Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phân tích những tiền đề lý luận và thực tiễn giúp Đảng quyết định Đổi mới năm 1986, Essays (university) of History

Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính tất yếu, bức thiết, là yếu tố sống còn của đất nước. Trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, chính sách kinh tế mới NEP của Lênin và một số nghiên cứu kinh tế của các nhà kinh tế học trên thế giới cùng với cơ sở thực tiễn là bối cảnh thế giới bất ổn, nhiều vấn đề chung của toàn cầu cần giải quyết, hệ thống chủ nghĩa xã hội rơi vào khủng hoảng, lung lay sụp đổ, tình hình xã hội Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bất cập, khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã

Typology: Essays (university)

2020/2021

Available from 04/11/2022

nguyen-hang-2
nguyen-hang-2 🇻🇳

4.8

(11)

6 documents

1 / 9

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Phân tích những tiền đề lý luận và thực tiễn giúp Đảng quyết định Đổi mới năm 1986 and more Essays (university) History in PDF only on Docsity! ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP LỚN Môn học : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã lớp : 211_HIS1001 2 Họ và tên : Nguyễn Thị Minh Hằng Mã SV : 19051074 Khóa : QH-2019-E KTQT Hà Nội, 12/2021 Mục lục 1. Mở đầu 3 2. Nội dung 4 2.1. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 4 2.2. Cơ sở lý luận 4 2.3. Cơ sở thực tiễn 6 2.3.1. Bối cảnh thế giới 6 2.3.2. Bối cảnh Việt Nam 7 3. Đánh giá và kết luận 9 3.1. Đánh giá 9 3.1.1. Kết quả của Đổi mới 9 3.1.2. Đánh giá vấn đề 9 3.2. Kết luận 11 Tài liệu tham khảo 12 2 Chính sách kinh tế mới (NEP), một mô hình kinh tế hỗn hợp, đan xen giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với kinh tế tư bản tư nhân. Khi thực hiện chính sách này, V. I. Lê-nin cũng đã chỉ rõ rằng cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cần phải được sử dụng một cách hiệu quả. Theo ông, cần phải thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì mới có thể phát huy hết tiềm lực xã hội trong phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động, một trong những yếu tố quan trọng nhất của bất cứ nền sản xuất nào. Đây có thể coi là một đột phá mạnh mẽ trong tư duy kinh tế - chính trị để xây dựng đất nước trong hòa bình của V.I. Lê-nin và là bước phát triển quan trọng về lý luận xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời hiện thực. Từ NEP,bài học mà V.I. Lê-nin để là phải bắt đầu từ khâu cơ bản nhất - quan niệm lại cho đúng về chủ nghĩa xã hội, về tư duy kinh tế trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài Lenin và những người kế thừa tư tưởng của ông, việc kế hoạch hóa trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng nhận được sự quan tâm và nghiên cứu, tìm hiểu từ rất nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Năm 1901, Vilfredo Pareto đã xuất bản tác phẩm Sistemi Socialist để xem xét các mô hình kinh tế đáp ứng các yêu cầu kinh tế - xã hội mang tính xã hội chủ nghĩa của ông. Đến năm 1908, trong tác phẩm "Il Ministero della Produzione nello Stato Collettivista" của mình, nhà kinh tế Enrico Barone người Ý đã đưa ra những quan điểm được coi là những lý luận đầu tiên về chủ nghĩa xã hội thị trường. Barone đã đưa ra mô hình của một nền kinh tế tập thể mà trong đó, người ta có thể tính toán được mọi quan hệ tiền tệ hàng hóa và điều chỉnh chúng sao cho phúc lợi tập thể đạt mức tối ưu. Công trình "The Guidance of Production in a Socialist State" được công bố năm 1929 của nhà kinh tế học người Mỹ Fred Manville Taylor đã chỉ ra những điều kiện về mặt lý thuyết mà theo ông, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong phân bổ nguồn lực nếu đáp ứng đủ những điều kiện đó. Kế thừa mô hình của Barone, năm 1936, Oskar Ryszard Lange, người Ba Lan, đã xuất bản cuốn sách mang tên “Lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa xã hội”. Trên cơ sở kết hợp học thuyết kinh tế của Marxist với học thuyết kinh tế tân cổ điển, Lange ủng hộ việc sử dụng đồng thời, kết hợp các công cụ thị trường và kế hoạch hóa nền kinh tế. Lange đã xây dựng ra một nền kinh tế nơi mà cơ quan kế hoạch trung ương sẽ tính toán và thiết lập giá cả cân bằng theo phương thức mô phỏng cơ chế thị trường: khi nhận thấy nhu cầu tăng, họ sẽ tăng giá lên và khi thấy nhu cầu giảm, họ sẽ giảm giá xuống. Ông cho rằng một nền kinh tế như vậy sẽ có hiệu quả cao hơn hơn so với việc tự do hóa, để thị trường quyết định hoàn toàn. Tuy nhiên, một nhà kinh tế khác, Friedrich von Hayek đã phủ định tư tưởng trên của Lange. Ông cho rằng kế hoạch hóa kinh tế không thể có hiệu bằng hiệu quả bằng tự do hóa kinh tế bởi vì không có cơ quan kế hoạch nào có thể điều chỉnh giá cả một cách tự nhiên. 5 Từ những cơ sở lý luận trên, có thể nhận thấy, Đổi mới là một hình thành tất yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội để quá độ lên chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, đặc biệt là đổi mới về tư duy kinh tế khi mà nền kinh tế tập trung, bao cấp không đáp ứng được những nhu cầu phát triển của xã hội. Thay vào đó, một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành lại phát huy tốt hơn sức mạnh của toàn xã hội. 2.3. Cơ sở thực tiễn Bên cạnh cơ sở lý luận đã được phân tích nêu trên, tình hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thời bấy giờ cũng là những tiền đề quan trọng cho Đổi mới năm 1986. 2.3.1. Bối cảnh thế giới Trước hết, nói về bối cảnh thế giới trong giai đoạn này, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ được tiến hành từ giữa thế kỉ XX đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển một cách nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử nền văn minh nhân loại. Điều này đã góp phần thúc đẩy việc cấu trúc lại các nền kinh tế; thay đổi, chuyển hướng các kết cấu hạ tầng của sản xuất; tăng cường xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực quan trọng của các quốc gia; từ đó gây ảnh hưởng to lớn đến các thiết chế xã hội, văn hóa cũng như lối sống của các dân tộc… Các quốc gia lần lượt bị cuốn hút vào quá trình phân công lao động, hợp tác hóa quốc tế và thị trường thế giới,...Tình hình trên vừa tạo ra những thời cơ hiếm có nhưng cũng đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay go cho mọi quốc gia, đặc biệt là các nước chậm phát triển, kém giao lưu, giao tiếp với quốc tế như Việt Nam. Bên cạnh đó, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nhân loại phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu yêu cầu các quốc gia với chế độ chính trị, văn hóa - kinh tế - xã hội khác nhau nỗ lực chung tay giải quyết như vấn đề bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh hạt nhân hủy diệt, những cuộc diệt chủng phi nghĩa hay vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh dịch, thiên tai, đói nghèo, …. Tất cả những vấn đề ấy bức thiết yêu cầu các quốc gia, dân tộc phải quan tâm tới những vấn đề chung trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình bởi "giải quyết những vấn đề đó chính là điểm hội tụ, nơi gặp gỡ của các dân tộc vì số phận và tương lai của chính mình cũng như của toàn nhân loại" 2. Và cũng chính những vấn đề chung của nhân loại trở thành một trong những yêu cầu khách quan tác động đến sự phát triển và đổi mới của chủ nghĩa xã hội mà trong đó có Việt Nam. Bởi chỉ có như vậy, chủ nghĩa xã hội hiện thực mới chứng minh bản chất ưu việt của mình, chứng minh chủ nghĩa xã hội tất yếu là con đường đi tới của các dân tộc. 2 Về cương lĩnh đổi mới và phát triển , NxbThông tin lí luận, Hà Nội. 1991, tr 166 6 Ngoài ra, chúng ta cũng không thể không nhắc đến những biến đổi trong tình hình thế giới thời bấy giờ khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng trầm trọng và đứng trước nguy cơ tan rã. Tình thế khó khăn ấy đã thúc đẩy mạnh mẽ các quốc gia xã hội chủ nghĩa phải thay đổi, đổi mới để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường và đạt được những thành tựu rõ rệt, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia mà trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Liên Xô - anh cả của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đã không thành công trong nỗ lực cải tổ, đổi mới, dẫn tới sự lung lay, khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu. Từ tình hình của Liên Xô, Việt Nam đã rút ra những bài học kinh nghiệm rằng không thể cải tổ, đổi mới bằng cách giải quyết không biện chứng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Không những thế, sự thành công của các nước công nghiệp mới (NIC) như Singapore cũng gợi mở những ý tưởng hết sức quan trọng về phương hướng phát triển sản xuất của những quốc gia có xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và có nền văn hóa Phương Đông. Động lực để phát triển của các nước này là phát huy một cách tối đa nội lực, huy động mọi tiềm năng của đất nước, thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa giao thương, hướng vào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói, sự tác động của những biến đổi của tình hình thế giới đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, phải có cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan khoa học trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 2.3.2. Bối cảnh Việt Nam Khi nói về cơ sở thực tiễn của Đổi mới năm 1986, bên cạnh việc phân tích tình hình thế giới thời bấy giờ, không thể không nhắc đến bối cảnh xã hội của chính Việt Nam. Sau khi kháng chiến chống Mỹ hoàn toàn thắng lợi, Việt Nam bắt tay ngay vào công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, công cuộc ấy gặp không ít khó khăn, thách thức yêu cầu Đảng, nhà nước và nhân dân cần chung tay giải quyết. Đầu tiên, đó là tư tưởng chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng cũng như sự vội vàng muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong thời gian ngắn đã dẫn đến việc các cơ cấu kinh tế bị bố trí sai. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp đã kìm hãm sức sản xuất, sáng tạo, khiến năng lực của xã hội không được phát huy tối đa, các vấn đề mấu chốt của đời sống nhân dân không được giải quyết. Vì thế đất nước không tạo ra được sự thay đổi, không tạo được sự bứt phá. Cùng với đó, việc áp dụng chính sách bao cấp, tem phiếu đã khiến hàng hóa trong giai đoạn này khá khan hiếm và không đáp ứng được nhu cầu của người dân như nhu cầu về lương thực, thực phẩm, tiêu dùng,... Tiêu dùng chậm đã dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao, tăng từ 7
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved