Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Nghiên cứu Marketing, Essays (high school) of Marketing

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Typology: Essays (high school)

2023/2024

Uploaded on 06/19/2024

phuong-tran-nguyen-1
phuong-tran-nguyen-1 🇻🇳

Partial preview of the text

Download Nghiên cứu Marketing and more Essays (high school) Marketing in PDF only on Docsity! BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ Tiểu luận: NGHIÊN CỨU MARKETING GVBM: VŨ SƠN TÙNG ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NHÓM 1 : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. NĂM 2024 Đoàn Phạm Kim Ngân Nguyễn Thạch Hương Giang Võ Thị Y Ngọc Nguyễn Thị Hồng Mai Hoàng Thị Bích Ngọc Nguyễn Ngọc Phương Trân 2216070216 2216070107 2216070116 2216070080 2216070218 2216070161 1 4 2.3.2.4. Mối quan hệ giữa yếu tố nhân khẩu học đối với ý định và hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học QT Hồng Bàng ................. 14 3. Danh mục trích dẫn ................................................................................ 15 5 1. Giới thiệu đề tài 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Hiện nay, xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt đang diễn ra ngày càng n bùng nổ của công nghệ thông tin và internet đã tạo tiền đề cho thương mại điện tử phát triển. Với tốc đọ phát triển nhanh chóng trong những nă qua, internet đã trở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương mại (Narges Delafrooz & cộng sự, 2010) Thị trường ví điện tử tại Việt Nam cũng đang hát triển mạnh mẽ, theo khảo sát của PwC trong nền kinh tế mới nổi tại ĐNA1, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử. Tổng giá trị giao dịch của lĩnh vực này được dự báo đạt 15 tỷ USD cùng với tốc độ tăng trưởng thường niên dự kiến là 15,7% vào năm 2025. (Võ Tấn Long và Đinh Hồng Hạnh, 2021) Mặt khác, tính đến tháng 1/2022, dân số Việt Nam đạt 98,19 triệu người (2022), số lượng thuê bao sử dụng smartphone2 đạt 91,3 triệu thuê bao (2022). Điều này cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng lớn cho các dịch vụ thanh toán điện tử, bao gồm dịch vụ ví điện tử. 1.2. Lý do chọn đề tài Thị trường sử dụng ví điện tử đang tăng trưởng mạnh mẽ tuy nhiên số lượng thuê bao chưa sử dụng vẫn nhiều, tỷ lệ chuyển đổi các ví điện tử khác nhau của người dùng cao và tỷ lệ ngưng sử dụng sau một thời gian dùng thử vẫn đang ở mức cao. Phần lớn các đơn vị cung ứng ứng dụng ví điện tử đều gặp nhiều trở ngại trong việc duy trì và gia tăng tần suất sử dụng của người dùng hiện hữu (Quỳnh, 2023). Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu trong nước về ví điện tử đều giới hạn phạm vi nghiên cứu theo vùng lãnh thổ như nghiên cứu của Tú (2022) giới hạn không gian nghiên cứu là người dân ở thành phố Hà Nội, hay nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trường Đại học Phan Thiết (2024) cũng giới hạn không gian nghiên cứu tại thành phố Phan Thiết hoặc với phạm vi rộng hơn như nghiên cứu của Hùng và Quyết (2023), đặt giới hạn phạm vi nghiên cứu toàn miền Bắc Việt Nam. Có thể thấy có rất ít nghiên cứu nhắm vào đối tượng là sinh viên, nhóm đối tượng tiếp xúc nhiều và nhạy bén với công nghệ, cũng là lực lượng lao động chính của xã hội trong tương lai. Chính vì thế nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Quốc tế Hồng Bàng”. Đây 1 Đông Nam Á 2 Điện thoại thông minh 6 là đề tài nghiên cứu cần thiết, giúp các doanh nghiệp cung ứng ứng dụng ví điện tử hiểu rõ hơn về tâm lý, hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng này. 1.3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Quốc tế Hồng Bàng 1.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thấu hiểu sâu sắc những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng nhóm nghiên cứu lựa chọn phương phám nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp đồng thời giữa nghiên cứu định tính (thiết kế mô hình và bảng câu hỏi) và nghiên cứu định lượng (khảo sát bằng bảng hỏi). Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: • Phỏng vấn chuyên gia: giảng viên hướng dẫn Vũ Sơn Tùng • Đọc và phân tích các nghiên cứu trước: thu tập thông tin từ các nguồn dữ liệu uy tín như các bài nghiên cứu, báo cáo, bài báo liên quan đến sử dụng ví điện tử trong và ngoài nước. • Thảo luận nhóm: thu thập ý kiến, quan điểm của các cá nhân trong nhóm nghiên cứu, sử dụng tư duy phản biện để xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi và thang đo. Phương pháp nghiên cứu định lượng • Sử dụng phương pháp thống kê số liệu: thực hiện khảo sát trên phạm vi trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và thu thập số liệu khảo sát. • Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, xác định các biến có ảnh hưởng. Cỡ mẫu dự khiến khoảng: 400 Phương pháp lấy mẫu: nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, số mẫu tỷ lệ thuận với số lượng sinh viên đang theo học tại trường đại học Quốc tế Hồng Bàng. Cơ sở xác định mẫu: công thức tính mẫu n = N/1+N*e2 Trong đó: 9 Theo Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác mô hình ví điện tử nhưng theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 9 doanh nghiệp như Payoo, MoMo, Mobivi, Ngân lượng,... được cấp phép thử nghiệm loại dịch vụ này (Điệp, 2017). 2.1.3. Lợi ích của thanh toán điện tử Theo Warku, tất cả các phương thức thanh toán điện tử có mốt số đặc điểm như: Tính độc lập, di động, ẩn danh, bảo mật, dễ sử dụng, chi phí giao dịch, thuận tiện, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc (Warku, 2010). Như vậy có thể thấy thanh toán điện tử mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích to lớn khi có thể thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi mà vẫn đảm bảo an toàn nhờ bảo mật giao dịch được đảm bảo bởi bên cung ứng dịch vụ. Ngoài ra người tiêu dùng còn có thể theo dõi lịch sử giao dịch, hỗ trợ họ trong việc quản lý chi tiêu một cách có hiệu quả. Khi sử dụng thanh toán điện tử, người tiêu dùng còn thường xuyên nhận những chương trình khuyến mãi, những ưu đãi tùy hạn mức giao dịch. Hệ thống thanh toán điện tử có lợi cho người bán hàng trực tuyến, bởi vì thanh toán điện tử cho phép họ để giao dịch bán hàng trực tuyến mọi lúc mọi nơi thay vì bị giới hạn trong một cửa hàng; Giảm chi phí xử lý hoạt động và đồng thời tiết kiệm giấy in ấn cho biên lai, hoá đơn; Cho phép khách hàng, người tiêu dùng tiếp cận với thị trường toàn cầu (Điệp, 2017). Bên canh những lợi ích cho người tiêu dùng và người bán hàng trực tuyến, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy thanh toán điện tử mang lại nhiều lợi ích cho xã hội cụ thể trong bối cảnh tình hình căng thẳng của dịch Covid – 20193, thanh toán trực tuyến giúp giảm thiểu tối đa tiếp xúc khi trao đổi hàng hóa, góp phần lớn trong công cuộc phòng chống dịch bệnh trên toàn cầu. Ngoài ra theo Sở tài chính Tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thanh toán điện tử còn giúp giảm thiểu lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần giảm chi phí in ấn tiền, chi phí vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền, giảm thiểu lạm phát, ổn định nền kinh tế quốc dân (Lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, 2023) 2.1.4. Lợi ích của ví điện tử Ví điện tử là phần trong hệ sinh thái thanh toán điện tử vì vậy nó cũng mang lại tất cả những lợi ích của thanh toán điện tử cho người sử dụng. 3 Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Sau đó nhanh chóng lây lan và gây bùng nổ đại dịch trên toàn cầu. 10 Tuy nhiên ví điện tử thường có nhiều lợi ích về ưu đãi khi thanh toán hơn các dịch vụ thanh toán điện tử khác bởi tính năng vượt trội về mã giảm giá mà các nhà cung ứng dịch vụ ví điện tử đem lại. Bên canh đó việc đơn giản hóa thao tác trong đăng kí, truy cập, tra cứu và thanh toán cũng là điểm mạnh thu hút người dùng của ví điện tử so với những hình thức thanh toán trực tuyến còn lại. Đặt biệt với đối tượng khách hàng là sinh viên, các nhà cung ứng dịch vụ ví điện tử thường tạo ra rất nhiều mã giảm giá ưu đãi nhắm vào đối tượng này. 2.1.5. Khái niệm về ý định sử dụng Ajzen cho rằng ý định hành vi là khả năng chủ quan của con người dự định đặt được trong một thời gian nhất định (M. A. Fishbein & Icek Ajzen, 1975). Mô tả rõ hơn về khái niệm này thì ý định sử dụng là miêu tả sự sẵn lòng của khách hàng để sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó (Tirtiroglu, E., & Elbeck, M., 2008). Có thể coi ý định sử dụng là thước đo khả năng chủ quan của một cá nhận dự định thực hiện một hành vi cụ thể nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ý định sử dụng thể hiện mức độ sẵn sàng và quyết tâm của cá nhân trong việc thực hiện hành vi, cụ thể ở đây là ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường đại học Quốc tế Hồng Bàng. 2.2. Các lý thuyết có liên quan Để có thể thiết kế được mô hình nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu sinh viên này, nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều mô hình khác nhau của những nghiên cứu trước. Nổi bật có mô hình Chấp nhận Công nghệ TAM4 (Davis, 1989), được Davis và cộng sự phát triển lên dựa trên lý thuyết hành động hợp lý TRA5 (M. A. Fishbein & Icek Ajzen, 1975). Mô hình này lý giải các yếu tố thúc đẩy người dùng chấp nhận và sử dụng công nghệ mới. Dộ Hình 1: Mô hình Tam (Davis, 1989) 4 TAM – Technology Acceptance Model 5 TRA – Theory of Reassoned Action Nhận thức hữu ích Nhận thức dễ sử dụng Thái độ Ý định hành vi Hành vi sử dụng thực tế 11 Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo mô hình lý thuyêt chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT26 (Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong, Xin Xu, 2012). Để bổ sung vào nhữung hạn chế của lý thuyết mô hình TAM bởi mô hình này chưa xem xét đến yếu tố nhân khẩu học cảm nhận cá nhân. Đây là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức và của người dùng đối với tính hữu ích và tính dễ sử dụng. Hình 2: Mô hình UTAUT2 (Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong, Xin Xu, 2012) 2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết đề xuất 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 6 Unified Theory of Acceptance and Use of Technology 2 Yếu tố nhân khẩu học Tuổi Giới tính Kinh nghiệm Nhận thức hữu ích Động cơ giải trí Giá cả Thói quen Ý định sử dụng Ý định hành vi Nhận thức dễ sử dụng Điều kiện thuận lợi Chuẩn mực xã hội 14 2.3.2.4. Mối quan hệ giữa yếu tố nhân khẩu học đối với ý định và hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học QT Hồng Bàng Lý thuyết mô hình chấp nhận sử dụng công nghệ UTAUT2 của (Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong, Xin Xu, 2012) đã chứng minh tính ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đối với ý định và hành vi sử dụng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính ảnh hưởng của yếu tố này đối với ý định và hành vi sử dụng ví điện tử trong trường hợp cụ thể là ý định và hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học QT Hồng Bàng. Chính vì điều đó nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn giả thuyết này là giả thuyết cuối cùng của đề tài. H5: yếu tố nhân khẩu học tác động trực tiếp đến ý định và hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học Quốc Tế Hồng Bàng 15 3. Danh mục trích dẫn STT Danh mục trích dẫn 1 Võ Tấn Long và Đinh Hồng Hạnh. (2021). Cách mạng Thanh toán: Định hướng 2025 và tầm nhìn tương lai. PwC Việt Nam 2 Quỳnh, TS. Lâm Thanh Phi. (2023). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam. Tạp Chí Ngân Hàng. 3 Abrazhevich, Dennis. (2004). Electronic Payment System: A user- Centered persnective and Interaction design. EINDHOVEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY 4 Peter, M. O. & Babatunde, P. J. (2012). E-Payment: Prospects and Challenges in Nigerian Public Sector. International Journal of Modern Engineering Research (ỊMER) 5 Austin Briggs & Laurence Brooks. (2011). ELECTRONIC PAYMENT SYSTEMS DEVELOPMENT IN A DEVELOPING COUNTRY: THE ROLE OF INSTITUTIONAL ARRANGEMENTS. WILEY Online Library 6 Olugbade Adeoti & Kehinde Osotimehin. (2012). Adoption of Point of Sale Terminals in Nigeria: Assessment of Consumers' Level of Satisfaction. International Knowledge Sharing Platform 7 Điệp, Vũ Văn. (2017). Tổng quan về thanh toán điện tử tại Việt Nam. Tạp Chí Công Thương 8 Mohammad Salah Uddin, Afroza Yesmin Akhi. (2014). E-Wallet System for Bangladesh an Electronic Payment. International Journal of Modeling and Optimization 9 Dr. Jasmin Padiya & Prof. Ashok Bantwa. (2018). Adoption of E- wallets: A Post Demonetisation Study in Ahmedabad City. Pacific Business Review International. 10 Warku, Garadahew. (2010). Electronic Banking in Ethiopia Practices, Opportunities and Challenges. Journal of internet banking and commerce 11 (2023). Lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Cổng thông tin điện tử. Sở tài chính tỉnh Hà Tĩnh 12 M. A. Fishbein & Icek Ajzen. (1975). Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory and Research. Contemporary Sociology: Addison-Wesley Publishing Company 13 Tirtiroglu, E., & Elbeck, M. (2008). Qualifying purchase intentions using queueing theory. Journal of applied quantitative methods 16 14 Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong, Xin Xu. (2012). Consumer Acceptance and Use of Information Technology: Extending the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology. SSRN 15 Davis, Bogozzi and Warshaw. (1989). The Technology Acceptance Model 16 A. Pal, T. Herath, R. De' & H. R. Rao. (2020). Contextual facilitators and barriers influencing the continued use of mobile payment services in a developing country: insights from adopters in India. Taylor & Francis 17 1895, Gustave Le Bon. (1895). The Crowd: A Study of the Populer Mind. Amazon.com 18 Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong, Xin Xu. (2012). Consumer Acceptance and Use of Information Technology: Extending the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology. SSRN
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved