Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

pháp luật đại cương 1, Schemes and Mind Maps of Economics

jkajlkdjlkasdmalmldmamdmalmlmcamcl

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022

Uploaded on 06/15/2023

37-ha-ngoc-quan
37-ha-ngoc-quan 🇻🇳

Partial preview of the text

Download pháp luật đại cương 1 and more Schemes and Mind Maps Economics in PDF only on Docsity! Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật 1. Quan hệ giữa pháp luật và nhà nước: 1.1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước: Pháp luật để củng cố hay hạn chế quyền lực nhà nước? Pháp luật ban hành ra không chỉ để bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị mà còn để tránh sự lạm quyền. Tất cả các chủ thể là cơ quan nhà nước hay nhân viên nhà nước đều thực hiên theo một quy tắc nhất định (thẩm quyền được trao cho).Cá nhân hay công dân được làm những gì pháp luật cho phép hay là làm những gì pháp luật không cấm? Và nhân viên nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Đây là trách nhiệm của họ, giới hạn về mặt thẩm quyền để tránh sự làm quyền, do đó thể hiện một ý chí là nhà nước phải tôn trọng pháp luật. Nhà nước và pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đều là kết quả của sự xuất hiện và phát triển chế độ tự hữu về tư liệu sản xuất cũng như sự phân chia giai cấp trong xã hội. Một trong những nguyên lý, đã được khẳng định là quốc gia chẳng thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy quốc gia. Sự tiến bộ hay lạc hậu của pháp luật sẽ kéo theo những bước tiến hay sự thụt lùi của nhà nước. Việc đổi mới, hoàn thiện nhà nước và pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa và hiệu quả khi được tiến hành song song, đồng bộ trên cơ sở giám sát và tham gia, đánh giá khách quan của toàn xã hội. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và duy trì trật tự xã hội. Để bộ máy này hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước. Tất những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật. Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, đồng thời cũng là công cụ để thực hiện hóa các mệnh lệnh quản lý của nhà nước. Pháp luật là do nhà nước ban hành ra nên nó có giá trị bắt buộc phải được tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội, có phạm vi tác động lớn, trên toàn lãnh thổ; đồng thời, việc thực hiên pháp luật được nhà nước bảo đảm tiến hành bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Pháp luật là cơ sở, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là một loại thiết chế đặc biệt, là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của nhà nước. Nhờ có bộ máy nhà nước, quyền lực của nhà nước được thể hiện và phát huy tác dụng, chức năng của nhà nước được triển khai, các mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể của nhà nước được thực hiện. Chính vì thế, giống như các nhà nước trước, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không thể thiếu pháp luật để tổ chức và điều chỉnh sự hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong quá trình phát triển, nhà nước ta đã không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Nhà nước ban hành Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân… Bên cạnh đó nhà nước ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau tạo ra sự thống nhất, đồng bộ và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhờ những quy định này mà xã hội có thể kiểm soát được nguy cơ tùy tiện, lạm dụng quyền lực thành lộng quyền, loại trừ sự mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu trách nhiệm trong quy trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. 1.2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội : Pháp luật là phương tiện để nhà nước triển khai các chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng nhất, quản lý xã hội một các hiệu quả nhất. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước, nhà nước không thể không có pháp luật, nhà nước cần pháp luật để tổ chức bộ máy của mình, để điều chỉnh các cơ quan nhà nước. Xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và nhân dân, bảo đảm tính chặt chẽ, chính xác, thống nhất để tạo nên sức mạnh tổng hợp của bộ máy nhà nước. Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng hành vi mỗi con người trong xã hội. Vì vậy, pháp lực giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tìm được cách xử sự phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước, giúp nhà nước xây dựng và duy trì trật tự xã hội. Đồng thời, pháp luật giúp nhà nước tổ chức và quản lý các lĩnh vực khác của đời sống như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế,… Thông qua việc thể chế hóa các chính sách và kế hoạch của nhà nước trong các lĩnh vực này; Bằng cách xác
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved