Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

nhận định đúng sai pháp luật đại cương, Study notes of Law

kinda normal , bình thuii hok có j hết

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 12/29/2022

Nguyenthu
Nguyenthu 🇻🇳

1 document

1 / 16

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download nhận định đúng sai pháp luật đại cương and more Study notes Law in PDF only on Docsity! 1 Học phần: ……………… PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ………………………… Được sử dụng tài liệu. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nhà nước xuất hiện khi có những điều kiện gì? a. Khi có loài người là có nhà nước b. Chỉ khi có sự xuất hiện của chế độ tư hữu và sự phân hóa xã hội thành giai cấp c. Khi có sự xuất hiện của quân đội d. Cả ba nhận định trên đều sai Câu 2. Trong xã hội đã xuất hiện những kiểu nhà nước nào? a. Nhà nước cộng sản nguyên thủy, nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. b. Nhà nước cộng sản nguyên thủy, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. c. Nhà nước cộng sản nguyên thủy, nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. d. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Các kiểu nhà nước trong lịch sử có điểm giống nhau như thế nào? a. Đều mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội b. Đều có đảng lãnh đạo c. Đều dựa trên cơ sở chế độ tư hữu d. Đều dựa trên cơ sở chế độ công hữu Câu 4. Nhà nước và đảng chính trị có mối quan hệ như thế nào? a. Nhà nước có vai trò lãnh đạo đối với đảng b. Nhà nước và đảng chính trị không có mối quan hệ nhau c. Đảng chính trị là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo đối với nhà nước d. Cả ba nhận định trên đều sai Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước a. Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt, được bảo đảm thực hiện bằng một bộ máy cưỡng chế đặc thù 2 b. Nhà nước có chủ quyền quốc gia c. Nhà nước phân chia dân cư căn cứ vào nghề nghiệp và địa vị của họ d. Nhà nước ban hành các thứ thuế và tổ chức việc thu thuế dưới hình thức bắt buộc Câu 6. Cơ quan nào sao đây ở nước ta không do quốc hội thành lập? a. Chính phủ b. Viện kiểm sát nhân dân c. Tòa án nhân dân d. Hội đồng nhân dân Câu 7. Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các cấp nào? a. Được tổ chức ở bốn cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện và Xã b. Được tổ chức ở ba cấp: Tỉnh, Huyện và Xã c. Được tổ chức ở hai cấp: Tỉnh, Huyện d. Được tổ chức ở hai cấp: Trung ương, Tỉnh Câu 8. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có quan hệ như thế nào? a. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân b. Ủy ban nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của Hội đồng nhân dân c. Hội đồng nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của Ủy ban nhân dân d. Cả ba nhận định trên đều sai. Câu 9. Sự ra đời của nhà nước và pháp luật có mối liên hệ như thế nào? a. Nhà nước xuất hiện trước khi có sự xuất hiện của pháp luật b. Pháp luật tồn tại trước khi có nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội c. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xuất hiện đồng thời và do cùng một nguyên nhân d. Tùy từng quốc gia mà nhà nước có trước hoặc pháp luật có trước Câu 10. Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? a. Chủ tịch quốc hội b. Chủ tịch nước 5 b. Nghị định của Chính phủ c. Nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng d. Thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Câu 22. Tập quán pháp là: a. Biến đổi những tục lệ, tâp quán có sẵn thành pháp luật b. Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật c. Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy phạm pháp luật d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 23. Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp phải có a. Trên 1/2 tổng số đại biểu tán thành b. Ít nhất 3/4 tổng số đại biểu tán thành c. Trên 2/3 tổng số đại biểu tán thành d. Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành Câu 24. Văn bản nào dưới đây do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành e. Quyết định b. Pháp lệnh c. Lệnh d. Nghị định. Câu 25. Văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta: a. Nghị quyết của Quốc hội b. Lệnh của Chủ tịch nước c. Hiến pháp d. Pháp lệnh Câu 26. Sắp xếp các văn bản gồm: Nghị định, Pháp lệnh, Luật, Chỉ thị theo trật tự thứ bậc trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta: a. Pháp lệnh, Luật, Nghị định, Chỉ thị b. Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Chỉ thị 6 c. Pháp lệnh, Nghị định, Luật, Chỉ thị d. Nghị định, Luật, Pháp lệnh, Chỉ thị Câu 27. Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành là: a. Chính phủ b. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. c. Thủ tướng chính phủ d. Chủ tịch nước. Câu 28. Các văn bản quy phạm pháp luật sau sắp xếp theo hiệu lực giảm dần a. Hiến pháp, luật, Thông tư của Bộ trưởng, Nghị định. b. Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư của Bộ trưởng. c. Luật, Hiến pháp, Thông tư của Bộ trưởng, Nghị định d. Hiến pháp, Nghị định, Thông tư của Bộ trưởng, Luật. Câu 29. Quốc hội được quyền ban hành những loại văn bản quy phạm pháp luật nào? a. Luật, Quyết định, Nghị quyết. b. Hiến pháp, Luật, Quyết định. c. Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định d. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. Câu 30. Các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản quy phạm Pháp luật: a. Công văn b. Tờ trình c. Lệnh d. Thông báo. Câu 31. Pháp luật tác động vào kinh tế: a. Tác động tiêu cực, b. Tác động tích cực, c. Tích cực hoặc tiêu cực d. Tất cả đều sai. 7 Câu 32. Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc thể hiện ý chí của: a. Tổ chức xã hội b. Đảng lãnh đạo c. Nhà nước d. Tổ chức kinh tế Câu 33. Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi các bộ phận nào ? a. Chỉ gồm hai bộ phận bắt buộc là “quy định” và “chế tài” b. Chỉ gồm hai bộ phận bắt buộc là “giả định” và “chế tài” c. Chỉ gồm hai bộ phận bắt buộc là “giả định” và “quy định” d. Phải gồm ba bộ phận là “giả định”, “quy định” và “chế tài” Câu 34. Bộ phận “chế tài” có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật a. Xác định chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh chịu sự tác động của quy phạm pháp luật b. Xác định cách xử sự của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội c. Xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật d. Tùy từng trường hợp mà có một trong các ý nghĩa nêu trên Câu 35. Biện pháp nào sau đây không phải là chế tài hình sự ? a. Bồi thường thiệt hại b. Cải tạo không giam giữ c. Phạt tù d. Tử hình Câu 36. Loại quy tắc xử sự nào sau đây là quy phạm pháp luật ? a. Các chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. b. Những thói quen được hình thành từ lâu đời, được cộng đồng thừa nhận c. Những quy tắc xử sự bắt buộc trong các tôn giáo d. Những quy tắc xử sự được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. 10 c. Nhà nước bắt buộc các chủ thể pháp luật phải thực hiện những quy định của pháp luật. d. Các chủ thể pháp luật tự mình thực hiện những quy định của pháp luật. Câu 51. Tìm đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do ___________, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. a. Chủ thể có năng lực pháp luật thực hiện b. Chủ thể có năng lực hành vi thực hiện c. Chủ thể đủ 18 tuổi thực hiện d. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 52. Anh Nguyễn Văn A có hành vi cướp xe máy của chị Lê Thị B, vậy khách thể của hành vi vi phạm pháp luật trên là: a. Chiếc xe gắn máy b. Quyền sử dụng xe gắn máy của c. Quyền sở hữu về tài sản của B d. Quyền định đoạt xe gắn máy của B Câu 53. Người nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỉ luật? a. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, xí nghiệp… b. Chủ tịch nước c. Thư kí Tòa án nhân dân d. Tất cả đều đúng Câu 54. Hành vi trái pháp luật nào sau đây là dạng hành vi không hành động? a. Xúi giục người khác trộm cắp tài sản b. Đe dọa giết người c. Không đóng thuế d. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Câu 55. Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng, đó chính là: a. Quy phạm pháp luật b. Chế định pháp luật c. Ngành luật d. Hệ thống pháp luật Đáp án: b Câu 56. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật a. Vi phạm nội quy, quy chế trường học b. Vi phạm điều lệ Đảng c. Vi phạm điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản d. Vi phạm tín điều tôn giáo Câu 57. Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là: a. Nhân chứng b. Vật chứng 11 c. Vi phạm pháp luật d. a và b đúng. Câu 58. Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ khi: a. Từ đủ 6 tuổi trở lên b. Từ đủ 15 tuổi trở lên c. Từ đủ 18 tuổi trở lên d. Từ đủ 21 tuổi trở lên Câu 59. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là: a. Các quan hệ vật chất b. Các quan hệ tài sản c. Các quan hệ nhân thân phi tài sản d. Câu b và c đúng. Câu 60. Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì khẳng định nào sau đây là đúng? a. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hành chính b. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự c. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm kỉ luật d. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lý Câu 61. Khi nghiên cứu về quyền định đoạt thì khẳng định nào sau đây là sai? a. Người là chủ sở hữu thì có quyền định đoạt tài sản của mình b. Người không phải là chủ sở hữu thì không có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu. c. Người là chủ sở hữu được ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình d. Chủ sở hữu giao cho người thân định đoạt tài sản thay mình. Câu 62. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là: a. Từ đủ 14 tuổi trở lên b. Từ đủ 15 tuổi trở lên c. Từ đủ 16 tuổi trở lên d. Từ đủ 18 tuổi trở lên Câu 63. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự là: a. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội b. Tự nguyện, bình đẳng c. Không được vi phạm phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc d. Cả a và b đều đúng Câu 64. Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: a. Những người có tên trong nội dung của di chúc b. Những người theo thứ tự hàng thừa kế được quy định tại Bộ luật dân sự. c. Vợ, chồng; cha, mẹ; các con; người giám hộ của người để lại di sản d. Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời với người để lại di sản. 12 Câu 65. Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án dân sự nói chung là: a. Thụ lý vụ án – hòa giải – xét xử – thi hành án dân sự b. Xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm – xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. c. Hòa giải – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm d. Xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm Câu 66. Hình phạt chính áp dụng trong xử phạt hành chính: a. Cảnh cáo và phạt tiền b. Phạt tiền và tịch thu tang vật c. Cảnh cáo và trục xuất ra khỏi lãnh thổ d. Tước quyền sử dụng giấy phép Câu 67. Hiến pháp là một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì: a. Do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành b. Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước c. Có giá trị pháp lý cao nhất d. Bao gồm tất cả a, b, c Câu 68. Hợp đồng nào sau đây không quy định trong luật dân sự a. Hợp đồng thuê nhà b. Hợp đồng tặng cho tài sản c. Hợp đồng thương mại d. Hợp đồng hứa thưởng và thi có giải Câu 69. Các dấu hiệu để phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác là: a. Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi b. Tính có lỗi của người thực hiện hành vi d. Xâm hại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ c. Tính phải chịu trách nhiệm pháp lý Câu 70. Khi nào pháp nhân có năng lực chủ thể: a. Khi Nhà nước cho phép hoặc công nhận sự thành lập của pháp nhân b. Khi tổ chức có đủ số thành viên c. Khi các thành viên thỏa thuận thành lập pháp nhân d. Khi một tổ chức có đủ vốn. Câu 71. Pháp luật là: a. Những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện b. Những quy định mang tính bắt buộc chung cho mọi người trong xã hội c. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức trong xã hội. d. Những quy định do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định Câu 72. Các trường hợp chiếm hữu nào sau đây là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: 15 Câu 09 Năng lực hành vi của chủ thể phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của chủ thể. Câu 10 Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý. Câu 11 Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau. Câu 12 Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra. Câu 13 Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi. Câu 14 Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Câu 15 Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và do các cá nhân đó tự quy định. Câu 16 Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất. Câu 17 Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Câu 18 Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật. Câu 19 Là Luật sư, để trở thành Công chứng viên thì cần thêm điều kiện: có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên, tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng, đạt yêu cầu kiểm tra kêt quả tập sự hành nghề công chứng. Câu 20 Thẩm phán cao cấp: là thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên. Có năng lực xét xử những vụ án và những việc khác thuộc thẩm quyền của tòa án cấp cao, của tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng. 16
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved