Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng - Cái Mép, Essays (university) of International Business

Giới thiệu và phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng - Cái Mép

Typology: Essays (university)

2019/2020
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 09/16/2022

nhu-diem
nhu-diem 🇻🇳

4.5

(2)

1 document

1 / 40

Toggle sidebar
Discount

On special offer

Related documents


Partial preview of the text

Download phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng - Cái Mép and more Essays (university) International Business in PDF only on Docsity! TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - KINH DOANH QUỐC TẾ __________________________ CHUYÊN ĐỀ NGÀNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH CẢNG QUỐC TẾ TÂN CẢNG – CÁI MÉP GIAI ĐOẠN 2018-2020 HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ DIỄM NHƯ MSSV: B1810550 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ TRẦN THIÊN Ý 11-2021 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TCIT TCCT CMIT TCTT SSIT EVFTA CPTPP Công Ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép Công Ty Cổ Phần Cảng Tân Cảng – Cái Mép Công Ty TNHH Cảng Quốc Tế Cái Mép Công ty TNHH MTV Cảng Tân Cảng Cái Mép – Thị Vải Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA Hiệp định Thương mại tự do liên minh Châu Âu – Việt Nam Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Sản lượng giao nhận trực tiếp tại TCIT năm 2018 – 2020 ................16 v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Biểu đồ sản lượng hàng hóa thông quan tại khu vực Cái Mép –Thị Vải giai đoạn 2018 - 2020 ......................................................................................18 Hình 3.2 Biểu đồ tỷ trọng thị phận khu vực Cái Mép – Thị Vải giai đoạn 2018 – 2020 ........................................................................................................................20 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện thông qua tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển ở công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép. 1.3.2 Phạm vi thời gian Thông tin về hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển được phản ánh trong đề tài trong giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Tổng quan về cảng biển và logistics - Khái niệm cảng biển: Theo điều 59 chương V Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005: “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác”.[3] Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo, đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Một cảng biển sẽ bao gồm hai khu vực: vùng đất cảng và vùng nước cảng. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.[3] - Khái niệm về Logistics cảng: Theo Ủy ban quản trị Logistics quốc tế đưa ra định nghĩa về Logistics như sau: “Logistics là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý hiệu quả dòng chảy của vốn nhằm kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa từ khâu bảo quản nguyên liệu thô đến khâu hoàn thiện sản phẩm cũng như các thông tin liên quan đến quy trình này từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.”[4,tr.67] Điều này có nghĩa là logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác 5 động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, và hoàn thiện. Do đó, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết cụ thể để thực hiện chiến lược. Trong ngành vận tải, Logistics bao gồm mọi hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh liên quan đến vận tải ( đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa,…), lưu kho bãi, sắp xếp, đóng gói, bao bì hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải và phân phối hàng đi các nơi theo yêu cầu của người ủy thác.[4,tr.67] Trong logistics, cảng nắm đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics và do vậy có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics. Mục tiêu của dịch vụ cảng biển logistics chính là tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bằng việc sử dụng các giới hạn logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi logistics. Nếu một cảng thành công trong việc phát triển các dịch vụ logistics, cảng đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh hơn so với các cảng đối thủ khác. Ngoài ra, áp lực của dịch vụ giá trị gia tăng lên chuỗi logistics đã làm tăng nhu cầu thiết lập trung tâm logistics phía sau khu vực cảng biển. 2.1.2 Vai trò của cảng biển và logistics cảng - Vai trò của cảng biển: Tạo nguồn thu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước: với các hoạt động dịch vụ cho tàu và hàng hóa đi và đến (hoa tiêu, lai dắt, bảo dưỡng sửa chữa tàu, cung ứng cho tàu, trung chuyển hàng hóa quốc tế) cảng có các nguồn thu đảm bảo duy trì hoạt động và phát triển cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia và địa phương cảng phát triển. Thúc đẩy thương mại quốc tế: Sự phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật của cảng sẽ đáp ứng nhu cầu thương mại hàng hóa trong phạm vi khu vực cũng như 8 Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam). Trong 6 nhóm cảng trên lại được chia thành 3 miền: miền Bắc (hệ thống cảng biển nhóm 1); miền Trung (hệ thống cảng biển nhóm 2, 3, 4); miền Nam (hệ thống cảng biển nhóm 5, 6).[6] Trải qua nhiều quá trình đầu tư và phát triển, hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng được phát triển mạnh mẽ về quy mô và năng lực và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc phát triển kinh tế. Hệ thống cảng biển được gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước đã hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng khóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như: Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; cảng biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cảng biển TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại mang tầm vóc quốc tế như cảng biển Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các cảng biển này đã và đang thực hiện vai trò cảng cửa ngõ quốc tế và đảm nhận chức năng trung chuyển. Từ sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống cảng biển đã giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng, tăng vị thế trên trường quốc tế bằng việc được gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới nhờ vào những sự phát triển tích cực mà hệ thống cảng biển đã đem lại. Hiện tại, Việt Nam đã là thành viên chính thức của 07 tổ chức và diễn đàn quốc tế về hàng hải, bao gồm: Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO); Hiệp hội các cơ quan quản lý hỗ trợ hàng hải và hải đăng quốc tế (IALA); Diễn đàn các nhà lãnh đạo cơ quan hàng hải Châu Á – Thái Bình Dương (APHoMSA); Việt Nam cũng đã gia nhập 19 công ức và Nghị định thư về hàng hải của IMO, 01 công ước của Liên hợp quốc và 01 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Việt Nam cũng đã k￿ hiệp định vận tải biển/hiệp định hàng hải song phương cấp Chính phủ với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ; ký thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận chuyên môn với 32 quốc gia và vùng lãnh 9 thổ[6]. Việc trở thành thành viên chính thức và tham gia các công ước, hoạt đọng trong các tổ chức quốc tế và khu vực về hàng hải giúp nước ta thể hiện vị thế trong cộng đồng hàng hải quốc tế và khu vực, có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trên các lĩnh vực của ngành; giải quyết các vấn đề chung như ô nhiễm môi trường biển, rác thải nhựa đại dương, tìm kiếm cứu nạn, quyền tự do đi lại của tàu biển trong khu vực, bảo đảm công tác an toàn, an ninh hàng hải nói riêng và an ninh quốc phòng nói chung. Với những nỗ lực của Chính phủ trong việc mở cửa thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do khu vực và quốc tế, sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số và phù hợp với các hoạt động thương mại. Triển vọng phát triển của hệ thống cảng biển của Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều thay đổi tích cực khi triển khai một số FTA quan trọng như Việt Nam - Hàn Quốc, CPTPP và Việt Nam – EU (EVFTA) …. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặt mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh. Với mục tiêu tiếp tục nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn - cánh tay nối dài của cảng biển để vừa hỗ trợ các dịch vụ của cảng biển, vừa góp phần tổ chức hiệu quả mạng lưới giao thông, ngành Hàng hải cũng từng bước rà soát, hoàn thiện các quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển theo hướng tiến mạnh ra biển, giảm thiểu những hạn chế về luồng lạch và tiếp cận gần hơn với các tuyến hải trình quốc tế trên biển Đông; Gắn việc đầu tư xây dựng cảng biển với xây dựng mô hình quản lý cảng tiên tiến để tối ưu hóa việc đầu tư khai thác cảng; Đẩy mạnh kết nối hệ thống các cảng biển trong cả nước; Tăng cường chính sách phát triển hệ thống cảng biển phù hợp với xu thế phát triển… Qua đó, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của hệ thống cảng biển trong phát triển kinh tế đất nước, giúp nước ta trở thành nước mạnh về biển, làm giàu từ biển theo đúng mục tiêu, định hướng mở cửa thương mại và hội nhập hiện nay.[7] 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, các nghị định liên quan đến ngành Logistics ở Việt Nam. Các dữ liệu được tổng hợp và công bố qua các trang mạng, các bài báo cáo logistics của bộ công thương. Các dữ liệu về số liệu của Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép được tổng hợp qua website của cảng quốc tế Tân Cảng – Cái Mép, các trang mạng, các bài nghiên cứu của Vietcombank Securities, logistics energy connecting. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng phương pháp so sánh. So sánh các chỉ tiêu qua các năm (2018-2020) để đánh giá, mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng- Cái Mép. Từ đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phương pháp so sánh tuyệt đối: Trong phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh được gọi là chênh lệch, nó phản ánh xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu và nhân tố. Công thức tính: ∆A = A1 – A0 Trong đó ∆A: phần chênh lệch qua các chỉ tiêu kinh tế. A1: chỉ tiêu của kỳ (năm) phân tích. A0: chỉ tiêu của năm gốc. - Phương pháp so sánh tương đối: So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động, phản ánh kết cấu hiện tượng và xác định xu hướng độ biến động tương đối của các thành phần bộ phận. Công thức tính: (∆A = A1 – A0)/ A0*100% Trong đó ∆A: thể hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. 13 Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái mép là cảng nước sâu nằm gần ngã ba song Cái Mép – Thị Vải, cách Trạm Hoa tiêu Vũng Tàu 18 hải l￿ với thời gian hải trình 02 giờ từ trạm hoa tiêu đến cầu. TCIT được thiết kế xây dựng bao gồm hai bến cảng Container có tổng chiều dài 590m và các hạng mục công trình đường, bãi, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ để tiếp nhận tàu Container có trọng tải 160.000 DWT với sản lượng hàng hóa thông qua cảng hơn 1,7 triệu teu/ năm.[8] TCIT gần nơi hội tụ sản xuất ở miền Đông Nam Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, được kết nối với các khu công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh khác bằng đường tỉnh lộ 965 và quốc lộ 51. Cảng có hệ thống kết nối bằng đường sông với cảng Cát Lái, Tân Cảng - Hiệp Phước, Tân Cảng - Phú Hữu, Cảng Đồng Nai, Cảng Bình Dương; ICD Tân Cảng - Sóng Thần tại Bình Dương; ICD Tân Cảng - Long Bình tại Đồng Nai và các ICD khác tại khu vực Hồ Chí Minh như Tanamexco, Transimex, Sotrans, Sowaco, Phước Long và Phúc Long. Là nơi trung chuyển hàng hóa từ Cái Mép đến các cảng thuộc khu vực miền Trung, miền Bắc và Campuchia. 3.1.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển Công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép đã trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển sau: 04/02/2009: Ký kết hợp đồng liên doanh Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép. TCIT trở thành mô hình liên doanh khai thác Cảng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm triển khai với sự tham gia của 3 hãng tàu lớn trên thế giới trong đó vốn nhà nước chiếm 36% (nhỏ hơn 50 ). 02/09/2009: Tân Cảng Sài Gòn đã tiến hành khởi công xây dựng Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) với quy mô 590 m cầu tàu, tổng diện tích bãi và cầu tàu là 40 héc-ta. 15/01/2011: Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép đã đi vào hoạt động bằng sự kiện đón chuyến tàu đầu tiên mang tên MOL PRECISION của hãng tàu 14 Mitsui O.S.K Lines cập cảng làm hàng, đánh dấu sự kết nối giữa Việt nam và cảng Rotterdam (Hà Lan) và Le Havre (Pháp). Năm 2012: TCIT và Công Ty Cổ Phần Cảng Tân Cảng – Cái Mép (TCCT) đã k￿ kết hợp đồng hợp tác với các điều khoản thuê cầu bến, phương tiện lẫn nhau khi có nhu cầu. 04/2014: TCIT ký hợp đồng hợp tác lâu dài cùng TCCT để khai thác tổng cộng 03 cầu tàu với tổng chiều dài 890m, 03 bến sà lan dài 270m, 36 ha bãi container với sức chứa lên đến 30.000 TEU cùng với hệ thống trang thiết bị. Cảng TCIT cùng với Cảng Tân Cảng – Cái Mép (TCCT), Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải (TCTT) tạo thành Cụm cảng container liên hoàn trong hệ thống cảng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng diện tích 108 héc-ta bãi, gần 1.500m cầu tàu, mở rộng thêm các tuyến dịch vụ quốc tế có kết nối qua cụm cảng Cái Mép. 28/11/2015: TCIT đã vượt mốc 1 triệu TEU sản lượng tàu mẹ được xếp dỡ tại Cảng. Năm 2017: TCIT đã thành công trong việc duy trì 03 tuyến dịch vụ hiện hữu và thu hút thêm 08 tuyến dịch vụ mới thuộc các liên minh mới. Năm 2018: Tổng sản lượng trong năm đạt 1,63 triệu TEU, chiếm gần 55% thị phần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, tăng hơn 5 lần so với năm đầu tiên đi vào hoạt động. Năm 2019: TCIT đã được cấp phép và đón thành công 02 tàu mẹ COSCO ITALY và COSCO SPAIN với trọng tải lên tới gần 160.000 DWT, kết nối Việt Nam và Canada. 28/ 02/2019: TCIT đã thiết lập kỷ lục xếp dỡ mới trong ngành khai thác cảng Việt Nam với năng suất xếp dỡ 207,36 container/giờ khi làm hàng cho tàu EXPRESS BERLIN thuộc tuyến dịch vụ FE5 (tuyến dịch vụ kết nối Việt Nam - Châu Âu). 15 02/03/2019: TCIT đạt mốc kỷ lục về sản lượng xếp dỡ trên 1 tàu container khi tiếp nhận tàu NYK SWAN với mức sản lượng xếp dỡ 9.947 TEU. Năm 2020: TCIT đoạt giải thưởng Cảng xanh 2020 của Hội đồng Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN), trở thành Cảng thứ 2 của Việt Nam sau cảng Tân Cảng Cát Lái nhận được danh hiệu này. 3.2 Tìm hiểu và mô tả hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển của công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép giai đoạn 2018 - 2020 Từ khi được thành lập đến nay, TCIT đã liên tục đổi mới và phát triển nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng năng lực và bắt kịp xu hướng kích cỡ tàu ngày càng tăng của các hãng tàu. Được sự tin tưởng hợp tác của các khách hàng và đối tác, cũng như sự quan tâm hỗ trợ từ phía các cơ quan ban ngành, cùng với sức mạnh kết nối hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, trong các năm qua, TCIT đã không ngừng gặt hái được những kết quả kinh doanh ấn tượng như: Sản lượng thông qua tăng trưởng nhanh qua các năm, đạt trung bình khoảng 27 / năm[9]; Luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, là cảng có sản lượng thông qua đứng thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau cảng Tân Cảng - Cát Lái thành phố Hồ Chí Minh và là Cảng nước sâu trung chuyển lớn nhất Việt Nam. Cảng TCIT đóng vai trò kết nối với các cảng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tạo mạng lưới logistics toàn diện giúp khách hàng tối ưu hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa, xuất khẩu nông sản. Cảng TCIT là cảng trung chuyển quốc tế có tuyến đi trực tiếp đến Mỹ và Châu Âu mà không phải thông qua cảng thứ ba. 3.2.1 Thực trạng sản lượng giao nhận trực tiếp tại TCIT trong giai đoạn 2018 – 2020 Trong thời gian vừa qua TCIT đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng giao nhận tại cảng, triển khai chương trình ứng dụng phần mềm đăng k￿ phần mềm và thanh toán trực tiếp qua mạng Internet và lệnh giao hàng điện tử thay cho lệnh D/O giấy truyền thống tạo ra một hình thức giao hàng 18 Nguồn: Tổng hợp từ Vietcombank Securities, Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép, logistics energy connecting Hình 3.1 Biểu đồ sản lượng hàng hóa thông quan tại khu vực Cái Mép – Thị Vải giai đoạn 2018 - 2020 Theo biểu đồ về sản lượng hàng hóa thông quan của Công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép trong khu vực Cái Mép – Thị Vải giai đoạn 2018 – 2020 cho thấy sản lượng hàng hóa thông quan của công ty tăng theo từng năm và luôn giữ vị trí đứng đầu trong khu vực. Năm 2018 sản lượng hàng hóa thông quan đạt 1,63 triệu TEU đạt mức cao nhất trong khu vực Cái Mép- Thị Vải chiếm hơn một nửa sản lượng của khu vực, trong khi CMIT chỉ đạt mức 0,82 Triệu TEU, TCTT đạt mức 0,47 Triệu TEU và SSIT đạt mức 0,05 Triệu TEU. Năm 2019 sản lượng hàng hóa thông 2018 2019 2020 TCIT 1.630.000 1.960.000 2.100.000 CMIT 820.000 910.000 970.000 TCTT 470.000 650.000 1.050.000 SSIT 50.000 230.000 1.000.000 1.630.000 1.960.000 2.100.000 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 ĐVT: TEU TCIT CMIT TCTT SSIT 19 quan đạt 1,96 triệu TEU tăng 17 so với năm 2018 và tiếp tục năm ở vị trí dẫn đầu về sản lượng hàng hóa thông quan trong khu vực. Năm 2020 sản lượng hàng hóa thông quan tiếp tục tăng trưởng và chạm mốc 2,1 Triệu TEU tăng 7 so với năm 2019. Vượt qua sự khó khăn trong tình trạng ngưng trệ so với thế giới công ty đã xuất sắc hoàn thành chỉ tiêu đề ra về sản lượng hàng hóa thông quan năm 2020 với mức dự kiến là 2,097,305 TEU trước 45 ngày. Với thành tích này TCIT không chỉ là cảng dẫn đầu trong khu vực Cái Mép – Thị Vải mà còn trở thành cảng lớn thứ hai chỉ sau Tân Cảng Cát Lái về sản lượng hàng hóa thông quan. Tính đến 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng hàng hóa vẫn có thành tích tăng trưởng tốt đạt 1,1 Triệu TEU tăng 13 so với cùng kỳ năm 2020[10]. TCIT vẫn giữ sự tăng trưởng ổn định của công ty mặc dù tình hình kinh doanh của cả nước và toàn cầu còn chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Điều này cho thấy quy mô hoạt động và tình hình kinh doanh dịch vụ cảng của công ty có chiều hướng phát triển rất tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng cho TCIT và cũng góp phần tạo đà phát triển cho công ty trở thành cảng trung chuyển trung tâm của quốc tế. 20 3.2.3 Thực trạng về thị phần của công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép trong khu vực Cái Mép – Thị Vải từ 2018 – 2020. Nguồn: Tổng hợp từ Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép, VPA Hình 3.2 Biểu đồ tỷ trọng thị phận khu vực Cái Mép – Thị Vải giai đoạn 2018 – 2020 Qua quan sát biểu đồ thì nhìn chung thị phần của công ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng – Cái Mép trong khu vực Cái Mép – Thị Vải từ 2018 – 2020 giảm theo từng năm. Năm 2018 công ty TCIT đã thành công chiếm 54,9% tỷ trọng trong thị phần khu vực Cái Mép – Thị Vải. Năm 2019 TCIT tuy vẫn giữ 54,9%27,6 % 15,8 % 1,7% 2018 52,3% 24,3 % 17,3% 6,1% 2019 41% 19% 20,5% 19,5% 2020 TCIT CMIT TCTT SSIT 23 CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH CẢNG QUỐC TẾ TÂN CẢNG - CÁI MÉP 4.1 Môi trường bên ngoài 4.1.1 Vị trí địa lí Cảng biển có vai trò là đầu mối giao thông lớn là nơi thực hiện xếp dở, trao đổi và lưu thông hàng hóa, là mắt xích quan trọng kết nối các hệ thống, loại hình giao thông vận tải với nhau. Cảng biển còn là nhân tố quan trọng trong việc tạo sức hút đầu tư, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, là hạt nhân cho việc hình thành nên các vùng kinh tế phát triển của các quốc gia, khu vực. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí phù hợp để xây dựng cảng biển là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thu hút hàng hóa và tàu thuyền qua cảng. Để đảm bảo sự cung ứng đều đặn và liên tục cho cảng hoạt động thì vị trí hoạt động của cảng phải gần với vùng cung ứng nguyên liệu, khu vực sản xuất hay phân phối hàng hóa. Ngoài ra, cảng được xây dựng có vị trí thuộc khu kinh tế mở; có mạng lưới tàu tiếp cận và thu gom hàng hóa; Gần với các tuyến hàng hải quốc tế; điều kiện thời tiết khu vực cảng ổn định; Địa thế cảng có khả năng sử dụng để tránh bão, … cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của cảng biển sau này. Việt Nam có vị trí thuận lợi được nằm trên Biển Đông, một trong sáu biển lớn của thế giới, nối hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển đông được bao bọc bởi chín quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, ThaiLand và Cambodia, là con đường chiến lược giao thương quốc tế có 3 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất hành tinh đi qua. Hàng năm Biển Đông đảm nhận việc chuyên chở khoảng 70 lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% hàng xuất khẩu của Nhật và 6% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Với vị thế đặc biệt thuận lợi đó Việt Nam trở thành nhân tố thúc đẩy phát triển giao thương hàng hóa với các nước trên thế giới.[11, tr.13] 24 Ngoài việc được hưởng lợi từ vị trí đặc biệt của Việt Nam, Cảng Quốc Tế Tân Cảng - Cái Mép còn nằm trong khu vực Cái Mép – Thị Vải với vị thế là cảng nước sâu nằm ở gần ngã ba sông Thị Vải – Cái Mép, cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 18 hải lý. Khu vực này có sa bồi hàng năm không đáng kể, không cần xây dựng các công trình bảo vệ và có luồng tàu ra vào ổn định. TCIT là điểm trung chuyển rất thuận lợi cho hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, với thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam là Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á, … Luồng tàu chạy có độ sâu âm 14 mét; độ sâu khu vực bến cảng âm 16.8 mét; vùng quay trở tàu rộng 500 mét, rất thích hợp cho việc phục vụ các tàu siêu trọng tải lên đến 160,000 DWT (tương đương với 14,000 TEU). Đây là cảng nước sâu lớn nhất cả nước, giữ vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa phía nam với các thị trường lớn trên thế giới. Cảng nằm trong vị trí cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu mẹ chở container đi trực tiếp qua Châu Âu, Châu Mỹ mà không phải trung chuyển qua nước thứ ba. 4.1.2 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm những công trình, trang thiết bị, phần mềm và hệ thống các cấu trúc xây dựng khác bao quanh có chức năng hỗ trợ hoạt động. Có thể nói cơ sở hạ tầng là nền tảng cơ bản cho tất cả loại hình dịch vụ vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng. Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những chìa khóa quan trọng cho cuộc đua của các nước trong bối cảnh các chuỗi cung ứng quốc tế có sự dịch chuyển. Việc xây dựng tốt cơ sở hạ tầng không chỉ đáp ứng năng lực vận tải của cảng đối với các hãng tàu lớn mà còn giúp đáp ứng nhu cầu vận tải và thực hiện các hoạt động sản xuất thiết yếu của chuỗi cung ứng là vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, lưu trữ và xử lý hàng hóa cũng như đảm bảo thông tin liên lạc tạo ra một mắt xích dây chuyền của chuỗi sản xuất các công đoạn. Với 90 lượng hàng hóa ra vào thông qua vận tải đường biển thì việc phát triển cơ sở hạ tầng các cảng biển là điều cực kì quan trọng và luôn được quan tâm đến. Với quy mô cỡ tàu ngày càng lớn việc không có cơ sở hạ tầng sẽ làm 25 các cảng biển không đón được các tàu mẹ cỡ lớn gây thiệt hại đến việc kinh doanh thương mại dịch vụ cảng biển. Ngoài ra, Việc xây dựng các hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng cảng biển mở nhiều tuyến đường đến cảng sẽ giảm rất nhiều rủi ro về tắc nghẽn trên các tuyến đường, tiết kiệm thời gian và rút ngắn chi phí. TCIT có hạ tầng giao thông kết nối bến bãi đã làm ảnh hưởng chất lượng phục vụ của cảng chỉ tương đương một cảng tầm trung. Với công suất 7 triệu TEU/năm của cảng Cái Mép - Thị Vải có thể đạt được nếu được kết nối giao thông (đường bộ, đường sắt) đồng bộ theo chuẩn mực quốc tế, nhưng thực tế để có thể thu hút được hàng trung chuyển quốc tế so với các cảng lân cận trong khu vực thì cần phải đầu tư thêm khá nhiều. Tuy gặp khó khăn trong việc lưu thông và kết nối với các bến bãi, TCIT có hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị cảng được đầu tư hiện đại với 03 cầu tàu dài 890 mét 03 bến sà lan dài 270 mét, bãi container rộng 55 ha với sức chứa gần 51.500 TEU; 10 cầu bờ, 22 cầu bãi, 3 cầu chuyên dụng cho sà lan, 76 xe đầu ké, 5 xe nâng hàng và 5 xe nâng rỗng cùng với công nghệ tiên tiến – TOPS (Terminal Operations Package – System). 4.2 Môi trường bên trong 4.2.1 Khách hàng Đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cũng như mang lại giá trị cho tổ chức thông qua việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Nếu không có khách hàng thì doanh nghiệp không thể tồn tại được và khách hàng cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định ngành kinh doanh có phát triển hay không. Vì vậy, việc chăm sóc và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng là điều mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Bên cạnh việc mua các sản phẩm; dịch vụ, khách hàng còn giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thông qua quá trình sử dụng, giới thiệu với bạn bè đối tác. Khách hàng còn có vai trò trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần dựa vào chân dung của khách hàng của mình để xác định mục tiêu cung cấp dịch vụ để làm hài lòng khách hàng. Vì vậy, việc chăm sóc và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng có vai trò cực kì quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và doanh thu của doanh nghiệp. 28 giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu tăng 43 vào năm 2025 và 45 vào năm 2030 so với khi không có hiệp định.[10] Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong việc xuất khẩu một số mặt hàng nước ta có lợi thế như nông thủy sản, điện, điện tử sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada sau khi thuế suất được giảm xấp xỉ về 0%. Ngoài ra, việc có quan hệ tự do thương mại với các nước thành viên CPTPP sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Dự báo đến năm 2030, xuất khẩu sang các nước thành viên có thể tăng lên 80 tỷ đô la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.[12] Khả năng tăng giá dịch vụ: Trong bối cảnh chi phí vận chuyển quá cao, các hãng tàu có xu hướng gom chuyến hoặc tái cơ cấu để tăng nguồn cung của mỗi chuyến hàng. Điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu của tàu có tải trọng lớn khiến giá các loại tàu này tăng cao. Việc giá cước vận tải được đẩy lên cao đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nội địa kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tàu và kho bãi. Cụ thể, tốc độ lưu thông hàng hóa chậm sẽ làm gia tăng nhu cầu lưu kho hàng hóa. 29 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 5.1 Những thành tựu, kết quả đạt được và khó khăn còn tồn tại Từ nhiều chiến lược liên tục đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng năng lực vận tải để bắt kịp xu hướng kích cở ngày càng tăng của các hãng tàu. TCIT đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ kể từ khi đi vào hoạt động đến nay. Cụ thể là công ty có sản lượng hàng hóa thông quan tăng liên tục với tốc độ trung bình 27 /năm trở thành cảng lớn thứ hai ở Việt Nam chỉ sau Tân Cảng – Cát Lái. TCIT còn là cảng có thị phần cao nhất trong khu vực Cái Mép – Thị Vải trong khoảng thời gian 2018 – 2020. Cảng còn có nhiều chiến lược hiệu quả trong hoạt động chăm sóc khách hàng ở lĩnh vực giao nhận hàng hóa và triển khai mô hình cảng thông minh đã giúp cho sản lượng hàng hóa giao nhận trực tiếp trong khoảng thời gian 2018 – 2020 có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ khi đi vào hoạt động đến nay TCIT đã đón hơn 3.500 lượt tàu mẹ, xếp dỡ hơn 8.7 triệu container thông qua Cảng, luôn là Cảng có tổng số tuyến dịch vụ nhiều nhất tại khu vực với lịch dài hạn từ 08 – 12 tuyến/ tuần, trong đó có các tuyến kết nối Việt Nam đến khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Nội Á. Ngoài ra, TCIT còn là cảng có thể tiếp nhận cùng lúc hai tàu mẹ có sức trở lên đến 14.000 TEU. TCIT là cảng duy nhất ở Việt Nam cung cấp và đảm chất lượng dịch vụ cho ba liên minh hãng tàu lớn nhất thế giới bao gồm: Liên minh OCEAN, liên minh THE và liên minh 2M+H cùng nhiều hãng tàu lớn trên thế giới và trong nước. Hơn thế nửa, cảng TCIT tiếp tục được các hãng tàu tin tưởng lựa chọn là đối tác tin cậy để phát triển mở rộng thị trường tại Việt Nam khi tiếp nhận thêm 3 tuyến dịch vụ mới kết nối từ Việt Nam đến Mỹ và Tây Ấn Độ nâng tổng số tuyến dịch vụ lên 11 tuyến. Mặc dù là cảng biển lớn và có nhiều thành tích nổi bật, TCIT vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu nhiều so với thế giới khi có hạ tầng giao thông kết nối bến bãi đã làm ảnh hưởng chất lượng phục vụ của cảng chỉ tương đương một cảng tầm trung. Thứ hai, ảnh hưởng của 30 tình hình dịch bệnh kéo dài làm cho luồng hàng hóa ra vào cảng giảm đi nhiều so với trước khi dịch bệnh xảy ra. Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và khu vực khi các cảng Singapore bắt đầu giảm giá thành để thu hút nhiều hoàng hóa hơn trên thị trường quốc tế và sự xuất hiện của một số cảng trong khu vực làm tăng thêm sự cạnh tranh đối với công ty. 5.2 Một số đề xuất giải pháp Trước tình hình nhu cầu của các khách hàng và hãng tàu ngày càng tăng, sự cạnh tranh của ngành vận tải biển trên thị trường quốc tế ngày càng trở nên sôi nổi đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra một số giải pháp và chiến lược nhằm khắc phục khó khăn và mở rộng cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng: Muốn nâng cao hoạt động kinh doanh thì TCIT cần phải đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng. Kêu gọi đầu tư và thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt để thuận tiện hơn cho các luồng hàng hóa ra vào. Công ty nên thực hiện hợp tác với các cảng khác trong khu vực Cái Mép – Thị Vải để khai thác thêm các cầu tàu và bến bãi mở rộng khu vực nhằm tăng năng lực vận chuyển hàng hóa trong khu vực và thế giới. Tăng sức cạnh tranh với đối thủ: TCIT ngoài việc cần đầu tư về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thì còn cần phải tăng sức cạnh tranh với các đối thủ. Công ty cần tối ưu hóa chi phí để có thể đưa ra mức giá mang tính cạnh tranh hơn. Cụ thể là công ty nên lựa chọn các nhà cung ứng với mức giá tối ưu, công ty nên xây dựng trung tâm Logistics để thực hiện tốt mọi hoạt động của chuỗi cung ứng, giúp tối thiểu hóa được chi phí và tiết kiệm được nhiều thời gian và hạn chế rủi ro nhiều hơn. Nếu tối ưu được mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng thì công ty sẽ tiết kiệm chi phí hơn và có một mức giá hợp lý để đưa đến tay khách hàng. Điều này sẽ giúp TCIT tăng sức cạnh tranh về giá với các đối thủ. Bên cạnh đó, công ty cũng cần mở thêm các tuyến đường mới mà các công ty khác không có để đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng. Đưa ra chiến lược đào tạo, tuyển chọn thêm các đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giải quyết nhanh gọn và hiệu quả các vấn đề khách hàng đưa ra. Các nhân viên sẽ tư vấn cho các khách
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved