Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

môn luật hiến pháp - nhận định và bài tập có đáp án, Study notes of Law

môn luật hiến pháp - nhận định và bài tập có đáp án

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 01/04/2023

Msnguyen-nguyen
Msnguyen-nguyen 🇻🇳

4.8

(4)

6 documents

1 / 77

Toggle sidebar

Often downloaded together


Related documents


Partial preview of the text

Download môn luật hiến pháp - nhận định và bài tập có đáp án and more Study notes Law in PDF only on Docsity! 1 ABC VỀ HIẾN PHÁP ABC VỀ HIẾN PHÁP (85 câu Hỏi - Đáp) Biên soạn Nguyễn Đăng Dung Vũ Công Giao Lã Khánh Tùng Đặng Minh Tuấn Nguyễn Minh Tuấn LỜI GIỚI THIỆU Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đang trong tiến trình thảo luận để tiếp tục sửa đổi và bổ sung. Đây là một sự kiện lớn của đất nước và là một dịp quan trọng để các công dân và tổ chức đóng góp ý kiến, thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Sự tham gia của người dân và các tổ chức, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, là một yếu tố thiết yếu để bảo đảm tính dân chủ của hiến pháp, bảo đảm quyền lập hiến thực sự thuộc về nhân dân. Mặc dù ở Việt Nam từ trước tới nay đã có nhiều giáo trình, sách chuyên khảo và bài viết về hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, song những công trình này chủ yếu nhằm phục vụ người đọc là sinh viên luật, giới luật gia, những người nghiên cứu và các công chức, viên chức nhà nước. Việc biên soạn các tài liệu giới thiệu về hiến pháp cho công chúng và những người không có chuyên môn sâu về pháp luật chưa được quan tâm thích đáng trong những năm qua. Để góp phần khắc phục tình trạng đó, một nhóm giảng viên của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) biên soạn và xuất bản cuốn sách “ABC về hiến pháp”. Cuốn sách này bao gồm những kiến thức phổ thông về hiến pháp và việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Vì thế, nó không chỉ đề cập đến hiến pháp của Việt Nam mà còn của các quốc gia khác trên thế giới. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức cơ bản nhất về những vấn đề đã nêu, làm cơ sở để đóng góp một cách tích cực và hiệu quả vào quá trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp hiện hành cũng như tham gia vào việc giám sát thi hành hiến pháp mới trong tương lai. 2 Do thời gian biên soạn gấp rút, cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân tình của bạn đọc để có thể hoàn thiện ấn phẩm này trong các lần xuất bản tiếp theo. Hà Nội, Xuân 2013 NHÓM BIÊN SOẠN 5 49. Hiến pháp trên thế giới thường ghi nhận những quyền con người, quyền công dân nào? 50. Hiến pháp Việt Nam ghi nhận những quyền con người, quyền công dân nào? 51. Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam có gì khác so với trong hiến pháp của các nước trên thế giới? 52. Hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam quy định những giới hạn nào về quyền con người, quyền công dân? 53. Hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của con người và của công dân? 54. Quyền bình đẳng được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? 55. Quyền tự do và an toàn cá nhân được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? 56. Các quyền liên quan đến tố tụng tư pháp được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? 57. Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia đời sống chính trị được đề cập trong các Hiến pháp Việt Nam như thế nào? 58. Các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, lập hội, hội họp được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? 59. Hình thức chính thể là gì? Hiến pháp trên thế giới ghi nhận những hình thức chính thể nào? 60. Những hình thức chính thể nào đã từng được xác định trong các hiến pháp của Việt Nam? 61. Đảng chính trị là gì? Vấn đề đảng chính trị được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới? 62. Vấn đề đảng chính trị được quy định như thế nào trong Hiến pháp Việt Nam? 63. Bầu cử là gì? Vấn đề bầu cử được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới? 64. Vấn đề bầu cử được quy định như thế nào trong Hiến pháp Việt Nam? 65. Chế độ kinh tế là gì? Được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 66. Chế độ sở hữu và sở hữu đất đai dược quy định như thế nào trong Hiến pháp Việt Nam? 6 67. Quốc hội (nghị viện) là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? 68. Tổ chức của quốc hội (nghị viện) được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 69. Thẩm quyền của quốc hội (nghị viện) được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 70. Nguyên thủ quốc gia là ai? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? 71. Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 72. Chính phủ là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? 73. Tổ chức của chính phủ được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 74. Thẩm quyền của chính phủ được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 75. Thủ tướng chính phủ là ai? Thẩm quyền của thủ tướng chính phủ được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 76. Toà án là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? 77. Tổ chức của toà án được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 78. Tại sao tính độc lập của toà án lại quan trọng? Hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? 79. Cơ quan công tố là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? 80. Tổ chức của cơ quan công tố được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 81. Chính quyền địa phương là gì? Hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam quy định như thế nào về nội dung này? 82. Các cơ quan hiến định độc lập là gì? Có những cơ quan nào được quy định trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? 83. Uỷ ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là gì? Hiến pháp thế giới và hiến pháp Việt Nam quy định như thế nào về cơ quan này? 7 PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HIẾN PHÁP VÀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP Câu hỏi 1 Hiến pháp là gì? Có nhiều quan điểm và định nghĩa về hiến pháp. Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát, hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với hiến pháp. Vị trí tối cao của hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu ý dân). Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện) gồm những người đại diện do dân bầu và uỷ quyền xây dựng. Câu hỏi 2 Tại sao cần có hiến pháp? Lịch sử tồn tại và phát triển của hiến pháp gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Do nhu cầu chung sống, duy trì sự tồn tại và phát triển, con người cần có nhà nước. Các nhà nước cần được xây dựng dựa trên những quy tắc tổ chức để bảo đảm rằng bộ máy cơ quan của nó có thể quản lý được mọi hoạt động trong xã hội một cách hiệu quả. Ngay từ thời cổ đại, ở phương Đông và cũng như phương Tây, đã có những văn bản đề cập đến những quy tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước mà đôi khi được coi như là hiến pháp, ví dụ như ở Hy Lạp. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ Cách mạng Tư sản, do nhu cầu hoàn thiện các quy định về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và ghi nhận các quyền tự do của người dân để hạn chế việc lạm dụng của chính quyền mới dẫn đến sự ra đời của hiến pháp theo cách hiểu hiện đại. Trong thời đại ngày nay, sự hiện diện của hiến pháp, thành văn hoặc không thành văn, là một tiêu chí không thể thiếu của chế độ dân chủ. Hiến pháp có tác dụng khẳng định tính chính đáng của nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định những phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và ngăn chặn sự xâm 10 Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiến pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế hiến pháp. Ví dụ, thuộc dạng “cứng”, Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính, còn thuộc dạng “mềm dẻo”, Hiến pháp Thái Lan từ năm 1932 đến năm 2007 đã 16 lần thay đổi (chưa tính các bản hiến pháp lâm thời)…Sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô- Đông Âu cũ vào những năm cuối thế kỷ 20 đã dẫn đến sự thay đổi hiến pháp của một loạt quốc gia trong khu vực này và nhiều khu vực khác trên thế giới. Câu hỏi 5 Hiến pháp có những chức năng gì? Hiến pháp có các chức năng cơ bản sau đây:  Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền hạn cho các cơ quan nhà nước chính (quyền lập pháp cho Nghị viện/Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án). Chỉ khi được quy định trong hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý chính đáng.  Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước: Cùng với việc trao quyền, hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực được giao của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát, kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước (ví dụ, cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân; cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập).  Bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu của các hiến pháp từ trước tới nay. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để bảo đảm rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế, ví dụ như Uỷ ban nhân quyền quốc gia. Chính vì vậy, theo Alexander Hamilton: “Bản thân Hiến pháp, với ý nghĩa thực sự và mục đích hữu dụng thực sự, chính là một đạo luật về các quyền.” 3 3 Jame Madison, Alexander Hamilton, John Jay, The Federalist Pappers (U.S.A: Penguin Group, 1987), tr.477. 11 Ngoài các chức năng cơ bản nêu trên, một số hiến pháp còn đóng vai trò là văn bản tuyên bố các giá trị cốt lõi của một dân tộc và những định hướng phát triển của một đất nước. Ảnh: Người dân Thái Lan đang tập trung quanh Tượng đài Dân chủ tại thủ đô Bangkok. Tượng đài, với bản Hiến pháp 1932 nằm trên bệ ở trung tâm, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ quân chủ tuyệt đối và chuyến sang quân chủ lập hiến (quân chủ đại nghị). Câu hỏi 6 Hiến pháp quan trọng như thế nào đối với một quốc gia? Một bản hiến pháp tốt là nền tảng để tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Đây là những yếu tố không thể thiếu để một quốc gia ổn định và phát triển. Lịch sử nhân loại cho thấy hiến pháp gắn liền với vận mệnh của mỗi quốc gia. Sự thịnh vượng, tính năng động, sức sáng tạo mạnh mẽ của xã hội và khả năng “hoá giải” khủng hoảng một cách nhanh chóng của một số quốc gia (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức…) được cho là xuất phát từ những nguyên tắc được xác lập trong hiến pháp của các nước này. Ngược lại, sự suy yếu và sụp đổ của nhiều quốc gia có nguyên nhân từ những thiết chế, quy phạm chuyên chính, tập quyền và xa rời thực tế trong hiến pháp của các nước đó. Câu hỏi 7 Hiến pháp quan trọng như thế nào đối với mỗi người dân? Một bản hiến pháp tốt rất quan trọng với mọi người dân, xét trên nhiều phương diện. 12 Trước hết, một bản hiến pháp tốt giúp tạo lập một nền dân chủ thực sự, trong đó mọi người dân có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và bản thân mình mà không sợ hãi bị đàn áp hay trừng phạt. Đây là tiền đề để khai mở và phát huy trí tuệ, năng lực của mọi cá nhân trong xã hội, cũng như để phòng, chống lạm quyền và tham nhũng. Một bản hiến pháp tốt cũng đồng nghĩa với việc ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp tốt là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ dân quyền và nhân quyền. Cuối cùng, một bản hiến pháp tốt, với tất cả những ưu điểm nêu trên, sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo. Câu hỏi 8 Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật quốc gia? Ở mọi nước trên thế giới, hiến pháp đều được coi là đạo luật gốc của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các đạo luật thông thường khác. Mọi đạo luật thông thường đều nhằm để cụ thể hoá các chế định, quy phạm của hiến pháp, và vì vậy, không được trái với hiến pháp. Khi hiến pháp được thay thế hoặc sửa đổi, các đạo luật có những quy định trái hoặc còn thiếu so với nội dung của hiến pháp đều phải được thay thế hoặc sửa đổi theo. Điều này tạo ra tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia. Câu hỏi 9 Có những yếu tố gì để phân biệt giữa hiến pháp và các đạo luật khác của quốc gia? Một bản hiến pháp khác biệt so với các đạo luật thông thường khác của quốc gia ở những điểm cơ bản sau:  Tính chất: Hiến pháp là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân. Trong khi đó, các đạo luật thông thường là tập hợp những quy tắc cư xử bắt buộc do nhà nước lập ra để quản lý xã hội, vì thế mang tính chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của nhà nước (tuy về nguyên tắc không được đi ngược với ý chí của nhân dân vì không được trái với hiến pháp). 15 các quy định, quy phạm) xác lập cơ cấu, các quy tắc tổ chức, vận hành và mối quan hệ giữa các cấu phần cơ bản của bộ máy nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp (quốc hội/nghị viện), cơ quan hành pháp (chính phủ) và cơ quan tư pháp (tòa án). Dựa trên các chế định này của hiến pháp, các đạo luật về tổ chức nhà nước sẽ được xây dựng để chi tiết hoá những vấn đề còn chưa cụ thể. Các đạo luật này chỉ có thể cụ thể hóa mà không được có những quy định trái với hiến pháp. Câu hỏi 13 Vì sao nói hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân? Như đã đề cập, một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Thông qua hiến pháp, người dân xác định những quyền gì của mình mà nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó. Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm. Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của hiến pháp còn được phát huy qua việc hiến định các cơ chế, thiết chế bảo vệ quyền, cụ thể như thông qua hệ thống toà án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman) hay toà án hiến pháp… Câu hỏi 14 Vì sao nói hiến pháp là công cụ để phòng, chống tham nhũng? Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế: “Tham nhũng là lạm dụng quyền lực được giao để thu lợi riêng”. Từ định nghĩa này, có thể thấy bản chất của tham nhũng chính là sự tha hoá của quyền lực – một quá trình mang tính quy luật mà đã được John Acton (1834- 1902) vạch ra từ năm 1887: “Quyền lực dẫn tới sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối dẫn tới sự tha hóa một cách tuyệt đối”. Để ngăn ngừa tham nhũng cần phải kiểm soát và chế ước những chủ thể nắm giữ quyền lực. Đây là một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp. Tuỳ theo từng quốc gia, hiến pháp quy định những cách thức giám sát, kiểm soát quyền lực khác nhau, song đều triển khai theo cả hai phương diện: giám sát, kiểm soát trong nội bộ các cơ quan nhà 16 nước (mà đặc trưng là cơ chế tam quyền phân lập) và giám sát, kiểm soát của nhân dân từ bên ngoài với bộ máy nhà nước. Ngoài những quy định về kiềm chế đối trọng giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp, hiến pháp của một số quốc gia, ví dụ như Thái Lan, còn quy định nhiều cơ chế và thiết chế giám sát quyền lực khác bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, cụ thể như: chế độ bất khả kiêm (cấm các quan chức nhà nước không đồng thời giữ hai chức vụ hay có vai trò trong các đảng chính trị); chế độ công khai, minh bạch tài sản và thu nhập (của các quan chức nhà nước); các quy định chống xung đột lợi ích (cấm các quan chức và người thân trực tiếp hay gián tiếp tham gia các doanh nghiệp nhà nước hay cung cấp dịch vụ công); mở rộng các quyền dân sự chính trị, đặc biệt là tự do thông tin, để người dân dễ dàng giám sát chính phủ; thành lập các thiết chế hiến định độc lập để giám sát, xử lý các quan chức tham nhũng, cụ thể như toà án hiến pháp (thậm chí cả toà án hình sự riêng để xét xử những người giữ chức vụ chính trị cao), Uỷ ban chống tham nhũng quốc gia, cơ quan Thanh tra Quốc hội, Hội đồng Kiểm toán quốc gia, Uỷ ban Nhân quyền quốc gia, Hội đồng bầu cử quốc gia… Câu hỏi 15 Vì sao nói hiến pháp là công cụ để đánh giá một nền dân chủ? Theo Patrick Henry 5 : “Hiến pháp không phải là một công cụ của chính phủ để đàn áp nhân dân, mà là một công cụ để nhân dân kiềm chế chính phủ ..”. Câu nói này phản ánh một cách khái quát mối quan hệ giữa hiến pháp và dân chủ. Nó cũng có nghĩa là thông qua hiến pháp có thể bước đầu đánh giá được một nền dân chủ. Bản chất của hiến pháp là dân chủ, vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân và phải được thông qua với sự đồng ý của nhân dân. Như vậy, hiến pháp phản ánh một nền dân chủ trước hết qua cách thức làm ra nó. Về khía cạnh này, khả năng, mức độ tham gia (thực chất) của người dân vào việc xây dựng và thông qua hiến pháp tỷ lệ thuận với tính dân chủ của một nhà nước. Ở một quốc gia càng dân chủ, nhà nước càng áp dụng nhiều biện pháp để người dân có thể tự do và thuận lợi đóng góp ý kiến vào việc xây dựng hiến pháp, cũng như vào việc bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp. Thêm vào đó, ở một quốc gia dân chủ, quá trình trưng cầu ý dân và xin ý kiến nhân dân được thực hiện một cách trân trọng, minh bạch, dưới sự giám sát chặt chẽ của báo chí và các tổ chức xã hội dân sự. Điều này rất quan trọng vì hầu hết các nước thực hiện trưng cầu ý dân hoặc 5 Patrick Henry (1736-1779) - thống đốc bang Virginia của Mỹ những năm 1770, một trong những người sáng lập ra nước Mỹ, thành viên của Hội nghị lập hiến 1787, nổi tiếng với tư tưởng cách mạng và tinh thần kiên quyết chống tham nhũng. 17 các hình thức xin ý kiến nhân dân về dự thảo hiến pháp, nhưng ở nhiều quốc gia quá trình này được tiến hành một cách hình thức, thiếu minh bạch hoặc đi kèm với sự đe doạ (công khai hay ngấm ngầm) của chính quyền khiến người dân không dám thể hiện quan điểm thật sự của mình. Tính chất, mức độ của một nền dân chủ cũng được thể hiện qua nội dung của hiến pháp. Về khía cạnh này, một hiến pháp càng có cơ chế giám sát quyền lực và bảo vệ quyền con người, quyền công dân tiến bộ thì càng thể hiện tính chất, mức độ dân chủ cao của nhà nước. Đó là bởi chỉ trong môi trường dân chủ, các vấn đề này mới được khẳng định trong hiến pháp. Đến lượt nó, một khi đã được ghi nhận trong hiến pháp, những vấn đề này sẽ là nền tảng để thúc đẩy nền dân chủ của quốc gia. Câu hỏi 16 Hiến pháp và pháp quyền (rule of law) liên hệ với nhau như thế nào? Pháp quyền (rule of law, hay “nhà nước pháp quyền” như thường gọi ở Việt Nam), theo định nghĩa giản dị của Max Weber, là một trật tự xã hội dựa trên sự “thượng tôn luật pháp”. Trật tự này phản ánh quan niệm của John Locke: "Tự do của con người trong một chế độ cai trị có nghĩa là sống theo một luật lệ bền vững, chung cho cả mọi người trong xã hội; luật lệ này phải được quy định bởi cơ quan lập pháp đã được thiết lập trong chế độ đó.” 6 Tư tưởng pháp quyền xuất phát ở phương Tây từ thời La Mã và được phát triển hoàn chỉnh bởi thuyết chủ nghĩa hợp hiến (hoặc chủ nghĩa lập hiến - constitutionalism) - học thuyết chính trị, pháp lý cho rằng quyền lực nhà nước phải được quy định bởi hiến pháp, nhà nước phải quản lý xã hội theo hiến pháp, có nhiệm vụ trước hết là nhằm phục vụ cộng đồng và bảo vệ các quyền, tự do của con người. Như vậy, giữa pháp quyền và hiến pháp có mối quan hệ không tách rời. Từ trước đến nay, những tư tưởng pháp quyền luôn là nền tảng cho nội dung và phản ánh tính chất tiến bộ của các bản hiến pháp. Cần phân biệt giữa pháp quyền (rule of law) và “cai trị bằng pháp luật” (rule by law). Trong nhà nước cai trị bằng pháp luật, luật pháp là một công cụ của chính quyền để cai trị xã hội và nhà cầm quyền ở trên pháp luật. Trái lại, trong nhà nước pháp quyền, không một chủ thể nào, kể cả chính quyền, được vượt qua luật pháp; mọi chủ thể đều bình đẳng trước luật pháp, nhà nước phải hành động trong khuôn khổ luật pháp và luật pháp là công cụ điều chỉnh quyền lực của chính quyền. 6 Trích trong “Luận thuyết về Chính quyền Dân sự”, Tập 2, Chương 4 20 chính phủ phải tuân thủ những giới hạn đó trong hoạt động. Theo một định nghĩa khác, chủ nghĩa hợp hiến có nghĩa là "một tập hợp ý tưởng, thái độ và khuôn mẫu hành động phản ánh nguyên tắc là thẩm quyền của chính phủ xuất phát từ người dân và bị giới hạn bởi hiến pháp”. 7 Như vậy, có thể thấy chủ nghĩa hợp hiến và hiến pháp có mối quan hệ không tách rời. Tất cả những đặc điểm bản chất của chủ nghĩa hợp hiến, từ quyền lực tối cao của nhân dân, giới hạn của quyền lực nhà nước và việc giám sát, kiểm soát quyền lực...đều được thể hiện trong hiến pháp. Chính vì vậy, có quan điểm cho rằng, chủ nghĩa hợp hiến (hiểu theo khái niệm miêu tả) thực chất là một định chế chính trị được xây dựng vận hành dựa trên một đạo luật tối cao là hiến pháp. 8 Chủ nghĩa hợp hiến giúp giải quyết tình thế luẩn quẩn của nhân loại mà một tác giả đã chỉ ra, đó là: “Bất cứ thiết chế nào sử dụng đủ quyền lực để bảo vệ tôi khỏi bị hàng xóm cướp bóc, tất có thể sử dụng đủ quyền lực để phá hủy hoặc nô lệ hóa tôi”. 9 Nói cách khác, một khi chúng ta được giải thoát khỏi tình trạng vô chính phủ thì rất có thể sẽ sớm bị kìm kẹp bởi một chính thể chuyên chế. Bằng việc ấn định rạch ròi những giới hạn quyền lực của chính quyền và thiết lập những cơ chế để giám sát, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực đó, chủ nghĩa hợp hiến là công cụ giúp nhân loại giải quyết nghịch lý này. Tuy nhiên, cần thấy rằng tuy gắn liền với hiến pháp, song không phải mọi quốc gia có hiến pháp thành văn đều thực thi chủ nghĩa hợp hiến, trong khi có những quốc gia có hiến pháp không thành văn, tiêu biểu như nước Anh, lại rất tuân thủ những nguyên tắc này. Nói cách khác, khi nói đến chủ nghĩa hợp hiến, điều quan trọng nhất không phải là có một bản hiến pháp, mà là văn hóa, truyền thống chính trị của một quốc gia cho phép bảo đảm rằng chính quyền chỉ có thể làm những gì trong giới hạn được nhân dân cho phép. Một điểm nữa là những chế định về giới hạn quyền lực trong hiến pháp thường không đủ để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của chính quyền. Chính vì vậy, hiến pháp cần có thêm những quy phạm khác để phòng ngừa những hành vi vi hiến – mà thực chất là sự phá hoại chủ nghĩa hợp hiến. Theo nghĩa đó, một tác giả cho rằng, chủ nghĩa hợp hiến cần gồm các yếu tố: (1) Chính quyền phù hợp với hiến pháp; (2) Phân chia quyền lực; (3) Chủ quyền của nhân dân và chính quyền dân chủ; (4) Giám sát pháp lý; (5) Cơ quan tư pháp độc lập; (6) Chính quyền bị hạn chế bởi Đạo luật về quyền; (7) Kiểm soát cảnh sát; (8) 7 Don E. Fehrenbacher, Sectional Crisis and Southern Constitutionalism, Louisiana State University Press, 1995. 8 Giovanni Sartori, The Theory of Democracy Revisited, Chatham House Publishers, 1987, tr.309. 9 Janes Holmes, Women, Men, and Politeness, Language Arts & Disciplines, 1995, tr.270-271. 21 Quân đội nằm dưới sự điều khiển của dân sự; và (9) Không quyền lực nào của nhà nước có thể đình chỉ hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hiến pháp. 10 Câu hỏi 20 Bảo hiến là gì? Có những mô hình bảo hiến nào? Bảo hiến (hay còn được gọi là bảo vệ hiến pháp, kiểm hiến, giám sát tư pháp hoặc tài phán hiến pháp – constitutional review/judicial review), theo định nghĩa của một số từ điển pháp luật phổ biến, là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sở dĩ bảo hiến thường được gọi là tài phán hiến pháp (giám sát tư pháp/ judicial review) vì từ trước đến nay nó gắn liền với chức năng của tòa án trong việc xem xét tính pháp lý trong hoạt động của các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, có cách hiểu bảo hiến rộng hơn, trong đó chủ thể đóng vai trò này không chỉ là toà án mà còn bao gồm nghị viện và hội đồng hiến pháp. Mô hình bảo hiến Đức (châu Âu), còn được gọi là mô hình bảo hiến tập trung, trao quyền bảo hiến cho một tòa án chuyên trách gọi là Tòa án Hiến pháp. Mô hình bảo hiến Hoa Kỳ, còn được gọi là mô hình bảo hiến phân tán, trao quyền bảo hiến cho tất cả các tòa án, mà thẩm quyền cuối cùng là Tòa án Tối cao. Theo một thống kê trên phạm vi toàn thế giới, hai mô hình bảo hiến được sử dụng phổ biến nhất là mô hình toà án hiến pháp kiểu châu Âu (chiếm 29,61%) và mô hình Hoa Kỳ (chiếm 29,05%). Tiếp theo đó là các mô hình toà thượng thẩm kiểu châu Âu (chiếm 11,7%). 11 10 Xem Louis Henkin, 2000 (trích từ Bo Li, What is Constitutionalism? Perspectives, Vol. 1, No. 6, http://www.oycf.org/Perspectives2/6_063000/what_is_constitutionalism.htm. 11 Arne Mavčič, Historical Steps in the Development of Systems of Constitutional Review and Particularities of Their Basic Models, tại http://www.concourts.net/introen.php. Số liệu cập nhật đến ngày 1/4/2010. 22 Ảnh: Một phiên xử của Tòa án Hiến pháp Nga, cơ quan được thành lập theo Hiến pháp CHLB Nga 1993. Câu hỏi 21 Hiến pháp của quốc gia nào được coi là có ảnh hưởng nhất trên thế giới? Vì sao? Theo một dự án nghiên cứu, kể từ năm 1789 đến năm 2000, đã có hơn 800 bản hiến pháp thành văn được các quốc gia trên thế giới thông qua 12 (tính cả những hiến pháp mà các quốc gia đã sửa đổi, bổ sung). Mặc dù vậy, các chuyên gia đều cho rằng, Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ là bản hiến pháp nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trên thế giới từ trước đến nay. Ngay từ khi mới ra đời, ảnh hưởng của Hiến pháp Hoa Kỳ đã lan rộng trên toàn thế giới. Đơn giản là bởi bản hiến pháp này đã thể hiện một cách tuyệt vời tư tưởng về một chính quyền của dân, do dân và vì dân (lời của Tổng thống Abraham Lincoln) trong một văn bản mà quyền lực nhà nước được cấu trúc khoa học, chặt chẽ, dựa trên học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu. Chính vì vậy, kể từ khi có hiệu lực, bản hiến pháp này đã trở thành mô hình tham khảo cho việc xây dựng hiến pháp của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nói về bản hiến pháp kể trên, nguyên Thủ tướng Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) cho rằng: đó là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người". Còn theo Albert P. Blaustein*, Hiến pháp Hoa Kỳ là “mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước Mỹ”. Câu hỏi 22 12 http://www.constitutionmaking.org/reports.html. * Albert P.Blaustein là Giáo sư Luật tại Khoa Luật Rutgers, Đại học Tổng hợp Bang New Jersey. Ông là tác giả của nhiều công trình học thuật về chủ đề chủ nghĩa hợp hiến gồm tác phẩm sáu tập về Hiến pháp Hoa Kỳ có nhan đề “Hiến pháp của các quốc gia phụ thuộc và các quốc gia có chủ quyền đặc biệt”. Blaustein đã giúp soạn thảo hơn 40 hiến pháp trên khắp thế giới. Năm 1991, ông giúp soạn thảo Hiến pháp Liên bang Nga. Giáo sư Blaustein mất năm 1994. 25 xác định các giới hạn về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các quyền cơ bản của con người. Do đó, các cơ quan nhà nước không được xây dựng, sửa đổi hiến pháp một cách tùy tiện, mà cần phải tuân thủ các quy trình dân chủ, được quy định trong hiến pháp. Việc sửa đổi hiến pháp được quy định rất chặt chẽ trong hiến pháp, đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt mà các cơ quan nhà nước phải tuân thủ khi sửa đổi hiến pháp.  Kỹ thuật lập hiến đặc thù:Việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp đảm bảo những kỹ thuật lập hiến đặc thù như: đảm bảo chủ quyền nhân dân; phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp; quy định các nguyên tắc cơ bản, khái quát đặt nền tảng cho hệ thống pháp luật… Câu hỏi 25 Quy trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp như thế nào? Do hiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia có giá trị pháp lý cao nhất, nên việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp được quy định rất chặt chẽ trong chính hiến pháp. Quy trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp thường có các bước cơ bản sau: Bước 1: Đề xuất xây dựng, sửa đổi hiến pháp Việc xây dựng, sửa đổi hiến phápphải được đề xuất bởi những chủ thể nhất định. Khi chưa có hiến pháp, công việc này không có quy tắc định sẵn, rất khác nhau, nhưng dựa trên nền tảng của nguyên tắc quyền lập hiến xuất phát và thuộc về nhân dân. Khi đó, các lực lượng dân chủ nắm quyền đại diện cho nhân dân, sẽ đề xuất xây dựng hiến pháp thông qua Quốc hội lập hiến hoặc Hội nghị quốc gia. Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ được khởi xướng bởi các đại diện của 13 bang lúc bấy giờ tại Hội nghị lập hiến Philadelphia. Khi có đã có hiến pháp, việc đề xuất sửa đổi hiến pháp được quy định rõ trong chính hiến pháp. Việc khởi xướng này thường trao cho các đại biểu quốc hội (số lượng lớn nhất định), các cơ quan lập pháp (Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện), các cơ quan hành pháp (Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng…) và các chính quyền tiểu bang (trong nhà nước Liên bang). Trong các hiến pháp Việt Nam, chỉ duy nhất Hiến pháp 1946 quy định về quyền yêu cầu sửa đổi hiến pháp, cụ thể như sau: Sửa đổi hiến pháp “do hai phần ba tổng số nghị viện yêu cầu” (Điều 70). Như vậy, chỉ khi 2/3 tổng số nghị viện yêu cầu, vấn đề sửa đổi hiến pháp mới được đưa ra thảo luận. Quy định này có ý nghĩa phân biệt quyền lập hiến với quyền lập pháp, thể hiện tính trội của quyền lập hiến so với quyền lập pháp. Đối với các dự luật thường, Chính phủ có thể đề nghị dự luật ra trước Nghị viện (Khoản b, 26 Điều 52 Hiến pháp 1946). Các hiến pháp sau này cũng đều có quy định về sáng quyền sửa đổi hiến pháp. Thực tế, nhiều chủ thể tham gia vào việc đề xuất sửa đổi hiến pháp: Ban thường trực Quốc hội đề nghị sửa đổi 1946 (Hiến pháp 1959), Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban đối ngoại và Ủy ban pháp luật đề nghị sửa đổi Lời nói đầu Hiến pháp 1980 (năm 1988), Hội đồng Nhà nước đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1980 (năm 1989), Quốc hội đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1980 (Hiến pháp 1992), Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 (năm 2001). Bước 2: Quyết định việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp Các đề xuất xây dựng, sửa đổi hiến pháp là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Tùy từng quốc gia, thẩm quyền này có thể được trao cho quốc hội lập hiến hoặc quốc hội lập pháp. Quốc hội sẽ đưa vấn đề sửa đổi hiến pháp ra thảo luận để quyết định. Theo quy định của các Hiến pháp Việt Nam, việc sửa đổi hiến pháp phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi hiến pháp thường rất ngắn gọn, bao gồm hai nội dung cơ bản: thông qua chủ trương sửa đổi hiến pháp; thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung hiến pháp. Bước 3: Quyết định các nguyên tắc nền tảng của hiến pháp Tiếp theo của quy trình lập hiến là việc xác lập các nguyên tắc nền tảng của bản hiến pháp tương lai. Đây là một hoạt động rất quan trọng có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Tùy từng quốc gia, có thể Quốc hội lập hiến, Quốc hội lập pháp hoặc Ủy ban sửa đổi hiến pháp sẽ được trao quyền định ra các nguyên tắc nền tảng của hiến pháp mới hoặc hiến pháp sửa đổi. Bước 4: Xây dựng Dự thảo Hiến pháp Các nguyên tắc nền tảng của hiến pháp mới (hoặc sửa đổi) phải được cụ thể hóa thông qua hoạt động xây dựng Dự thảo hiến pháp. Các cơ quan có quyền quyết định các nguyên tắc nền tảng tảng có thể trực tiếp xây dựng dự thảo hoặc thành lập ra các cơ quan khác để xây dựng Dự thảo. Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp có thể trực tiếp xây dựng Dự thảo hiến pháp hoặc thành lập Ủy ban sửa đổi hiến pháp để thực hiện chức năng này. Ở Việt Nam, việc xây dựng dự thảo chủ yếu do cơ quan dự thảo (thường có tên là Ủy ban dự thảo), do Quốc hội thành lập và có nhiệm vụ giúp Quốc hội trong việc xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp. Ủy ban dự thảo tổ chức nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến 27 nhân dân để xây dựng dự thảo hiến pháp trình Quốc hội và các cơ quan có liên quan. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Ủy ban dự thảo thường thành lập thêm thường trực ủy ban và cơ quan chuyên môn giúp việc (Tổ biên tập, Ban biên tập hoặc Tiểu ban nghiên cứu) để giúp Ủy ban dự thảo trong việc xây dự thảo. Cơ quan chuyên môn giúp việc thường bao gồm các thành viên của chính Ủy ban dự thảo có chuyên môn phù hợp trong việc soạn thảo, xây dựng dự thảo. Thành phần cơ quan chuyên môn giúp việc có thể mở rộng thêm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, những người làm thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật có liên quan. Bước 5: Tham vấn nhân dân Tham vấn nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp là lấy ý kiến nhân dân về các vấn đề xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Hoạt động tham vấn nhân dân được thực hiện trong suốt trong quy trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Bước 6: Thảo luận Việc thảo luận được tiến hành trong nhiều khâu của quá trình sửa đổi hiến pháp, đặc biệt trong các cơ quan soạn thảo, cơ quan chuyên môn, các cơ quan của Quốc hội (Ủy ban thường vụ Quốc hội, các ủy ban chuyên môn của Quốc hội), các cơ quan nhà nước hoặc trong việc tổ chức tham vấn nhân dân về sửa đổi hiến pháp. Khâu quan trọng nhất của việc thảo luận về các nội dung sửa đổi hiến pháp là tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam hiện hành, Quốc hội có chức năng lập hiến. Như vậy, mô hình lập hiến của nước ta là trao quyền làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp cho Quốc hội chứ không trao cho một cơ quan lập hiến đặc biệt như Hội đồng/Quốc hội lập hiến như ở một số quốc gia. Trong phiên họp toàn thể, Ủy ban dự thảo sẽ trình dự thảo ra trước Quốc hội, trong đó tập trung vào các vấn đề như: Tính cấp thiết của việc sửa đổi hiến pháp; chủ trương, định hướng sửa đổi hiến pháp của Đảng, Nhà nước; Kết quả tổng kết thi hành hiến pháp; Những quan điểm, định hướng sửa đổi của Cơ quan soạn thảo; Những nội dung cần phải sửa đổi; Lập luận giải trình cho những nội dung đó; Những vấn đề còn chưa/khó giải quyết, còn tranh cãi… Sau khi Ủy ban dự thảo trình dự thảo, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về các nội dung được trình bày cũng như những vấn đề khác có liên quan. Việc thảo luận tại Quốc hội thường phải được tiến hành ở nhiều kỳ họp, sau mỗi kỳ họp, Ủy ban dự thảo sẽ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến đóng góp của các đại biểu. Bước 7: Thông qua 30 các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ. Số lượng có thể từ vài trăm đến vài nghìn người. Các hội nghị này có thể thành lập các uỷ ban, hội đồng để trực tiếp đánh giá các vấn đề chuyên môn để trình và tư vấn cho hội nghị. Nhiều nước coi trọng việc tổ chức các cuộc tranh luận bàn tròn giữa các chủ thể chủ chốt như các đảng phái, các cơ quan nhà nước trung ương, các nhà hoạt động xã hội và các nhà cải cách. Các cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến ở các địa phương, với sự điều hành của các uỷ ban tham gia sửa đổi hiến pháp và sự tham gia của nhân dân cũng là nhân tố quan trọng cho việc đánh giá hiến pháp. Ở Thái Lan, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1997, rất nhiều cuộc tranh luận về cải cách hiến pháp đã được thực hiện bởi nhiều các nhóm xã hội khác nhau, trong đó có các nhà nghiên cứu, các nhà luật học và các chính trị gia. Nhờ vào những tranh luận này, rất nhiều vấn đề về văn hoá chính trị Thái Lan đã được tổng kết, ví dụ như: “ thiếu vắng sự minh bạch”, “tham nhũng”, “sự bất ổn của các chính phủ dân sự” và “sự thiếu hiệu quả của các thể chế chính trị” 17 . Ngoài ra, tham vấn nhân dân và trưng cầu ý dân là những hình thức đặc thù đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Tranh: Hội nghị lập hiến (còn được gọi là Hội nghị Philadelphia), diễn ra từ ngày 25/5 đến 17/9/1787 tại Philadelphia, Pennsylvania, đã dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kỳ. Bức tranh này, của Howard Chandler Christy, mô tả cảnh các đại biểu dự Hội nghị ký thông qua hiến pháp. 17 Peter Leyland, “Constitution Design and the Quest for Good Gouvernance in Thailand”, in Tania Groppi, Valeria Piergigli, Angelo Rinella, Asia constitutionnalism in transition. A comparative perspective, Giuffrè, Milano, 2008, tr. 71. 31 Câu hỏi 27 Quyền lập hiến và quyền lập pháp giống và khác nhau như thế nào? Quyền lập hiến là quyền làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp. Quyền lập hiến được coi là “quyền nguyên thủy” so với các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bởi vì quyền lập hiến phản ảnh chủ quyền tối cao của nhân dân, quy định các quy tắc cho các quyền này. Trên cơ sở của hiến pháp, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức và vận hành. Xuất phát từ lý do đó, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được gọi là “các quyền phái sinh”. Trong phạm vi quyền lập hiến, người ta cũng chia ra thành “quyền lập hiến nguyên thủy” và “quyền lập hiến phái sinh”. Quyền lập hiến nguyên thủy là quyền xây dựng bản hiến pháp đầu tiên hoặc làm một hiến pháp mới. Quyền lập hiến phái sinh chỉ là quyền sửa đổi bản hiến pháp hiện hành. Quyền lập pháp là quyền làm luật, sửa đổi luật. Cũng như các quyền khác, quyền lập pháp được ghi nhận trong hiến pháp, do đó phải được tổ chức và thực hiện phù hợp với các quy định của hiến pháp. Để đảm bảo quyền lập hiến phải phù hợp với hiến pháp, các quốc gia thường trao quyền kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật cho cơ quan tài phán hiến pháp (Tòa án Hiến pháp/Hội đồng Hiến pháp hoặc các tòa án tư pháp). Thiếu một thiết chế tài phán hiến pháp thì khó có thể bảo đảm tính hợp hiến của quyền lập pháp, tuy nhiên Việt Nam hiện vẫn chưa có một cơ quan tài phán hiến pháp như vậy. Mặc dù có những điểm khác nhau cơ bản, quyền lập hiến và quyền lập pháp cũng có một số điểm tương đồng. Các quyền này đều đặt ra các quy tắc cơ bản trong việc tổ chức xã hội, có giá trị áp dụng bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Do vậy, các quyền này phải được trao cho những cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Quốc hội lập hiến, Quốc hội lập pháp). Ở Việt Nam, Quốc hội đồng thời có quyền lập hiến và lập pháp, tuy nhiên quy trình lập hiến và lập pháp rất khác nhau. Câu hỏi 28 Quốc hội lập hiến và quốc hội lập pháp giống và khác nhau như thế nào? Quốc hội lập hiến là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra (hoặc được đề cử) chỉ thực hiện chức năng lập hiến (làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp). Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ duy nhất là lập hiến, do đó cơ quan này sẽ tự giải tán sau khi nhiệm vụ lập hiến được hoàn thành. Quốc hội lập pháp (hay Nghị viện) cũng là cơ quan đại diện cho nhân dân, do 32 nhân dân trực tiếp bầu ra, nhưng có chức năng cơ bản là lập pháp (làm luật và sửa đổi luật). Ngoài chức năng đại diện và lập pháp, Quốc hội còn thực hiện chức năng giám sát các cơ quan hành pháp. Quốc hội có thể chỉ bao gồm 1 viện (Quốc hội một viện) hoặc 2 viện (Hạ Nghị viện và Thượng Nghị viện), được bầu theo nhiệm kỳ, thường là 3 hoặc 5 năm. Như vậy, mặc dù Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp đều là những cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân bầu ra, nhưng hai cơ quan này có những điểm khác nhau rất cơ bản: Quốc hội lập hiến là cơ quan có chức năng lập hiến, còn Quốc hội lập pháp là cơ quan thực hiện chức năng lập pháp; Quốc hội lập hiến chỉ là cơ quan lâm thời, trong khi Quốc hội lập pháp là cơ quan hoạt động thường xuyên; Quốc hội lập pháp được tổ chức và hoạt động phù hợp với các quy định hiến pháp do Quốc hội lập hiến quyết định. Việc thành lập Quốc hội lập hiến phân biệt với Quốc hội lập pháp thể hiện nguyên tắc chủ quyền nhân dân và sự giới hạn quyền lực của Quốc hội lập pháp trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Nhiều hiến pháp không quy định thành lập Quốc hội lập hiến mà trao cho Quốc hội lập pháp thẩm quyền tham gia vào hoạt động xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Để phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp, hiến pháp các nước thường quy định những quy tắc phức tạp trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Câu hỏi 29 Kỹ thuật lập hiến là gì? Kỹ thuật lập hiến khác gì so với kỹ thuật lập pháp? Kỹ thuật lập hiến theo nghĩa rộng là toàn bộ những cách thức soạn thảo, thông qua và ban hành hiến pháp. Theo nghĩa hẹp, kỹ thuật lập hiến là kỹ năng diễn đạt hiến pháp thông qua cách thức thể hiện/viết các điều khoản/quy định của hiến pháp. Kỹ thuật lập hiến có đặc điểm đặc biệt so với kỹ thuật lập pháp thông thường. Việc sửa đổi hiến pháp theo một quy trình đặc biệt có mục đích giới hạn quyền lực nhà nước. Nếu việc sửa đổi hiến pháp có thể được thực hiện một cách dễ dàng thì hiến pháp không còn có ý nghĩa. Nhiều nước ngày nay trao quyền cho Nghị viện sửa đổi hiến pháp, nhưng quy trình lập hiến được bổ sung nhiều giai đoạn với sự tham gia của ủy ban hiến pháp, hội nghị quốc gia, hội nghị bàn tròn, tham vấn nhân dân hay trưng cầu ý dân. Việc thảo luận về dự thảo hiến pháp của Nghị viện cũng cẩn trọng hơn so với quy trình lập pháp, đặc biệt là hiến pháp thường chỉ được thông qua tại Nghị viện với đa số phiếu tuyệt đối. Ví dụ, Điều 79 Luật cơ bản của Đức quy định, một sửa đổi hiến pháp phải được thông qua 35 Hiến pháp là bản khế ước xã hội, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do đó nhân dân có vai trò quyết định trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Nhân dân tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp bằng việc thành lập, giám sát các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hiến (như Quốc hội lập hiến, Quốc hội lập pháp...). Sự tham gia trực tiếp, tích cực và quyết định của nhân dân trong toàn bộ quy trình lập hiến (tham vấn nhân dân, trưng cầu ý dân..) là những hình thức đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Mức độ, tính chất sự tham gia của nhân dân trong quy trình lập hiến thể hiện tính hợp pháp và giá trị của bản hiến pháp. Người dân phải có quyền và được bảo đảm quyền được thông tin về chính sách sửa đổi hiến pháp, quyền bảy tỏ các ý kiến đánh giá hiến pháp hiện tại cũng như những nguyện vọng cho một bản hiến pháp trong tương lai. Câu hỏi 33 Trưng cầu ý dân về hiến pháp là gì? Để đảm bảo chủ thể ban hành và sửa đổi luôn luôn thuộc về nhân dân, các bản hiến pháp mới hoặc hiến pháp sửa đổi của các quốc gia thường được đưa ra nhân dân bỏ phiếu thông qua. Việc bỏ phiếu này thường được gọi là cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp. Trưng cầu ý dân (phúc quyết toàn dân) về những sửa đổi hiến pháp là việc người dân trực tiếp quyết định giá trị pháp lý của dự thảo hiến pháp đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua. Hiến pháp chỉ có giá trị khi được quá nửa số người dân tham gia cuộc trưng cầu ý dân đồng ý thông qua. Đây có thể nói là hình thức tham vấn trực tiếp và mạnh mẽ nhất: Trao cho nhân dân quyền đồng ý hay không đồng ý dự thảo hiến pháp. Trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp thể hiện rõ tư tưởng về chủ quyền nhân dân. Như vậy, trưng cầu ý dân là một hình thức đặc thù của việc lấy ý kiến nhân dân. Các hình thức tham vấn nhân dân về dự thảo hiến pháp chỉ có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định có giá trị pháp lý, trong khi trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp cho phép người dân trực tiếp quyết định đồng ý hay không đồng ý các dự thảo hiến pháp. Trưng cầu ý dân là một chế định hiến pháp tồn tại trong nhiều hệ thống chính trị khác nhau ở các châu lục. Câu hỏi 34 36 Tham vấn nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp là gì? Tham vấn nhân dân là hoạt động trong toàn bộ quy trình sửa đổi hiến pháp, trong đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các vấn đề xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây: - Hiến pháp là bản khế ước xã hội của nhân dân Hiến pháp là đạo luật về chủ quyền nhân dân. Hiến pháp khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, hay nói cách khác quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân trao cho và để phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Theo lý thuyết khế ước xã hội, các quyền tự nhiên của con người chỉ có thể được đảm bảo khi các cá nhân cùng nhau thiết lập một khế ước chung, trong đó quyền lực nhà nước bị giới hạn, các quyền và tự do của con người được ghi nhận và bảo vệ. Với quan niệm hiến pháp là bản khế ước thì việc xây dựng, soạn thảo hiến pháp phải có sự tham gia của đông đảo nhân dân nhằm đảo bảo chủ quyền nhân dân. Nhân dân có quyền tranh luận, trao đổi, bày tỏ quan điểm, đánh giá về các vấn đề hiến pháp; và quan trọng hơn, những ý kiến, quan điểm của họ phải được lắng nghe. Mặc dù những điều kiện trên phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh thực tế 18 , nhưng sự tham gia của nhân dân trong việc làm hiến pháp cho phép nâng cao tính trung thực của các đánh giá hiến pháp, từ đó có những quy định hiến pháp phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. - Một quy trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp quan trọng Về mặt lý thuyết, việc nhân dân trực tiếp làm hiến pháp sẽ phản ánh rõ ràng nhất chủ quyền nhân dân. Tuy nhiên, hình thức dân chủ trực tiếp này khó thực hiện xuất phát từ những yếu tố khách quan, do đó nhân dân thường chỉ tham gia với những mức độ khác nhau vào quy trình làm hiến pháp. Thực tế, việc soạn thảo hiến pháp thường được trao cho các cơ quan chuyên môn như Ủy ban hiến pháp, việc thảo luận và thông qua được thực hiện ở Nghị viện/Quốc hội. Việc ủy quyền này một mặt phản ánh hình thức dân chủ đại diện, mặt khác đảm bảo tính chuyên môn, tập trung trong việc soạn thảo, thông qua hiến pháp. Tuy vậy, ở nhiều nước, quy trình này khá khép kín, chỉ là công việc của các cơ quan nhà nước. Do vậy, các cơ quan nhà nước có thể không thực thi và đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân. 18 Mức độ tham gia của các tầng lớp xã hội trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, trong đó có đánh giá việc thực thi Hiến pháp phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh chính trị tại thời điểm sửa đổi Hiến pháp: chính trị xung đột hay hoà bình, dân chủ hay độc tài, văn hoá chính trị, báo chí và sự phát triển kinh tế… 37 Để giám sát các quy trình soạn thảo hiến pháp được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho quy trình làm hiến pháp ngày càng dân chủ, hiến pháp nhiều nước quy định nhiều hình thức nâng cao sự tham gia của nhân dân trong quá trình soạn thảo hiến pháp, trong đó rất coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo hiến pháp. Hơn nữa, việc tham vấn nhân dân cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ủy ban hiến pháp) có thể thấy được các vấn đề của người dân, tìm hiểu và tiếp nhận các thông tin, ý kiến hình thành từ cơ sở, cộng đồng xã hội và người dân. Mặt khác, những hoạt động này cũng giúp tạo ra sự hiểu biết và chấp nhận của người dân về hiến pháp – một tiêu chí đánh giá quan trọng của một hiến pháp thành công. Sự tham gia này có giá trị lâu dài sau khi hiến pháp ra đời, bởi vì sự thực thi hiến pháp chỉ có giá trị khi người dân hiểu biết, chấp nhận và sử dụng nó. Tiếp nữa, thực tế một số nước đã chỉ ra rằng các ủy ban sửa đổi hiến pháp không thể giải quyết được nhiều vấn đề (do không đồng thuận/vấn đề khách quan phức tạp…). Trong trường hợp này, cần phải tổ chức tham vấn nhân dân. Ví dụ như ở Uganda, khi có nhiều vấn đề không thể tìm tiếng nói chung, Hội đồng hiến pháp đã quyết định đưa các vấn đề này ra tham vấn nhân và quyết định theo các ý kiến đa số nhằm giải quyết các bất đồng. Ở Việt Nam, việc tham vấn nhân dân chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo hiến pháp đã được chuẩn bị. Câu hỏi 35 Xã hội dân sự và hiến pháp có mối quan hệ như thế nào? Các tổ chức xã hội dân sự có vai trò như thế nào trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp? Hiến pháp của các quốc gia rất ít có quy định trực tiếp về xã hội dân sự, nhưng thông qua nội dung của Hiến pháp, nhất là các quy định về nhân quyền, xã hội dân sự được hình thành và phát triển. Những quy định của hiến pháp có liên quan nhiều nhất đến xã hội dân sự là các quyền tự do hội họp, lập hội, tự do ngôn luận. Không có một xã hội phát triển nào mà ở đó không có sự phát triển của xã hội dân sự. Hiến pháp phải tạo nên môi trường thuận lợi và thúc đẩy cho sự phát triển này. Theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: Nhà nước chỉ được làm những gì mà hiến pháp và pháp luật cho phép, ngược lại, người dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, nên hoạt động của con người và sự liên kết củng cố cho hoạt động của họ là rất rộng. Hiến pháp, thông qua các quy định về quyền con người, như một đường ray vạch ra sự hạn hẹp của hoạt động nhà 40 Kể từ Hiến pháp 1946 thiết lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lịch sử lập hiến Việt Nam đã có thêm 3 bản hiến pháp (1959, 1980 và 1992). Hiến pháp hiện hành được ban hành vào năm 1992, đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2001. Ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, cũng có hai bản hiến pháp được thông qua vào các năm 1956 và 1967. Mỗi bản hiến pháp đều có những đặc điểm phản ánh bối cảnh ra đời. Hiến pháp 1946 khẳng định độc lập dân tộc và chủ quyền nhân dân, phản ánh tư tưởng xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân và bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), với chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, Hiến pháp 1959 bắt đầu thể chế hóa con đường đi lên CNXH. Khi nước nhà thống nhất, quyết tâm tiến lên CNXH đã được thể hiện trong bản Hiến pháp 1980, chịu ảnh hưởng lớn từ mô hình hiến pháp Liên Xô cũ trên cả phương diện nội dung và hình thức . Chủ trương cứng nhắc về CNXH và những quy định của Hiến pháp 1980 đã không tạo điều kiện thúc đẩy dân chủ, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa chủ trương đổi mới, góp phần tạo ra động lực để nâng cao dân chủ, góp phần giải quyết khủng hoảng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những nền tảng cơ bản của hiến pháp này, với một số sửa đổi, bổ sung vào năm 2001, được duy trì cho đến nay. Câu hỏi 39 Hiến pháp 1946 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật? Nhận thức rõ tầm quan trọng của hiến pháp trong việc khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chấm dứt chế độ quân chủ, tạo nên sự chính đáng của chính quyền cách mạng và thu hút sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, ngay sau ngày Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sự cần thiết phải sớm ban hành một bản hiến pháp cho Việt Nam. Để tiến hành soạn thảo hiến pháp, theo Sắc lệnh ngày 20/9/1945, một Uỷ ban dự thảo hiến pháp do Hồ Chủ tịch đứng đầu được thành lập. Bên cạnh việc xem xét dự thảo của Ủy ban này, Quốc hội còn xem xét cả dự thảo của Ủy ban Kiến thiết Quốc gia. Dự thảo hiến pháp được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc Hội khoá I ngày 8/11/1946. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được Chủ tịch nước công bố. Hiến pháp 1946, hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành. Hiến pháp gồm 7 chương, 41 70 điều. Chương I quy định về chính thể, theo đó Việt Nam là nhà nước dân chủ cộng hoà. Chương II quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Chương III và Chương IV Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, gồm các cơ quan: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính và Toà án. Về cơ cấu tổ chức nhà nước, Hiến pháp 1946 có những đặc điểm của chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, mà còn là trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) phải do Nghị viện nhân dân (Quốc hội) thành lập và phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Trong khi đó, nguyên thủ quốc gia, mặc dù cũng do Nghị viện bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập pháp và hành pháp, Hiến pháp năm 1946 còn những đặc điểm khác rất đặc biệt với các hiến pháp Việt Nam sau này (các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử, mà không phải theo cấp đơn vị hành chính như quy định về sau này; việc tổ chức chính quyền địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đô thị với các vùng nông thôn...). Ảnh: Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I (Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. Hiến pháp 1946. Câu hỏi 40 Hiến pháp 1959 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật? Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc Việt Nam được xác định mục tiêu tiến lên xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ. Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội khoá I kỳ họp thứ 11 ngày 18/12/1959 thông qua, gồm 10 chương, 72 điều. Chương I tiếp tục quy định chính thể là dân chủ cộng hoà. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân 42 dân. So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 có thêm chương về chế độ kinh tế và xã hội (Chương II). Chương III quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ Chương IV đến Chương VIII, Hiến pháp quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp 1959 là bản hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức nhà nước theo mô hình XHCN (mô hình Xô-viết). Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so với của Hiến pháp 1946 (Dân chủ Cộng hòa), nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy nhà nước có những quy định rất khác so với Hiến pháp 1946. Cơ chế tập trung được Hiến pháp này thể hiện bằng nhiều quy định (các tổ chức chính quyền địa phương được tổ chức như nhau ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát chung được thành lập, các cấp tòa án được tổ chức ra theo các đơn vị hành chính…) Nếu như ở Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được quy định theo nguyên tắc phân quyền, thì bộ máy nhà nước của Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội. Bắt đầu từ đây, các bản hiến pháp của nhà nước Việt Nam mang tính định hướng, tính chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con đường xây dựng CNXH. Câu hỏi 41 Hiến pháp 1980 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật? Sau khi thống nhất (năm 1975), đất nước chuyển sang một giai đoạn mới, Hiến pháp 1980 được Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980. Hiến pháp này gồm có 12 chương, 147 điều. So với các hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 là bản hiến pháp thể hiện rõ nét nhất quan niệm cứng nhắc về việc tổ chức và xây dựng CNXH, học tập kinh nghiệm của các nước trong hệ thống Liên Xô và Đông Âu trước đây. Tại Chương I, Hiến pháp xác định chế độ chính trị của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là “nhà nước chuyên chính vô sản” (Điều 2). Lần đầu tiên, Hiến pháp khẳng định rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là “lực lượng duy nhất lãnh đạo” nhà nước và xã hội (Điều 4). Hiến pháp không quy định về sở hữu tư nhân, nhà nước chỉ bảo hộ tài sản thuộc sở hữu cá nhân với mục đích để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt. Cũng từ Hiến pháp 1980, đất đai được quy định là thuộc “sở hữu toàn dân” (Điều 19) do nhà nước thống nhất quản lý (Điều 20), từ đó, các hình thức sở hữu tư nhân hay cộng đồng về đất đai không được thừa nhận. 45 phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Do vậy, nhân dân và toàn xã hội mong đợi hiến pháp hiện hành cần được sửa đổi thêm nhiều nội dung căn bản, góp phần giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra đối với quốc gia. 46 PHẦN II CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP Câu hỏi 45 Hiến pháp thường bao gồm những nội dung gì? Các bản hiến pháp cổ điển (ra đời trước năm 1945), thường có nội dung ngắn gọn, xúc tích, chủ yếu tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước (gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ chính quyền trung ương với địa phương) và liệt kê các quyền con người cơ bản. Các hiến pháp ra đời sau năm 1945, đặc biệt là từ sau năm 1990, thường có nội dung phong phú hơn, bao trùm nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bên cạnh các nội dung như trong hiến pháp cổ điển, hiến pháp hiện đại thường quy định cụ thể hơn về các cơ quan nhà nước ở trung ương, quy định các cơ quan hiến định độc lập (Kiểm toán, Ủy ban Bầu cử, Ủy ban Nhân quyền…), quy định về nhiều quyền trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa…Một số hiến pháp còn quy định những nội dung mang tính chính sách, định hướng như phát triển kinh tế, văn hóa (như Hiến pháp Philippin 1986, hiến pháp các nước XHCN …). Kể từ thập kỷ 1980 trở lại đây, các bản hiến pháp hiện đại quy định ngày càng nhiều thiết chế hiến định độc lập nhằm tăng cường giám sát sự lạm quyền và phòng, chống tham nhũng, ví dụ như Hội đồng Bầu cử, Uỷ ban Nhân quyền quốc gia, Uỷ ban chống Tham nhũng quốc gia, Uỷ ban công vụ, Ombudsman, Cơ quan bảo hiến… Câu hỏi 46 Quyền con người, quyền công dân và quyền hiến định có gì khác nhau? Quyền con người (human rights) thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và quốc tế. Quyền công dân (citizen’s rights) là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. Với ý nghĩa là một khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, được xác định thông qua chế độ quốc tịch, quyền công dân là tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành cho những người có quốc tịch của nước đó. Quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Về phạm vi áp 47 dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, nơi cư trú... Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền. Ví dụ, một người nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền công dân, chẳng hạn như quyền bầu cử, ứng cử... tuy nhiên, người đó vẫn được hưởng các quyền con người phổ biến áp dụng cho mọi thành viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, cụ thể như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân... Quyền hiến định là các quyền được hiến pháp quốc gia ghi nhận và bảo vệ. Khái niệm “quyền hiến định” thường được sử dụng khi muốn nhấn mạnh rằng một quyền nào đó được hiến pháp, đạo luật tối cao, bảo vệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quyền hiến định có giá trị cao hơn và cần phải bảo vệ tốt hơn các quyền không hiến định. Từ quan điểm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, quyền hiến định đơn giản chỉ là các quyền dễ bị xâm phạm và cần phải được bảo vệ đặc biệt hơn so với các quyền khác. Chính vì vậy, hiến pháp của một số quốc gia (ví dụ như Hoa Kỳ, Liên bang Nga..) có quy định nêu rõ, việc hiến định các quyền không có nghĩa là coi nhẹ các quyền không hiến định. Câu hỏi 47 Việc quy định các quyền trong hiến pháp có mối quan hệ như thế nào với các điều ước quốc tế về quyền con người mà quốc gia là thành viên? Việc quy định các quyền trong hiến pháp cần có sự tương thích với quy định của các điều ước quốc tế về quyền con người mà quốc gia là thành viên. Hiến pháp một số quốc gia dẫn chiếu, nêu tên hoặc cam kết tôn trọng các quyền trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) và một số công ước quốc tế cơ bản mà quốc gia đã gia nhập (ví dụ như Hiến pháp Nam Phi 1997, Campuchia 1993…). Câu hỏi 48 Các quy định về quyền con người, quyền công dân thường được đặt ở vị trí nào trong hiến pháp? Hình thức phổ biến nhất của việc quy định các quyền con người, quyền công dân là nằm trong một chương của hiến pháp. Nhiều quốc gia đặt chương thứ hai, sau chương 50 Hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam có quy định những giới hạn nào về quyền con người, quyền công dân? Hiến pháp Việt Nam 1992 chưa quy định về việc giới hạn quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tại khoản 2 Điều 15 nêu rằng “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo dức, sức khỏe của cộng đồng.” Việc quy định về giới hạn quyền là cần thiết, nhưng đặt quy định này như một nguyên tắc tổng quát ở ngay điều khoản đầu tiên của chương về quyền con người lại là không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. Đó là bởi việc giới hạn chỉ có thể áp dụng đối với một số quyền nhất định, ngoài ra, có nhiều quyền con người (như quyền sống, quyền không bị tra tấn, không bị đối xử vô nhân đạo hay hạ nhục, quyền tự do tư tưởng…) là các quyền tuyệt đối, nhà nước không được giới hạn trong bất kỳ hoàn cảnh hay vì bất kỳ lý do nào. Hơn thế, việc hạn chế, nếu áp dụng với các quyền nhất định, không được trái với bản chất của quyền bị giới hạn, phải được luật quy định rõ ràng và phải là cần thiết trong một xã hội dân chủ, với mục đích duy nhất là để thúc đẩy lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, tự do chính đáng của người khác. Hiến pháp Việt Nam, kể cả Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 đều không có quy định về những quyền không thể bị hạn chế, giới hạn (non-derogable rights) cũng về những điều kiện và phạm vi được hạn chế, giới hạn quyền trong bối cảnh khẩn cấp của quốc gia (state of emergency). Đây là những quy định trong hiến pháp của nhiều nước nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng những quy định về giới hạn của quyền để vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, cả Hiến pháp hiện hành và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 đều chưa đề cập đến nghĩa vụ của các cơ quan, viên chức nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cũng như không quy định về các cơ chế mà người dân có thể sử dụng để khiếu nại khi bị vi phạm các quyền. Câu hỏi 53 Hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của con người và của công dân? Nhìn chung, hiến pháp trên thế giới thường quy định hai loại nghĩa vụ chính là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ lao động. Ngoài ra, một số bản hiến pháp có quy định nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự (Hiến pháp Ba Lan, Hàn Quốc, Nga), nghĩa vụ bầu cử (Hiến pháp Arghentina …). 51 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định công dân có các nghĩa vụ sau: nghĩa vụ học tập (Điều 59), nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh công cộng (Điều 61), nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng (Điều 78), nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích (Điều 80). Hầu hết các nghĩa vụ này được tái đề cập trong Dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013. Mặc dù vậy, quy định về một số nghĩa vụ gây tranh cãi về tính logic và thực tiễn. Cụ thể, các nghĩa vụ học tập, thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh công cộng, tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng cụ thể là gì? Chế tài nào để xử lý vi phạm? Thêm vào đó, quy định về các nghĩa vụ, cụ thể như ở Điều 16(2) của Dự thảo (“Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”), và Điều 20 (Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội) mang tính chất trừu tượng, rất dễ bị lạm dụng để vi phạm quyền con người, quyền công dân. Câu hỏi 54 Quyền bình đẳng được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? Bình đẳng vừa là một quyền, vừa là một nguyên tắc của quyền con người. Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định ở Điều 52 “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, Điều 54 “công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.” Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 có bổ sung điều khoản “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (khoản 2 Điều 17). Tuy nhiên, cả Hiến pháp hiện hành và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đều chưa đề cập đến quy định trong Điều 16 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966, đó là quyền được coi là thể nhân trước pháp luật. Quyền này có ý nghĩa rất quan trọng, được xem là điều kiện đầu tiên để thực hiện các quyền dân sự khác. Câu hỏi 55 Quyền tự do và an toàn cá nhân được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? 52 Quyền tự do và an toàn cá nhân được Điều 71 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm… nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của công dân”. Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013, quyền này là thuộc về mọi người (chứ không phải chỉ công dân). Đồng thời, có bổ sung quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (khoản 3 Điều 22). Tuy nhiên, cả Hiến pháp hiện hành và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đều chưa quy định cấm các hình thức nô lệ và cưỡng bức lao động. Đây là những quy định được nhấn mạnh trong Công ước về quyền dân sự, chính trị của Liên hợp quốc và một số công ước của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Câu hỏi 56 Các quyền liên quan đến tố tụng tư pháp được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định một số quyền liên quan đến hoạt động tố tụng, bao gồm: không bị bắt nếu chưa có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang (Điều 71), không bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 72), được bồi thường thiệt hại về vật chất, phục hồi danh dự nếu bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái pháp luật (đoạn 2 Điều 72), bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo (Điều 132). Trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, nhiều quyền trong lĩnh vực tư pháp đã được tập hợp lại trong Điều 32. Ngoài ra, có sự bổ sung quyền được tòa án xét xử, quyền không bị kết án hai lần vì một tội phạm (khoản 2 Điều 32), người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lí của người bị bào chữa (khoản 3 Điều 32). Có quan điểm cho rằng quyền không bị kết án hai lần vì một tội phạm (khoản 2 Điều 32) cần sửa thành “quyền không bị truy tố hai lần vì một tội phạm mới phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. Thêm vào đó, Dự thảo lược bỏ mất một số quyền quan trọng, tiêu biểu như quyền không bị kết án vì không hoàn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng (nêu trong Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị). 55 thể kết hợp những đặc điểm của cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị, được gọi là công hoà lưỡng tính (như Pháp và Nga). Chính thể này có những đặc điểm như: tổng thống do dân bầu; tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các; nội các do Thủ tướng đứng đầu, do Nghị viện thành lập, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống; tổng thống có quyền giải tán Nghị viện. Tổ chức nhà nước XHCN (như Hiến pháp Trung Quốc 1982, Hiến pháp Việt Nam 1992) có nhiều nét giống với cộng hoà đại nghị. Chính thể cộng hoà XHCN có những đặc điểm chung là: Quốc hội (cơ quan kiểu Xô-viết do nhân dân bầu ra), có quyền lực tối cao (về mặt lý thuyết), có quyền định ra các khuôn mẫu cho các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của công dân thông qua chức năng lập pháp và có quyền giám sát hoạt động của mọi cơ quan nhà nước; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan chấp hành của Quốc hội; toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Câu hỏi 60 Những hình thức chính thể nào đã từng được xác định trong các hiến pháp của Việt Nam? Theo Hiến pháp Việt Nam năm 1946, chính thể Việt Nam là dân chủ cộng hoà, loại hình tổ chức nhà nước đoạn tuyệt hoàn toàn chế độ truyền ngôi, thế tập, hướng đến việc tranh thủ mọi lực lượng trong và ngoài nước, chống lại sự phụ thuộc vào đế quốc thực dân, giành độc lập cho dân tộc. Theo Hiến pháp này, hình thức nhà nước dân chủ cộng hoà có nhiều dấu ấn của cộng hoà đại nghị, bởi vì ở đây Quốc hội (Nghị viện nhân dân) được quy định là cơ quan nhà nước cao nhất. Chính phủ được thành lập dựa trên Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chỉ hoạt động khi vẫn được Quốc hội tín nhiệm. Nhưng khác hình thức tổ chức cộng hoà đại nghị ở chỗ trong cơ cấu tổ chức nhà nước của Hiến pháp 1946 có chế định nguyên thủ quốc gia với một quyền năng rất lớn, không khác một tổng thống trong chính thể cộng hoà tổng thống. Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia, mà còn là người trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành pháp. Chủ tịch nước, mặc dù được Nghị viện bầu ra, nhưng không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Từ những đặc điểm này, có thể thấy hình thức chính thể theo Hiến pháp 1946 gần giống như chính thể cộng hoà lưỡng tính. Sang đến Hiến pháp 1959, mặc dù tên gọi của chính thể không thay đổi, vẫn là dân chủ cộng hòa, nhưng những đặc điểm của cộng hoà tổng thống đã giảm đi. Điều này được thể 56 hiện bằng việc quy định nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) không còn đồng thời là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp, mà nghiêng về chức năng tượng trưng cho sự bền vững, thống nhất của dân tộc, như của những nguyên thủ quốc gia của các chính thể cộng hoà đại nghị và quân chủ đại nghị. Chủ tịch nước chính thức hoá các quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hoặc của Hội đồng Chính phủ. Chính thể Việt Nam theo Hiến pháp 1980 là cộng hoà XHCN , về cơ bản tổ chức quyền lực nhà nước so với mô hình của Hiến pháp 1959 không có thay đổi lớn. Những đặc điểm của mô hình nhà nước XHCN trước đây chưa thật rõ, thì bây giờ thể hiện rõ nét. Với cơ chế tập thể lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia không phải là một cá nhân mà do Hội đồng Nhà nước, được Quốc hội bầu ra, đảm nhiệm. Hội đồng Nhà nước đồng thời là cơ quan thường trực của Quốc hội. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cách thức tổ chức nhà nước theo Hiến pháp 1980, thể hiện cơ chế tập trung và mang nhiều yếu tố chủ quan, đã làm cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị kìm hãm. Hiến pháp 1992, về cơ bản vẫn là hình thức chính thể cộng hoà XHCN nhưng đã có những điều chỉnh nhất định về bộ máy nhà nước (chẳng hạn nguyên thủ quốc gia trở lại vai trò cá nhân Chủ tịch nước...). Câu hỏi 61 Đảng chính trị là gì? Vấn đề đảng phái chính trị được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới? Đảng phái chính trị (thường gọi tắt là đảng) là tổ chức chính trị tự nguyện, có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, ra đời là để hoạch định các chính sách của nhân dân và thực hiện chức năng liên kết giữa nhà nước và xã hội. Mục đích quan trọng nhất của đảng chính trị là gây ảnh hưởng đến các chính sách của chính quyền. Sự ảnh hưởng này không thể bằng cách nào khác hơn là nắm được chính quyền thông qua các cuộc bầu cử dân chủ. Các đảng phái chính trị là một thành tố thiết yếu của một chính thể dân chủ. Không phải tất cả các hiến pháp đều lựa chọn cách thức ghi nhận vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đảng phái trong hiến pháp. Về nguyên lý chung, đảng phái không phải là những cơ quan nhà nước, không thuộc nhà nước, mà là những tổ chức dân sự, những tổ chức của nhân dân. 19 Thành viên của các đảng phái chỉ có thể là “công dân”, không thể là các pháp nhân, tổ chức hay các đảng phái của nước ngoài. Các đảng phái ra đời có mục đích 19 Maurer, H., Die Rechtsstellung der politischen Parteien, JuS 1991, S. 881. 57 là thực hiện chức năng làm cầu nối, liên kết giữa nhà nước và xã hội, nhằm hiện thực hóa lợi ích của toàn thể nhân dân. Ở các nước theo hệ thống chính trị đa đảng thì các đảng phái chính trị cạnh tranh nhau để có được nhiều phiếu bầu trong nghị viện (ở cả hai viện hoặc chỉ hạ viện). Ở Anh quốc, chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện, các đảng phái khác trở thành đảng đối lập. Các đảng phái sẽ góp phần truyền tải tiếng nói của nhân dân vào các chính sách của hành pháp và lập pháp có nhiệm vụ cụ thể hóa những chính sách của hành pháp. 20 Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ không đề cập đến các đảng phái chính trị, tuy vậy nhiều nhà lập hiến vẫn nhận thức rõ về tầm quan trọng của các đảng phái. 21 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hiến pháp nhiều nước đã có điều khoản riêng đề cập đến về các đảng chính trị, ví dụ như Điều 21 Luật Cơ bản Đức 22 , Điều 4 Hiến pháp Pháp, Điều 49 Hiến pháp Italia 1947, Điều 10 và Điều 51 Hiến pháp Bồ Đào Nha 1976, Điều 6 Hiến pháp Tây Ban Nha 1978, Điều 29 Hiến pháp Hy Lạp 1975. Hiến pháp của các nước có đề cập đến đảng phái đều thừa nhận nguyên tắc tự do thành lập và sự bình đẳng của các đảng phái. Ở nhiều quốc gia khác, quyền thành lập các đảng phái là một thành tố của quyền tự do lập hội (bao gồm tự do thành lập các tổ chức chính trị), một quyền cơ bản được hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Câu hỏi 62 Vấn đề đảng chính trị được quy định như thế nào trong Hiến pháp Việt Nam? Hiến pháp Việt Nam 1992 xác định trực tiếp và cụ thể rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng “lãnh đạo nhà nước và xã hội” (Điều 4). Điều 4 Hiến pháp 1992, tương tự như Điều 4 Hiến pháp 1980, quy định Đảng Cộng sản là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”. 20 Barendt, An Introduction to Constitutional Law, New York, 1998, tr. 148. 21 Madison đã từng đề cập đến mối hiểm nguy của lập pháp nếu bị thống trị bởi các đảng phái, mà những đảng này chỉ quan tâm đến lợi ích của đảng mình mà bỏ qua lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy Madison đã ủng hộ cơ chế phân quyền và thiết lập chế độ liên bang để hạn chế những hiểm nguy này. Chỉ có cơ chế phân quyền, quyền lực của hành pháp mới có thể đối trọng lại với lập pháp và cũng chỉ thông qua việc tổ chức một nhà nước liên bang thì quyền lực giữa trung ương và địa phương mới có thể được chia sẻ (The Federalist Papers, Số 10). 22 Ở CHLB Đức, Điều 21 Luật Cơ bản Đức qui định: “Các đảng phái cùng góp phần hoạch định chính sách chính trị của nhân dân …. Tòa án Hiến pháp liên bang có thẩm quyền phán quyết về sự vi hiến của Đảng. Các qui định khác có liên quan do Luật của liên bang qui định.“ Cụ thể hóa điều này, Điều 2 Luật về các đảng phái chính trị ở Đức làm rõ hơn địa vị pháp lý của các đảng: “Các đảng là các tổ chức của nhân dân, tồn tại trong một thời gian dài, hoạt động ở liên bang hoặc tiểu bang, là các tổ chức cùng tham gia hoạch định chính sách và theo đuổi mục đích là đại diện cho nhân dân ở Hạ viện liên bang Đức hoặc Hạ viện của tiểu bang ….” 60 Chế độ kinh tế là gì? Được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam? Giống như cũng như hiến pháp của các nước XHCN trước đây, một điểm rất khác trong Hiến pháp Việt Nam so với các quốc gia khác là có những chương riêng quy định về chế độ kinh tế, văn hóa và xã hội. Điều này phần nào xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác về mối quan hệ biện chứng giữa chính trị với các yếu tố khác, đặc biệt là kinh tế (kinh tế quyết định chính trị, chính trị cũng tác động ngược trở lại kinh tế). Chế độ kinh tế được quy định trong hiến pháp các nước XHCN thường bao gồm chính sách kinh tế, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, quản lý kinh tế, chính sách lao động, sản xuất và phân phối, đường lối kinh tế đối ngoại. Lĩnh vực kinh tế thường không được quy định trong các hiến pháp cổ điển và hiến pháp của các nước phát triển. Hiến pháp khi mới xuất hiện chủ yếu nhằm để bảo vệ tự do của con người thoát khỏi sự chuyên chế của nhà nước phong kiến. Theo chủ nghĩa tư bản tự do, nhà nước không can thiệp vào kinh tế. Nếu có thì chỉ là việc hiến pháp xác định sở hữu là quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người. Mọi hoạt động kinh tế do thị trường điều tiết (bàn tay vô hình). Đối với các quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi, vai trò của nhà nước có ý nghĩa quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nên hiến pháp các nước này thường có những quy định về chế độ kinh tế của quốc gia nhưng cũng chỉ bằng một số điều khoản (Ví dụ, Hiến pháp Philippin, Hàn Quốc...). Chế độ kinh tế trong Hiến pháp Việt Nam 1992, quy định tại Chương II, được xác định là hướng đến phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN (Điều 15). Đây là một bước tiến nếu so với đường lối kinh tế kế hoạch, tập trung, ngăn sông cấm chợ và sử dụng tem phiếu mà đã gây ra khủng hoảng kinh tế, xã hội trước đó. Hiến pháp 1992 quy định những nội dung mới về chế độ kinh tế như chính sách kinh tế, hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, quản lý kinh tế, kinh tế đối ngoại... Điều 16 xác định rõ các mục đích của chính sách kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân... Tuy nhiên, việc quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, tỏ ra không phù hợp với thực tế. Thêm vào đó, các quy định về sở hữu toàn dân về đất đai, định hướng phát triển ‘kinh tế thị trường XHCN”...gây ra nhiều tranh cãi. Những điều này được cho là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây, là một trong những lý do dẫn đến cần phải cải cách kinh tế và sửa đổi hiến pháp. 61 Câu hỏi 66 Chế độ sở hữu và sở hữu đất đai được quy định như thế nào trong Hiến pháp Việt Nam? Chế độ sở hữu là yếu tố cơ bản trong chế độ kinh tế. Hiến pháp các quốc gia đều điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ sở hữu. Tại Việt Nam, ngay sau năm 1945, nhà nước thừa nhận mọi loại hình sở hữu. Hơn nữa, để động viên tất cả mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến kiến quốc, nhà nước tuyên bố bảo hộ quyền tư hữu của công dân (Điều 12 Hiến pháp 1946). Quan điểm về quá độ lên CNXH đã đặt ra vấn đề xóa bỏ chế độ tư hữu và thay thế bằng chế độ công hữu. Các loại hình kinh tế được coi là phi XHCN đã bị cải tạo một cách máy móc và chủ quan. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến khi có chính sách Đổi mới của Đảng Cộng sản (1986), ở nước ta chỉ thừa nhận một số loại hình sở hữu và hai thành phần kinh tế (quốc doanh và hợp tác xã) (Hiến pháp 1959 và 1980). Hiến pháp 1992, thể chế hóa đường lối Đổi mới đã điều chỉnh sự duy ý chí trước đây bằng việc thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của sở hữu tư nhân đối bên cạnh các loại hình sở hữu khác. Những hình thức sở hữu chủ yếu làm nền tảng cho nền kinh tế nhiều thành phần là sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước), sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân (Điều 15). Trong đó, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể vẫn được xác định “là nền tảng”. Sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) bao gồm những tư liệu sản xuất chủ chốt quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm đất đai, rừng núi sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước (Điều 17). Như vậy, Điều 17 của Hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và chỉ có một hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai. Không còn tồn tại các hình thức sở hữu tư nhân hoặc cộng đồng đối với đất đai từ sau khi Hiến pháp 1980 có hiệu lực. Câu hỏi 67 Quốc hội (Nghị viện) là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? 62 Bộ máy nhà nước hiện đại thường được cấu thành từ ba bộ phận là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lập pháp (legislature) ban hành luật, hành pháp (executive) thực thi luật và tư pháp (judicature) giải thích luật, xét xử những hành vi vi phạm luật. Mỗi một bộ phận do một hay nhiều cơ quan đảm nhiệm. Theo lý thuyết phân chia quyền lực thì quốc hội (nghị viện) là cơ quan thuộc nhánh lập pháp. Nghị viện ra đời ngay từ những ngày đầu của Cách mạng Tư sản. Ở Anh, Luật về các quyền (The Bill of Rights) năm 1689 vẫn là đạo luật quan trọng bậc nhất qui định về quyền hạn của Nghị viện. 23 Ngày nay, mặc dù tiếp tục theo quan điểm chủ quyền tối cao thuộc về nghị viện, thẩm quyền của Nghị viện Anh cũng bị giới hạn bởi các luật của Liên minh châu Âu và các tòa án không được áp dụng những đạo luật của Nghị viện nếu chúng xung đột với luật của Liên minh. 24 Hiến pháp Hoa Kỳ qui định rõ thẩm quyền lập pháp của Nghị viện tại Điều 1, theo đó “tất cả quyền lập pháp được trao cho Nghị viện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Tương tự, Điều 34 Hiến pháp Pháp cũng qui định thẩm quyền lập pháp của Nghị viện, Điều 77 Luật Cơ bản Đức qui định rằng các đạo luật chỉ có thể trở thành luật liên bang sau khi được thông qua bởi Hạ viện (Bundestag). Tại Việt Nam, mặc dù không thừa nhận nguyên tắc phân quyền trong tổ chức nhà nước, Hiến pháp vẫn quy định một cơ quan (Quốc hội) đảm nhiệm nhiệm vụ ban hành luật tương tự như nghị viện của các quốc gia khác. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội có ba chức năng chính là lập pháp và lập hiến, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước (bao gồm việc thành lập ra các cơ quan nhà nước ở trung ương) và giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Câu hỏi 68 Tổ chức của quốc hội (nghị viện) được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam? Tổ chức của quốc hội (nghị viện) trong hiến pháp các nước trên thế giới được qui định khác nhau. Có những nước quốc hội chỉ bao gồm một viện duy nhất, ví dụ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam v.v.. nhưng cũng có nhiều nước quốc hội gồm có hai viện, ví dụ như Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Úc, Nga v.v... Về mặt tên gọi, không có sự thống nhất chung, có nước gọi thiết chế này là Nghị viện (Parliament) như ở Anh, Quốc hội (Congress) ở Mỹ, Quốc hội (National Assembly) ở Việt nam, Hội đồng Nghị viện liên 23 Barendt, An Introduction to Constitutional Law, New York, 1998, tr. 86. 24 Jowell, Jeffrey/Oliver Dawn, The Changing Constitution, 4. Edition, 2000, tr.23. 65 không còn chuyên chế theo đúng nghĩa của từ này. Bên cạnh việc thực hiện chức năng biểu tượng cho nhà nước, ở các quốc gia tổ chức theo chế độ cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia không những là đứng đầu nhà nước, mà còn trực tiếp là người đứng đầu hành pháp, lãnh đạo hành pháp. Nguyên thủ quốc gia này do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Câu hỏi 71 Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam? Nguyên thủ Quốc gia (vua, nữ hoàng, tổng thống, chủ tịch nước…) nói chung có vai trò không lớn trong đời sống chính trị các quốc gia. Ở những quốc gia thiết lập chế độ cộng hoà tổng thống thì tổng thống có nhiều quyền hành hơn, vì vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu cơ quan hành pháp. Nguyên thủ quốc gia có vai trò là biểu tượng cho dân tộc, liên kết, phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thoả hiệp. Một số hiến pháp trên thế giới còn nhìn nhận vai trò của nguyên thủ quốc gia giống như người bảo vệ hiến pháp (the guardian of the constitution) (như tại Điều 5 Hiến pháp Pháp, Điều 80 Hiến pháp Nga). Khi nhậm chức, nguyên thủ quốc gia phải thề sẽ trung thành và bảo vệ hiến pháp (như tại Điều 2 Hiến pháp Mỹ, Điều 56 Luật Cơ bản Đức, Điều 82 Hiến pháp Nga). Nhà hiến pháp học người Pháp Benjamin Constant (1767 – 1830) cho rằng mỗi một bản hiến pháp cần thiết lập một định chế có tính chất trung lập để đảm bảo rằng các nhánh quyền lực có thể hoạt động một cách trơn tru và có khả năng giải quyết tranh chấp khi có phát sinh. 25 Hành pháp của nhà nước tư bản được chia ra làm hai phần là hành pháp tượng trưng và hành pháp thực quyền. Hành pháp tượng trưng của các nhà nước đại nghị trong tay nhà vua hoặc tổng thống, hành pháp thực quyền do thủ tướng nắm. Ở Việt Nam, thẩm quyền của Chủ tịch nước được Hiến pháp quy định ở Điều 103 (gồm 12 lĩnh vực) và ở một số điều khoản khác có liên quan (như Điều 135 và Điều 139). Có thể phân chia các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thành hai nhóm: Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại (Cử đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; Tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế; Quyết định cho nhập, thôi hoặc tước quốc tịch Việt Nam; Công bố quyết định đại xá và ra quyết định đặc 25 Xem thêm: Florian Weber: Benjamin Constant und der liberale Verfassungsstaat. Politische Theorie nach der Französischen Revolution, 2004. 66 xá…). Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ (Điều 105 Hiến pháp). Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành là lệnh và quyết định (Điều 103 Hiến pháp). Câu hỏi 72 Chính phủ là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? So với lập pháp và tư pháp, thì hành pháp là nhánh quyền lực trung tâm của nhà nước. Hiện khoa học pháp lý trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất mô tả khái nhiệm "hành pháp", lý do là nhánh quyền lực này ngày nay có phạm vi nhiệm vụ rộng, trong nhiều trường hợp lấn sang các nhánh quyền khác, hơn thế, nó lại có tổ chức rất đa dạng. 26 Thiết chế chính phủ hành pháp cổ điển nhất của thế giới được hình thành trong lịch sử nước Anh nhưng không có một bản văn nào quy định, ngoại trừ một bản văn đề cập đến lương bổng của các vị bộ trưởng mà vào năm 1937 mới được Quốc hội thông qua. 27 Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ có một lời văn ngắn gọn rằng: “Quyền lực hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” . Nhưng quyền hành pháp bao gồm những gì và cơ cấu của nó ra sao thì không được bản Hiến pháp này nêu rõ. Chính cách quy định trừu tượng và mang tính chất tổng quát này đã giúp cho Tổng thống Mỹ hiện nay có rất nhiều khả năng trong việc điều hành, cũng như ứng phó với nhiều điều kiện hoàn cảnh thay đổi của tình hình trong và ngoài nước. Cách quy định được nhiều người cho rằng “vô tiền nhưng rất khoáng hậu” này không ngờ lại rất phù hợp với chức năng điều hành một đất nước giàu mạnh nhất thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, do tầm quan trọng của Chính phủ trong cấu trúc quyền lực nhà nước, mỗi lần thay đổi hay sửa đổi hiến pháp thì việc xác định lại vị trí, vai trò của Chính phủ - hành pháp lại nổi lên một cách gay gắt. Cuối cùng trong cả bốn bản hiến pháp và lần sửa đổi năm 2001, có tới năm định nghĩa khác nhau về Chính phủ - hành pháp, mỗi lần thay đổi hiến pháp lại có sự thay đổi về mặt ngôn từ. Nhưng suy ra định nghĩa của Hiến pháp năm 26 Ch. Gröpl, Staatsrecht I, Rn. 1360 ff.; H. Maurer, Staatsrecht I, 5. Auflage. 2007, § 18, Rn. 1 bis 8; § 14, Rn. 1- 56. 27 Xem, Cải cách Chính phủ / Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX. Tinh Tinh Chủ biên. NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2002 tr.384-385. 67 1946 có phần đúng và cô đọng hơn cả, theo đó thì chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. “Hành chính” (administration) và “hành pháp” (executive), đều là từ Hán - Việt, nhiều khi khó phân biệt, cùng được dùng để chỉ các hành vi của cơ quan mà hoạt động nhằm mục đích thực hiện các văn bản của cơ quan chính trị do dân bầu ra. 28 Hành chính nhà nước cao nhất – Chính phủ phải khác với hành chính nhà nước khác (hành chính cấp trung gian và hành chính cấp cơ sở). Hành chính nhà nước cao nhất có điểm giống hành chính nhà nước trung gian và cơ sở ở chỗ cùng tổ chức thực hiện các quyết định của luật pháp. Nhưng việc thực hiện luật của hành chính nhà nước cao nhất chỉ tập trung vào việc chi tiết hóa luật thông qua hoạt động lập quy và tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội. Câu hỏi 73 Tổ chức của chính phủ được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam? Tổ chức của chính phủ, thường được hiểu là cơ cấu và thành phần của chính phủ, phụ thuộc vào hình thức tổ chức nhà nước và thường không được quy định rõ trong các hiến pháp. Ở các nhà nước theo chế độ đại nghị, chính phủ là một tập thể hành động bao gồm Thủ tướng và các bộ trưởng. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, do nghị viện (quốc hội) bầu ra, thường là thủ lĩnh của đảng cầm quyền. Thủ tướng có quyền chỉ định các bộ trưởng để nghị viện phê chuẩn. Thủ tướng và các bộ trưởng phải là nghị sỹ. Ở các nước theo chế độ cộng hòa tổng thống (như Hoa Kỳ, Philippin), thay vì việc thiết lập chính phủ, Tổng thống bổ nhiệm có sự phê chuẩn của nghị viện các thư ký (secretary) cho từng lĩnh vực (tương đương với bộ trưởng ở chế độ đại nghị). Tổng thống và các thư ký (bộ trưởng) không đồng thời là nghị sỹ. Theo Điều 110 Hiến pháp Việt Nam 1992, thành phần của Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định. Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. 28 Xem, Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh. NXB Đồng tháp năm 1996 70 quyền lập pháp và quyền hành pháp, đồng thời thiết lập một hệ thống cơ quan độc lập thực hiện quyền tư pháp là tòa án. Tòa án có nhiệm vụ việc giải thích pháp luật và xét xử các tranh chấp (giữa nhà nước với các chủ thể tư, giữa các chủ thể tư với nhau). Tòa án là cơ quan duy nhất được hiến pháp và pháp luật trao cho nhiệm vụ xét xử (tài phán) dựa trên cơ sở của pháp luật. Việc xét xử các tranh chấp hay kết tội một cá nhân vi phạm pháp luật hình sự cần hết sức thận trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khoẻ, tính mạng và các quyền lợi ích khác của họ. Việc quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử là nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tránh những việc làm tuỳ tiện vì không phải bất cứ ai hoặc tổ chức nào cũng thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng. Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nên được bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Hoạt động xét xử cũng là hoạt động bảo vệ pháp luật. Thông qua hoạt động xét xử, mục đích, ý nghĩa của quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện. Khi có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, hoạt động xét xử có ý nghĩa khôi phục giá trị của các quy định pháp luật đó. Ngoài ra, hoạt động xét xử còn bảo vệ pháp luật bằng việc góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thông qua thực tiễn xét xử, có thể thấy được hiệu quả của pháp luật, trên cơ sở đó có những hướng hoàn thiện. Trong khi ở nhiều quốc gia “tư pháp” chỉ được dùng chỉ họat động của tòa án, ở Việt Nam, “tư pháp" được hiểu là hoạt động của cả các tòa án, viện kiểm sát và các cơ quan điều tra. Điều 126 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định chung:“Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN , bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.” Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định chỉ các tòa án (Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định) là “những cơ quan xét xử”. Cụ thể hóa nguyên tắc hiến định này, Điều 1 Luật Tổ chức Toà án nhân dân quy định “Chỉ có các Tòa án nhân dân và các Tòa án khác mới được quyền xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động kinh tế, và những vụ án khác theo quy định của pháp luật". 71 Câu hỏi 77 Tổ chức của toà án được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam? Trên thế giới, tòa án được tổ chức rất đa dạng phụ thuộc vào điều kiện chính trị, lịch sử của mỗi quốc gia, nhất là cấu trúc lãnh thổ của nhà nước liên bang hay đơn nhất. Điểm chung nhất giữa các quốc gia về việc tổ chức các tòa án nằm việc thể hiện tính độc lập của tòa án với các bộ phận khác của nhà nước. Nguyên tắc phân quyền giữa được thể hiện rõ nét nhất ở việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan xét xử. Mặc dù là quốc gia non trẻ, Hoa Kỳ lại sớm có nhiều biện phát kiên quyết nhằm tạo ra sự độc lập của tòa án. Hệ thống tòa án Hoa Kỳ được thành lập song song ở liên bang và tiểu bang tương ứng với hai hệ thống pháp luật liên bang và pháp luật tiểu bang. Tòa án Tối cao Liên bang gồm 9 thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời. Thuở ban đầu, Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định một cách trực tiếp tòa án có thẩm quyền xét xử hành vi hiến, nhưng bằng các án lệ sau này, các tòa án đều có thẩm quyền xét xử các hành vi vi hiến (mô hình bảo hiến phân tán). Ở Đức, tòa án được thiết kế thành năm loại hình, ngoài ra còn có tòa án hiến pháp được tổ chức ở cấp liên bang và mỗi bang. Ở Pháp, hệ thống tư pháp được phân chia thành hệ thống tòa án tư pháp và hệ thống tòa án hành chính. Các tòa án tư pháp giải quyết các vụ án dân sự và hình sự, đồng thời được tổ chức thành các tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm và tòa phá án. Các tòa hành chính giải quyết các vụ kiện đối với các cơ quan nhà nước và được tổ chức thành trọng tài hành chính, tòa phúc thẩm hành chính và Hội đồng nhà nước. Tại Nhật Bản, cơ quan tư pháp Nhật Bản gồm Tòa án Tối cao, tám tòa án cao cấp và các tòa án địa phương, tòa án gia đình. Tòa án Tối cao của Nhật Bản gồm Chánh án được Nhật hoàng bổ nhiệm và 14 thẩm phán do Nội các chọn. Điều 127 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định hệ thống các cơ quan xét xử gồm có: Toà án nhân dân tối cao, các tòa án địa phương (toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện), các toà án quân sự (gồm cấp trung ương, cấp quân khu và cấp khu vực). Tổ chức và hoạt động của các toà án hiện nay về cơ bản theo nguyên tắc lãnh thổ kết hợp với thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hệ thống toà án nhân dân sẽ được đổi mởi tổ chức theo thẩm quyền xét xử mà không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Câu hỏi 78 Tại sao tính độc lập của toà án lại quan trọng? Hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? 72 Tính độc lập của tòa án (độc lập tư pháp) là một nguyên tắc quan trong bậc nhất của tất cả các nguyên tắc điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của tòa án. Nguyên tắc này được sinh ra do đòi hỏi phải thực hiện chức năng xét xử một cách công bằng. Ngay từ tác phẩm “Tinh thần pháp luật” (1748), Montesquieu đã cảnh báo về sự nguy hiểm của việc không tách rời các quyền tư pháp với các quyền lập pháp và hành pháp. Sự độc lập của toà án khỏi lập pháp và hành pháp là một trong những bảo đảm quan trọng đối với nguyên tắc bình đẳng, bảo vệ các quyền con người, chống lại tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền lực của những nhà cầm quyền. Trong cơ cấu bộ máy nhà nước, lập pháp và hành pháp bao giờ cũng phải phối hợp với nhau ở mức độ nhất định, nhưng tư pháp phải luôn riêng rẽ để có thể phán xét về sự sự đúng sai của hai ngành quyền lực kia. Trên thế giới, hiến pháp các quốc gia đều có các qui định đảm bảo cho tòa án độc lập. Nội dung thể hiện nguyên tắc độc lập của tư pháp rất đa dạng, ở nhiều khía cạnh, cấp độ. Trước hết, về thể chế, hệ thống cơ quan tòa án phải độc lập, sau đến là các thẩm phán người thực hiện hoạt động xét xử phải độc lập. Các thẩm phán phải hội đủ các điều kiện đảm bảo sự độc lập cả với bên trong và bên ngoài tòa án (về tiêu chuẩn thẩm phán, nhiệm kỳ thẩm phán đủ dài, về thu nhập...). Ở Việt Nam, Điều 130 Hiến pháp 1992 quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Như vậy, quy định này mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định cần độc lập “khi xét xử”. Không thể có sự độc lập khi xét xử, trong khi các công đoạn khác của cả một quy trình tố tụng không được tuyên bố là độc lập, nhất là trong cuộc sống của thẩm phán và hội thẩm vẫn còn phải phụ thuộc vào các cơ quan lập pháp, hành pháp và nhiều chủ thể nắm quyền lực khác. Trước đây, Việt Nam thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán, nhưng từ năm 1960 đến trước khi có Hiến pháp 1992, chế độ bầu cử thẩm phán đã được thực hiện ở các cấp toà án. Hiến pháp 1992 đã thay nguyên tắc bầu thẩm phán bằng nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán (Điều 128). Nguyên tắc này đảm bảo cho nhà nước chọn được những người có đủ các điều kiện cần thiết để trở thành thẩm phán. Câu hỏi 79 Cơ quan công tố là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước? Cơ quan công tố ở hầu hết các nước trên thế giới được quan niệm là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội, truy tố người bị cáo buộc là vi phạm pháp luật hình sự ra trước tòa án. Trong hệ thống các nước XHCN trước đây, theo mô hình của Liên Xô, tồn tại hệ 75 Tại Việt Nam, cơ quan chính quyền địa phương nước ta ở tất cả các cấp đơn vị hành chính là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân với các bộ phận cấu thành khác như Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các sở, phòng, ban của Uỷ ban nhân dân… 31 Trong đó, Hội đồng nhân dân là "cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên" (Điều 119 Hiến pháp 1992). Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Tính quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân biểu hiện ở chỗ: nó thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên phân giao. Quyết định của Hội đồng nhân dân có tính bắt buộc chung đối với các cơ quan, tổ chức và công dân ở địa phương. Uỷ ban nhân dân "do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp" (Điều 123 Hiến pháp 1992). Câu hỏi 82 Các cơ quan hiến định độc lập là gì? Có những cơ quan nào được quy định trong hiến pháp thế giới và hiến pháp Việt Nam? Với sự phát triển của lịch sử xã hội, lý luận và thực tiễn của việc tổ chức quyền lực nhà nước đã chỉ ra rằng phân quyền với việc tổ chức nhà nước thành ba bộ phận chỉ là điều tối thiểu của một nền dân chủ. Bắt đầu từ giữa thế kỷ XX nhiều quốc gia đã xuất hiện nhiều loại hình thiết chế thực hiện quyền lực nhà nước bên cạnh các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 32 Chức năng của các cơ quan hiến định hiện đại độc lập thường gắn liền với sự giám sát việc thực hiện quyền lực của các nhánh quyền lực cổ điển, vì vậy người thường gọi các cơ quan này là cơ quan giám sát độc lập. Ví dụ như Cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudssman, được thành lập đầu tiên ở các nhà nước Bắc Âu), Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Bầu cử, Ủy ban Nhân quyền quốc gia… Các 31 Trước đây có một thời ở cấp bộ (Bắc, Trung và Nam) và huyện không thành lập Hội đồng nhân dân mà chỉ có Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu ra. Từ Hiến pháp 1959 mới qui định thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính (sau đổi thành Uỷ ban nhân dân) ở tất cả các cấp hành chính. 32 Xem, Đào Trí Úc, Một số vấn đề vị trí pháp lý và tổ chức hoạt động các thiết chế hiến định chuyên biệt từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Kỷ yếu Hội thảo Các thiết chế hiến định chuyên biệt – Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng điều chỉnh pháp luật ở Việt Nam , Hà Nội ngày 20/12/2012, Viện Nghiên cứu chính sách công và pháp luật . 76 cơ quan này không trực thuộc cũng như không chịu sự chi phối của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa đó, các cơ quan này cần phải được thành lập và vận hành vô tư, khách quan, phi đảng phái chỉ phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. 33 Các thiết chế hiến định độc lập có những đặc trưng cơ bản sau:  Ra đời do nhu cầu ngày càng mở rộng chức năng của nhà nước.  Không phụ thuộc vào các thiết chế lập pháp, hành pháp và tư pháp;  Có trách nhiệm giải trình song không chịu sự kiểm tra ràng buộc thường xuyên của các thiết chế khác;  Có những chức năng nhiệm vụ do hiến pháp quy định;  Mang tính chất chuyên môn thuần túy, có những ,chức năng, thẩm quyền riêng trong một số lĩnh vực nhất định. Câu hỏi 83 Uỷ ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là gì? Được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới? Ủy ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (hay còn được gọi tắt là cơ quan nhân quyền quốc gia, - National Human Rights Institutions/National Institutions for Protection and Promotion of Human Rights - NHRI) là một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. NHRI thông thường là thiết chế có tính chất của cơ quan nhà nước (quasi-governmental agency), có chức năng tư vấn, hỗ trợ các nhà nước trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền. Nó có một vị thế rất đặc biệt, không giống với các NGO, đồng thời cũng không giống các cơ quan nhà nước thông thường. Không có một mô hình chung về NHRI cho các quốc gia. Các NHRI thông thường được thiết lập theo ba hình thức chính: (i) Cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman); Ủy ban nhân quyền quốc gia (National Human Rights Commission/Committee); (iii) Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể (Specialized Institutions). Các NHRI đều tuân thủ những nguyên tắc chung về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhân quyền quốc gia (gọi chung là các Nguyên tắc Pa-ri) và thường bao gồm đại diện của nhiều tầng lớp, nhóm lợi ích trong xã hội, ví dụ như các NGOs hoạt động trên lĩnh vực 33 Xem, Vũ Công Giao , Khái quát các cơ quan giám sát độc lập trên thế giới, Kỷ yếu Hội thảo Các thiết chế hiến định chuyên biệt – Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng điều chỉnh pháp luật ở Việt Nam , Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2012/ Viện Nghiên cứu chính sách công và pháp luật. 77 nhân quyền và chống phân biệt đối xử, bao gồm các tổ chức công đoàn; các tổ chức nghề nghiệp (luật sư, nhà báo, bác sĩ..); các cơ sở học thuật (trường đại học, viện nghiên cứu…); các chuyên gia có uy tín; thành viên của các Nghị viện; chuyên viên của các cơ quan Chính phủ... Các NHRI thường hoạt động theo những phương thức sau: xem xét giải quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền, bất kể do chủ thể nào đề xuất; tiếp xúc với bất kỳ ai, thu thập bất kỳ thông tin, tài liệu nào cần thiết để giải quyết các tình huống thuộc thẩm quyền; trực tiếp hồi đáp ý kiến công chúng hoặc thông qua bất kỳ cơ quan thông tin đại chúng nào; họp định kỳ hoặc bất kỳ các thành viên đương nhiệm khi cần thiết; thành lập các nhóm công tác khi cần thiết; duy trì quan hệ tham vấn với các cơ quan khác có chức năng thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; phát triển quan hệ với các NGOs hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền. Nhiều NHRI được giao cả thẩm quyền tiếp nhận và xử lý những khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền. Hiện nay có khoảng 33% số NHRI hiện hành trên thế giới được thành lập bởi quy định trong Hiến pháp, 31% bởi quy định trong luật. Số được thành lập bởi nghị định hoặc một văn bản pháp luật khác chiếm 21%, còn lại (15%) được thành lập bởi nhiều dạng văn bản (hình thức hỗn hợp). Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào có thể coi là NHRI. Cụ thể, Việt Nam chưa có Ủy ban nhân quyền cũng như bất cứ thiết chế nào có thể coi là Thanh tra Quốc hội như ở nhiều nước khác. Các Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay cũng chưa từng quy định về NHRI.
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved