Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Understanding Non-Performing Loans in Vietnam: Trends, Impacts, and Solutions, Essays (high school) of Business

Insights into non-performing loans (NPLs) in Vietnam, focusing on their causes, impacts on the economy, and potential solutions. NPLs refer to loans that are overdue or not performing according to the agreed terms. the reasons behind the increase in NPLs, particularly in the context of government investment policies and challenges in the fishery sector. It also highlights the consequences of NPLs on the financial system and the economy, including the potential for systemic risks and the impact on economic growth. The document concludes by suggesting potential solutions to address the issue of NPLs, such as the role of specialized agencies in debt resolution, the importance of market mechanisms, and the need for effective risk management strategies.

Typology: Essays (high school)

2020/2021

Uploaded on 11/12/2022

yennhu
yennhu 🇻🇳

4.9

(11)

6 documents

1 / 40

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Understanding Non-Performing Loans in Vietnam: Trends, Impacts, and Solutions and more Essays (high school) Business in PDF only on Docsity! TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: TP.HCM, tháng 01/2014 NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương Nhóm 5 – NH Đêm 1 Đặng Thị Ngọc Diễm Nguyễn Hoàng Nam Ngô Thị Hồng Nga Lê Hoài Khánh Vi NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU  Trong thời gian vừa qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang trải qua nhiều khó khăn và thách thức. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo nhiều hệ lụy và gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề nóng bỏng hiện nay là xử lý nợ xấu – cơn ác mộng kéo dài vẫn chưa tìm được hồi kết. Nợ xấu không những làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do vậy, xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Chính vì lý do đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” để lý giải, minh chứng cũng như đế xuất những giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng nợ xấu. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 5 Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình để cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: - Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối. - Khó khăn trong thanh toán lương. - Sự giảm sút số dư tài khoản tiền gửi. - Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản. - Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. - Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí. - Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Các hoạt động cho vay: - Mức độ vay thường xuyên gia tăng. - Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi. - Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến,… Phương thức tài chính: - Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn. - Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất (ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ factoring…) - Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu. - Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu … Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lí của khách hàng: NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 6 Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. Hệ thống điều hành luôn bất đồng vì mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán.Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: - Được hoạch định bởi HĐQT hoặc giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm - Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ. - Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên. Có các chi phí quản lí bất hợp lí: tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, ban giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và chi phí cá nhân. Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại biểu hiện: Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm. - Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh, thay đổi thị hiếu… - Những thay đổi từ chính sách của nhà nước như: chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động… - Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao. - Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sữa chữa, thay thế. Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về xử lí thông tin tài chính kế toán: Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn các báo cáo tài chính. Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: - Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên. - Tăng doanh số nhưng giảm lãi hoặc không có lãi. - Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp. - Lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán … NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 7 Những dấu hiệu phi tài chính khác: là dấu hiệu mà mắt thường cán bộ tín dụng có thể nhận biết dược như: - Những vấn đề về đạo đức, thậm chí dáng vẻ nhà kinh doanh cũng biểu hiện những điều đó. - Sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh. - Nơi lưu trữ hàng hóa quá nhiều, hư hỏng, lạc hậu… 1.2 Phân loại nợ xấu Bản chất nợ xấu: - Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,.... Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước. - Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí vì nợ cho doanh nghiệp là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng để thu thập các số tiền nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc chi phí của việc theo đuổi hành động hơn nữa trong một nỗ lực để thu thập các khoản nợ vượt quá các khoản nợ của chính nó. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN được ban hành ngày 22/4/2005, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đến ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02. Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493. Cụ thể là các khoản nợ được xếp vào loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 và một phần nợ nhóm 1. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 10 Nguồn: www.Cafef.vn Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Trung bình giai đoạn 2008 - 2011, dư nợ bình quân nợ xấu khá cao, khoảng 51%. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tại thời điểm 30-11-2012 là 3,43%, 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng nợ xấu 26970 35875 49064 87967 185205 Tổng dư nợ 1242857 1630682 2292720 2665670 3086750 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ % 2.17 2.22 2.14 3.3 6 NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 11 song theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội, nợ xấu tại thời điểm thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là 8,82% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, khoảng 250.000 tỷ đồng (khoảng 12 tỷ USD), tương đương 10% GDP. Ngoài ra, con số nợ xấu này chưa tính đến nợ tồn đọng xây dựng cơ bản (chủ yếu của các địa phương), hiện đang dự tính khoảng 90.000 tỷ đồng. Theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán; trong đó nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Những số liệu của một số nhà nghiên cứu cho thấy, khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Xu hướng gia tăng nợ của các doanh nghiệp sẽ góp phần làm cho tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nợ xấu theo nhóm ngành nghề của các tổ chức tín dụng cũng tăng, trong đó có 6 ngành kinh tế chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất, là: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 22,5% tổng nợ xấu toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ là 7,83% và 19,25%; buôn bán, sửa chữa, ô tô, xe máy 18,52%; vận tải, kho bãi chiếm 11% và xây dựng là 9,5%. Việc gia tăng nợ xấu nhóm thương mại và dịch vụ, trong đó có ngành vận tải biển, cho thấy khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế đã tác động mạnh đến ngành này. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 12 2.1.1 Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2008-2010 Chất lượng tài sản có của NHTM Việt Nam hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của những ngân hàng chiếm thị phần lớn ở Việt Nam đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép, trong đó tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP có dấu hiệu được kiểm soát tốt hơn các NHTMQD. Biểu đồ: Tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam có niêm yết từ 2008- 2010 Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam (nlv.gov.vn) Theo báo cáo tổng kết ngành của NHNN, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tăng lên đến 2,1% nhưng vẫn còn thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế 5%, trong khi tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc năm 2007 đang ở mức 6,17%, đây là một dấu hiệu rất khả quan. Đến cuối năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,6% và 2010 khoảng 3% tổng dư nợ tín dụng nên vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn cho phép của NHNN Tốc độ “tăng trưởng” của nợ xấu hàng năm, hiện đã được được tính theo cấp số hàng chục %. Tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng...Đây là số liệu có từ hội nghị toàn ngành ngân hàng tổ chức tại Hà Nội 30/12/2008 NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 15 Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM tại 30/09/2011 (Nguồn: Theo CafeF/TTVN/BCTC các NHTM) CTG: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VCB: Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam STB: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín EIB: Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ACB: Ngân Hàng TMCP Á Châu SHB: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội HBB: Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội NVB: Ngân Hàng TMCP Nam Việt NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 16 Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng nêu trên đều tăng trong giai đoạn 2010-2011. Trong năm 2011, phần lớn các ngân hàng trên có tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm nợ thuộc nợ xấu. Cũng trong năm 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) là cao nhất (3,4%), cao hơn cả tỷ lệ nợ xấu bình quân của cả hệ thống ngân hàng (3,3%) ở cùng thời điểm. Bên cạnh đó, Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân Hàng TMCP Nam Việt cũng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá cao (2,8%). Bên cạnh những ngân hàng đang lo ngại về tỷ lệ nợ xấu khá cao, thì cũng có những ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu thấp như Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (0,6%). Dù tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2011 không đồng đều nhau, nhưng nhìn chung các tỷ lệ nợ xấu đều tăng so với năm 2010. 2.1.3. Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2011-2013 Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến thời điểm cuối tháng 10, nợ xấu của toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8 - 10% trên tổng dư nợ và tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại kể từ sau tháng 6. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều tăng trong 9 tháng qua. Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank tăng 1,21%, ACB tăng 1,2%, Sacombank tăng 0,83%, BaoVietBank tăng 1,57%, NaviBank tăng 1,05%. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank chỉ tăng 0,12%, KienLongBank 0,01%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% (cuối năm 2011) xuống còn 2,96%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu 9 tháng đầu năm của một số các NHTM được thể hiện qua biểu đồ sau: NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 17 (Nguồn: BCTC/CafeF) Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng qua 9 tháng đầu năm 2012 Đáng lưu ý trong bức tranh nợ xấu của các ngân hàng thời gian qua là nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) mà ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro 100%. Theo báo cáo tài chính, hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoVietBank đang ở mức cao nhất với 2,93%, tiếp đến là của LienVietPostBank với 1,46%; của Vietcombank là 1,42%; của BIDV là 1,22%; của MB là 1,07%; của KienLongBank là 1,36%. Nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng khác trong khi đó cũng xấp xỉ mức 1% như Vietinbank là 0,86%; của Techcombank 0,99%; của ACB là 0,81%; PGBank 0,83% ... NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 20 cho vay 27.948 tỉ đồng. Trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 986 tỉ đồng, tương đương 67,7% tổng nợ xấu và gấp hơn hai lần so với con số 355 tỉ đồng nợ có khả năng mất vốn hồi cuối năm 2013. Trong các ngân hàng có mức vốn hoá nhỏ thì ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) có tỷ lệ nợ xấu khá thấp 2,17% trên tổng dư nợ. Nam A Bank đã kiểm soát khá tốt chất lượng tín dụng của mình khi chỉ có 188,5 tỉ đồng nợ xấu trên 8.664 tỉ đồng dư nợ cho vay. So với cuối năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu của Nam A Bank đã giảm 0,30%. Thời điểm đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Dong A Bank chiếm 3,95% với gần 2.000 tỉ đồng, nhưng nhờ triển khai các biện pháp xử lý mạnh đã kéo nợ xấu giảm xuống còn 1.503 tỉ đồng, chiếm 2,93% trên tổng dư nợ. Nợ xấu của các ngân hàng “top dưới” kể trên có trường hợp tăng hoặc giảm, thì đối với các ngân hàng được cho là “top trên” nợ xấu hầu hết đều tăng, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có tổng cộng 5.072 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 7,74% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu giảm so với 8,5% ở thời điểm cuối năm 2012, nhưng chất lượng nợ lại kém đi khi có 3.602 tỉ đồng nợ nhóm 5, tăng 74% so với năm 2012 và chiếm 71% trong tổng nợ xấu. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng có tỷ lệ nợ xấu vượt chuẩn (3%) khi có 3.491 tỉ đồng nợ xấu, chiếm 3,34% tổng dư nợ, tăng 0,84% so với đầu năm. Hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nằm trong ngưỡng an toàn là VietinBank 2,47%, Sacombank 2,25%. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn của hai ngân hàng này lại chiếm tỷ trọng cao. VietinBank có 5.431 tỉ đồng nợ nhóm 5, chiếm 63,7% của tổng nợ xấu. Sacombank có 1.289 tỉ đồng nợ nhóm 5, chiếm 52,4% tổng nợ xấu. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ngấp nghé ngưỡng 3% là Vietcombank 2,98%, KienLong Bank 2,73%, MB Bank 2,58%. Nợ xấu ở BIDV là 2,35%, VPBank 2,27%, Eximbank 1,8%. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 21 Nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng đã đạt 146,5 nghìn tỷ đồng (6,94 tỷ USD) trong năm 2013, tăng 23,73% so với năm 2012 Ngày 21/01/2014, tại buổi gặp mặt báo chí cuối năm, Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - ông Lê Đức Thọ cho biết: Tính đến ngày 31/12/ 2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 3,79% - giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013. Về việc mua nợ xấu, gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các ngân hàng. “Năm 2014 NHNN sẽ tiếp tục xử lý nhanh hơn các khoản nợ xấu, xử lý có kết quả các khoản nợ này để đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống xuống mức phù hợp. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, không được thực hiện việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng”- ông Thọ phát biểu. 2.2 Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay và đối tượng vay Nợ xấu là một trong những con số nhạy cảm, những thông tin chi tiết về nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng mà được công bố thì rất hiếm hoi. So với năm 2010 thì chỉ có năm 2011 những thông tin về nợ xấu mới được thống đốc ngân hàng nhà nước công bố một cách chi tiết hơn. Do đó khi phân tích tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay thì đề tài này chỉ tập trung vào năm 2011. 2.2.1. Tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng bất động sản và cho vay phi sản xuất Như đã biết thì hầu hết các ngân hàng thường cho vay ở nhiều lĩnh vực khác nhau như cho vay sản xuất và cho vay phi sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông thôn. Theo như các chuyên gia kinh tế phân tích thì những khoản cho vay phi sản xuất thường không được ưu tiên và khuyến khích so với các lĩnh vực khác bởi vì tỷ lệ rủi ro cao và dễ gây ra nợ xấu. Đó là lí do tại sao Ngân Hàng Nhà Nước quy định tỷ lệ tối đa các ngân hàng cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất không vượt quá 16% (theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN, thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành vào ngày1/3/2011). Tỷ trọng cho vay phi sản xuất tính đến cuối năm 2011 là NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 22 14,7%. Tương ứng với con số cụ thể hơn 400.000 tỷ đồng cho vay ở lĩnh vực “phi sản xuất”. Thống kê toàn hệ thống ngân hàng đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 201.000 tỷ đồng giảm 14,25% so với 31/12/2010(Cafeland - số liệu từ báo cáo của NHNN), chiếm khoảng 8,45% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Nếu chỉ xét trên toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam, thì tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản chỉ chiếm 8,45% tổng dư nợ, nhưng khi xét riêng các ngân hàng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi mà thị trường bất động sản được đánh giá là khá sôi động, thì tỷ lệ này lại là một con số rất đáng quan tâm. Theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối 7/2011, dư nợ cho vay bất động sản lên đến 89.530 tỷ đồng, chiếm 11,96% so với tổng dư nợ, giảm 8,88% so với năm 2010. Nợ xấu bất động sản chiếm 3,8% trong tổng dư nợ bất động sản, trong đó khối ngân hàng cổ phần có tỷ lệ nợ xấu bất động sản cao nhất, chiếm 2,61% trong tổng dư nợ cho vay bất động sản của khối này. Đến 31/8/2012 dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 6,6% (Vneconomy - số liệu từ báo cáo của NHNN). Trong khi đó, dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, như vay kinh doanh bất động sản, vay đầu tư sản xuất kinh doanh và thế chấp bằng bất động sản… vào khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng. 2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu đối với những khoản vay đầu tư chứng khoán Cùng với tín dụng bất động sản, tín dụng đầu tư chứng khoán cũng được xem là lĩnh vực không được khuyến khích phát triển tín dụng. Do đó Ngân hàng Nhà Nước giới hạn tỷ trọng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 16% tổng dư nợ tín dụng. Chỉ có những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt quá 3% thì mới đủ diều kiên để cấp tín dụng cho những khách hàng đầu tư chứng khoán. Nếu căn cứ theo quy định này thì tổng dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán tính trên toàn hệ thống phải rất thấp vì không được mấy ngân hàng đủ tiêu chuẩn để cho vay đối với những khách hàng đầu tư chứng khoán, hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 3% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên trên thực tế thì lại NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 25 kinh doanh trở nên bất định hơn, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. - Thị trường bất động sản trầm lắng cũng là một nguyên nhân chính gây ra nợ xấu bất động sản tăng cao. Do tác động khủng hoảng tài chính cùng với chính sách hạn chế tín dụng cho các lĩnh vực phi sản xuất, các dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả tín dụng bất động sản và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều suy giảm mạnh khiến giao dịch trên thị trường này khá ít ỏi, bất chấp giá mặt hàng này đã giảm tương đối mạnh, số lượng hàng tồn bất động sản ngày càng lớn. Nhiều dự án bị tạm ngưng do thiếu vốn, thị trường ảm đạm kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng thua lỗ, không có tiền trả nợ ngân hàng, dẫn đến nguy cơ nợ bất động sản trở thành nợ xấu. - Áp lực cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước từ các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối cao. Cho đến nay, ngân hàng thương mại nhà nước vẫn là người cho vay lớn nhất đối với doanh nghiệp nhà nước vì các lý do khác nhau. Do vậy, nhiều dự án kém hiệu quả cũng như một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém vẫn được vay vốn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn không được kiểm soát một cách chặt chẽ gây lãng phí lớn nguồn vốn vay. Trong bối cảnh chu kỳ kinh tế biến động bất thường, hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp, dự án không đủ khả năng để trả nợ, góp phần gia tăng nợ xấu trong khu vực này. - Năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong hoạt động. Với nhiều ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tới 70% - 80% tổng nguồn, thậm chí đối với một số ngân hàng, tỷ trọng này còn cao hơn, trong khi tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn không nhỏ. Với độ vênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, thì vấn đề thiếu thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro thanh toán là lớn. Mặt khác, do áp lực tăng tổng tài sản, nhiều ngân hàng bằng mọi cách để có vốn, cách mà các ngân hàng thương mại sử dụng chủ yếu là dùng lãi suất huy động cao, tất yếu lãi suất cho vay cũng rất cao. Lãi suất cho vay càng cao, thì rủi ro từ phía NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 26 khách hàng không trả được nợ khi đến hạn sẽ càng lớn, nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh là điều dễ hiểu. - Sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành của các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước diễn ra phổ biến đã dẫn tới các khoản cho vay, đầu tư lòng vòng, bất chấp quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, sở hữu chéo dẫn tới rủi ro nhóm ngân hàng liên quan và rủi ro liên thông giữa các thị trường bất động sản, chứng khoán do các ngân hàng Việt Nam đều liên quan tới kinh doanh bất động sản, chứng khoán. - Một số cán bộ ngân hàng suy thoái đạo đức nghề nghiệp, cấu kết, móc ngoặc với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân và cho vay không đúng quy định. - Hiệu quả công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế, nhất là không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và đầu tư một số lĩnh vực rủi ro cao. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 27 2.4. Tác động của việc gia tăng nợ xấu đối với ngân hàng và nền kinh tế 2.4.1 Những ảnh hưởng của việc gia tăng nợ xấu đến bản thân các ngân hàng Việc tỷ lệ nợ xấu tăng đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng. Bởi vì khi con số nợ xấu tăng cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động, vì phải trích lập dự phòng nhiều hơn đối với các khoản nợ nhóm 3, 4, 5. Trong trường hợp thu hồi được vốn nhưng lợi nhuận thu được giảm so với tính toán khi ký kết hợp đồng tín dụng. Khi lợi nhuận giảm thì những khoản đóng góp vào ngân sách cũng giảm đi, kéo theo việc đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đào tào và nâng cao trình độ cán bộ nhân viên cũng giảm sút. Bên cạnh đó khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao gấp 2 đến 4 lần tín dụng quốc tế thì uy tín và hệ số tín nhiệm của ngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng. Một ngân hàng mà mang con số nợ xấu quá cao thì dễ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng lẫn nhân viên. Trong trường hợp ngân hàng mất vốn, phải khoanh nợ, giảm nợ thậm chí là xóa nợ, ngoài phần lớn phần vốn do ngân sách cấp bù đắp, chủ yếu do các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro, phải giảm thu nhập, giảm lương, và lại phải bắt đầu đối mặt với tình trạng cán bộ nghĩ việc, thiếu nhân viên có đủ năng lực làm việc, mà nguồn nhân lực chất lượng cao thì rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng, dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh càng đi xuống. 2.4.2. Những ảnh hưởng của việc gia tăng nợ xấu đến nền kinh tế Việc tăng cao của tỷ lệ nợ xấu có tác động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua mối quan hệ hữu cơ ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế. Trước tiên nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sau đó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vì khi nợ xấu phát sinh và tăng cao sẽ làm hạn chế khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ của ngân hàng cho nền kinh tế. Mặt khác nếu nợ xấu phát sinh do khách hàng hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế vì nguồn vốn bị ứ động và việc sản xuất bị đình trệ làm cho nền kinh tế bị trì trệ, thậm chí là tuột dốc theo tác động dây chuyền. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 30 3.1.2. Tổ chức thanh lý: Thanh lí là một quá trình trong đó Ngân hàng thương mại sẽ ép buộc người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả biện pháp pháp lí để đạt mục tiêu thu hồi khoản nợ xấu. Nếu Ngân hàng thấy rõ là việc tổ chức khai thác không tiện lợi, việc thanh lí ở một trong vài hình thức có thể được coi là cách hay nhất để xử lí một khoản cho vay đã trở nên đáng nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (thuộc nhóm 4 và 5). Khi phương pháp này được lựa chọn, có nghĩa là Ngân hàng đã quyết định sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố kể trên và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người đi vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn là mạo hiểm đối với Ngân hàng, biện pháp thanh lí là tối ưu nhất. Sự thanh lí thường được nhanh chóng thực hiện trong những trường hợp tư tưởng không sẵn lòng chi trả của khách hàng đã rõ, hành động lừa đảo hay không thật thà đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ đã hiện ra, tình hình tài chính của người vay là vô vọng, hay không có ý muốn trả nợ. Có một số biện pháp thực hiện việc thanh lí như sau: Nếu khoản cho vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, Ngân hàng có thể bán nó đi, thường thì nó không đem lại mức giá thị trường hợp lí. Trong trường hợp khối lượng nhận được từ việc bán vật thế chấp không đủ thanh toán nợ, Ngân hàng có thể nhận phán quyết của toà án về khoản chênh lệch; phán quyết như thế cho phép Ngân hàng được quyền thu thêm nếu người đi vay có các tích sản. Nhân viên Ngân hàng có thể thực hiện thanh lí với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn pháp luật của Ngân hàng hay bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đề và thành viên của bộ phận tham mưu có chuyên môn về lĩnh vực này. Cuối cùng, một nhân viên thanh lí chuyên nghiệp được Ngân hàng thuê xử lí việc thanh lí. Một hình thức thanh lí khác là tái sở hữu các hàng hoá tiêu dùng lâu bền trong một số trường hợp tư liệu sản xuất được bán theo hợp đồng bán có điều kiện và mua lại từ một nhà buôn. Quá trình này được thực hiện bằng cách giữ lại hàng hoá sau đó tiến hành bán với giá nào đó và hy vọng có thể trả hết nợ. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 31 Trong trường hợp Ngân hàng quyết định sử dụng biện pháp xử lý để thu hồi số nợ vay không bảo đảm, phán quyết cần phải có từ toà án một cách thích hợp. Phán quyết này cho phép Ngân hàng nắm giữ tài sản của người thiếu nợ với số lượng phù hợp với quyết định của toà án hay trừ vào lương theo mức được luật pháp cho phép. Nếu Ngân hàng là một trong số các chủ nợ và các chủ nợ khác (có vị thế mạnh tương ứng như Ngân hàng) cũng muốn lấy lại tiền thì một uỷ ban chủ nợ có thể được thành lập. Cách giải quyết này không áp dụng cho trường hợp phá sản và cũng có thể áp dụng phương pháp khai thác. Phá sản có 2 hình thức bồi thường cơ bản cho các chủ nợ, thanh lí và hồi phục. Phá sản có thể miễn cưỡng hay cố ý. Nó là biện pháp cuối cùng theo quan điểm của các chủ nợ. Ngân hàng hay bất cứ chủ nợ nào khác bao giờ cũng mong muốn nhận được phần đáng kể các khoản cho vay từ quá trình thanh lí nhưng thực tế thường không được như mong muốn. Trong nhiều trường hợp, nó được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thoả thuận hợp lý liên quan đến các biện pháp phải thực hiện để thu hồi được vốn vay, hay khi 1 chủ nợ nhỏ nào đó từ chối tiến hành một thoả thuận hợp tác hay khi người vay từ chối làm việc với chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính. 3.2. Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đưa ra 10 giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại: Thứ nhất, các ngân hàng thương mại chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc tăng trích lập dự phòng sẽ giúp ngân hàng thương mại nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng thương mại. Thứ hai, cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Theo VAFI, đây cũng là cách thức để giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 32 Thứ ba, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi. Với doanh nghiệp có quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động…thì có thể chuyển 1 phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn. Thứ tư, tăngtỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%, đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30%/vốn điều lệ. VAFI cho rằng, việc triển khai nhanh tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng sẽ có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay vì tăng sức hấp dẫn trong thu hút vốn FII và nhất là đối với các nhà đầu tư chiến lược. Nếu giải pháp này ra đời sớm thì trong vòng 3 năm hệ thống ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm vài tỷ USD. Thứ năm, cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Thứ sáu, khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Nếu như chỉ định các ngân hàng mạnh, ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần đa số của Nhà nước mua lại những ngân hàng ốm yếu mà không có sự hỗ trợ từ NHNN thì các ngân hàng mạnh sẽ không tham gia.Các ngân hàng chỉ tự nguyện tham gia khi họ thấy có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đông của họ.“Vì vậy cần cơ chế hỗ trợ tài chính từ NHNN, hỗ trợ ở đây không phải cho ngân hàng mạnh mà là vì mục tiêu xử lý nợ xấu, vì mục tiêu làm cho hệ thống ngân hàng thương mại mạnh lên” - VAFI nhấn mạnh. Thứ bảy, miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 35 NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, nên thực hiện cơ chế như sau: Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp. Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5.Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực.Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 36 các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009). VÍ DỤ VỀ NỢ XẤU, CÁCH XỬ LÝ CỦA VCB KHÁNH HÒA 1.3 Sơ lược hoạt động tín dụng của VCB Nha Trang năm 2012 2.1.1 Cho vay khách hàng: Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và gặp khó khăn về tài chính, việc tìm kiếm khách hàng tốt để tăng trưởng tín dụng không dễ dàng. Tăng trưởng tín dụng trên địa bàn Khánh Hòa năm 2012 chỉ ở mức 3% và tăng trưởng tín dụng của hệ thống Vietcombank khoảng 12,1%. Trong khi đó, dư nợ của VCB Nha Trang năm 2012 đạt 3.086 tỷ qui đồng - tăng 35% so với năm 2011 và chiếm khoảng 14% thị phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Kết quả đạt được là nỗ lực lớn của Chi nhánh trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới và triển khai kịp thời những gói hỗ trợ lãi suất theo chủ truơng của VCBTW. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng và luôn sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. * Tỷ trọng về kỳ hạn vay: Cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn và trung hạn trong tổng dư nợ là 61:39. Chi nhánh luôn cân đối cơ cấu về kỳ hạn cho vay để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn không vượt mức tốiđa theo qui định. * Tỷ trọng về loại tiền cho vay: + Dư nợ cho vay VNĐ đạt 2.325tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% trong tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay ngoại tệ đạt mức 36,5 triệu USD - chiếm tỷ trọng 25% /tổng dư nợ.và tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn như Tổng Công ty Khánh Việt, Công ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang…. * Tỷ trọng về thành phần khách hàng vay vốn: NH-Đêm 1- Nhóm 5 GVHD: PGS T.S Trầm Thị Xuân Hương NỢ XẤU NHTM VIỆT NAM Trang 37 Cơ cấu dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở một só khách hàng lớn như Tổng công ty Khánh Việt, Công ty CP Dệt May Nha Trang. Công ty TNHH NN một thành viên Yến Sào Khánh Hòa… Dư nợ cho vay SME là 684 tỷ qui đồng, tăng 29% so với năm 2011, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thể nhân đạt 777 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2011, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ. * Tỷ trọng cho vay theo ngành hàng: Tỷ trọng dư nợ rải đều cho các ngành hàng trong đó cho vay sản xuất sản phẩm thuốc lá chiếm khoảng 19%, sản xuất sợi, vải dệt chiếm khoảng 18%, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống khoảng11,6% còn lại là các mặt hàng khác. 2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu Tính đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,75% - vượt mức khống chế tối đa của VCBTW. Nợ xấu tăng tập trung vào một số ngành chính như sau : + Ngành thủy sản : 7,8% / tổng nợ xấu + Ngành thi công xây dựng : 58,36% / tổng nợ xấu. + Các ngành khác và các cá nhân làm ăn thua lỗ, chưa thu xếp được nguồn để trả nợ ngân hàng: 33,8%/ tổng nợ xấu.  Nguyên nhân phát sinh nợ xấu: Nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng do một số nguyên nhân sau: - Chính sách thắt chặt đầu tư côngtheo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 làm cho các công trình có nguồn vốn từ ngân sách bị ảnh hưởng, không có vốn hoặc tiến độ giải ngân chậm gây ảnh hưởng đến nguồn thu của các doanh nghiệp xây dựng, dẫn đến thiếu nguồn thanh toán trả nợ cho ngân hàng. - Một số dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như dự án Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô thị Tây Lê Hồng Phong…. bị ngưng lại do thiếu vốn dẫn đến một số hạng mục mặc dù đã được các nhà thầu thi công hoàn thành nhưng chủ đầu tư không có vốn thanh toán, nên cũng không nghiệm thu công trình, không chịu
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved