dân sự còn có các hình thức khác như là: kí cược, kí quỹ, phạt vi phạm và các hình thức khác theo thoả thuận của các bên. 12 5. Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lý hợp đồng đại lý. Nhưng trong bộ luật dân sự có quy định khá cụ thể và chi tiết về các trường hợp này. * Sửa đổi hợp đồng: Hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương. Hơn nữa hình thức giao kết hợp đồng đại lý là hình thức giao kết trực tiếp. Chính vì lẽ đó khi có sửa đổi hợp đồng đại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đến thống nhất các điều khoản cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coi các điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới. * Chấm dứt hợp đồng đại lý trong các trường hợp sau: o Hợp đồng đại lý đã hoàn thành. o Theo thoả thuận của các bên. o Pháp nhân hoặc các chủ thế khác chấm dứt mà không phải do chính pháp nhân hay chủ thể đó o Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt. o Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại. o Các trường hợp khác do pháp luật quy định. * Huỷ bỏ hợp đồng: các bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau: nếu một bên đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vị phạm hợp là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. 6. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng * Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng 15 dựa trên quyền tự chủ của họ. Một khi thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì không một bên nào có quyền rút lui ý kiến. Điều khoản trọng tài được coi là độc lập với các điều khoản khác trong hợp đồng chính nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng (Điều 11 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003). Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên. Các bên tranh chấp thoả thuận giao cho trọng tài quyền và nghĩa vụ phải ra các phán quyết, quyết định có tính bắt buộc đối với các bên. Để ra được phán quyết, quyết định trọng tài phải tuân theo các trình tự, thủ tục tố tụng nhất định do các bên lựa chọn, bao gồm những quy định cơ bản sau đây: o Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ; o Thoả thuận trọng tài; o Khởi kiện; o Thành lập hội đồng trọng tài; o Chuẩn bị giải quyết tranh chấp; o Phiên họp giải quyết tranh chấp ; o Quyết định trọng tài ; o Huỷ quyết định trọng tài ; o Thi hành quyết định trọng tài. Nếu quy trình tố tụng này không được tuân thủ, một hoặc các bên không có được cơ hội công bằng để trình bày trường hợp của mình trước hội đồng trọng tài thì quyết định của trọng tài có thể sẽ không được công nhận và cho thi hành. Dưới góc độ này, trọng tài gần với toà án nhưng so với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng toà án thì tố tụng trọng tài có một số ưu điểm là: Đỡ tốn kém thời gian, bảo toàn được bí mật kinh doanh (trọng tài được xét xử kín); tính phù hợp về chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh của các quyết định trọng tài (do các trọng tài viên thường là các chuyên gia trong lĩnh vực kĩ thuật, các thương nhân có uy tín, kinh nghiệm....), tính khách quan trung lập của trọng tài. Các quyết định phán quyết của trọng tài có thể được toà án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp. Mặc dù phán quyết của trọng tài là kết quả của sự thoả thuận có tính chất riêng tư giữa các bên tranh chấp và do hội đồng trọng tài ban hành (mà bản thân hợp đồng đó chấm dứt nhiệm vụ và không còn tồn tại sau khi ra phán quyết) nhưng giá trị bắt 16 buộc của phán quyết trọng tài đối với các bên vẫn được pháp luật Việt nam công nhận. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thực sự đi vào đời sống, điển hình như trung tâm trọng tai quốc tế tại Việt Nam nằm bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VIAC) đã được các chủ thể kinh doanh thường xuyên lựa chọn làm cơ quan xét xử tranh chấp phát sinh từ hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng, với thủ tục xét xử của trung tâm được tiến hành theo quy tắc của VIAC. 7.3. Giải quyết bằng toà án. Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định thẩm quyền của toà án. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: o Mua bán hàng hoá; o Cung ứng dịch vụ; o Phân phối; o Đại diện đại lý; o Ký gửi; o Thuê, cho thuê, thuê mua; o Tư vấn về kỹ thuật; o Xây dựng; o Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt đường thuỷ, nội địa; o Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không , đường biển; o Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác; o Đầu tư, tài chính, ngân hàng; o Bảo hiểm; o Thăm dò, khai thác; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổi hình thức của công ty. Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Như vậy thẩm quyền giải quyết của toà án bao gồm rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực kịnh doanh thương mại, tuy nhiên chủ thể của hợp đồng chỉ gồm cá nhân và tổ chức, với mục đích là lợi nhuận, 17 trong đó hợp đồng đại lý với mục đích và chủ thể như trên là do toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thủ tục giải quyết các vụ án theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 bao gổm các bước sau: o Khởi kiện và thụ lý vụ án; o Chuẩn bị xét xử vụ án; o Phiên toà sơ thẩm; o Thủ tục phúc thẩm; o Thủ tục xem xét lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật; o Thi hành bản án (quyết định) của toà án; Ngoài ra các tranh chấp hợp đồng được giải quyết bằng 2 cơ quan toà án khác nhau là Toà Kinh tế và Toà Dân sự. Theo quy định hiện hành thì Toà Kinh tế và Toà Dân sự có chức năng khác nhau. Toà Dân sự có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự trong đó có tranh chấp về hợp đồng dân sự, Toà Kinh tế có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh tế trong đó có các tranh chấp về hợp đồng đại lý. Như vậy thuận lợi của toà án là có tính bắt buộc và cưỡng chế rất cao. Tố tụng tại Tòa án, các bên không phải trả thù lao cho Thẩm phán, ngoài ra phí hành chính rất hợp lý, các bên tranh chấp chỉ mất chi phí cho các luật sư trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho họ. Các Tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có thể triệu tập bên thứ ba và nhân chứng ra trước Tòa án, đây là quyền cưỡng chế mà trọng tài viên không có. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều bất lợi vì thủ tục xét xử công khai sẽ không cho phép các bên giữ được bí mật kinh doanh và quá trình xét xử kéo dài phức tạp. Còn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Thứ nhất, về tính chung thẩm, phán quyết của Tòa án thường bị kháng cáo hay kháng nghị. Còn đa số các quyết định Trọng tài không bị kháng cáo, chỉ có thể dựa vào một vài lý do để khước từ quyết định Trọng tài tại Tòa án. Và thường lý do đó là do những sai sót trong thủ tục cơ bản. Thứ hai, về tính trung lập, Mặc dù Thẩm phán có thể khách quan xong họ vẫn phải phụ thuộc vào những quy định của pháp luật, sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng do pháp luật quy định gắn liền với quốc tịch của các họ. Còn các bên có thể bình đẳng về nơi tiến hành Trọng tài, ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của các trọng tài viên, và 20 Sau khi Ban giám đốc phê duyệt, Phòng kinh doanh gửi mail đến trợ lý kinh doanh thông báo việc mở mã đại lý. Mail yêu cầu đầy đủ thông tin: Tên đại lý, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ mail, chủ đại lý, giá được hưởng và địa bàn đại lý được phân vùng. - Phòng kinh doanh trình hợp đồng lên Ban giám đốc để xác định mức thưởng năm cho đại lý. Ban giám đốc phê duyệt dựa theo tình hình thực tế từng khu vực, Phòng kinh doanh gửi hợp đồng xuống để đại lý ký kết rồi chuyển về công ty. Hợp đồng chia làm 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản và là chứng từ để tính thưởng cho đại lý tại thời điểm cuối năm tài chính. Sau khi ký hợp đồng đại lý, Phòng kinh doanh phối hợp đôn đốc đại lý hoàn thiện hình ảnh điểm bán: cửa mẫu, biển bảng, logo, website …theo tiêu chuẩn của công ty. - Các hỗ trợ đại lý mới (biển bảng, cửa mẫu, logo, website) theo quy định được Phòng kinh doanh làm tờ trình sau khi các hạng mục hoàn tất. Hỗ trợ được giảm trừ vào công nợ đại lý sau khi phát sinh đơn hàng đầu tiên. - Hồ sơ đại lý được lưu trữ sau khi ký hợp đồng bao gồm: Hợp đồng đại lý, Hợp đồng ký gửi hàng hóa, hợp đồng ký quỹ, Hồ sơ đại lý, hình ảnh mặt bằng showroom sau hoàn thiện. 2. Tổng quan về hợp đồng và các bên tham gia giao dịch SAS VUNG ANG LOGISTICS CO., LTD. SOCIALIST REPUBLIC OF ----o0o---- VIETNAM Independence-Freedom-Happiness ----o0o---- SERVICES CONTRACT No:……./HD-2014 Based on: - Civil Code no 33/2005/QH11 dated by National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on 14, Jun 2005; 21 - Commercial Law no 36/2005/QH11 dated by National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on 14, Jun 2005; - Decree No. 126/2005/ND-CP dated 23/01/2006 of the Government guiding the implementation of the Commercial Law; - Circular of the Ministry of Commerce dated 06/04/2006 04/2006/TT-BTM; - Requirements and capability of the two sides. Today, day … month … year 2014, we are: SERVICE BUYER (PARTY A): WHOLE WAY SHIPPING AGENCIES CO., LTD Address :No.1453, Zhonghua 5th RD, Qianzhen Dist, Kaohsiung City 806, Taiwan Tel : +886-7-5367373/5365202/5366303/5362957/5360195 Fax : +886-7-5366115 Account ( USD) : ………………….. At : …………………….. Represented by:………… Position: …………. SERVICE SUPPLIER (PARTY B): SAS VUNG ANG LOGISTICS CO., LTD. Address : Lien Phu Village, Ky Lien commune, Ky Anh Town, Ky Anh District, Ha Tinh Province, Vietnam Tax code : 3001312938 Tel : 039.372.1953 Fax : 039.372.1950 Account( VNĐ) : 1902 692 8698 688 Account ( USD) : 1902 692 8698 068 Swift Code : VTCB VNVXXXX At : Techcombank, Ky Anh branch, Ha Tinh Represented by : Mr. DANG THE KHOI Position : Director After discussion, negotiation the two parties agreed to sign a contract with the terms as follows: - Tên hợp đồng: Hợp đồng dịch vụ .Số: ……. /HD-2014 22 - Bản hợp đồng dựa trên cơ sở pháp lý : + Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 + Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; + Nghị định số 126/2005/ND-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Thương mại + Thông tư của Bộ Thương mại ngày 06/04/2006 04/2006/TT-BTM - Bên mua dịch vụ (Bên a): Công ty TNHH Đại lý Vận chuyển toàn cầu (WHOLE WAY SHIPPING AGENCIES) + Địa chỉ: No.1453, Zhonghua 5th RD, Qianzhen Dist, Kaohsiung City 806, Taiwan. + Công ty cung cấp giải pháp cho khách hàng về vấn đề vận tải quốc tế bao gồm các dịch vụ: vận chuyển hàng không, vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng quá khổ , vận chuyển nội địa, cho thuê container, giao hàng flexitank, xếp dỡ hàng hóa tại cảng , hàng hóa dự án và kỹ thuật ngoài khơi và cung cấp dịch vụ thông qua mạng toàn cầu. + Thị trường xuất khẩu chính của công ty : Châu phi, châu Á, Úc, châu Âu, vùng Trung Đông, miền Bắc và Nam Mỹ. + Công ty đã xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng và cung cấp dịch vụ chuyên môn cho nhiều công ty toàn cầu. - Nhà cung cấp dịch vụ (Bên b): Công ty TNHH SAS Vũng Áng Logistics. + Địa chỉ: Thôn Liên Phú, xã Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam + Ngày cấp giấy phép: 08/09/2010 + Ngày hoạt động: 07/09/2010 (đã hoạt động 11 năm) + Công ty cung cấp dịch vụ xử lý bốc dỡ hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải hàng hóa ven và viễn dương, vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa, kho bãi và lưu trú hàng hóa, dịch vụ lưu trú ngắn ngày và các ngành nghề khác. 25 No. Description Price Unit Amount Note 1 Tonnage fee Inward 0,032 USD/GRT 95,808 Outward 0,032 USD/GRT 95,808 2 Navigation fee - Inward 0,058 USD/GRT 173,652 Outward 0,058 USD/GRT 173,652 Base on the time 3 Anchorage fee 0,001 USD/GRT/hour your vessel anchor at anchorage 4 Clearance fee 100 100,000 5 Tug boat fee 2.300 2.300,000 6 Pilotage fee Fm anchorage to 0,005 USD/GRT/Miles At least 200USD berth 200,000 Fm bert to 0,005 USD/GRT/Miles At least 200USD anchorage 200,000 Total estimated fee 3.338,920 Note: The quotation is excluded 10% VAT 26 2. Payment - Payment in this contract will be in US Dollars (USD) in TRANSFER form and divided into 02 times: ➢ 1st time: 80% of the total service fee and 100% of the total estimated Maritime dues and fees immediately after the contract is signed over. ➢ 2nd time: 20% of the remaining service fee amount and any other charges incurred (if any) but not more than 03 days after the closing of the loan with the B. Within 3 days when goods have been delivered at the specified location, party B will send debit notes including service charges as quotes and other costs incurred (if any). Party A will have to check and confirm debit notes with the B within 02 days. Party B shall pay all transfer documents and original invoice to Party A immediately after receiving money from Party A. If Party A payment not in time as the contract, Party A shall pay interest at the interest rate of the Vietnam Technological and commercial Joint Stock Bank (Techcombank) at the time of payment. 3.3.1. Giá cả - Phí đại lý vận chuyển : 1.200 USD/lần vận chuyển - Chi phí bốc dỡ hàng: 15.000 USD/đơn vị như trong danh sách kèm theo (từ tàu trực tiếp vào các đoạn bằng cần cẩu di động) - Phí hàng hải (ước tính) thanh toán bởi bên A STT Mô tả Giá Đơn vị Số tiền Ghi chú Phí trọng tải 1 Trong nước 0,032 USD/GRT 95,808 Quốc tế 0,032 USD/GRT 95,808 2 Phí vận chuyển hàng không 27 Trong nước 0,058 USD/GRT 173,652 Quốc tế 0,058 USD/GRT 173,652 Căn cứ vào thời 3 Phí neo tàu 0,001 USD/GRT/hour gian neo tàu tại neo 4 Phí thông quan 100 100,000 5 Phí lai dắt tàu 2.300 2.300,000 6 Phí hoa tiêu Cự li dẫn tàu 0,005 USD/GRT/Miles 200,000 Ít nhất 200USD vào bến Cự li dẫn tàu ra 0,005 USD/GRT/Miles 200,000 Ít nhất 200USD bến Tổng chi phí 3.338,920 Chú ý : Báo giá trên chưa bao gồm 10% VAT - Bên A cung cấp cho bên B dịch vụ vận chuyển với phí : 1.200 USD/lần và dịch vụ bốc dỡ hàng hóa với phí 15.000 USD/đơn vị cùng với các chi phí khác như bảng trên (chưa bao gồm 10% VAT). - Tổng giá trị hợp đồng là: 3.338,920 USD - Đồng tiền tính giá: Lựa chọn đồng tiền tính giá: nước thứ ba (đồng USD của Mỹ) - Phương pháp quy định giá: giá cố định: giá cả được thỏa thuận vào lúc ký hợp đồng và không xem xét lại trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. 30 - Be responsible for the deliver original goods. - Promptly notify and coordinate closely with Party A to solve the problems occurring in the process of clear customs, transportation of devices. - Give a full set of invoice, original documents immediately to Party A after the payment. - Make sure implement with a high responsibility and enthusiasm for the work, transparency, honesty, credibility, objectivity and keep the secret for personal information of customers. - Representative clients register, do the tasks, activities which related to the corresponding services signed in Article 2 of this Contract. 3.4.1. Trách nhiệm bên A - Đưa toàn bộ tài liệu liên quan cho Bên B ít nhất 3 ngày trước khi giao hàng (không bao gồm thứ bảy và chủ nhật) để Bên B có thể chuẩn bị các giấy tờ nhập cư và công cụ bốc xếp đúng hạn, tránh làm tăng chi phí (nếu có). - Chịu trách nhiệm toàn bộ trách nhiệm pháp lý về số lượng, chất lượng và giấy tờ pháp lý của hàng hóa. - Trong trường hợp phát sinh chi phí liên quan đến sự khác biệt về số lượng, chất lượng và tình trạng hàng hóa thực tế không giống với thông báo ban đầu của Bên A, làm ảnh hưởng tới thời gian quá trình bốc hàng của Bên B, Bên B sẽ có trách nhiệm thông báo cho Bên A về toàn bộ chi phí phát sinh, và Bên A sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ theo quy định của hợp đồng và đồng ý với lượng phát sinh do bên B đưa ra. - Thanh toán phí lưu bãi của cảng (Storage Charge) nếu có, trong trường hợp lỗi gây ra bởi Bên A (phí này tùy theo cảng và hãng vận tải của Việt Nam, bao gồm các vấn đề hóa đơn). Storage Charge là phí lưu container tại cảng mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng (không thông qua hãng tàu). Đây là loại phí được tách ra từ phí DEM (Demurrage charge) – phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu, vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn và tranh cãi. Trong trường hợp cảng đang lưu giữ hàng hóa mà thời gian miễn 31 phí DEM đã hết, lúc này khách hàng phải đóng phí lưu container trực tiếp cho cảng, được gọi là Storage charge. - Thanh toán toàn bộ phí dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng đúng hạn. 3.4.2. Trách nhiệm bên B - Sau khi nhận được bản hợp đồng hoàn chỉnh, Bên B phải chịu trách nhiệm với các giấy tờ nhập cư và công cụ bốc xếp cho Bên A. - Không chịu trách nhiệm cho sự trì hoãn vì những lý do dưới đây: • Thời điểm giao hàng không giống như Bên A đã thông báo từ trước. • Số lượng hàng hóa không giống như thông báo từ trước. • Những thông tin và tài liệu cung cấp cho Bên B sai lệch hoặc bị chỉnh sửa nhiều lần. • Thiệt hại phát sinh bởi lỗi của bên còn lại thì bên đó chịu. - Nếu có chi phí phát sinh theo quy định của vận tải Nhà nước, Bên B phải thông báo cho Bên A nếu Bên B nắm được thông báo. - Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa nguyên gốc (hàng hóa có sẵn trong thiên nhiên). - Ngay lập tức thông báo và hợp tác chặt chẽ với Bên A để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan hải quan và vận chuyển hàng hóa. - Đưa toàn bộ hóa đơn và tài liệu ban đầu cho Bên A ngay sau khi thanh toán. - Đảm bảo thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt huyết, đảm bảo tính minh bạch, trung thực, tín nhiệm, khách quan và giữ bí mật thông tin cá nhân khách hàng, - Đại diện khách hàng đăng kí, thực hiện nghĩa vụ, hoạt động liên quan đến những dịch vụ tương ứng được ký trong Điều khoản 2 của bản hợp đồng này. 3.5. Điều khoản 5: Bất khả kháng ARTICLE 5: FORCE MAJEURE - Party B shall not be responsible for the late due to strikes, closing, natural disaster, riot or the intervention of the military authorities or citizens in 32 accordance with government laws, principles and regulations or any errors uncontrolled of Party B. - Party B shall not be responsible for any costs that incurred because documents and illegal information were provided by Party A is not match laws. - Hai bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng trong trường hợp Bất khả kháng. Ngay khi xuất hiện Bất khả kháng là các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên, sự việc không lường trước và không nhìn thấy được, bao gồm nhưng không hạn chế: Chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, đình công, thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần, cháy nổ, nhà xưởng hỏng hóc, sự can thiệp của Chính phủ, ... bên bị ảnh hưởng sẽ gửi thông báo bằng Fax cho bên kia trong vòng 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố. Bằng chứng Bất khả kháng sẽ được Cơ quan có thẩm quyền phát hành và được gửi cho bên kia trong vòng 7 ngày. Quá thời gian trên, Bất khả kháng không được xem xét. - Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một khoảng thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp Bất khả kháng cộng thêm thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng nếu khoảng thời gian được kéo dài qua các thời hạn theo quy định của luật áp dụng cho hợp đồng này thì bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng - Bên B không chịu trách nhiệm đối với mọi chi phí phát sinh do các tài liệu hoặc thông tin mà bên A cung cấp không phù hợp với quy định của pháp luật. 3.6. Điều khoản 6: Các quy định chung ARTICLE 6: GENERAL PROVISIONS - This contract shall become effective from the signing date until the date Party B complete service provider. 35 KẾT LUẬN Đại lý thương mại là một trong những loại hình hết sức phổ biến trong hệ thống các trung gian thương mại. Trong những năm gần đây, hoạt động đại lý trở nên rất sôi động và phát triển ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát, … Hiện tại, Việt Nam chưa có một số liệu điều tra chính thức về số lượng các đại lý nói chung cũng như số lượng các đại lý trong các lĩnh vực cụ thể nhưng có thể khẳng định rằng hoạt động đại lý thương mại đang phát triển ngày một mạnh hơn. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động mua bán hàng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau. Nhà sản xuất có thể trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm lại tiêu tốn một nguồn nhân lực khá lớn. Chính vì vậy họ thường phát triển mạng lưới buôn bán theo cách lập một hệ thống các đại lý thương mại, các đại lí này sẽ trở thành cầu nối mật thiết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhận thức được tầm quan trọng trong những đóng góp của hoạt động đại lý thương mại đối với nền kinh tế nội địa của nhiều quốc gia và với nền kinh tế toàn cầu, bài viết trình bày chi tiết về toàn thể những nét đặc trưng trong một hợp đồng đại lý tổng quát, đồng thời tiến hành phân tích các điều khoản chính trong một hợp đồng đại lý thực tế nhằm cụ thể hóa những lý thuyết ấy vào trong hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp. Trong thời gian nghiên cứu và trình bày đề tài, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm sinh viên thực hiện rất mong sẽ nhận được những góp ý từ các thầy cô và độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn. 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Phạm Duy Liên 2012, Giáo trình Giao dịch Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2005). Thông tư số 36/2005/QH11 Luật Thương mại 2005, ban hành ngày 14/06/2005. 3. Bộ Tư pháp (1997), Thông tư số 58/L-CTN Luật Thương mại 1997, ban hành ngày 10/05/1997. 4. Đặng Bá Kỹ, “Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, http:// www.luatyenxuan.com/tong-quan-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html, truy cập ngày 15/04/2021. 5. Quang Huy, “Hợp đồng đại lý theo quy định của pháp luật hiện hành”, https:// luatquang huy.vn/hop-dong-dai-ly/, truy cập ngày 16/04/2021. 6. Khôi Anh 2020, “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số đặc điểm cần biết”, https://doanhnghiepvadautu.vn/hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-va- mot-so-dac-diem-can-biet, truy cập ngày 17/04/2021. 7. Trang web - Trang web của Công ty TNHH Đại lý Vận chuyển toàn cầu (WHOLE WAY SHIPPING AGENCIES): http://www.wwsa.com.tw/m/home.php?Lang=en - Công ty TNHH Tiếp vận SAS Vũng Áng: https://infodoanhnghiep.com/thong- tin/Cong-Ty-TNHH-Tiep-Van-Sas-Vung-ang-12938.html
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved