Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

môn luật hiến pháp - nhận định và bài tập có đáp án, Study notes of Law

môn luật hiến pháp - nhận định và bài tập có đáp án

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 01/04/2023

Msnguyen-nguyen
Msnguyen-nguyen 🇻🇳

4.8

(4)

6 documents

1 / 51

Toggle sidebar

Often downloaded together


Related documents


Partial preview of the text

Download môn luật hiến pháp - nhận định và bài tập có đáp án and more Study notes Law in PDF only on Docsity! Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP PHỤC VỤ CHO THI GIỮA KỲ 1. Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức1 Tiêu chí Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức Khái niệm Cho thôi giữ chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. Buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ do vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước. Người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao. Mức độ Nhẹ Nặng Rất nặng Lý do - Không hoàn thành nhiệm vụ. - Thiếu trách nhiệm. - Yêu cầu của nhiệm vụ. - Theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. - Vi phạm pháp luật. - Vi phạm về phẩm chất, đạo đức. - Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước. - Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn. - Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao. Bản chất Là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ. Là hình thức xử lý kỷ luật Hình thức - Người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận. - Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ… - Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm. - Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tán thành. - Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới khi có một trong các lý do nêu trên Kết quả - Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước. - Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước. - Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước 1 https://danluat.thuvienphapluat.vn/phan-biet-mien-nhiem-bai-nhiem-va-cach-chuc-135260.aspx 1 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. [Theo quan điểm của thầy, “Bầu” thì chỉ đi với “miễn nhiệm” hoặc “bãi nhiệm” còn “bổ nhiệm” đi với “miễn nhiệm” hoặc “cách chức”]2 2. Ân xá, đặc xá, đại xá3 Ân xá4 là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Ân xá được thực hiện với 2 hình thức là đại xá và đặc xá. Như vậy, đặc xá, đại xá là hình thức của ân xá, vì thế, chúng ta chỉ cần phân biệt thế nào là đại xá, đặc xá. Đại xá5 Đặc xá Căn cứ pháp lý Chưa có văn bản quy định cụ thể. Luật đặc xá 2007 Khái niệm Sự khoan hồng của Nhà nước do Quốc hội quyết định nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt6 Bản chất Tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc một loạt người phạm pháp nhất định đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. Miễn toàn bộ/[tha tù] hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hoặc một số người nhất định hoặc một số đông người đang chấp hành hình phạt, trong trường hợp họ lập được công lớn [cải tạo tốt] hoặc đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Thời gian thực hiện Thường vào những dịp quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như ngày 02/9 hay 30/4…hằng năm Thẩm quyền thực hiện Quốc hội quyết định thông qua nghị quyết, chủ tịch nước công bố Chủ tịch nước Đối tượng áp dụng Người phạm tội [nhẹ - ít nghiêm trọng] trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. Người phạm tội trong giai đoạn đã bị kết án tù hoặc tử hình. Giai đoạn áp dụng Từ giai đoạn tố tụng đến giai đoạn thi hành án hình sự Chỉ áp dụng từ giai đoạn thi hành án hình sự. 2 Bài giảng Luật hiến pháp trên lớp 10A – CQVB2 – Trường ĐHL Tp HCM 3 https://danluat.thuvienphapluat.vn/an-xa-dai-xa-dac-xa-hieu-the-nao-cho-dung-136483.aspx 4 Một quan điểm khác [Theo thầy dạy Luật hiến pháp] thì Ân Xá là lệnh do chủ tịch nước ký trên cơ sở tư vấn của Chánh án tòa án tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, trường hợp người bị kết án tử hình làm đơn xin Chủ tịch nước. Trên thực tế, việc ân xá rất hiếm khi xảy ra. 5 Chỉ xảy ra 2 lần 1946 và 1976 6 Khoản 1, Điều 3 – Luật Đặc Xá 07/2007/QH12 ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2007 2 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. QH biểu quyết thông qua, không bắt buộc do QH quyết định. 5. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống với Hiến pháp 1946. Trả lời: Nhận định SAI. Thủ tục Hiến pháp 1946 Hiến pháp 2013 1. Đề xuất Do 2/3 tổng số Nghị viên yêu cầu (khoản a, Điều 70). Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu QH có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120). Nhận xét: Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1946. 2. Soạn thảo Ban dự thảo Ủy ban dự thảo Nhận xét Hiến pháp 1946 là Ban, Hiến pháp 2013 là Ủy Ban. 3. Tỷ lệ yêu cầu Ít nhất 2/3 nghị viên yêu cầu. Ít nhất 2/3 Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.  Nhận xét Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 không khác nhau. 4. Hiệu lực Toàn dân phúc quyết là bắt buộc Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định. Nhận xét Hiến pháp 1946 phúc quyết là bắt buộc, Hiến pháp 2013 do QH quyết định không bắt buộc trưng cầu dân ý. 6. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời: Nhận định SAI. Điều 1, Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Trong hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ, việc đặt ra thể chế này thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Do vậy, mặc dù trong Hiến pháp năm 1946, không có quy định nào cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng vai trò của Đảng của Hồ Chí Minh vẫn luôn được khẳng định bằng việc thông qua bản Hiến pháp lịch sử năm 1946 và những việc làm cụ thể khác. Hiến pháp 1959 đã bắt đầu ghi nhận về vai trò của Đảng ngoài lời nói đầu. Bắt đầu từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013). 7. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trả lời: Nhận định SAI. Vì khái niệm con người rộng hơn khái niệm công dân. - Quyền công dân chỉ dành cho công dân trong phạm vi quốc gia, chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước. Quyền công dân ở mỗi nước khác nhau đều khác nhau do chịu sự tác động của điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia, theo từng Nhà nước quy định. 5 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. - Quyền con người phản ánh được nhu cầu không chỉ dành cho công dân mà còn có người nước ngoài và người không quốc tịch. Quyền con người đặt ra những yêu cầu nhằm đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của con người trên phạm vi toàn thế giới. 8. Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Trả lời: Nhận định SAI. Khoản 2, Điều 14, Chương II của Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Không phải theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa, chỉ có quốc hội mới có quyền hạn chế quyền con người, quyền công dân theo hiến pháp và hạn chế bằng việc ban hành, sửa đổi luật. 9. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”. Trả lời: Nhận định SAI. Điều 19, Chương II của Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.  Giải thích: như câu 8. 10. Hiến pháp năm 2013 quy định: việc bắt, giam giữ người và việc khám xét chỗ ở do pháp luật quy định. Trả lời: Nhận định SAI. Khoản 2, Điều 20 thuộc Hiến pháp 2013 quy định cụ thể: “Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Giải thích: như câu 8. 13. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội chỉ thực hiện hoạt động giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Điều 2, Chương I, Luật Hoạt Động Giám Sát của Quốc Hội số 87/2015/QH13 ban hàng ngày 20 tháng 11 năm 2015 thì: “Giám sát tối cao là việc Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý. Giám sát tối cao được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội.” Điều 11, Mục 1, Chương II của Luật này quy định cụ thể các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Khoản 2, Điều 70, Chương V, Hiến pháp 2013 ghi nhận Quốc hội: “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;” 6 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. 14. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội. Trả lời: Nhận định SAI. Theo quy định tại Điều 84, Hiến pháp 2013 thì: “1. Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.” 15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Trả lời: Nhận định SAI. Khoản 10, Điều 70 của Hiến pháp 2013 quy định, Quốc hội có quyền: “Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội…” Đối với “pháp lệnh” là văn bản do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành thì chỉ có Ủy ban thường vụ quốc hội mới có quyền hủy bỏ văn bản trái với pháp lệnh. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 35: Thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát thuộc Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân sân số 87/2015/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền: “Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội”. 16. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp, Thủ tướng có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trả lời: Nhận định SAI. Theo khoản 3, Điều 28 – Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Luật tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13, ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015, thì Thủ tướng Chính phủ có quyền và nhiệm vụ: “Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.” 7 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. 24. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các pháp lệnh của UBTVQH chậm nhất 10 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được thông qua. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Điều 88, Chương VI – Chủ Tịch Nước, Hiến pháp 2013 thì Chủ tịch nước chỉ có quyền sau: “1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;” 25. Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định về độ tuổi của ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước và quy định Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội. Trả lời: Nhận định SAI. Hiến pháp 2013 chỉ quy định Chủ tịch nước “do Quốc hội bầu ra trong số Đại biểu Quốc hội” mà không quy định cụ thể về độ tuổi của ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Điều 27, Hiến pháp 2013 có quy định về độ tuổi của ứng cử viên đại biểu Quốc hội như sau: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.” Chỉ có Hiến pháp 1959 về chế định chủ tịch nước trong đó quy định độ tuổi của Chủ tịch nước là 35 nhưng Chủ tịch nước không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. 26. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước chỉ có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết. Trả lời: Nhận định SAI. Điều 90, Hiến pháp 2013 quy định: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.” 27. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015 của Quốc hội, thì: “Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.” 28. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ do Quốc hội bầu ra. Trả lời: Nhận định SAI. Điều 98, Hiến pháp 2013 quy định “Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số Đại biểu Quốc hội”. Khoản 3, Điều 98 của Hiến pháp 2013 quy định: “3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ 10 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;” Điều 88, Hiến pháp 2013 quy định Chủ tịch nước: “căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;” 29. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Trả lời: Nhận định SAI. Điều 1, Luật Tổ chức Quốc hội số 76/2015/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015 quy định: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” 30. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Điều 98, Hiến pháp 2013 quy định Thủ tướng Chính phủ có quyền: “4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;” 31. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thành viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Khoản 3, Điều 98, Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ không bổ nhiệm mà “phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” mà không phải là các “thành viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”. Khoản 7, Điều 28, Luật Tổ chức chính phủ 76/2015/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng như sau: “Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật.” 32. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân có thể bị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi nhiệm. Trả lời: Nhận định SAI. Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 19: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh, Luật về Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015, thì Hội đồng nhân dân có quyền “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch 11 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh.” Như vậy trong trường hợp của Hội đồng nhân dân tỉnh, không có quy định về Hội đồng nhân dân tỉnh bãi nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tỉnh. Theo Khoản 1, Điều 42: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2014, “Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.” 33. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát chung. Trả lời: Nhận định SAI. Khoản 1, Điều 107, Hiến pháp 2013 quy định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” mà không phải là kiểm sát chung. 34. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể bị Hội đồng nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Khoản 7, Điều 104, Luật về Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015, “Trình Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này” và Khoản 1, Điều 89 – Bỏ phiếu tín nhiệm, Luật về Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015 thì: “Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.” Viện trưởng Viện kiểm sát không phải là chức danh do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu mà do Quốc hội (đối với trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) hoặc do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm (đối với trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới)7. 35. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, hệ thống Tòa án bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa quân sự. Trả lời: Nhận định SAI. Ngoài các tòa án trên còn có tòa án nhân dân cấp cao. Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp Tòa mới được bổ sung tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực vào ngày 1/6/2015. Hiện nay, cả nước có 3 Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi Tòa cấp cao như vậy quản lý một khu vực tương ứng theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân8. Hiến pháp năm 2013 không quy định cụ thể về các cấp tòa án9. Khoản 2, Điều 7 http://www.vksndtc.gov.vn/khac-251 8 https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t813-so-do-tham-quyen-cua-toa-an-nhan-dan-theo-cap 9 Hiến pháp 2013 từ điều 102 đến Điêu 109 không có quy định cụ thể về các cấp tòa án của Việt Nam. [Tìm lòi mắt ra không có thấy!] 12 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;” Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ có quyền đình chỉ thi hành mà không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. 45. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Trả lời: Nhận định SAI. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Luật Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, thì: “Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.” 46. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Trả lời: Nhận định SAI. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 32: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, thì: “Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.” Như vậy, không có các Ủy viên là trưởng ban của Hội đồng nhân dân ở cấp xã. 47. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân cấp tỉnh, cấp huyện đều là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Khoản 3, Điều 18: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách” ; Theo Khoản 3, Điều 18: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân huyện, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.” Luật không quy định trưởng ban bắt buộc phải là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. 15 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. 48. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân cấp xã đều là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Khoản 3, Điều 32: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân xã, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.” 49. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Trả lời : Nhận định SAI. Theo quy định tại Khoản 7, Điều 83. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.” Ủy viên Ủy ban nhân dân là chức danh do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và không cần phải phê chuẩn bởi Thủ tướng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp cao hơn. 50. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Ủy ban nhân dân các cấp gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Trả lời: Nhận định SAI. Theo quy định của Khoản 1, Điều 20: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an”; Khoản 2, Điều 27: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an”; Khoản 1, Điều 41: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an”; Khoản 1, Điều 48: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ủy viên Ủy ban nhân dân quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an”; Khoản 1, Điều 55, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ủy viên Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị 16 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an;” Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “ Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an” thì gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp không phải là người đứng đầu cơ quan chuyên môn. 51. Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định số lượng Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là 03 người. Trả lời: Nhận định SAI. Theo Khoản 1, Điều 20: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.” Nghĩa là, tùy loại tỉnh mà số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quy định khác nhau. 17 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của Nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một người). C.Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của Nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì “luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của con người. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất”15. Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Với đặc điểm đó của con người, không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà Nhân dân đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được một cách rạch ròi, vì nó là một thể thống nhất như nói ở trên. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được Nhân dân ủy quyền. Xuất phát từ các đòi hỏi khách quan nói trên, quyền lực nhà nước thường được lượng hóa bằng các quy định của Hiến pháp để phân định nhiệm vụ quyền hạn của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lượng hóa này là để giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt Nhân dân thực hiện. Sự phân định các quyền như vậy là điều kiện cơ bản để Nhân dân giao quyền mà không bị lạm quyền, Nhân dân kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao. Đồng thời cũng là để cho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao cho mình. Theo đó, trong Hiến pháp năm 2013 đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một thay đổi quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền. 15 Jon Mills. Luận về tự do, NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 2005, tr 131. 20 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho Nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Những người được Nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho Nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của Nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được Nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vây, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra luật. Đồng thời, là người thay mặt Nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà Nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa. Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp năm 2013. Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Không có một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh; không thể có một nhà nước giàu có, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Thực hiện quyền này đòi hỏi Chính phủ và các thành viên của Chính phủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiến pháp năm 2013. Quyền tư pháp là quyền xét xử, được Nhân dân giao cho tòa án thực hiện.         Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm Nhân dân (khoản 2 Điều 103). Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của quyền tư pháp (khoản 3 Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án. 21 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba quyền nói trên là một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền đó ngày càng được coi trọng trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi vì, xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phát huy hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta chỉ ra rằng việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong nhà nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà “ràng buộc lẫn nhau”, cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp – Đạo luật gốc của nhà nước và xã hội quy định. Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của nhà nước và phát huy dân chủ XHCN, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực tiễn chỉ ra rằng sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đối mặt với những khó khăn, thách thức phần lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của các thiết chế, cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với Nhân dân về tính pháp quyền. Điều đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lý của quốc gia. Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước. Về kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ quyền hạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp năm 2013 còn tạo lập cơ sở Hiến 22 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Để nâng cao hiệu quả của lấy phiếu tín nhiệm, cần sửa đổi một số nội dung như thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm (cụ thể là, lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong một nhiệm kỳ, cụ thể là cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ 4. Lý do là vì 2 năm là đủ thời gian để người trong diện lấy phiếu tín nhiệm nắm bắt tình hình và thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội giao. Trong 2 năm tiếp theo, căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội thì các vị trí lấy phiếu tín nhiệm sẽ có hướng khắc phục đồng thời cố gắng phấn đấu đạt kết quả tốt hơn19), hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm (Ví dụ như: người có tín nhiệm thấp có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không còn được tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó mà không phải qua bước bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này sẽ góp phần xây dựng “văn hóa từ chức” trong cơ quan nhà nước30). 16. Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nhận xét của Anh (Chị) về vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước ta. - Mối quan hệ giữa QH và Chính phủ: + Thành lập: QH thành lập ra Chính phủ QH quyết định cơ cấu của CP (quy định số lượng và tên gọi của các Bộ, cơ quan ngang Bộ) QH quyết định số lượng Phó Thủ tướng Thủ tướng CP do QH bầu trong số các đại biểu QH QH phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP theo đề nghị của Thủ tướng CP. - Hoạt động: Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chính phủ chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Chính phủ tổ chức và triển khai thực hiện các quyết định, Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH: trực tiếp hoặc chỉ đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thi 19 http://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/phat-huy-nhung-hieu-qua-tich-cuc-tu-viec-lay-phieu-tin-nhiem-288262.vov 25 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. hành không trái với HP, Luật, Nghị quyết; Chính phủ phân công, chỉ đạo Bộ ngành triển khai thực hiện. CP trình dự án luật ra trước QH. - Kiểm tra, giám sát:  Quốc hội có quyền giám sát tối đối với CP Hình thức giám sát: xét báo cáo công tác tại kỳ họp QH, xem xét VBPL của CP, Thủ tướng CP, đại biểu Qh có quyền chất vấn Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thành lập Đoàn giám sát. Hậu quả pháp lý của giám sát tối cao: Bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng CP, phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Bỏ phiếu tín nhiệm thành viên của CP; bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng CP… trái với HP, Luật, NQ của QH.  Chính phủ chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước Quốc hội Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước (Điều 94 Hiến pháp 2013 giống quy định HP 1992) - Mối quan hệ giữa QH và TANDTC, VKSND + Thành lập, bãi bỏ QH bầu Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC QH phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC + Hoạt động: CATANDTC, VTVKSNDTC có quyền trình dự án luật ra trước QH, với tư cách là đại biểu QH có quyền trình kiến nghị về luật. + Kiểm tra, giám sát 26 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. QH giám sát hoạt động của TANDTC, VKSNDTC trong việc thi hành HP, Luật, Nghị quyết của QH. QH giám sát các VBQPPL của TANDTC, VKSNDTC. QH có quyền bãi nhiệm, cách chức CATANDTC, VTVKSNDTC; phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC. QH bãi bỏ các văn bản của TANDTC, VKSNDTC CATANDTC, VTVKSNDTC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH. Trong thời gian QH không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH, Chủ tịch nước.20 17. Anh (Chị) hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp 2013 với chế định Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp 1980. CĂN CỨ HP 1980 - HĐNN HP 2013 - UBTVQH Vị trí pháp lý Cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của QH, là Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN VN.  Cơ quan độc lập Cơ quan thường trực của QH  Nằm trong cơ cấu tổ chức của QH Thành viên Chủ tịch HĐNN Các Phó Chủ tịch HĐNN Tổng thư ký HĐNN Các ủy viên HĐNN Chủ tịch QH Các Phó Chủ tịch QH Các Ủy viên. Nhiệm vụ, quyền hạn Có những nhiệm vụ, quyền hạn với hai tư cách: - Chủ tịch nước: công bố luật, thống lĩnh lực lượng vũ trang… - Cơ quan thường trực của QH QH có thể giao cho HĐNN những nhiệm vụ, quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết. Chỉ có những nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách cơ quan thường trực của QH.31 18. Anh (Chị) hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 2013 với Hiến pháp 1946 và giải thích. Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên mở đầu lịch sử lập hiến Việt Nam được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 thông qua. Hiến pháp 1946 ra đời đánh dấu sự thay đổi căn bản các thể chế chính trị 20 https://k18b.files.wordpress.com/2015/03/c3b4n-te1baadp.docx (Người đọc cần xác minh thêm nội dung với các kiến thức trong tập bài giảng, bài giảng và sách giáo khoa của trường HĐL Tp. Hồ Chí Minh) 27 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. hiện nay, Hiến pháp năm 2013 không quy định Chủ tịch nước chủ tọa các phiên họp Chính phủ nói riêng và trực tiếp điều hành hành pháp nói chung là hợp lý, bởi nếu thừa nhận quyền này thì đã có sự chuyển đổi chính thể từ mô hình Việt Nam hiện nay (có nhiều tính chất đại nghị) sang mô hình chế độ tổng thống hoặc bán tổng thống. Điều này có thể thay đổi không chỉ thể chế nhà nước mà cả thể chế chính trị nói chung22. 19. Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật hiện hành. [Có thể sử dụng cấu trúc về chức năng của thiết chế Chủ tịch nước bao gồm: Nhóm các quyền lực liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoài; nhóm các quyền lực liên quan đến phối hợp các thiết chế: bao gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp để phân tích và trả lời cho câu hỏi này.]23 Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Chủ Tịch Nước (CTN) là người đứng đầu, có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan nhà nước đặc biệt là với Quốc hội (QH) và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Có thể nói, theo quy định của Hiến pháp, xét trên phương diện hình thức của cấu trúc quyền lực, Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù, không thuộc vào một nhánh quyền lực nào tỏng các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng đồi thời lại có mối quan hệ, ảnh hưởng tới các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tính chất đặc thù này do vị trí Hiến định đặc biệt của Chủ tịch nước “là người đứng đầu Nhà nước”, thực hiện chức năng “thay mặt Nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Vị trí, chức năng Hiến định đặc biệt của Chủ tịch nước được xác định cụ thể thông qua mối quan hệ với các thiết chế quyền lực nhà nước ở trung ương và mối quan hệ với toàn bộ cấu trúc quyền lực nhà nước trong phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia (theo chiều dọc và chiều ngang). 19.1. Quốc hội - Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (trong số các đại biểu Quốc hội), theo sự giới thiệu của UBTVQH, có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội; - Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước; 22http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010067/0/7963/ Che_dinh_Chu_tich_nuoc_trong_Hien_phap_nam_2013_va_viec_xay_dung_Luat_ve_hoat_dong_cua_Chu_tich_n uoc 23 https://text.123doc.org/document/3587474-moi-quan-he-giua-chu-tich-nuoc-voi-toa-an-nhan-dan-toi-cao-vien- kiem-sat-nhan-dan-toi-cao-theo-phap-luat-hien-hanh.htm 30 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. - Chủ tịch nước chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tich nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; - Là đối tượng thuộc quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Chủ tịch nước phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội, hoặc trả lời bằng văn bản; - Là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền tham dự các kỳ họp của Quốc hội, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, trình dự án luật ra trước Quốc hội, chất vấn những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; - Công bố Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó thủ tướng, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Đề nghị danh sách thành viên Hội Đồng quốc phòng và an ninh; - Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để ra các quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, và các thành viên khác của Chính phủ; [- Công bố quyết định tuyến bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá.]24 19.2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) UBTVQH là cơ quan giới thiệu Chủ tịch nước cho Quốc hội bầu. Mặt khác do UBTVQH là cơ quan đại diện cho Quốc hội vào trong thời gian Quốc hội không họp nên cũng có quyền giám sát quá trình làm việc của Chủ tịch nước. - “…Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất; - Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương…” (Điều 88, HP 2013);   - “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội…” (Điều 90, HP 2013). 19.3. Chính phủ: 24 Có vẻ như mục này không cần thiết và không hợp lý khi đưa vào phần Quan hệ pháp lý giữa Chủ tịch nước và Quốc hội 31 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. - Chủ tịch nước tham gia vào việc thành lập Chính phủ: đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ nghị quyết của Quốc hội để ra các quyết định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. - Tham dự các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết hoặc Chính phủ sẽ mời Chủ tịch nước đến tham dự các phiên họp của Chính phủ và trình Chủ tịch nước quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. - Hàng quý, sáu tháng, Chính phủ phải gửi báo cáo công tác đến Chủ tịch nước. 19.4. Tòa án Nhân dân Tối cao - Với Hiến pháp năm 2013, các chức vụ Thẩm phán thực hiện theo chế độ thẩm phán bổ nhiệm, chỉ trừ đối với chức vụ chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Các chức vụ khác từ Phó chán án tòa án nhân dân tối cao đến thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện, từ Chánh án toàn án quân sự Trung ương đến thẩm phán tòa án quân sự khu vực đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm. - Chánh án tòa án nhân dân tối cao trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước. Chánh án tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm. 19.5. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/Qh13 đã có những quy định sau: - Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Trong thời gian Quốc hội không họp, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo cáo trước UBTVQH và Chủ tịch nước. - Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao cao luận tập thể và quyết định theo đa số. Nếu viện trưởng không nhất trí với ý kiến đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì phải thực hiện theo quyết định của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát, nhưng có quyền báo cáo UBTVQH hoặc Chủ tịch nước. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm. Như vậy mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao là những mối quan hệ mật thiết, gắn bó máu thịt không thể tách rời. Thông qua các mối quan hệ đó, Chủ tịch nước không chỉ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn Hiến định của mình mà còn tác động đến việc thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quyền lực khác của Nhà nước. Bên cạnh đó, với vị trí đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước thực hiện chức năng thay mặt Nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, đại diện cho quốc gia, dân tộc trong các mối quan hệ với các chủ thể bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khi đó, Chủ 32 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. nhiệm tập thể của các thành viên Hội đồng Bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Như vậy, có thể thấy rằng Hiến pháp 1980 đề cao trách nhiệm tập thể của Chính phủ. bảo đảm tính thống nhất, vừa bảo đảm tính phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, trên cơ sở hướng tới sự cân bằng và bảo đảm sự thông suốt của quyền lực. Đây là bước tiến có tính đột phá trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Tuy nhiên, việc phân công quyền lực này không phải là phân chia quyền lực, không phải là tam quyền phân lập, cân bằng và đối trọng như trong các nhà nước tư sản. Cụ thể hóa chức năng hành pháp, tại Điều 96, Hiến pháp năm 2013 đã quy định khái quát các  nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Chính phủ như sau: - Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…”. - Quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1); - Thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân (khoản 3)… Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp tại Điều 100: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”. Về vấn đề trách nhiệm của Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước 35 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Trách nhiệm của Chính phủ  trước Quốc hội là trách nhiệm tập thể, và đó là trách nhiệm chính trị (không phải trách nhiệm pháp lý), trách nhiệm đối với việc thực thi quyền lực được trao. 21. So sánh địa vị pháp lý của Thủ tướng theo Hiến pháp hiện hành với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng theo Hiến pháp 1980 và giải thích vì sao có sự khác nhau đó. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Thủ tướng Chính phủ Theo Hiến pháp 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các thành viên đều do Quốc hội bầu ra. Ở đây Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không có quyền lựa chọn các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và thay mặt Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp. Vai trò của Chủ tịch HĐBT – người đứng đầu Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất chưa được nổi bật vì có rất ít thẩm quyền. Chế định Chủ tịch tập thể làm cho các quyết định của cơ quan này chậm chạp, không nhanh nhạy với những thay đổi của đời sống xã hội và khó khăn trong việc ngoại giao. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; 2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia; 3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái 36 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ; 5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. 22. Anh (Chị) hãy nêu và phân tích ý nghĩa của những điểm mới trong Chương “Chính phủ” của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp năm 1992, quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) về vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền  hạn, cũng như về cơ chế thực hiện quyền lực của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới theo hướng, đề cao vị trí, vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm tính độc lập tương đối, tăng cường tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Bên cạnh việc kế thừa Hiến pháp năm 1992 (tiếp tục khẳng định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội) Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một quy định mới, quan trọng nhất, đó là Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. Quy định Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bao hàm cả vị trí của Chính phủ trong phân công thực hiện quyền lực nhà nước, và chức năng hành pháp của Chính phủ.   Nói Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, trước hết là nói đến việc phân công quyền lực (phân quyền) giữa các nhánh quyền lực nhà nước, theo đó, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp. Giữa 3 cơ quan (3 nhánh quyền lực) này có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực được trao. Nội hàm và ý nghĩa của quy định Chính phủ thực hiện quyền hành có thể hiểu cụ thể như sau: - Chính phủ thực hiện quyền hành pháp không có nghĩa là toàn bộ quyền hành pháp được phân công cho Chính phủ đảm nhiệm. Cũng như ở các nước khác, ở nước ta, Chính phủ được Hiến pháp phân công thực hiện quyền hành pháp, nhưng trên lý thuyết cũng như trong thực tiễn, không phải tất cả quyền hành pháp được trao cho Chính phủ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền hành pháp được phân chia giữa Chủ tịch nước và Chính phủ. Bên cạnh một số quyền hạn thuộc về lập pháp và tư pháp, thì nhiều quyền hạn của Chủ tịch nước hiện nay là thuộc về hành 37 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước” (khoản 6 Điều 88); Chính phủ “Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70” (khoản 7 Điều 96); Thủ tướng Chính phủ “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” (khoản 5 Điều 98). Mối quan hệ giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội được quy định tạo Điều 101 Hiến pháp năm 2013. Về nguyên tắc, các vấn đề liên quan đến mối quan hệ làm việc của các thiết chế nhà nước không quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, do tính đặc thù của hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vị trí, vai trò quan trọng đối với hoạt động của Chính phủ cũng như của cả bộ máy nhà nước nói chung, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Nội dung quy định của Điều 101 của Hiến pháp năm 2013 kế thừa Điều 111 Hiến pháp năm 1992. Điều chỉnh quan trọng nhất về mặt kỹ thuật là nội dung quy định được đặt ở điều cuối cùng của Chương về Chính phủ; khác với Hiến pháp năm 1992, nó được quy định tại Điều thứ 3 của Chương này. Điều này không phải là hạ thấp mối quan hệ của Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội mà là để bảo đảm tính hợp lý, lôgíc trong quy định các vấn đề về tổ chức bộ máy, theo đó các vấn đề về mối quan hệ công tác và chế độ làm việc được quy định cuối cùng, sau các quy định về tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Về sự tham dự phiên họp Chính phủ của người đứng đầu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương các tổ chức chính trị - xã hội lần đầu tiên được quy định tại Hiến pháp năm 198027 với 2 điểm đáng chú ý: (1) Sự không bình đẳng trong việc tham dự phiên họp Chính phủ, theo đó Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) được quyền tham dự; còn người đứng đầu Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác thì được mời tham dự; (2) Điều kiện được mời tham dự là “khi cần thiết”. So với Hiến pháp năm 1980, thì việc tham dự phiên họp Chính phủ của người đứng đầu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương các tổ chức chính trị - xã hội được Hiến pháp năm 2013 quy định phù hợp hơn với tính chất và nội dung mối quan hệ giữa Chính phủ với các tổ chức này, đó là mối quan hệ phối hợp và giám sát, phản biện xã hội trên những vấn đề có liên quan. Với vị trí, tính chất và thẩm quyền, trách nhiệm được giao, Chính phủ là nơi khởi nguồn của tất cả các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trong các phiên họp Chính phủ khi bàn về những vấn đề quản lý có liên quan đến vai trò và trách nhiệm 27 “Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng. Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng khi cần thiết” (Điều 106). 40 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. của các tổ chức này là để Chính phủ có điều kiện trao đổi, lắng nghe, tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, của xã hội dân sự trước khi quyết định các chủ trương, chính sách, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp của các chủ trương, chính sách, và sự đồng thuận xã hội. Đồng thời, qua tham dự phiên họp Chính phủ, thông qua các đại diện của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có cơ hội để trực tiếp thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với những chủ trương, chính sách của Chính phủ ngay trong quá trình Chính phủ thảo luận trước khi được thông qua 4. Về trách nhiệm của Chính phủ Về vấn đề trách nhiệm của Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Trách nhiệm của Chính phủ  trước Quốc hội là trách nhiệm tập thể, và đó là trách nhiệm chính trị (không phải trách nhiệm pháp lý), trách nhiệm đối với việc thực thi quyền lực được trao. Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề nghị không phải Quốc hội trao quyền lực cho Chính phủ, nhưng điều này tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa Quốc hội và Chính phủ. Chính phủ là một tập thể. Quyền lực của Chính phủ xuất phát từ Hiến pháp. Nhân dân thông qua Hiến pháp trao quyền lực cho Chính phủ. Chính phủ được trao quyền lực của Nhân dân thì phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân, mà biểu hiện cụ thể và trước hết là chịu trách nhiệm trước Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội tức là chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội cũng là biểu hiện của mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ với Quốc hội trong phân công và kiểm soát quyền lực. Điều này khác với chế độ cộng hòa tổng thống, nơi mà việc phân chia và đối trọng quyền lực là phương tiện chủ yếu để kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho quyền lực không bị lạm dụng. Quyền lực nhà nước được phân chia cho 3 nhanh lập pháp, hành pháp và tư pháp, độc lập và tách biệt nhau. Cả Tổng thống và các Bộ trưởng đều không phải là thành viên của Quốc hội, nên không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Trách nhiệm của Chính phủ phải báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước là thực hiện trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Thông qua báo cáo công tác của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước thực hiện việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý điều hành của Chính phủ. Đây cũng là yêu cầu bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động quản lý điều hành của Chính phủ.  Như vậy, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), kế thừa Hiến pháp năm 1992 và trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, quy định của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ tinh thần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, xây dựng Chính phủ mạnh, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt, hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với tính chất, vị trí, chức năng của Chính  phủ, cũng như của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã được đổi mới, hoàn thiện hơn theo hướng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể Chính phủ, đồng thời đề cao và xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân của Thủ tưởng Chính phủ, của Bộ  trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong quản lý, điều hành. 41 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. 5. Nhận xét chung So với Hiến pháp năm 1992, trong Hiến pháp năm 2013, tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới nhằm xây dựng Chính phủ mạnh, hiện đại, dân chủ, pháp quyền, thống nhất quản lý vĩ mô các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Cùng với việc lần đầu tiên chính thức khẳng định tính chất, vai trò của Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp mới đã có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng cả về phạm vi và nội dung quyền hành pháp của Chính phủ. Với quy định tại khoản 1 và 2 Điều 96[4] của Hiến pháp mới, quyền hành pháp của Chính phủ đã được bổ sung, đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với bản chất, chức năng của quyền hành pháp hiện đại: hoạch định, điều hành chính sách quốc gia và tổ chức thi hành các đạo luật. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ  sung, hoàn thiện nội dung và cơ chế thực hiện quyền hành pháp và hành chính của Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013 là làm rõ hơn và đề cao vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ trong phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực; đề cao tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo hướng minh bạch, theo pháp luật, được kiểm soát và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt trong thực hiện quyền lực.28 23 Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, Anh (Chị) hãy chứng minh tính độc lập của Tòa án nhân dân các cấp trong tổ chức và hoạt động. Tại sao cần đảm bảo tính độc lập của hệ thống cơ quan này? Ở Việt Nam, chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có tiếp cận các tư tưởng pháp lý của các nước, các hệ thống pháp luật trên thế giới. Vì vậy, lý thuyết về tam quyền phân lập cũng được nhà nước ta tiếp thu có chọn lọc. Không cứng nhắc tiếp thu toàn bộ và rập khuôn, chúng ta vận dụng vào tình hình thực tế đất nước, kết quả của sự tiếp thu được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa VII, năm 1995; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII... Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp với mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo học thuyết tam quyền phân lập thì ba thứ quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp phải độc lập với nhau, khống chế, đối trọng lẫn nhau, với một số nước sự độc lập ấy là cứng nhắc. Ở Việt Nam, ba quyền lực nhà nước đó là sự phân công phối hợp với nhau, nói độc lập hoàn toàn cũng không đúng mà nói không độc lập thì cũng không hoàn toàn sai. Cơ quan tư pháp bao gồm: Tòa án nhân dân các cấp, Tòa án quân sự các cấp và Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án trên nguyên tắc là cơ quan xét xử độc lập với nhánh hành pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp Việt Nam không quy định rõ ràng quy chế tam quyền phân lập, tức là không tách riêng ba nhánh quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp ra mà cả ba nhánh này đều phải phối hợp trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo thống nhất và toàn bộ của Đảng. Do vậy, tính độc lập của Ngành Tòa án còn khá nhiều hạn chế. Quyền lực nhà nước được sinh ra trước hết tất cả phải thuộc về nhân dân, lấy cơ sở để thực hiện và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực nhà nước trong đó có quyền tư pháp phải được thực hiện một cách minh bạch, công khai, dân chủ, thống nhất theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật ở Việt Nam được làm ra là để cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau khi cụ thể hóa thành Hiến pháp và các đạo luật thì tinh thần 28 http://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5 42 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. So với Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp là nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân, mà những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện… Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do Luật định” cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị là xác định tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà để Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định, làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền. Bổ sung Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án. Hiến pháp năm 2013 không quy định về việc thành lập các tổ chức thích hợp ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nhân dân như Điều 127 Hiến pháp năm 1992 mà để luật quy định. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã sắp xếp và bổ sung một số nội quan trọng tại Điều 103, cụ thể như: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”. Đây là các nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa án tránh tình trạng xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự trong quá trình xét xử của Tòa án.34 25. Anh (Chị) hãy trình bày định hướng đổi mới Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta. Hiến pháp năm 2013 kế thừa và khẳng định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như Hiến pháp năm 1992. Đồng thời thể chế hóa yêu cầu về đổi mới hệ thống tổ chức Viện kiểm sát để phù hợp với mô hình Tòa án nhân dân theo chủ trương cải cách tư pháp, cụ thể: “Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định”. 34 http://sotuphap.kontum.gov.vn/KonTum/297/Nhung-diem-moi-cua-Hien-phap-nam-2013-quy-dinh-ve-Toa-an- nhan-dan,-Vien-kiem-sat-nhan-dan.aspx 45 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát tại khoản 3 Điều 107, cụ thể: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Bên cạnh đó, đã bổ sung và quy đinh rõ hơn nguyên tắc tại Khoản 2 Điều 109: “Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, đúng pháp luật trong việc thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên, Hiến pháp năm 2013, đã quy định một cách đầy đủ các quy định chung về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, vừa đảm bảo sự tinh gọn của hệ thống các cơ quan của tư pháp, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động tư pháp, phát huy vai trò xét xử của Tóa án và thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; thể hiện rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.35 26. Anh (Chị) hãy phân tích các chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Năm 2001, chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân đã thay đổi như thế nào? Anh (chị) hãy bình luận về vấn đề này. Theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát  hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát  hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng những công tác sau đây. 35 http://sotuphap.kontum.gov.vn/KonTum/297/Nhung-diem-moi-cua-Hien-phap-nam-2013-quy-dinh-ve-Toa-an- nhan-dan,-Vien-kiem-sat-nhan-dan.aspx 46 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. 1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; 2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp; 3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; 4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; 5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân; 6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.  Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ diễn ra trong hai giai đoạn của tố tụng hình sự là giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động công tố được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người không có tội. Theo quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; 2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; 3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; 47 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. Hiến pháp 1946 quy định Chương VI: Cơ quan tư pháp từ Điều 63 đến Điều 69. Trong đó, Điều 63 quy định về các cơ quan tư pháp ở Việt Nam bao gồm: “a) Tòa án tối cao; b) Các tòa án phúc thẩm; và c) Các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Các viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm (Điều 64). Về các nguyên tắc xét xử gồm có: “Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc đại hình (Điều 65); Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án (Điều 66); các phiên Toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư (Điều 67); trong khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp (Điều 69)”. Theo Hiến pháp 1946 thì tòa án được tổ chức theo cấp xét xử chứ không tổ chức theo đơn vị hành chính như hiện nay. Theo Hiến pháp 1946, quyền lực tư pháp mặc nhiên được thừa nhận là quyền lực độc lập và do Tòa án thực hiện (Điều 69). Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất tiến bộ từ Hiến pháp năm 1946 về cơ quan tư pháp độc lập và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận công bằng như quy định các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư (Điều thứ 67); “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp (Điều thứ 69); “Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước toà án (Điều thứ 66). 29. Anh (Chị) hãy trình bày những sửa đổi của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Anh (Chị) hãy bình luận về những sửa đổi đó. 30. Anh (Chị) hãy chứng minh rằng Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “trực thuộc hai chiều”. Vì sao Ủy ban nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này và hãy chỉ ra những bất cập hiện nay trong việc vận hành Ủy ban nhân dân theo nguyên tắc này? 31. Cho ý kiến của anh (chị) về chủ trương hợp nhất chức danh Bí thư cấp ủy với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp 32. Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân cùng cấp, Tòa án nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật hiện hành. 35. Anh (Chị) hãy nêu và phân tích ý nghĩa của những điểm mới trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 so với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. 36. Anh (Chị) hãy giải thích vì sao pháp luật hiện hành quy định cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên được quyền điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân. 50 Lưu ý: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở thông tin Đề cương môn Luật Hiến pháp của trường ĐHL Tp HCM, Bài giảng môn Luật Hiến Pháp trên lớp của giảng viên và các thông tin có sẵn trên mạng. Mọi thông tin cung cấp chỉ có tính chất tham khảo. Các quan điểm trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm/ý kiến của người soạn. 51
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved