Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

No nuoc ngoai cua viet nam, Study notes of International Business

NO nươc ngoai cua vietnam phan tich tac dong di vay

Typology: Study notes

2020/2021

Uploaded on 12/25/2022

minhtuanhoang_
minhtuanhoang_ 🇻🇳

1 document

1 / 139

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download No nuoc ngoai cua viet nam and more Study notes International Business in PDF only on Docsity! Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nguyễn Xuân Trường December 24, 2018 Luận án Tiến sỹ Kinh tế Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Xuân Trường, nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, sinh ngày 11/03/1977 tại Phú Yên, quê quán Bình Định, hiện đang công tác tại khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tôi xin cam đoan luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, mã số 9.34.02.01, người hướng dẫn khoa học PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên. TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018 Tác giả Nguyễn Xuân Trường iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành các chuyên đề và luận án này. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học, PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo. Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè khoa Kinh tế quốc tế và trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, đặc biệt là cô Phạm Thị Tuyết Trinh và Hạ Thị Thiều Dao đã có nhiều góp ý để hoàn thiện luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận án. TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018 Nguyễn Xuân Trường iv MỤC LỤC Trang TÓM TẮT ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7 1.6. Điểm mới của luận án .......................................................................................... 8 1.7. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................. 9 1.8. Kết cấu nghiên cứu ............................................................................................ 10 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ ..................................................... 12 THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................................................... 12 2.1. Lý thuyết nợ nước ngoài .................................................................................... 12 2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 12 2.1.2. Phân loại nợ nước ngoài .................................................................................... 13 2.1.3. Các chỉ số đo lường về nợ nước ngoài .............................................................. 14 2.1.4. Khung nợ bền vững của IMF và WB ................................................................ 17 2.1.5. Ngưỡng nợ nước ngoài ...................................................................................... 19 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Anh Diễn giải ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á Asean The Associatin of Southeast Asian Nation Hiệp hội các nước Đông Nam Á CG Consultant Group Nhóm tư vấn các nhà tài trợ DAC Development Assistance Committee Ủy ban Hỗ trợ Phát triển DSF Debt Sustainability Framework Khung nợ bền vững chung FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số đầu tư tăng trưởng (hệ số sử dụng vốn) IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSO General Statistics Office Tổng cục Thống kê Việt Nam HIPCs Heavily Indebted Poor Countries Các quốc gia nghèo có gánh nặng nợ cao ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức OECD Organization for Economic Cooperation & Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế NA Not available Không có dữ liệu NHNN The State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước NSNN Council of Mutual Economic Assistance Ngân sách Nhà nước NPV Net Present Value Giá trị hiện tại ròng SEV Council of Mutual Economic Assistance Hội đồng Tương trợ Kinh tế VECM Vector Error Correction Model Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng Thế giới viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Ngưỡng gánh nặng nợ theo khung nợ bền vững chung ...................................... 17 Bảng 2.2. Ngưỡng tới hạn của nợ nghiêm trọng theo sáng kiến HIPC ............................... 18 Bảng 2.3. Phân loại quốc gia theo mức độ nợ nước ngoài .................................................. 18 Bảng 2.4. Mức ngưỡng nợ dựa theo tiêu chuẩn của HIPCs ................................................ 19 Bảng 2.5. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ..... 47 Bảng 3.6. Kỳ vọng của các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................... 60 Bảng 4.1. Cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 1993-2014 ........................ 67 Bảng 4.2 Nợ nước ngoài của các quốc gia khu vực Đông Nam Á ...................................... 69 Bảng 4.3. Chủ nợ song phương và đa phương của Việt Nam ............................................. 70 Bảng 4.4. Qui mô các dự án vay ưu đãi ODA ..................................................................... 71 Bảng 4.5. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ......................................................... 72 Bảng 4.6. Hệ số ICOR của Việt Nam .................................................................................. 74 Bảng 4.7. Hệ số ICOR của các quốc gia châu Á ................................................................. 75 Bảng 4.8. Các ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo chuẩn WB & IMF .................... 76 Bảng 4.9. Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 .............................. 78 Bảng 4.10. Kiều hối giai đoạn 1993-1997 ........................................................................... 80 Bảng 4.11. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-1996............................. 81 Bảng 4.12. Tỷ lệ đầu tư/GDP của các nước châu Á giai đoạn 2006-2008 .......................... 83 Bảng 4.13. Lạm phát và tăng trưởng GDP bình quân.......................................................... 84 Bảng 4.14. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 86 Bảng 4.15. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF .......................................... 88 Bảng 4.16. Phương trình MIDAS ........................................................................................ 89 Bảng 4.17. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 92 Bảng 4.18. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF .......................................... 95 Bảng 4.19. Bậc trễ tối ưu của mô hình VECM .................................................................... 96 Bảng 4.20. Kiểm định mô hình đồng liên kết ...................................................................... 97 Bảng 4.21. Lựa chọn số đồng liên kết cho mô hình ............................................................ 97 Bảng 4.22. Kết quả mô hình VECM trong dài hạn .............................................................. 98 Bảng 4.23. Kết quả mô hình VECM trong ngắn hạn ........................................................... 98 ix Bảng 4.24. Kiểm định nhân quả Granger .......................................................................... 100 Bảng 4.25. Phân rã phương sai .......................................................................................... 104 Bảng 4.26. Kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange ................................................. 106 Bảng 4.27. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ........................................................ 106 2 ra cho các nước đi vay như biến động tỷ giá làm nghĩa vụ nợ tăng cao so với nguồn lực có được từ đi vay để đầu tư phát triển nền kinh tế, giành nhiều nguồn lực để trả nợ thay vì đầu tư vào nền kinh tế…Một ví dụ điển hình khác về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế được đề cập hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Các ngân hàng thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ đã vay nước ngoài với lãi suất thấp rồi cho các doanh nghiệp trong nước vay lại. Tính đến 03/2018, tổng nợ nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ là 437.7 tỷ USD, tương đương 50% GDP ứng với tỷ giá 3.96 Lira/USD. Tuy nhiên, khi đồng nội tệ mất giá 70% vào tháng 07/2018 thì tỷ lệ nợ nước ngoài là 88% GDP (Haver 2018). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ do tỷ giá tăng dẫn đến hệ thống ngân hàng bị lung lay và các bất ổn vĩ mô xuất hiện trong nền kinh tế. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh kéo dài trong hơn 30 năm qua đã không ngừng đầu tư phát triển nhằm thoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Một trong những vấn đề mà Việt Nam đương đầu là nguồn vốn để đầu tư để phát triển đất nước. Trong ba thập niên gần đây, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế với mục tiêu cơ bản xóa đói, giảm nghèo, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Một trong những nguồn lực tài chính Việt Nam sử dụng là vay nước ngoài. Nợ nước ngoài trở thành kênh tài chính để đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, bù đắp thâm hụt ngân sách. Sau khi gia nhập WTO (2007), nợ nước ngoài có sự gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 2010. Nếu nợ nước ngoài năm 2007 là 23.2 tỷ USD thì đến năm 2016 đã là 86.95 tỷ USD, tăng 274% trong vòng 10 năm, tương đương 42.36% GDP (WB 2018). Trong bảng xếp hạng nợ nước ngoài của CIA năm 2017, Việt Nam đứng vị trí 52 trên 208 nước và vùng lãnh thổ về nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm quốc gia, phát triển các vùng kinh tế, tạo tiền đề quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng kinh tế cao. Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến hoạt động đầu tư, tiết kiệm và 3 thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này có thể tạo ra vòng luẩn quẩn trong phát triển kinh tế của các nước đang triển khi tích tụ nợ nước ngoài gây ra những rủi ro cho nền kinh tế (Soludo 2003). Nakatani và Herara (2007) đã chỉ ra hiệu ứng chèn lấn trong đầu tư công tại các quốc gia vay nợ nước ngoài nhiều và không tạo ra nguồn trả nợ bền vững, hiệu quả trong tương lai, tạo tác động bất lợi đến đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Xét dưới góc độ lý thuyết, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các lý thuyết về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tập trung giải thích mối quan hệ này dựa trên các mô hình kinh tế động trong các nền kinh tế mở với một bên là vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế, qua đó sử dụng nguồn lực tiết kiệm bên ngoài để đầu tư vào nền kinh tế. Điều này càng trở nên đúng với các nước đang phát triển khi sử dụng nguồn lực bên ngoài dồi dào, công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian phát triển với hy vọng thoát nghèo, đuổi kịp các nước phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên còn lại là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn vay và gia tăng nghĩa vụ nợ trong tương lai khi gia tăng vay nước ngoài để đầu tư. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho các nước đi vay trong qua trình phát triển kinh tế khi các quốc gia vay mượn nhiều từ bên ngoài sẽ dẫn đến sự tích tụ các khoản lãi phải trả ngày càng gia tăng dẫn đến giảm đầu tư, giảm phúc lợi xã hội. Một câu hỏi đặt ra là việc gia tăng nợ nước ngoài có làm gia tăng tăng trưởng kinh tế hay ngược lại vì các nghĩa vụ nợ mang lại ngày càng tăng. Hay nói một cách khác, nợ nước ngoài có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự tích tụ các nghĩa vụ nợ mang lại, làm cho các quốc gia mất khả năng trả nợ. Các cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề về tác động tích cực hay tiêu cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia hay gia tăng nợ nước ngoài có làm tăng trưởng kinh tế giảm. Chawdhury (2001) cho thấy các nước có tỷ lệ nợ nước ngoài cao phải giành phần lớn các nguồn lực thu được từ xuất khẩu để trả nợ thay vì giành nguồn lực để đầu tư cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các quốc gia. Vì vậy, vấn đề quản lý nợ nước ngoài trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Các quốc gia cần xây dựng chính sách tự chủ về quản lý nợ 4 phù hợp hoàn cảnh của mỗi nước (Amassoma 2011). Các nghiên cứu của Cohen (1993), Deshpande (1997), Krugman (1998), Sachs (1989), Chowdhury (2001), Pattillo (2004)… đã ủng hộ lý thuyết này thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ nợ nước ngoài cao mang lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổ vốn không hiệu quả, tập trung vào các dự án ngắn hạn, rủi ro cao. Tuy nhiên, cũng có lập luận cho rằng so với các nước phát triển, các nước đang phát triển có dung lượng vốn nhỏ nhưng tỷ suất hoàn vốn cao trở thành tâm điểm thu hút các dòng vốn từ bên ngoài vào để đầu tư. Nếu các quốc gia vay nợ sử dụng hiệu quả vốn vay nước ngoài sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cũng như tạo dòng tiền tốt để thanh toán nợ vay trong tương lai. Vì vậy, các quốc gia nhỏ có tỷ lệ nợ nước ngoài cao đã trở thành đối tượng nghiên cứu về tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Frimpong và Abayi (2006), Daud và cộng sự (2013), Korkmaz (2016) cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế đã củng cố thêm cơ sở cho những lập luận nêu trên. Ngoài các nghiên cứu nêu trên, luận án đã phân tích nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế để minh chứng cho sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế (xem thêm mục 2.4 của Chương 2). Các nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng các mô hình VECM, ARDL, GMM… với các biến số có cùng tần suất (Winston và Chrystol 2010). Đối với các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009), Nguyễn Hữu Tuấn (2012) và Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) sử dụng các mô hình VECM, GMM đều cho kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đó về nợ nước ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Việt Nam có số quan sát nhỏ (dưới 30 mẫu quan sát) hoặc giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động. Để giải quyết vấn đề này và tăng độ tin cậy, Ghysels và cộng sự (2002, 2006, 2009) đã giới thiệu phương pháp MIDAS trên cơ sở kết hợp các biến số có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Dựa trên những phân tích từ thực tiến và lý thuyết nêu trên, luận án nhận thấy chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động của nợ nước ngoài cũng như một số 7 Các nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận án được thu thập chủ yếu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO). 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế dưới góc độ định lượng theo hai câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sử dụng hai mô hình nghiên cứu sau: (i) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình MIDAS (Mixed-Data Sampling) của Ghysels và cộng sự (2002, 2006) được sử dụng để đánh giá tác động tuyến tính nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình này có ưu điểm là đánh giá các dữ liệu chuỗi thời gian đầu vào với các tần suất khác nhau thông qua phương trình hồi qui tuyến tính. Dữ liệu vĩ mô chuỗi thời gian trong thực tế cho thấy sự tiến thoái lưỡng nan của các nhà nghiên cứu khi một số biến có tần suất cao chứa đựng các thông tin có giá trị nhưng không thể kết hợp với các biến có tần suất thấp hơn, chẳng hạn như dữ liệu GDP được công bố theo quý nhưng dữ liệu nợ nước ngoài lại công bố theo năm. Các giải pháp phổ biến trong quá khứ là lọc bộ dữ liệu cho đồng nhất cùng một tần suất để nghiên cứu. Tuy nhiên, khi dữ liệu được đồng nhất sẽ loại bỏ nhiều thông tin hữu ích. Vì vậy, mô hình MIDAS đưa ra cách thức xử lý đơn giản, linh hoạt của dữ liệu chuỗi thời gian cho phép kết hợp các biến độc lập và phụ thuộc với nhiều tần suất khác nhau (Ghysels 2002). (ii) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction Model) theo phương pháp Johansen (1991) được sử dụng trong luận án để đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình VECM được phát triển từ mô hình VAR (Vector Autoregressive Model) trên cơ sở đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số vào mô hình nghiên cứu. Vì được phát triển từ mô hình VAR nên mô hình VECM được xem là hệ các phương trình hồi quy theo OLS giữa giá trị hiện tại của biến này (t) với giá trị quá khứ của chính nó (t-1) và các biến khác trong mô hình kết hợp với phần hiệu chỉnh 8 sai số có được từ mối quan hệ đồng liên kết. Mô hình VECM đánh giá mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn thông qua hai kiểm định là Trace và Maximum Eigenvalue (Max- Eigen) cũng như phân tích tác động của cú sốc nợ nước ngoài vào các biến trong mô hình bằng phương pháp phân rã Cholesky. Ưu điểm của mô hình này là cho phép đo lường hiện tượng đồng liên kết giữa nhiều biến trong mô hình nghiên cứu, đồng thời cho phép đo lường mức độ điều chỉnh từ sự mất cân bằng của thời kỳ trước. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh cũng như thống kê mô tả hỗ trợ cho phân tích tổng quan về nợ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu làm cơ sở xây dựng mô hình định lượng và lý giải các kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu. 1.6. Điểm mới của luận án Luận án nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam có những điểm mới như sau: Thứ nhất, luận án đã xem xét tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên mô hình MIDAS. Các nghiên cứu trước đây về vấn đề này chủ yếu phân tích bằng mô hình OLS, VAR và VECM (More và Thomas 2010). Nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình MIDAS cho phép kết hợp dữ liệu với các tần suất khác nhau mà không bỏ sót các thông tin quan trọng như các mô hình khác khi quy các biến số về cùng một tần suất, góp phần cập nhật được dữ liệu nghiên cứu do một số năm nợ nước ngoài không được cập nhật dữ liệu theo quý. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016, so với nghiên cứu trước đây về vấn đề này của Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thanh (2009) lại cho kết quả tiêu cực. Thứ hai, luận án đã đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ sở chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ này dựa trên mô hình VECM với biến giả ngưỡng nợ là biến ngoại sinh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 9 cho thấy ngưỡng nợ có tác động đến tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn cũng như tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng trong dài hạn. So với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam của Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016), mô hình phi tuyến của luận án đã sử dụng dữ liệu theo tần suất quý để tăng số quan sát của mẫu nghiên cứu cũng như tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Thứ ba, luận án đã đồng thời xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới hai góc độ tuyến tính và phi tuyến. Các nghiên cứu trước đây về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ tuyến tính để phân tích thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu ở hai góc độ này đều có ý nghĩa thống kê để củng cố thêm bằng chứng về vai trò quan trọng của nợ nước ngoài như là một kênh huy động vốn đầu tư cho đất nước để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập quốc dân. Thứ tư, dựa trên các thông số kết quả của mô hình hồi quy, luận án đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lực nợ nước ngoài trong đầu tư công, tạo nguồn thu trả nợ trong tương lai cũng như đề cao vai trò công tác thống kê dữ liệu kinh tế vĩ mô theo chuẩn mực quốc tế, trong đó có dữ liệu nợ nước ngoài, để phục vụ các nghiên cứu, dự báo về vấn đề nợ nước ngoài trong ngắn hạn và dài hạn, tránh bị động trước những cú sốc từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế khi có biến động. 1.7. Ý nghĩa của luận án Phân tích thực nghiệm bằng mô hình tuyến tính và phi tuyến trong luận án cho thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0.99%. Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực nghiệm cho thấy việc tăng cung tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tỷ lệ thay đổi cung tiền tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Các kết quả này là cơ sở cho các nhà hoạch định 12 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Lý thuyết nợ nước ngoài 2.1.1. Khái niệm Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF 2013), nợ nước ngoài tại một thời điểm là tổng dư nợ thực tế hiện có yêu cầu thanh toán các khoản gốc và/hoặc lãi của người đi vay tại một thời điểm trong tương lai (không bao gồm các khoản nợ dự phòng). Đây là khoản nợ của người không cư trú vay người cư trú. Theo đó, các khoản nợ được thiết lập thông qua việc cung cấp các giá trị kinh tế như tài sản (tài chính hoặc phi tài chính), dịch vụ và/hoặc thu nhập bởi chủ nợ dành cho con nợ dưới hình thức hợp đồng, bao gồm các điều khoản và điều kiện thanh toán. Các cam kết cung cấp các giá trị kinh tế trong tương lai không thể thiết lập các nghĩa vụ nợ cho đến khi có sự thay đổi quyền sở hữu, ví dụ số tiền chưa được giải ngân theo cam kết cho vay hoặc các cam kết về tín dụng xuất khẩu sẽ không được tính trong tổng nợ nước ngoài. Ngoài ra, người đi vay có thể là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế. Khái niệm này được sử dụng thống nhất giữa WB, IMF, OECD và BIS trong đánh giá mức độ nợ của quốc gia. Theo Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam, nợ nước ngoài là tổng các khoản nợ nước ngoài của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo qui định của pháp luật Việt Nam (Khoản 5 Điều 3). Theo đó, chủ thể đi vay là các pháp nhân, chưa đề cập đến thể nhân. Tuy nhiên, theo điều 17 được sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014, đã cho phép các thể nhân được vay nợ nước ngoài. Như vậy, số liệu nợ nước ngoài của Việt Nam trước năm 2014 không bao gồm nợ nước ngoài của 13 cá nhân và các tổ chức hợp tác xã. Qua đó cho thấy sự bất cập trong định nghĩa nợ nước ngoài giữa Việt Nam và thế giới. Tóm lại, nợ nước ngoài của một quốc gia được hiểu là các khoản nợ của người không cư trú vay người cư trú của một nền kinh tế, không phân biệt pháp nhân hay thể nhân, nhưng phải chịu trách nhiệm trả nợ đối với các khoản vay nợ của mình, phù hợp với các qui định của pháp luật hiện hành. 2.1.2. Phân loại nợ nước ngoài Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ nước ngoài dựa trên chủ thể cho vay, đi vay hoặc căn cứ vào điều kiện cho vay. Sau đây, luận án sẽ đi phân loại cụ thể theo từng tiêu chí như sau:  Căn cứ vào chủ thể cho vay Nếu căn cứ vào chủ thể cho vay thì nợ nước ngoài chia thành nợ của các chủ nợ chính thức và nợ của các chủ nợ tư nhân. Nợ của các chủ nợ chính thức được hiểu là các chủ nợ của khu vực công như Chính phủ các nước và các tổ chức thuộc Chính phủ, bao gồm cả các chủ nợ đa phương như IMF, WB, ADB… và liên Chính phủ. Nợ của các chủ nợ tư nhân là các chủ nợ không phải là Chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực công như các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà xuất khẩu, các nhà sản xuất… có khả năng cung cấp tài chính.  Căn cứ vào chủ thể vay nợ Căn cứ vào tiêu chí này thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ nước ngoài của khu vực công và khu vực tư nhân. Nợ nước ngoài của khu vực công là các khoản nợ nước ngoài của chính phủ, chính quyền địa phương và các khoản nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân là các khoản nợ nước ngoài do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân thực hiện trên nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.  Căn cứ theo thời hạn vay Căn cứ theo thời hạn vay thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn (WB 2013). Nợ nước ngoài ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng. Đối với các khoản vay trên 12 tháng được gọi là nợ nước ngoài dài hạn. 14 Trong đó, nợ ngắn hạn được quan tâm vì tác động đến khả năng thanh toán cũng như hệ số tín nhiệm quốc gia.  Căn cứ theo điều kiện vay Theo tiêu chí này nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ưu đãi và không ưu đãi. Theo Ủy ban hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee -DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì nợ nước ngoài ưu đãi là các khoản vay nước ngoài mà yếu tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất là 25%. Các khoản không ưu đãi. 2.1.3. Các chỉ số đo lường về nợ nước ngoài Để đánh giá năng lực trả nợ của các quốc gia, WB và IMF đưa ra các tiêu chí dựa trên cơ sở nghĩa vụ và khối lượng nợ. Khối lượng nợ (debt stock) phản ánh gánh nặng nợ có tính đến các khoản thanh toán nợ trong tương lai. Chỉ tiêu này được xem xét dưới góc độ danh nghĩa hoặc giá trị hiện tại ròng (Net Present Value-NPV) của nợ. Giá trị danh nghĩa của nợ đo lường tổng các khoản nợ gốc trong tương lai, không đề cập đến lãi suất của nợ. Ngược lại, chỉ tiêu NPV thì tính đến giá trị chiết khấu của dòng chi trả nợ (gốc và lãi) trong tương lai. Chỉ tiêu nợ danh nghĩa thường được sử dụng khi đánh giá nợ trong nước còn chỉ tiêu NPV để đánh giá nợ nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ tiêu NPV cũng không đánh giá được năng lực trả nợ thay đổi theo thời gian của các quốc gia. Nghĩa vụ nợ (debt service) là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ gốc và lãi chi trả hàng kỳ của các quốc gia, thông thường là tính theo năm. Chỉ tiêu này phản ánh gánh nặng của chính sách tài khóa phải đương đầu và cũng cho biết khả năng thanh toán nợ ở thời điểm hiện tại của quốc gia có vấn đề gì hay không. Thông thường, nợ nước ngoài được so sánh với GDP, kim ngạch xuất khẩu và tổng thu ngân sách. GDP cho biết nguồn lực kinh tế tổng thể của một quốc gia, kim ngạch xuất khẩu cho biết nguồn lực ngoại tệ để trả nợ cho quốc gia và thu ngân sách nhà nước phản ánh khả năng của chính phủ trong việc tạo ra nguồn lực tài chính. Các chỉ tiêu nợ nước ngoài được xem xét cụ thể như sau: 17 - Tỷ lệ nợ nước ngoài đa phương trên tổng nợ nước ngoài, các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi thể chế…, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng tỷ trọng nợ đa phương trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt. 2.1.4. Khung nợ bền vững của IMF và WB Việc đánh giá các chỉ số nợ nước ngoài nêu trên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, để thống nhất trong các đánh giá về quản lý nợ nước ngoài của các thành viên, IMF và WB đã đưa ra khung nợ bền vững chung (Debt Sustainability Framework-DSF) nhằm hạn chế tình trạng vỡ nợ ở các quốc gia. DSF được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 04 năm 2005. DSF phân tích cả nợ công và nợ nước ngoài của các quốc gia thông qua xác định hiện tại (PV) của nghĩa vụ nợ trong vòng 20 năm. Nếu các chỉ số này vượt ngưỡng cho phép thì các quốc giá đó sẽ đương đầu với rủi ro cao trong hoạt động thanh toán nợ. Căn cứ vào bảng đánh giá thể chế và chính sách quốc gia của WB (Country Policy and Institutional Assessment - CPIA), DSF chia hiệu quả chính sách của các quốc gia thành 3 cấp độ: yếu, trung bình và mạnh. Ứng với mỗi cấp độ này có một ngưỡng nợ tương ứng (Bảng 2.1). Ngưỡng nợ của các quốc gia có chính sách yếu là thấp nhất vì chỉ đối mặt với các vấn đề hoàn trả nợ thấp và ngược lại. Bảng 2.1. Ngưỡng gánh nặng nợ theo khung nợ bền vững chung ĐVT: % Nhóm quốc gia Giá trị hiện tại (PV) của nợ so với: Nghĩa vụ nợ (gốc và lãi) so với: Xuất khẩu GDP Thu ngân sách Xuất khẩu Thu ngân sách Chính sách yếu 100 30 200 15 18 Chính sách trung bình 150 40 250 20 20 Chính sách mạnh 200 50 300 25 22 Nguồn: IMF (2013) Trước đó, năm 1996, WB và IMF đưa ra ngưỡng tới hạn nợ nghiêm trọng đối với các quốc gia nghèo gánh nặng nợ cao (Heavily Indebted Poor Countries – HIPCs), 18 gọi là sáng kiến HIPCs. Đến 1999, ngưỡng tới hạn được điều chỉnh lại (Bảng 2.2). Đặc biệt, đối với nền kinh tế mở, giá trị tới hạn của chỉ tiêu giá trị hiện tại của nợ so với xuất khẩu có thể thấp hơn giá trị tới hạn nêu trên. Theo HIPC I, nền kinh tế mở là nền kinh tế có xuất khẩu/GDP  40% và thu ngân sách/GDP  20%; theo HIPC II thì hai chỉ tiêu trên lần lượt là 30% và 15%. Bảng 2.2. Ngưỡng tới hạn của nợ nghiêm trọng theo sáng kiến HIPC Chỉ tiêu HIPC I (1996) HIPC II (1999) Nợ/Xuất khẩu >200-250% >150% Nợ/Thu ngân sách >280% >250% Nghĩa vụ nợ/Xuất khẩu >20-25% >20-25% Nguồn: Peter (2001) Hjertholm (2001) đưa ra các tiêu chí về gánh nặng nợ của các quốc gia theo Bảng 2.3. Theo đó, các quốc giá được phân chia vào ba nhóm nợ là nợ ít, nợ vừa phải và nợ cao nếu các chỉ số xem xét ở trong các ngưỡng qui định. Bảng 2.3. Phân loại quốc gia theo mức độ nợ nước ngoài Tiêu chí Mức nợ Nợ nước ngoài/GNI Nợ nước ngoài/ Xuất khẩu Nghĩa vụ nợ/ Xuất khẩu Trả lãi/ Xuất khẩu Nợ cao >50% >275% >30% >20% Nợ vừa phải 30-50% 165-275% 18-30% 12-20% Nợ ít <30% <165% <18% <12% Nguồn: Peter (2001) Trên cơ sở đánh giá chất lượng chính sách và thể chế CPIA và sáng kiến HIPCs, WB và IMF đã đưa ra ngưỡng nợ an toàn cho các quốc gia theo 3 mức độ, kém (CPIA ≤ 3.25), trung bình (3.25<CPIA <3.75) và mạnh (CPIA ≥3.75). 19 Bảng 2.4. Mức ngưỡng nợ dựa theo tiêu chuẩn của HIPCs Loại quốc gia Tiêu chí Ngưỡng an toàn (%) Kém CPIA ≤ 3.25 Trung bình 3.25 < CPIA < 3.75 Mạnh CPIA ≥ 3.75 Giá trị hiện tại của nợ/GDP 30% 40% 50% Giá trị hiện tại của nợ/Xuất khẩu 100% 150% 200% Giá trị hiện tại của nợ/Thu ngân sách 200% 250% 300% Nghĩa vụ nợ/Xuất khẩu 15% 20% 25% Nghĩa vụ nợ/Thu ngân sách 25% 30% 35% Nguồn: Peter (2001) 2.1.5. Ngưỡng nợ nước ngoài Với các nước đang phát triển, việc huy động nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế do nguồn lực trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực bên ngoài nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến mất khả năng trả nợ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Do đó, đảm bảo an toàn nợ nước ngoài là một vấn đề quan trọng trong quá trình thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế của đất nước. Các nghiên cứu cho thấy với với một mức độ vay nợ hợp lý từ bên ngoài sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình tăng năng suất lao động và tích lũy tư bản (Patillo 2004). Trong thập niên 70 của thế kỉ 20, các quốc gia đang phát triển khu vực châu Mỹ Latin đã vay nước ngoài nhiều để đầu tư vào nền kinh tế với kỳ vọng thúc đẩy nhanh chóng tăng trưởng kinh tế. Sang thập niên 80, các nước này đã gặp khó khăn trong trả nợ, tăng trưởng kinh tế giảm và họ đã lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ nước ngoài. Câu hỏi đặt ra ở đây là vay nợ nước ngoài bao nhiêu là hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu vay nhiều hơn sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Đây là nền tảng để xây dựng lý thuyết về ngưỡng nợ nước ngoài (Debt overhang). 22 2.2.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế  Trường phái Adam Smith (1776) Năm 1776, A.Smith thông qua tác phẩm “ Nguồn gốc của cải của các quốc gia” để phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế phát sinh từ các nhân tố lao động, vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trương kinh tế xã hội, trong đó ông nhấn mạnh vai trò lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tăng trưởng. Theo ông, muốn tăng của cải xã hội phải tăng lượng lao động và năng suất lao động trên cơ sở kết hợp tăng vốn tích lũy, máy móc. Tuy nhiên, việc thiếu hụt lao động, tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và xói mòn động cơ tích lũy là những nhân tố cản trở tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, A. Smith còn đưa ra thuyết bàn tay vô hình, không đề cao vai trò của nhà nước, cho rằng “ Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình. Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu. không ai cần kế hoạch, không ai cần qui tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả”. Tư tưởng của A.Smith được các nhà kinh tế học sau này kế thừa, phát triển thành các lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới như Ricardo (1817), Malthus (1820)…  Trường phái David Ricardo (1817) David Ricardo (1817) cho rằng có ba yếu tố tác động đến tăng trưởng: lao động, vốn và đất đai, trong đó đất đai vừa được xem là nguồn gốc quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế và cũng là yếu tố giới hạn tăng trưởng của một quốc gia. Ông xem tích lũy tư bản là trung tâm cho quá trình tăng trưởng trên cơ sở cho rằng tăng trưởng phụ thuộc vào tích lũy tư bản, tích lũy phụ thuộc vào lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí sản xuất lương thực phụ thuộc vào đất đai. Ricardo xem tiến bộ công nghệ là một yếu tố ngoại sinh tác động đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các quốc gia muốn tăng trưởng phải mở rộng bờ cõi hay nói cách khác là phải có nhiều đất đai để sản xuất. Tuy nhiên, hạn chế của Ricardo khi cho rằng chỉ có hao phí lao động tham gia vào sản xuất hàng hóa mà không đề cập tới các yếu tố khác như tư bản, công nghệ. 23  Trường phái Keynes (1936) Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cho thấy lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith (1776) không còn phù hợp. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự điều tiết của chính phủ trong các hoạt động kinh tế. Keynes (1936) đã phân tích mối quan hệ giữa việc làm, lãi suất và tiền tệ trên cơ sở can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế hay còn gọi là lý thuyết về bàn tay hữu hình, tiền đề cho sự ra đời của trường phái kinh tế mới. Keynes cho rằng gia tăng việc làm sẽ làm tăng thu nhập, dẫn đến tăng tiêu dùng. Tuy nhiên, khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng cao sẽ làm gia tăng chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng, đặc biệt khi người dân đạt đến sự tiện nghi nào đó thì phần trích cho tiêu dùng tăng thêm sẽ ít hơn so với tiết kiệm. Vì vậy, tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu nhập, hay nói cách khác là tiêu dùng giảm tương đối khi thu nhập tăng lên. Điều này làm giảm cầu tiêu dùng, ảnh hưởng đến qui mô sản xuất và khối lượng việc làm. Để điều chỉnh thiếu hụt cầu tiêu dùng cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Bên cạnh đó, ông cho thấy đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm. Mối sự gia tăng về đầu tư đều kéo theo sự gia tăng bổ sung của cầu lao động, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó dẫn đến thu nhập tăng lên. Thu nhập tăng là tiền đề cho tăng tiết kiệm và gia tăng đầu tư mới. Tăng đầu tư mới lại làm tăng thu nhập. Quá trình này diễn ra làm cho thu nhập tăng lên theo số nhân. Đầu tư lại tùy thuộc một phần vào lãi suất, đầu tư gia tăng nếu hiệu quả giới hạn của vốn lớn hơn lãi suất thị trường. Keynes cũng cho rằng ngân sách nhà nước là một công cụ hữu hiệu để kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng nhà nước. Ông chủ trương thông qua chi tiêu của chính phủ, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền. Đồng thời để tăng hiệu quả của vốn, Keynes chủ trương thực hiện chính sách “lạm phát có kiểm soát” để kích thích các nhà kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận hơn với điều kiện chi phí sản xuất chưa 24 thay đổi. Tóm lại, trường phái Keynes đề cao vai trò đầu tư vốn vào nền kinh tế để tạo tăng trưởng kinh tế.  Mô hình Harrod-Domar (1940) R.Harrod và E.Domar (1940) dựa trên tư tưởng của Keynes để giải thích về nguồn gốc của tăng trưởng dựa trên vốn sản xuất tăng thêm từ đầu tư và tiết kiệm quốc gia. Tham số được phân tích trong mô hình tăng trưởng là tỷ lệ giữa vốn và sản lượng đầu ra. Mô hình này cho thấy muốn gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cần gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và giảm hệ số gia tăng tư bản đầu ra (Incremental Capital Output Ratio- hệ số ICOR). Mô hình này đã khái quát mối quan hệ giữa nhu cầu vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ ra vai trò của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn có thể xảy ra trong trường hợp không tăng đầu tư. Tăng đầu tư hay tiết kiệm làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn. Vì vậy, mô hình Harrod- Domar chỉ có ý nghĩa cho tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn hơn là dài hạn trên cơ sở nhấn mạnh vai trò của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.  Mô hình Solow (1956) Mô hình Solow hay gọi là Mô hình tân cổ điển do R.Solow (1956) mở rộng mô hình Harrod-Domar bằng cách xem lao động như là một nhân tố sản xuất và tỷ lệ lao động trên nguồn vốn không cố định. Solow dựa trên mô hình Cobb – Doulas với hai yếu tố lao động và tiết kiệm, đầu tư để phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Sau đó, ông mới đưa thêm yếu tố công nghệ vào phân tích và được xem là biến ngoại sinh. Ông cho rằng tiến bộ của khoa học kĩ thuật là yếu tố tác động đến tăng trưởng trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Mô hình của Solow cố gắng giải thích sự cân bằng dài hạn của nền kinh tế. Mặt khác, Solow cho rằng các nước đang phát triển sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước phát triển với giả định suất sinh lợi giảm dần theo qui mô vốn. Khi đó, các nước nghèo có khả năng bắt kịp các nước giàu. Tuy nhiên, khi thu nhập quốc gia tăng lên, tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Muốn tăng trưởng bền vững, các quốc gia cần tiếp 27 lao động và năng suất biên của vốn không giảm. Mô hình mà Romer (1990) nghiên cứu cho rằng vốn đầu tư bao gồm vốn vật chất và vốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để tạo ra sản phẩm mới và hoàn thiện các sản phẩm này. Romer có thêm biến trình độ công nghệ của nền kinh tế, biến này phụ thuộc vào quy mô tích lũy tri thức và kinh nghiệm trong mô hình. Sản phẩm mới cho phép ngăn chặn xu hướng giảm năng suất biên của vốn. Ông xem tiến bộ khoa học công nghệ là nguồn gốc nội sinh của tăng trưởng. Mô hình kinh tế dựa trên nguồn vốn thể chế (Institutional Capital) được Platje (2008) phân tích chi tiết trong nghiên cứu tổng quát “An Institutional Capital approach to Sustainable Development” gồm sức mạnh thể chế, lĩnh vực công, chất lượng quản lý điều hành và trạng thái cân bằng của thể chế để phát triển kinh tế bền vững. Đây là các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững, theo chiều sâu trong đó yếu tố cân bằng thể chế được xem là quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bền vững. Thể chế được hiểu là các quy tắc tương tác của con người, làm cho các hành vi con người dễ trở nên tiên đoán hơn và tạo điều kiện cho phân công lao động xã hội để tạo ra nhiều của cải vật chất hơn cho nền kinh tế (North 2003). Các nhà kinh tế học nghiên cứu thể chế trên cơ sở mối quan hệ hai chiều giữa kinh tế học và các thể chế hay nói một cách khác là họ xem xét ảnh hưởng của các thể chế đến nền kinh tế cũng như quá trình phát triển của các thể chế trước các tác động của yếu tố kinh tế (Kasper và cộng sự 2011 ). Vì vậy, vốn thể chế bao gồm luôn vốn xã hội vì tổ chức xã hội là nền tảng cho sự tồn tại của xã hội loài người, là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Thông qua các mô hình kinh tế nêu trên có thể thấy bốn yếu tố tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế gồm vốn, lao động, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Vốn dùng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị… nhằm tạo ra sản lượng cao và bền vững. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng tăng trưởng vì chất lượng, kỷ luật lao động sẽ tạo ra sự hiệu quả trong sử dụng công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào cổ điển nhưng không phải là yếu tố quyết định đến tăng trưởng vì 28 có những nước không có nhiều tài nguyên như Nhật Bản vẫn tăng trưởng cao dựa trên vốn, công nghệ. Cuối cùng là yếu tố công nghệ được xem ngày càng quan trọng trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao trên cùng một lượng lao động và vốn đầu vào như nhau. Bốn yếu tố này được xem như bốn bánh xe của tăng trưởng và vấn đề đặt ra là phối hợp bốn nhân tố này để đạt tăng trưởng tối ưu. Trong giới hạn của luận án này sẽ xem xét tác động của vốn đến tăng trưởng đến kinh tế Việt Nam, trong đó có đề cập đến vốn vay từ bên ngoài. 2.3. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Bên cạnh nguồn nhân lực, công nghệ thì vốn cũng là nguồn lực đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển có thu nhập, tiết kiệm thấp nên việc vay vốn từ nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế là điều tất yếu (Clements và cộng sự 2003). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm đến vấn đề là nợ nước ngoài tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế cũng như vay nước ngoài càng nhiều thì tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng cao tương ứng hay không. Chenery và Strout (1966) trong mô hình hai khoảng cách trên cơ sở phân tích tác động nguồn vốn bên ngoài đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phân tích khung lý thuyết các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế. Mô hình phân tích dựa trên nghiên cứu của Chenery và Bruno (1962) như sau: Y=C+I+X-M (2.1) Y=C+S (2.2) S=Y-C (2.3) C+I+X= C+S+M (2.4) I-S=M-X (2.5) Trong đó, Y là chi tiêu của quốc gia, C là tiêu dùng, I là đầu tư, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu, (I-S) là khoảng cách tiết kiệm, (M-X) là khoảng cách thương mại. Phương trình (2.5) cho thấy sự cân bằng giữa khoảng cách tiết kiệm (savings gap - thiếu hụt đầu tư) và khoảng cách thương mại (trade gap – thiếu hụt ngoại thương). 29 Khoảng cách thứ nhất là thiếu hụt đầu tư sẽ hạn chế tăng trưởng do vai trò quan trọng của vốn đầu tư trong các mô hình tăng trưởng đã được đề cập trong chương … Thâm hụt ngoại thương là khoảng cách thứ hai làm hạn chế tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Nguồn vốn bên ngoài là giải pháp bù đắp hai nguồn thiếu hụt nêu trên ( Chenery và Strout 1966). Bên cạnh đó, mô hình này nhấn mạnh phương trình (2.5) không cân bằng thì có hai tình huống xảy ra. Tình huống thứ nhất là thiếu hụt đầu tư lớn hơn thiếu hụt ngoại thương, các quốc gia nên giảm đầu tư và gia tăng tiết kiệm nội địa. Ngược lại, các quốc gia nên nên tăng cường xuất siêu. Nguồn vốn bên ngoài sẽ góp phần cân bằng cho mô hình hai khoảng cách và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hình 2.1. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Nguồn: Kamin và cộng sự (1989) Kamin và cộng sự (1989) nghiên cứu các kênh tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng thông qua ba kênh truyền dẫn, (i) thông qua kênh đầu tư, (ii) tổng cầu, (iii) nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Đối với kênh đầu tư, các nước bù đắp nguồn vốn thiếu hụt bằng cách tham gia thị trường vốn quốc tế. Khi các nguồn vốn vay được đầu tư hiệu quả sẽ tăng GDP cho nền kinh tế. Phần A, B của Hình 2.1 đại diện cho GDP trước và sau khi vay nước ngoài. Tuy nhiên, khi lãi vay tăng cao, hoạt động GDP thực B C’ C Vay nhiều để đầu tư A C’’ B’ Vay nhiều để tiêu dùng Vay thấp t Trước khi vay Vay nước ngoài Khủng hoảng nợ 32 để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này đồng nghĩa trong dài hạn lãi suất sẽ tăng, kéo theo hệ quả làm đầu tư giảm, dẫn đến tích lũy vốn giảm và làm giảm năng suất lao động. Bên cạnh đó, nợ tăng cao làm cho nghĩa vụ nợ tăng dẫn đến chính phủ giảm đầu tư hoặc tăng thuế cao nhằm tạo nguồn để trả nợ. Hệ quả là làm giảm tiêu dùng, giảm đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn cung lao động. Cuối cùng, nợ tác động đến tăng trưởng dưới góc độ chi phí rủi ro. Chi phí rủi ro khi nợ tăng cao dẫn đến chi phí tài trợ cho các khoản vay tăng do ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của quốc gia. Hệ quả là lãi suất cho vay tăng. Tất cả các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Hình 2.2). Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng tác động ngược lại đến nợ của các quốc gia. Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế với hai xu hướng chính, (i) vay nợ nước ngoài tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế tăng, (ii) vay nợ nước ngoài tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế tăng trong giai đoạn đầu nhưng sau đó nếu tiếp tục gia tăng nợ sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm. Đối với quan điểm thứ nhất về tác động tích cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu lập luận trên cơ sở các khoản vay được đầu tư hiệu quả sẽ làm cho GDP tiềm năng (thực) sẽ gia tăng. Trong Hình 2.1, phần A thể hiện sự gia tăng sản lượng tiềm năng khi mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng và phần B thể hiện gia tăng sản lượng thông qua gia tăng vay nước ngoài. Vay nợ nước ngoài tăng cao làm gia tăng đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn (phần B) so với phần A. Sản lượng đạt đến mức tối ưu trong dài hạn chủ yếu nhờ quá trình tích lũy vốn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, vay nước ngoài là cách để tiếp cận thị trường vốn quốc tế cũng như gia tăng nguồn vốn đầu tư dồi dào cho nền kinh tế. Mặt khác, với nguồn vốn lớn là cơ hội để các nước đang phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư hiệu quả hơn trên cơ sở học tập kinh nghiệm và công nghệ nước ngoài. Thông qua quá trình này để tích lũy vốn tái đầu tư vào nền kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc nguồn lực từ bên ngoài. Các nghiên cứu thực nghiệm của Sulaiman và Azeez (2012), Shah và Pervin (2012) Daud và cộng sự (2013), Korkmaz (2015) đã đưa ra các bằng chứng ủng hộ quan điểm này. 33 Quan điểm thứ hai cho rằng khi vay nước ngoài nhiều sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm. Một trong những lập luận đó là lý thuyết nghịch lý nợ (debt overhang) của Krugman (1988) trên cơ sở cho rằng khi các quốc gia gia tăng vay nợ ở mức hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu nợ tích lũy vượt qua đỉnh nợ sẽ tạo áp lực kìm hãm tăng trưởng. Khi mức nợ nước ngoài cao sẽ làm lợi nhuận kì vọng đầu tư giảm do chính phủ thực hiện các chính sách thuế biến dạng (distorted taxes) để có tiền trả nợ. Do đó, nợ cao không khuyến khích các hoạt động đầu tư và làm chậm quá trình tích lũy vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, không tạo ra động lực cho các chính phủ thực hiện cải cách tài khóa, nền tảng cho các nước đang phát triển duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhằm thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Một lập luận khác để giải thích nghịch lý nợ trên cơ sở phân tích khả năng trả nợ của một quốc gia (Sachs 1989). Ông cho rằng nếu mức nợ nước ngoài dự kiến vượt quá khả năng trả nợ của quốc gia sẽ ảnh hưởng đến sản lượng quốc gia vì các chủ nợ nước ngoài sẽ đánh thuế trên các khoản lợi nhuận đầu tư trong nước, dẫn đến tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm. Mặt khác, khi nợ nước ngoài quá lớn sẽ làm giảm đầu tư trong nước do dành nguồn lực để trả nợ và hệ quả là tăng trưởng kinh tế sẽ giảm (Agénor và Montiel 2015). Chính phủ sẽ sử dụng các công cụ sai lệch để gia tăng nguồn thu nhằm thực hiện nghĩa vụ nợ, hệ quả là đầu tư và tăng trưởng suy giảm. Đây có thể xem là đường cong Laffer về nợ nước ngoài, được minh họa ở Hình 2.2 (IMF 2002). Cohen (1993) cho rằng mối quan hệ giữa mệnh giá nợ nước ngoài và đầu tư như là một dạng của đường cong Laffer. Ở một ngưỡng nợ nước ngoài nhất định thì vay nước ngoài sẽ tác động tích cực tới đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu vượt qua ngưỡng này sẽ có tác động ngược lại. Clements (2003) cũng lập luận là giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế cũng có dạng đường cong Laffer thông qua đầu tư. Ủng hộ giả thuyết này, Greene và Villanueva (1991) đã nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian tại 23 nước đang phát triển trong giai đoạn 1975-1987 cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân. Elbadawi và Ndungu (1997) cũng nghiên cứu vấn đề này dựa trên dữ liệu bảng đã cho kết quả ngưỡng nợ nước ngoài dựa trên đường cong Laffer 34 là 97% GDP. Ngoài ra, Deshpande (1997), Chowdhury (2001), Clements và cộng sự (2003), Tokunbo và cộng sự (2010) và Mohamed (2013) thông qua các nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả ủng hộ lý thuyết này. Hình 2.3. Đường cong Laffer nợ Nguồn: Pattillo và cộng sự (2004) Một lập luận khác cũng ủng hộ quan điểm này trên cơ sở cho rằng khi nợ nước ngoài tăng cao sẽ làm hạn chế tăng trưởng do làm giảm tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) (Pattillo 2004). Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh tăng trưởng TFP mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế chứ không phải là quá trình tích lũy vốn. Trong khi đó, chính phủ nhận thấy những lợi ích của việc gia tăng sản lượng trong nền kinh tế sẽ dẫn đến gia tăng vay nước ngoài để đầu tư. Pattillo đã gián tiếp chứng minh là hiệu quả đầu tư chứ không phải là số lượng đầu tư mới là nhân tố chính của nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng. Bên cạnh đó, nợ cao mang lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổ vốn không hiệu quả, tập trung vào các dự án ngắn hạn và rủi ro cao, ảnh hưởng đến TFP. Ngoài ra, nợ nước ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến phát triển công nghệ thông qua quá trình tích lũy vốn. Các nghiên cứu gần đây cũng đưa ra kết quả ủng hộ lý thuyết này như Reinhart và Rogoff (2010), Kremer và cộng sự (2011). Mức nợ nước ngoài K h ả n ăn g h o àn t rả n ợ d ự Ngưỡng nợ 37 Nguyễn Hoàng (2012) trong nghiên cứu “Đánh giá những qui định pháp lý liên quan đến giám sát nợ nước ngoài ở Việt Nam” đã khái quát các qui định về nợ công nói chung và quản lý nợ nước ngoài nói riêng của Việt Nam. Đánh giá cho thấy sự bất cập trong việc thực thi, triển khai các văn bản về lĩnh vực này. Qua đó, đưa ra các đề xuất góp phần cải thiện vấn đề này trong tương lai. Cụ thể, công tác giám sát và kiểm toán nợ công cần được quan tâm cũng như đưa ra các chiến lược dài hạn về vay và trả nợ nước ngoài trong tương lai.  Các nghiên cứu nước ngoài Fosu (1999) đã nghiên cứu sự tác động của các nhân tố như tốc độ tăng trưởng của lao động, đầu tư nội địa, xuất khẩu và nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại 35 quốc gia châu Phi thuộc hạ Sahara trong thập niên 80 bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Mô hình sử dụng trong nghiên cứu là hàm sản xuất với các biến tăng trưởng sản xuất, nợ nước ngoài, lao động và vốn . Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế và có sự tồn tại của đường cong Laffer nợ. Were (2001) cũng đã nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Keyna giai đoạn 1970-1995 bằng phương pháp VECM. Nghiên cứu sử dụng mô hình tăng trưởng để xem xét tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình bao gồm các biến độc lập như tăng trưởng GDP thực (GRATE), tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP (EDGDP), tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP ở giai đoạn trước (EDGDPt-1), tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên kim ngạch xuất khẩu (DSR), tỷ lệ tài trợ nước ngoài ròng trên thâm hụt thương mại (FFDC), tỷ lệ đầu tư tư nhân trên GDP (PINV), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (TOT), tỷ lệ học sinh tiểu học (SER), tỷ lệ lạm phát (INFL), tỷ lệ thay đổi của tỷ giá thực (RER), tỷ lệ đầu tư công trên GDP ở giai đoạn trước (GPUIVt-1). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân tại Keynea, nợ nước ngoài tăng 1% làm tăng trưởng GDP thực giảm 0.05%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các chính 38 sách tài khóa và thương mại cũng tác động đến nợ nước ngoài của Keynea trong giai đoạn nghiên cứu. Mohamed (2005) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố như nợ nước ngoài, xuất khẩu, lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Sudan, giai đoạn 1978-2001 bằng mô hình OLS. Mô hình nghiên cứu gồm các biến độc lập như tăng trưởng hàng năm của nợ nước ngoài trên GDP (Dt), tăng trưởng hàng năm của xuất khẩu thực (Xt), tỷ lệ lạm phát của giai đoạn trước (Pt-1). Kết quả cho thấy, nợ nước ngoài và lạm phát trong quá khứ tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi nợ nước ngoài tăng 1% sẽ làm tăng trưởng kinh tế thực giảm 0.04%. Tuy nhiên, xuất khẩu lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi tăng trưởng xuất khẩu tăng 1% sẽ làm tăng trưởng kinh tế thực tăng 0.24%. Vì vậy, đối với các nhà quản lý vĩ mô cần thiết lập các chính sách hỗ trợ hướng tới các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu trên cơ sở cải thiện cơ sở hạ tầng, khuyến khích tiết kiệm nội địa nhằm tạo nguồn thu cho quốc gia, góp phần ổn định bền vững nợ nước ngoài trong tương lai. Adegbite và cộng sự (2008) nghiên cứu nợ nước ngoài ở Nigeria giai đoạn 1975- 2005 cho thấy nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến thu nhập quốc gia. Mô hình nghiên cứu định lượng dựa trên hai mô hình tuyến tính và phi tuyến. Đối với mô hình tuyến tính, nghiên cứu dựa trên các biến độc lập như tăng trưởng xuất khấu (EXPGRO), tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế trên GDP (CAP/GDP), tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên GDP (DSERV/GDP), tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP (EXDEBT/GDP), tỷ lệ tiết kiệm (SAV) và tỷ giá hối đoái (EXR). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP, tỷ lệ đầu tư trên GDP và tỷ lệ tiết kiệm có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó tăng trưởng xuất khẩu, nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình phi tuyến được nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Elbadawi và cộng sự (1999) với các biến độc lập gồm đầu tư tư nhân trên GDP (PRIVCAP/GDP), cú sốc từ bên ngoài thông qua thương mại quốc tế (TOT), tỷ lệ đầu tư công trên GDP (GCAPIT/GDP), nghĩa vụ nợ trên xuất khẩu (DSERV/EXPORT). Kết quả nghiên 39 cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động tích cực đến đầu tư tư nhân và có tồn tại đường cong Laffer nợ tại Nigeria. Ngược lại, đầu tư công và thương mại quốc tế lại tác động tiêu cực đến đầu tư tư nhân. Nợ nước ngoài tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria thông qua đầu tư tư nhân. Sulaiman và Azeez (2012) cũng nghiên cứu vấn đề này ở Nigeria trong giai đoạn 1970-2010 cũng cho kết quả tương tự như trong nghiên cứu Tokunbo (2010) trên cơ sở sử dụng mô hình VECM. Mô hình VECM sử dụng các biến độc lập EXD là nợ nước ngoài, EXD/X là tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu, INF là tỷ lệ lạm phát và EXR là tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại hai mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến số trong mô hình. Trong dài hạn, các biến trong mô hình tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu trừ yếu tố nợ nước ngoài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn các biến đều có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng nợ nước ngoài thì ngược lại. Vì vậy, các đề xuất nhằm ổn định nợ nước ngoài trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và chính trị trong nước cũng như đa dạng hóa danh mục hàng hóa xuất khẩu để mang lại nguồn thu ngoại tệ, phát triển các ngành công nghiệp nội địa để giảm kim ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó, ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát là những vấn đề mà chính phủ cần quan tâm trong kiểm soát nợ nước ngoài. Mahmud và Shahida (2012) đã nghiên cứu tính độc lập của nền kinh tế Bangladesh so với nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh ở cả góc độ ngắn hạn và dài hạn theo mô hình VECM. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu chuỗi thời gian theo năm giai đoạn 1974-2010. Dựa trên nghiên cứu của Cunningham (1993), mô hình định lượng gồm các biến độc lập như tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế (GKF), tỷ lệ phần trăm giữa dân số trong độ tuổi lao động và tổng dân số (WARP), tỷ lệ giữa nợ công nước ngoài và GDP (EDGDP), tỷ lệ giữa nghĩa vụ nợ công nước ngoài và lượng ngoại tệ thu được của quốc gia (TDSEX). Kết quả nghiên cứu trong ngắn hạn cho rằng nghĩa vụ nợ nước ngoài ở khu vực công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng ảnh hưởng của tổng nợ nước ngoài ở khu vực công thì lại không rõ ràng. Tuy nhiên, việc gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài ở khu vực công sẽ 42 tới chính phủ cần giảm nợ vay nước ngoài, sử dụng nguồn lực trong nước, đồng thời đảm bảo tính bền vững của nợ thông qua ổn định các chỉ số về nợ nước ngoài. Ba bài học rút ra từ nghiên cứu này cho các nước đang phát triển như Nigeria là đảm bảo ổn định bền vững cho nợ nước ngoài, tránh vay nợ quá mức, vượt ngưỡng nợ an toàn. Bài học thứ hai là sử dụng các nguồn vốn trong nước thay thế nợ nước ngoài để phục vụ đầu tư công. Cuối cùng là không tập trung đầu tư quá mức vào khu vực sản xuất có liên quan đến xuất khẩu dầu mỏ do tác động nhiều đến vay nước ngoài khi giá dầu thế giới biến động giảm. Pegkas (2018) đã nghiên cứu tác động của nợ chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp giai đoạn 1970-2016 thông qua mô hình ARDL và VAR cho dữ liệu chuỗi thời gian. Mô hình nghiên cứu với các biến như biến kiểm soát bao gồm đầu tư, tiêu dùng tư nhân, tiêu dùng của Nhà nước, độ mở nền kinh tế và tăng trưởng dân số (X’), tỷ lệ nợ công trên GDP (Debt). Nghiên cứu cho thấy trong trung hạn nợ nước ngoài của chính phủ tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong dài hạn nợ nước ngoài tác động tích cực đến vay trong nước, đầu tư công và tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu trong dài hạn còn cho thấy các biến đều tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ngoại trừ biến nợ chính phủ và tăng trưởng dân số. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ của Hy Lạp là 105% GDP. Ngưỡng nợ cho thấy chính phủ cần quan tâm đến giảm nợ nước ngoài khi nó tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước, giảm thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại cũng như tăng cường tiết kiệm trong nước. Giai đoạn 2000-2006, sau khi đồng EUR ra đời, cho thấy nợ Chính phủ Hy Lạp tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế một cách rõ nét trước khi dẫn đến khủng hoảng nợ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét mức độ tác động khủng hoảng nợ đến tỷ giá và lãi suất, trong đó lãi suất tác động đến yếu tố đầu tư còn tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Silva (2018) đã đánh giá tác động của nợ nước ngoài khu vực công và khu vực tư nhân đến tăng trưởng kinh tế Bồ Đào Nha giai đoạn 1999Q4-2014Q4, dữ liệu quý. Mô hình nghiên cứu với các biến như tỷ lệ nợ nước ngoài khu vực công trên GDP 43 (ΔExtdebtpub), tỷ lệ nợ nước ngoài khu vực tư nhân trên GDP (ΔExtdebtpriv), các biến độc lập gồm tiết kiệm tư nhân, đầu tư công, tỷ lệ tăng trưởng đầu tư, tỷ lệ tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân, cán cân thu nhập (gồm cán cân vốn và chuyển giao vãng lai) và tỷ lệ tăng trưởng TFP của khu vực tư nhân (Xtotal). Mô hình nghiên cứu tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua đánh giá nhu cầu vốn, nguồn cung vốn và ngoại lực bên ngoài quốc gia. Nhu cầu vốn được đánh giá thông qua tiết kiệm tư nhân, đầu tư công và thu nhập GDP thực theo đầu người. Nguồn cung vốn đánh giá qua tốc độ tăng trưởng đầu tư khu vực tư nhân. Ngoại lực đánh giá thông qua cán cân thương mại trên GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài khu vực tư nhân tác động tích cực đến GDP nhưng nợ nước ngoài khu vực công thì cho kết quả ngược lại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã tìm ra ngưỡng nợ công của Bồ Đào Nha là khoảng 60% GDP. 2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ phi tuyến tính  Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Hữu Tuấn (2012) trong bài viết “Mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” đã phân tích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2011 thông qua ngưỡng nợ dựa trên nghiên cứu của Osinubi Tokunbo và cộng sự (2007) với các biến tăng trưởng kinh tế, độ mở nền kinh tế, nợ nước ngoài trên GDP và ngưỡng nợ nước ngoài trên cơ sở sử dụng biến giả. Nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài, độ mở nền kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài cho thấy nếu gia tăng nợ vay vượt ngưỡng này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, dưới góc độ quản lý cần quan tâm đến công tác quản lý nợ để nó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi tỷ lệ nợ tăng cao vượt ngưỡng nợ thì chính phủ cần giảm nợ vay nước ngoài thông qua giải quyết bài toán thâm hụt ngân sách nhà nước, thâm hụt thương mại. Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) với nghiên cứu “ Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế- Góc nhìn từ các nước khu vực Đông Nam Á” đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại mười nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2006-20014 bằng mô hình FEM, REM và GMM. Mô hình 44 nghiên cứu với các biến tăng trưởng GDP thực, nợ nước ngoài trên GDP và bình phương nợ nước ngoài trên GDP, nghĩa vụ nợ trên xuất khẩu, tổng đầu tư trên GDP, cân đối ngân sách trên GDP, chỉ số thương mại và độ mở nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê trừ hai biến chỉ số thương mại và độ mở nền kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến với ngưỡng nợ là 50.76% GDP.  Các nghiên cứu nước ngoài Clements và cộng sự (2003) đã nghiên cứu tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại 55 quốc gia có thu nhập thấp trong giai đoạn 1970-1999 bằng mô hình FEM và GMM. Mô hình định lượng dựa trên các biến độc lập như tỷ lệ tăng trưởng thực của thu nhập bình quân đầu người tính theo USD (GRPCY), logarit tự nhiên của thu nhập bình quân đầu người thực của giai đoạn trước (LYRPC(-1)), (tính theo giá cố định năm 1995, USD), phần trăm thay đổi của ngoại thương (TOTGR), tỷ lệ tăng trưởng dân số (POPGR), tỷ lệ đến trường của học sinh trung học (GSEC), tỷ lệ đầu tư nội địa trên GDP (GROINV), tỷ lệ cán cân tài khóa trên GDP (FISBAL), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP (OPEN), tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên kim ngạch xuất khẩu (DEBTSERX), logarit tự nhiên của nợ nước ngoài trên GDP (EXTDEBT). Nghiên cứu cho thấy việc giảm nợ nước ngoài ở các quốc gia này sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Ngoài ra, tác giả còn xác định ngưỡng nợ cho các nước có thu nhập thấp, khoảng 50% GDP nếu tính theo mệnh giá và 20-25% GDP nếu tính theo giá trị hiện tại. Nếu vượt qua ngưỡng này, việc tăng nợ nước ngoài làm giảm thu nhập bình quân đầu người. Nghiên cứu cũng đã đánh giá tác động của nợ nước ngoài và nghĩa vụ nợ đến đầu tư công để xem xét gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người. Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu giảm nghĩa vụ nợ khoảng 6% GDP sẽ làm tăng đầu tư công lên 0.75-1% GDP, gián tiếp làm tăng GDP khoảng 0.2%. Các quốc gia muốn giảm nghĩa vụ nợ cần giảm nợ nước ngoài thông qua giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, tăng các khoản thu nội địa và các khoản viện trợ không hoàn lại. 47 Bảng 2.5. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Tác giả Dữ liệu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Fosu (1999) 35 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 1975-1994 OLS Nợ nước ngoài tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Were (2001) Keyna giai đoạn 1970-1995 VECM Nợ nước ngoài tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Clements và cộng sự (2003) 55 quốc gia có thu nhập thấp giai đoạn 1970-1999 FEM và GMM Nợ nước ngoài tác động ngược chiều với tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người nếu vượt ngưỡng nợ nước ngoài (30-37% GDP). Mohamed (2005) Sudan giai đoạn 1978-2001 OLS Nợ nước ngoài và lạm phát tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Ramon-Ballester và Schclarek (2005) 20 quốc gia khu vực Mỹ Latinh và Caribbean trong giai đoạn 1970 – 2002 GMM Các nước có tỉ lệ nợ nước ngoài thấp lại tăng trưởng cao và ngược lại. Frimpong và Oteng-Abayi (2006) Ghana giai đoạn 1970-1999 VECM Trong dài hạn nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Adegbite và cộng sự (2008) Nigeria giai đoạn 1970-2005 OLS Nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến thu nhập quốc gia Tokunbo và cộng sự (2010) Giai đoạn 1970-2003 VECM Tồn tại đường cong Laffer nợ với ngưỡng nợ là 60% GDP Kumar and Woo (2010) Giai đoạn 1970-2010 OLS Tồn tại đường cong Laffer nợ với 48 ngưỡng nợ là 90% GDP Sulaiman và Azeez (2012) Giai đoạn 1970-2010 VECM Nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến thu nhập quốc gia Hasan Sha và Pervin (2012) Giai đoạn 1974-2010 VECM Các nghĩa vụ của nợ nước ngoài ở khu vực công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Daud và cộng sự (2013) Malaysia giai đoạn 1991- 2009, dữ liệu quý. ARDL Về dài hạn, việc tăng nợ nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mohamed (2013) Tunissia giai đoạn 1970-2010 VECM Trong dài hạn, cứ 1% nợ tăng làm tăng trưởng kinh tế giảm 0.27%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm ra ngưỡng nợ là 30% GDP. Arcand và cộng sự (2015) Giai đoạn 1976-2005 GMM Tồn tại đường cong Laffer nợ với ngưỡng nợ là 110% GDP Korkmaz (2015) Thổ Nhĩ Kỳ, quí 1/2003 đến quí 3/2014 VAR Nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Daud (2016) Malaysia trong giai đoạn từ 1996Q1 đến 2011Q4 ARDL. Nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Mensah và cộng sự (2017) 24 nước HIPCs châu Phi giai đoạn 1980-2010 VAR Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Silva (2018) Bồ Đào Nha giai đoạn 1999- 2014 2 SLS Nợ nước ngoài tư nhân tác động tích cực đến GDP nhưng nợ nước ngoài khu vực công thì ngược lại. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2003) Việt Nam giai đoạn 1989- 2002 Định tính Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Jaima 49 De Pines (1989) để phân tích và dự báo nợ nước ngoài Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. Đỗ Đình Thu (2005) Việt Nam giai đoạn trước năm 2005 Định tính Phân tích mô hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam và đưa ra các mô hình thành công trên thế giới để Việt Nam xem xét. Hà An (2006) Việt Nam giai đoạn 1997- 2004 Định tính Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu an toàn về nợ nước ngoài của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của IMF. Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009) Việt Nam giai đoạn 1990- 2006 OLS và phân tích kịch bản Đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát, tỷ lệ nghĩa vụ nợ/GDP và viện trợ nước ngoài/GDP lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Nguyễn Chí Hải (2011) Việt Nam giai đoạn 1990- 2010 Định tính Các giải pháp để bảo đảm tính bền vững của nợ nước ngoài của Việt Nam đến 2025 Nguyễn Hữu Tuấn (2012) Việt Nam giai đoạn 1990- 2011 OLS Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, xác định được ngưỡng nợ 52 và Valkanov (2006), Andreou, Ghysels và Kourtellos (2009). Ưu điểm của phương trình hồi qui theo phương pháp MIDAS cho phép ước lượng các biến với các tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, MIDAS cho phép giảm số lượng quan sát của một số biến số nghiên cứu nhưng vẫn sử dụng các thông tin tần suất cao của các biến còn lại (Clements và Hendry 2011), chẳng hạn như dữ liệu biến số GDP theo quý nhưng nợ nước ngoài lại theo năm. MIDAS cho phép kết hợp thông tin trong dữ liệu tần số cao hơn vào hồi quy tần số thấp hơn một cách linh hoạt, giải quyết nghịch lý cho các dữ liệu không cùng chung tần suất một cách tốt nhất có thể. Mô hình MIDAS được Ghysels, Santa-Clara và Valkanov (2002, 2006) đưa ra trong các nghiên cứu được công bố có liên quan đến mô hình hồi qui có biến trễ của biến độc lập. Mô hình MIDAS đơn giản như sau: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−1 (𝑚) + 𝑢𝑡 (𝑚) (3.1) Trong đó, B (L1/m, θ) = ∑ 𝐵(𝑘, 𝜃)𝐿𝑘/𝑚𝐾 𝑘=0 là một hàm toán tử lùi có trọng số và 𝐿𝑘/𝑚𝑥𝑡−1 𝑚 = 𝑥𝑡−1−𝑘/𝑚 (𝑚) là một biến số có độ trễ, t là chỉ số về thời gian, m là tần suất chung của các biến nghiên cứu, k là độ trễ. Khi đó, phương trình (3.1) được viết lại như sau: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−ℎ (𝑚) + 𝑢𝑡 (𝑚) Trong đó, B (k, θ) là một đa thức hữu hạn và vô hạn có giá trị như sau 𝐵(𝑘, 𝜃) = 𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝 ∑ 𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝𝐾 𝑘=1 = exp (𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝) ∑ exp (𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝)𝐾 𝑘=1 (3.2) Phương trình 3.2 được gọi là hàm mũ có trọng số trễ Almon (Ghysels, Santa- Clara và Valkanov 2004). Khi đó, hàm Beta này có hai tham số: 𝐵(𝑘; 𝜃1; 𝜃2) = 𝑓( 𝑘 𝐾 ; 𝜃1; 𝜃2) ∑ 𝑓( 𝑘 𝐾 𝐾 𝑘=1 ; 𝜃1; 𝜃2) (3.3) Trong đó, 𝑓(𝑥, 𝑎, 𝑏) = 𝑥𝑎−1(1−𝑥)𝑏−1𝜏(𝑎+𝑏) 𝜏(𝑎)𝜏(𝑏) với 𝜏(𝑎) = ∫ 𝑒−𝑥𝑥𝑎−1𝑑𝑥 ∞ 0 (3.4) 53 Hai thông số của hàm Beta ở phương trình (3.2) có ý nghĩa quan trọng đối với hàm hồi qui ở phương trình (3.1), trong đó hệ số thứ nhất ảnh hưởng đến sự biến động của phương trình hồi quy trong tương lai và hệ số còn lại ảnh hưởng đến việc xác định hệ số β1. Mở rộng mô hình MIDAS dưới góc độ tự hồi qui chuỗi thời gian có biến độc lập là biến trễ của biến phụ thuộc trong mô hình hồi qui có các biến có yếu tố mùa vụ (Santa-Clara và Valkanov 2004). Clements và Gaivo (2005) đã chứng minh mô hình MIDAS có biến trễ là biến phụ thuộc một cách đơn giản như sau: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛼𝑦𝑡−1 𝛽1𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−1 (𝑚) + 𝑢𝑡 (𝑚) (3.5) Clements và Gaivo (2005) đã đưa vào một nhân tố chung trong phương trình (3.5) và biến đổi thành: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛼𝑦𝑡−1 𝛽1𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃) (1 − 𝛼𝐿)𝑥𝑡−1 (𝑚) + 𝑢𝑡 (𝑚) (3.6) Tương đương: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛼𝑦𝑡−ℎ + 𝛽1𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃) (1 − 𝛼𝐿ℎ)𝑥𝑡−ℎ (𝑚) + 𝑢𝑡 (𝑚) (3.7) Để ước lượng phương trình (2.7) cần phải ước lượng phần dư (ût) của mẫu quan sát trong mô hình MIDAS và ước lượng giá trị đầu tiên của α, ᾰ0, với ᾰ0 = (∑ û𝑡−ℎ 2 )−1 ∑ û𝑡û𝑡−ℎ Khi đó, 𝑦𝑡 ∗ = 𝑦𝑡 − ᾰ0𝑦𝑡−ℎ và 𝑥𝑡−ℎ ∗ = 𝑥𝑡−ℎ − ᾰ0𝑥𝑡−2ℎ . Ước lượng 𝜃 bằng mô hình phi tuyến với kết quả như sau: 𝑦𝑡 ∗ = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−ℎ ∗ + 𝜖𝑡 (3.8) Mở rộng mô hình MIDAS với nhiều biến, khi đó ta có phương trình tương đương: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃1) 𝑥1,𝑡−ℎ (𝑚) + 𝛽2𝐵 (𝐿 1 𝑚; 𝜃2) 𝑥2,𝑡−ℎ (𝑚) + 𝑢𝑡 (𝑚) (3.9) Trong đó, biến x1, x2 là các biến giải thích, các giá trị của tham số θ được đưa vào các biến độc lập bằng hai vectơ độc lập, có tính đến độ trễ của các biến độc lập. 54 Phương trình (2.9) có thể mở rộng cho nhiều biến giải thích và nhiều độ trễ khác nhau. Khi đó, phương trình (2.9) được viết thành: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + ∑ ∑ 𝑏𝑖𝑗(𝐿 𝑖 1 𝑚; 𝜃)𝑥𝑖,𝑡−ℎ (𝑚𝑖)𝐿 𝑗=1 𝐾 𝑖=1 + 𝑢𝑡 (𝑚) (3.10) Ưu điểm của phương pháp MIDAS là xử lý tốt trong các trường hợp thiếu dữ liệu trong các nghiên cứu có các tần suất khác nhau. Mặt khác, trong các phương trình có các biến độ trễ thì phương pháp MIDAS cho phép phân tích kỹ mối quan hệ giữa các biến hơn các mô hình khác và được ước lượng dễ dàng hơn bằng phương pháp bình phương tối thiểu phi tuyến (Nonlinear Least Squares-NLS). 3.1.2. Phương pháp phân tích dựa trên mô hình VECM Mô hình VECM được phát triển từ mô hình VAR bằng cách đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số (Δ) vào mô hình. Vì được phát triển từ mô hình VAR nên mô hình VECM được xem là hệ các phương trình hồi quy theo OLS giữa giá trị hiện tại của biến này (t) với giá trị quá khứ của chính nó (t-1) và các biến khác trong mô hình kết hợp với phần hiệu chỉnh sai số có được từ mối quan hệ đồng liên kết. Theo Gujarati (2009), mô hình VECM được mô tả như sau: ∆Yt = τ1∆Yt−1 + τ2∆Yt−2 + ⋯ + τk∆Yt−k + ΠYt−1 + ρT + ut Trong đó, k là độ trễ của mô hình nghiên cứu, 𝜏1, 𝜏2, … , 𝜏𝑘 là các ma trận vuông cấp m với 𝜏𝑖 = (∑ 𝛽𝑗 𝑘 𝑗=1 ) − 𝐼𝑔 và Π = (∑ 𝛽𝑖 𝑘 𝑖=1 ) − 𝐼𝑔 với Π (g*g) là ma trận vuông thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa các biến số tại mức cân bằng. Ma trận Π là tích của hai ma trận α (g*r) và β’ (r*g) với r là số vectơ đồng liên kết cũng là bậc của ma trận Π. Ma trận β’ là ma trận vectơ đồng liên kết phản ánh mối quan hệ dài hạn giữa các biến số, α là hệ số của vectơ đồng liên kết trong mô hình VECM. Lấy ví dụ cho mô hình có bốn biến số (g=4) và số đồng liên kết là 1 (r=1) thì ma trận Π được viết như sau: 57 GDP= f (EXD, OPE, M2, EX, CPI) (3.11) Một cách cụ thể hơn cho mô hình là: GDP= α0 + α1EXD + α2CPI + α3OPE + α4M2 + α4EX + ut (3.12) Theo phương trình (3.12), các biến được giải thích như sau:  GDP là biến phụ thuộc, thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam với đơn vị tính là %/quý. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu Clements (2005), Adegbite và các cộng sự (2008).  EXD thể hiện tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, đơn vị tính là % GDP, dữ liệu tính theo năm. Biến này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về nợ nước ngoài nhằm đánh giá tình hình nợ cũng như khả năng trả nợ của các nước. Các nghiên cứu của Fosu (1996), Were (2001), Pattillo (2002), Clements (2005), Adegbite và cộng sự (2008), Ayadi (2008), Tokunbo và cộng sự (2010) và Korkmaz (2015) sử dụng biến này đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên chứ cho thấy nợ nước ngoài tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế.  OPE là độ mở của nền kinh tế, được tính bằng cách lấy giá trị xuất nhập khẩu so với GDP, đơn vị tính là %/GDP theo quý. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Clements (2005), Tokunbo và cộng sự (2010), Daud và cộng sự (2003)…  M2 là cung tiền trong nền kinh tế, tính theo % thay đổi giữa các kỳ nghiên cứu của năm này so với năm trước, dữ liệu theo tháng, một trong các biến vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế, thể hiện mức độ phát triển tài chính của nền kinh tế. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Mohamed (2013).  CPI là chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế, dữ liệu theo quý (%), phản ánh tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu của Were (2001), Mohamed (2005), Sulaiman và Azeez (2012) và Ramzan và Ahmad (2014). 58  EX là tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế, được tính bằng % thay đổi giữa kỳ nghiên cứu này so với kỳ nghiên cứu trước. Tỷ giá ảnh hưởng đến việc vay nợ, trả nợ của các nước đi vay cũng như toàn bộ các hoạt động trong nền kinh tế. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Were (2001), Sulaiman và Azeez (2012)…  ut là phần dư của mô hình. 3.2.2. Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo dạng phi tuyến Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và định lượng để xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn quý I/2000 đến quý IV/2013. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ mô phỏng theo dạng phương trình bậc 2 giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế để tìm ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam bằng phần mềm SPSS 20.0. Dựa trên ngưỡng nợ tìm được sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng theo mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model - VECM) bằng phần mềm Eviews 10.0 để phân tích và kiểm định các giả thiết. Mô hình VECM có ưu điểm hơn ECM vì phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình tự hồi qui vectơ (VAR) với nền tảng là đồng tích hợp các biến số. VECM được sử dụng thay thế VAR khi các biến trong mô hình có mối liên hệ đồng liên kết bằng cách sử dụng phương pháp hợp lý cực đại của Johansen (1995). Bên cạnh đó, mô hình VECM tích hợp cả yếu tố dài hạn giúp hiệu chỉnh các biến động ngắn hạn. Dựa trên nghiên cứu của Tokunbo và cộng sự (2010) để xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu thể hiện mối quan hệ nêu trên có dạng. GDP= f (EXD, OPE, DUM) Một cách cụ thể hơn cho mô hình là: GDP= α0 + α1EXD + α2(EXD-EXD*)*Ϭ + α3OPE + ut GDP= α0 + α1EXD + α2DUM + α3OPE + ut (3.13) 59 Trong đó, việc đưa các biến vào mô hình nghiên cứu dựa trên các lược khảo các nghiên cứu trước đây, cụ thể các biến như sau:  GDP là biến phụ thuộc thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam với đơn vị tính là %/quý. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu Clements (2005), Adegbite và cộng sự (2008)…  EXD là biến tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, đơn vị tính là % GDP, dữ liệu tính theo quý. Biến này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về nước ngoài nhằm đánh giá tình hình nợ cũng như khả năng trả nợ của các nước. Các nghiên cứu của Fosu (1996), Were (2001), Pattillo (2002), Clements (2005), Adegbite và cộng sự (2008), Ayadi (2008), Tokunbo và cộng sự (2010) và Korkmaz (2015) sử dụng biến này đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế.  OPE là biến độ mở của nền kinh tế, được tính bằng cách lấy giá trị xuất nhập khẩu so với GDP, đơn vị tính là %/GDP theo quý. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Clements (2005), Tokunbo và cộng sự (2010), Daud và cộng sự (2003)…  DUM là biến giả, thể hiện tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến GDP, Ϭ=0 khi ngưỡng nợ nước ngoài lớn hơn tỷ lệ nợ nước ngoài thực tế tại các thời điểm nghiên cứu và ngược lại Ϭ=1 khi ngưỡng nợ nước ngoài nhỏ hơn tỷ lệ nợ nước ngoài.  ut là phần dư của mô hình. 3.3. Giả thuyết nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án đưa ra hai giả thuyết sau để xem xét nên chấp thuận hay bác bỏ: Giả thuyết 1: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo dạng tuyến tính. 62 hiện là kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu bằng kiểm định nghiệm đơn vị của Dickey Fuller.  Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu để ước lượng các hệ số của mô hình nghiên cứu và xem xét ý nghĩa thống kê của các biến nghiên cứu. Đánh giá mô hình nghiên cứu thông qua tiêu chuẩn thông tin và hệ số R2 điều chỉnh. Đối với tiêu chuẩn thông tin có ba tiêu chuẩn là tiêu chuẩn Akaike (AIC), tiêu chuẩn Schwarzs-Bayesian (SBIC) và tiêu chuẩn Hannan-Quinn (HQIC) để xem xét. Trong các tiêu chuẩn thông tin nêu trên, SBIC đưa ra mức xem xét nghiêm khắc hơn so với AIC cho việc làm giảm bậc tự do. Tuy nhiên, HQIC hài hòa hơn giữa SBIC và HQIC khi thêm các biến bậc trễ vào mô hình nghiên cứu, mức phạt biên của SBIC sẽ lớn hơn so với AIC và HQIC. Giữa SBIC và AIC, SBIC có đặc tính mẫu lớn vượt trội, AIC thiên về lựa chọn mô hình có tham số lớn. Tóm lại, SBIC nhấn mạnh tính vững của mô hình và AIC nhấn mạnh tính hiệu quả (Phạm Thị Tuyết Trinh và cộng sự 2014).  Chẩn đoán phần dư thông qua thực hiện kiểm định tự tương quan và phân phối chuẩn của phần dư. Đối với kiểm định phân phối chuẩn của phần dư được thực hiện theo kiểm định Jarque Bera. Xét về lý thuyết nếu phần dư không có phân phối chuẩn sẽ làm mất giá trị các thống kê được kiểm định. Đối với kiểm định tự tương quan của phần dư thì sử dụng ACF và PACF của phần dư để xem xét. 3.5.2. Mô hình VECM Để xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo mô hình VECM đã được mô tả ở mục 3.1.2, nghiên cứu sẽ phân tích theo trình tự như sau:  Kiểm định tính dừng các biến trong mô hình và kiểm định tính dừng của dữ liệu nghiên cứu thông qua kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) để xác định bậc tích hợp của chuỗi thời gian. Từ đó xác định cấu trúc độ trễ phù hợp cho mô hình VECM dựa trên các tiêu chuẩn về thông tin. 63 Đối với dữ liệu chuỗi thời gian thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo tính dừng để mô hình nghiên cứu có trung bình và phương sai không thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó, nếu dữ liệu chuỗi thời gian không dừng sẽ dẫn đến hiện tượng hồi qui giả mạo. Vì vậy, trong nghiên cứu này bước đầu tiên phải thực hiện là kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu bằng kiểm định nghiệm đơn vị của Dickey Fuller.  Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình căn cứ trên các tiêu chí thông tin như LR (Likelihood Ratio), AIC (Akaike infor criterion), SC (Schawarz criterion), HQ (Hannan-Quinn criterion) và FPE (Final Prediction Error).  Lựa chọn loại phương trình đồng liên kết để ước lượng. Các đồng liên kết được hiểu là giữa biến độc lập và phụ thuộc có mối quan hệ dài hạn. Kiểm định đồng liên kết có hai phương pháp là kiểm định Engle - Granger (1987) và kiểm định Johansen – Juselius (1991). Nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Johansen – Juselius để lựa chọn phương trình đồng liên kết do có ưu điểm cho biết nhiều hơn một mối quan hệ đồng liên kết trong mô hình nghiên cứu.  Thực hiện kiểm định Trace và Max-Eigen cho loại phương trình đồng liên kết đã lựa chọn ở bước 2. Phương pháp Johansen – Juselius sẽ tiếp cận dựa trên sự ước lượng giá trị Max – Eigen (Maximum Eigen value) và giá trị thống kê (Trace value) để tìm ra số lượng vectơ đồng tích hợp. Số phương trình đồng liên kết phụ thuộc vào số biến trong mô hình.  Phân tích hồi quy mô hình VECM để lấy kết quả phương trình đồng liên kết. Mô hình VECM cho phép đồng thời khám phá quan hệ dài hạn và ngắn hạn của các biến số nếu chúng có quan hệ đồng liên kết.  Xác định chiều hướng của quan hệ đồng liên kết dựa trên kiểm định nhân quả Ranger. Do mô hình VECM có nhiều biến trễ nên rất khó xác định từng biến phụ thuộc chịu tác động của những biến nào. Để giải quyết vấn đề này, kiểm định nhân quả Ranger sẽ được thực hiện. Kiểm định này trả lời câu hỏi về mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phản ứng đẩy luôn đồng nhất với kiểm định nhân quả Ranger. Phân rã phương 64 sai cho biết biến động của một biến số do cú sốc của chính nó và các biến số khác trong mô hình. Khi phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai cần lưu ý trật tự các biến số trong mô hình nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định trật tự của các biến số trong mô hình. Điều này phụ thuộc vào lý thuyết được sử dụng để xây dựn mô hình nghiên cứu. Hình 3.5. Trình tự nghiên cứu mô hình VECM  Đo lường tác động ngắn hạn giữa các biến số thông qua phản ứng đẩy và phân tích phân rã phương sai. Kiểm định nhân quả cho biết tác động của biến này có ý nghĩa thống kê đến giá trị tương lai của biến kia trong mô hình nghiên cứu nhưng không thể giải thích dấu của tác động cũng như độ dài của tác động. Phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai sẽ giải quyết được vấn đề này. Phản ứng đẩy sẽ xem xét phản ứng trong hiện tại và tương lai của từng biến Kiểm định tính dừng của dữ liệu nghiên cứu Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Ước lượng mô hình VECM Kiểm định Trace & Max - Eigen Lựa chọn loại phương trình đồng liên kết Xác định chiều hướng đồng liên kết Kiểm định mô hình VECM Đo lường tác động ngắn hạn 67 trong 23 năm (Vũ Dương Huân 2002). Tổng nợ nước ngoài đến năm 2000 chỉ còn khoảng 12.9 tỷ USD. Bảng 4.1. Cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 1993-2014 Đơn vị tính: triệu USD Giai đoạn Cam kết Ký kết Giải ngân 1993-1995 6,131 4,858.07 1,875 1996-2000 11,546.50 9,008 6,142 2001-2005 14,889.20 11,241.05 7,887 2006-2010 31,756.25 20,645.56 13,860 2011-2014 20,872.77 23,436.63 18,470 Nguồn: Nguyễn Viết Lợi (2015) Trong giai đoạn tiếp theo (2001-2006), nợ nước ngoài của Việt Nam tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Đến hết năm 2006 chỉ khoảng 18.6 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO (2007), nợ nước ngoài có sự gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 2010. Nếu nợ nước ngoài năm 2007 là 23.2 tỷ USD thì đến năm 2013 đã là 65.4 tỷ USD, tăng 182% trong vòng 7 năm. Nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam cần sử dụng các nguồn vốn bên ngoài bên cạnh nguồn lực trong nước để xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời kì hội nhập. Tuy nhiên, việc đánh giá dư nợ nước ngoài theo con số tuyệt đối chưa thể hiện mức an toàn nợ của quốc gia. Muốn đánh giá cần có sự liên hệ với các biến số khác trong nền kinh tế như GDP, kim ngạch xuất khẩu… Nếu xét theo tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP thì tỷ trọng này lại có xu hướng giảm. Theo thống kê của ngân hàng thế giới (WB), tỉ lệ này cao nhất là 359.5% vào năm 1990. Tuy nhiên, tỉ lệ này giảm mạnh xuống chỉ còn 38.2% sau khi Việt Nam đàm phán thành công với Liên bang Nga về xử lí các khoản nợ thời kì Liên Xô vào năm 2000. Trong giai đoạn 2000- 2008, tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP giảm mặc dù nợ nước ngoài tăng 106%, từ 12.86 tỷ USD lên 26.48 tỷ USD. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nguồn thu để trả nợ. 68 Hình 4.1. Nợ nước ngoài và GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2016 Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: WB (2018) Tuy nhiên, sau năm 2008 dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nợ nước ngoài có xu hướng tăng nhanh cả về con số tuyệt đối lẫn xét theo tỷ trọng GDP. Tính đến năm 2016, các con số tương ứng là 86.95 tỷ USD và 42.36% GDP. Nguyên nhân chủ yếu là Chính phủ gia tăng nguồn lực tài chính ở ngoài nước để đầu tư vào nền kinh tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc sụt giảm các khoản thu từ thuế nhập khẩu do phải cắt giảm trong quá trình hội nhập và bội chi ngân sách kéo dài, khoảng 5% GDP, tỉ lệ này còn khá cao so với các nước trong khu vực Asean (Hình 4.2). 0 100 200 300 400 1 9 86 1 9 87 1 9 88 1 9 89 1 9 90 1 9 91 1 9 92 1 9 93 1 9 94 1 9 95 1 9 96 1 9 97 1 9 98 1 9 99 2 0 00 2 0 01 2 0 02 2 0 03 2 0 04 2 0 05 2 0 06 2 0 07 2 0 08 2 0 09 2 0 10 2 0 11 2 0 12 2 0 13 2 0 14 2 0 15 2 0 16 Nợ nước ngoài GDP Nợ nước ngoài/GDP 69 Hình 4.2. Tỷ lệ bội chi ngân sách của một số quốc gia Đông Nam Á Đơn vị tính: % GDP Nguồn: Vinacapital (2015) So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á (Asean) thì nợ nước ngoài của Việt còn thấp, xếp hạng 52 trên toàn cầu (Bảng 4.2). Tuy nhiên, nếu xét về qui mô nền kinh tế cũng như dự trữ ngoại hối thì nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Đối chiếu số liệu ở Bảng 4.2 về nợ nước ngoài, GDP và dự trữ ngoại hối của Việt Nam so với các nước khu vực Asean đã cho thấy điều đó. Bảng 4.2 Nợ nước ngoài của các quốc gia khu vực Đông Nam Á Đơn vị tính: tỷ USD Thứ tự xếp hạng trên toàn cầu Quốc gia Nợ nước ngoài GDP Dự trữ 26 Singapore 468.60 305.80 266.30 32 Indonesia 352.20 1,011.00 122.50 34 Malaysia 213.00 309.90 97.44 44 Thái Lan 135.50 437.80 193.50 52 Việt Nam 91.79 216 38.75 60 Philippines 73.10 321.20 81.53 104 Lào 13.64 17.15 0.989 107 Campuchia 11.34 22.25 11.29 Nguồn: The World Factbook (2018) 72 Từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên, huy động 750 triệu USD với lãi suất danh nghĩa là 6.875%. Các nhà đầu tư châu Á nắm 38%, châu Âu nắm 32% và Mỹ là 30%; trong đó các quĩ đầu tư tài chính nắm 52%, các ngân hàng nắm 25%, các công ty bảo hiểm nắm 25% và các tổ chức tài chính khác là 7%. Đây là những tín hiệu cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Nối tiếp thành công, Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần hai vào năm 2010 với số vốn huy động là 1 tỷ USD, lãi suất danh nghĩa là 6.75%, trong đó các nhà đầu tư Mỹ chiếm 56%, châu Á là 28% và châu Âu là 16%. Năm 2014, Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế với lãi suất danh nghĩa 4.8%, trong đó 17% là các nhà đầu tư châu Á, 55% là các nhà đầu tư Mỹ và 28% là châu Âu (An Huy 2014). Trái phiếu quốc tế của Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế với số lượng đặt mua rất cao so với vốn cần huy động (Bảng 4.5). Năm 2015, Quốc hội đã cho phép Chính phủ phát hành tối đa 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2016. Như vậy, cùng với vốn ODA, phát hành trái phiếu quốc tế cũng là kênh để Chính phủ huy động vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển đất nước. Bảng 4.5. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam Năm 2005 2010 2014 Số tiền huy động (tỷ USD) 0.75 1 1 Số tiền đặt mua (tỷ USD) 4.5 2.4 10.6 Lãi suất cố định (%/năm) 6.85 6.75 4.8 Lãi suất thực (%/năm) 7.12 6.95 5.12 Xếp hạng tín nhiệm của S&P BB BB- BB- Mục đích sử dụng Đầu tư cho Vinashin Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (70%) Vay để trả nợ 2005 (73%) Nguồn: An Huy (2014) Các khoản vay thương mại xuất phát từ các doanh nghiệp dưới hình thức có bảo lãnh của Chính phủ hoặc không. Chính phủ bảo lãnh các khoản vay thương mại chủ 73 yếu cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến năm 2015, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 19% tổng nợ công, tương đương 11.4% GDP. Đối với các khoản vay thương mại không có bảo lãnh của Chính phủ tập trung vào vay ngắn hạn. Theo khảo sát của Thời báo kinh tế Sài Gòn, các hình thức vay thương mại này gia tăng đáng kể trong 2 năm gần đây khi lãi suất USD thấp so với VND. Theo thống kê của NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, lũy kế đến năm 2014 trên địa bàn có 750 doanh nghiệp vay nước ngoài trung và dài hạn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 66%) với dư nợ khoảng 3.65 tỷ USD, tăng 9.7% so với năm 2013 (Ngọc Lan 2018). Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vay bao nhiêu, đặc biệt là vay ngắn hạn, thì không cơ quan chức năng nào trả lời được. Đây là mảng tối trong quản lí nợ nước ngoài mà Chính phủ cần quan tâm trong công tác quản lí. Vì vây, NHNN đã ban hành thông tư 12/2014/TT-NHNN, có hiệu lực từ 15/5/2014, để quản lý vấn đề này. Thông tư 12 qui định các doanh nghiệp vay nước ngoài để sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại nợ nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần báo cáo đầy đủ, chặt chẽ hơn cho Ngân hàng nhà nước (NHNN) khi vay cũng như thay đổi các khoản vay. Đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn không được gia hạn nhưng vẫn còn dư nợ tại thời điểm một năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, các doanh nghiệp phải đăng kí với Vụ quản lý ngoại hối thuộc NHNN. Đây là những điểm mới của thông tư 12 so với thông tư 09/2004/TT- NHNN, giúp xóa những điểm mờ trong quản lí hoạt động vay thương mại của các doanh nghiệp trong nước. Các khoản nợ nước ngoài chủ yếu vay bằng USD, JPY, EUR. Trong đó, tỉ lệ vay nợ bằng USD tăng mạnh qua các năm. Nếu như tỉ lệ này năm 2005 là 44.7 % thì đến năm 2012 đã là 49.2%. Tương ứng với EUR là 5.7% và 7.6%. Đối với đồng JPY là 38% và 42% (International Debt Statistics 2014). Cơ cấu đồng tiền vay nợ cũng gây áp lực lên các khoản nợ vay nước ngoài khi tỷ giá biến động, đưa đến những rủi ro cho quốc gia trong quá trình trả nợ. Đồng thời, nó cũng tác động đến chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ do lo ngại ảnh hưởng đến nợ nước ngoài khi phá giá đồng nội tệ. 74 Hình 4.4. Các khoản vay thương mại của Việt Nam Nguồn: Trần Thị Quế Giang (2011) 4.1.3. Phân tích theo hiệu quả sử dụng nợ vay Bên cạnh các vấn đề nêu trên, việc sử dụng vốn vay như thế nào, hiệu quả ra sao cũng là điều đáng quan tâm. Vốn vay nước ngoài là một trong những nguồn đầu tư vào nền kinh tế, tạo động lực cho tăng trưởng. Vì vậy, dưới góc độ đầu tư, nghiên cứu sử dụng chỉ số ICOR (Incremental Capital – Output Ratio) để xem xét. ICOR là chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư, cho biết để gia tăng một đơn vị sản lượng thì số lượng vốn tăng thêm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với hiệu suất đầu tư thấp và ngược lại. Bảng 4.6. Hệ số ICOR của Việt Nam Giai đoạn ICOR 1991-1995 3.5 1996-2000 4.7 2001-2005 5.2 2006-2010 6.2 2011-2015 5.41 2016-2017 5.04 Nguồn : Kinh tế 2016-2017:Việt Nam và thế giới 77 Nợ của Việt Nam đã có sự gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2013, tổng nợ của Việt Nam chiếm khoảng 38.5% GDP, trong đó nợ công chiếm khoảng 26.5% GDP (IMF 2014). Nếu xét theo các ngưỡng nợ theo chuẩn của WB & IMF thì các chỉ tiêu xem xét (Bảng 4.8) đều ở dưới ngưỡng cho phép rất xa, trừ chỉ tiêu giá trị hiện tại của nợ nước ngoài trên GDP năm 2011 tiến rất sát ngưỡng cho phép. Nợ nước ngoài tuy có qui mô lớn nhưng do lãi suất vay thấp và kỳ hạn dài (chủ yếu là vay ODA) nên gánh nặng nợ trong những năm tới là tương đối thấp so với xuất khẩu, thu ngân sách của quốc gia. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái có ổn định hay không trong tương lai. Muốn làm được điều đó thì phải duy trì cán cân thương mại xuất siêu và lạm phát một con số. Theo xếp hạng CPIA của WB về nợ dành cho Việt Nam năm 2014 là 4 điểm (CPIA debt policy rating), nằm trong nhóm nước có chính sách tốt. Tuy nhiên, xếp hạng này cho năm 2015 chỉ còn 3.5, nhóm nước có chính sách trung bình. Trừ chỉ tiêu về nợ nước ngoài/GDP hầu như đã tiếp cận đến ngưỡng an toàn thì các chỉ tiêu còn lại đều dưới ngưỡng cho phép. 78 Bảng 4.9. Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Nhóm quốc gia Giá trị của nợ so với (%) của Nghĩa vụ nợ (gốc và lãi) so với (%) của Xuất khẩu GDP Thu ngân sách1 Xuất khẩu Thu ngân sách2 Chính sách trung bình 150 40 250 20 30 Chính sách tốt 200 50 300 25 35 Việt Nam 2011 49.98 43.03 162 3.88 15.6 Việt Nam 2012 47.49 37.94 172 3.6 14.6 Việt Nam 2013 45.8 38.28 184.4 3.16 12.6 Việt Nam 2014 44.5 38.64 211.5 4.20 13.8 Việt Nam 2015 44.8 40.33 206.8 3.8 14.9 Việt Nam 2016 45.9 42.39 NA 3.9 NA Nguồn: WB (2018) và bản tin nợ công số 4, 5 của Bộ Tài chính 4.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững là tiền đề hết sức quan trọng với các quốc gia kém phát triển, trình độ sản xuất lạc hậu như Việt Nam trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Để đánh giá vấn đề này, nghiên cứu đi sâu phân tích giai đoạn đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, gắn liền với những thành tựu và thách thức như sau:  Giai đoạn 1986-1990 Việt Nam đứng trước bờ vực khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 1986. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài, ngân sách bội chi, thiếu hụt lương thực, thực phẩm, lạm phát tăng cao. Năm 1985 lạm phát ở mức 774.7%, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu, tỉ lệ thất nghiệp cao 12.7% và GDP bình quân là 86 USD/người. Vì vậy, yêu cầu cấp bách phải đổi mới nền kinh tế toàn diện. Đây là giai đoạn đầu đổi mới nền kinh tế với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều vấn đề quan trọng, mang tính đột phá đã được áp dụng như chuyển đổi sang cơ chế quản lý 1 Giá trị nợ của Chính phủ 2 Nghĩa vụ nợ của Chính phủ 79 mới nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, tạo động lực phát triển nền kinh tế. Những cải cách đột phá giúp giải phóng nền kinh tế khỏi sự kiểm soát chặt chẽ, cứng nhắc của Nhà nước. Các nền tảng kinh tế thị trường dần dần được hình thành đã giúp Việt Nam chuyển đổi thành công mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Những kết quả ban đầu đem lại trong công cuộc đổi mới nền kinh tế là khả quan với tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 4.4%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm và kìm chế được lạm phát (Võ Hồng Phúc 2006). Tuy nhiên, cơ cấu cũng như thể chế kinh tế chưa thay đổi đáng kể nên hiệu quả đầu tư vẫn thấp, cuộc sống người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Hình 4.5. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1986-1990 Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế-xã hội Việt Nam 1975-2000, NXB Thống kê (2000)  Giai đoạn 1991-1997 Tiếp nối những thành công trong giai đoạn đầu đổi mới, Việt Nam đẩy mạnh cải cách kinh tế, chuyển hướng cải cách sang khu vực tư nhân và nước ngoài, tăng tính tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước. Các chính sách này đã góp phần cởi trói lực lượng sản xuất, góp phần gia tăng tổng sản lượng xã hội, tăng trưởng kinh tế cao gấp đôi so với giai đoạn 1986-1990, lạm phát có xu hướng giảm. Thị trường nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng do nền kinh tế mới bắt đầu mở cửa. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ cũng như kinh tế khu vực tư nhân 2.84 3.63 6 4.68 5.09 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 1986 1987 1988 1989 1990 % Axis Title GDP Nông lâm nghiệp & thủy sản Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ 82 Hình 4.7. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 1997-2000 Nguồn: Tổng cục thống kê & Bộ kế hoạch và đầu tư Tăng trưởng kinh tế theo khu vực vẫn chịu sự chi phối lớn của khu vực công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng đa phần trên 10%/năm. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ có sự tăng trưởng cao từ năm 2000 với tốc độ tăng bình quân khoảng trên 6.5%/năm. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, khu vực dịch vụ thể hiện tính đề kháng tốt hơn các khu vực còn lại với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Hình 4.8. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 1998-2007 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1999, 2004 và 2008, NXB Thống kê (2000, 2005 và 2009) 5,796 4,801 2,031 2,838 3,266 2,993 3,173 4,534 6,840 12,005 21,349 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 triệu USD 5.76 4.77 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 0 2 4 6 8 10 12 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 % Axis Title GDP Nông lâm nghiệp & thủy sản Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ 83 Tuy nhiên, để đạt tăng trưởng cao thì tỷ lệ đầu tư/GDP vào nên kinh tế cũng rất cao (trung bình khoảng 33% GDP). So với các nước trong khu vực châu Á thì Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ (Bảng 4.12). Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn. Theo Tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế giai đoạn 2001-2014 là 6.071,3 nghìn tỷ đồng. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 42.5%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22.5% và các thành phần kinh tế còn lại chiếm 35%. Bảng 4.12. Tỷ lệ đầu tư/GDP của các nước châu Á giai đoạn 2006-2008 ĐVT: % GDP Quốc gia 2006 2007 2008 Trung Quốc 39.75 38.87 40.06 Việt Nam 31.36 35.11 31.81 Ấn Độ 35.57 34.95 34.29 Indonexia 22.66 23.43 26.01 Thái Lan 25.46 26.45 23.11 Nguồn: WB (2017)  Giai đoạn 2008-2016 Khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã chặn đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu. Nếu như giai đoạn 1998-2007, tăng trưởng kinh tế bình quân là 7.02%/năm thì trong giai đoạn này tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm. Do thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng cũng như gia tăng đầu tư công trong giai đoạn 2000-2007 dẫn đến hậu quả là lạm phát cao, thâm hụt ngân sách và thương mại cũng tăng, hiệu quả đầu tư thấp với hệ số ICOR cao. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực điều hành vĩ mô của Chính phủ còn nhiều bất cập, mang tính ngắn hạn, trong khi nền kinh tế phải đối đầu với nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình hội nhập. Chính phủ chủ yếu xử lí các vấn đề ngắn hạn, cấp bách như lạm phát cao, lãi suất cao… mà chưa quan tâm đến các vấn đề dài hạn (công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực…). Điều này dẫn đến hệ quả là chúng ta đánh mất cơ hội bứt phá trong phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập WTO cũng như tái cấu trúc nền kinh tế trong khủng hoảng tài chính Mỹ. 84 Bảng 4.13. Lạm phát và tăng trưởng GDP bình quân Giai đoạn 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Lạm phát bình quân (%/năm) 3.4 5.1 11.4 Tăng trưởng GDP bình quân (%/năm) 6.96 7.51 7.02 Nguồn: Trần Đình Thiên (2014) Bảng 4.13 cho thấy so với những giai đoạn trước đó chúng ta có nhiều thuận lợi (mức đầu tư cao, thị trường mở rộng…) nhưng tăng trưởng bình quân không cao, có xu hướng giảm và lạm phát cao. Kết quả là chúng ta không tận dụng các điều kiện để chuyển hóa thành lợi ích tăng trưởng cũng như giảm thiểu các rủi ro tác động đến nền kinh tế. Đồng thời mô hình tăng trưởng duy trì quá lâu, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư không còn phù hợp, tạo ra những điểm yếu cố hữu trong nền kinh tế. Xét theo khu vực thì sự sụt giảm mạnh tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế (Hình 4.9). Nền kinh tế bắt đầu hồi phục từ năm 2010 nhưng tốc độ vẫn còn chậm so với các giai đoạn trước và có dấu hiệu chững lại từ năm 2012. Sự suy yếu của giá thế giới các mặt hàng nông sản và giá dầu đã tác động tiêu cực đến thu nhập và tiêu dùng của khu vực tư nhân cũng như thu ngân sách của Chính phủ. Chúng ta còn gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ nợ công tăng nhanh, chiếm 61% GDP, thâm hụt ngân sách khoảng 5.9% GDP (2014). Đồng thời, tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thì Việt Nam đã kiềm chế được lạm phát, cải thiện được cán cân thương mại, gia tăng dự trữ ngoại hối cũng như thực hiện các cải cách quyết liệt nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Đây là những cơ sở quan trọng đặt nền móng tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved