Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

pháp luật đại cương, Slides of Private law

bộ moon pghaps luaatk đạy cương

Typology: Slides

2020/2021
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 11/20/2022

nguyen-van-viet-anh
nguyen-van-viet-anh 🇻🇳

5

(2)

5 documents

Partial preview of the text

Download pháp luật đại cương and more Slides Private law in PDF only on Docsity! ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---o0o--- MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ 1. HIỆU LỰC PHÁP LUẬT CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ DO “NGƯỜI YẾU THẾ” XÁC LẬP, THỰC HIỆN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Giáo viên hướng dẫn: Lê Mộng Thơ Nhóm: 01 – Lớp: DT01 Sinh viên thực hiện: Đỗ Lê Thiên Ân - 1810823 Đỗ Thiên Ân - 2012632 Nguyễn Hoàng Ân - 2112836 Nguyễn Tuấn Anh - 1932001 Nguyễn Văn Việt Anh – 2112799 TP. HỒ CHÍ MINH, 10/2022 BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 1 STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký 1. Đỗ Lê Thiên Ân 181082 3 Phần 2 Hoàn thành 2. Đỗ Thiên Ân 201263 2 3. Nguyễn Hoàng Ân 211283 6 Phần 1.1 Hoàn thành 4. Nguyễn Tuấn Anh 193200 1 Phần 1.2 Hoàn thành 5. Nguyễn Văn Việt Anh 211279 9 Phần 1.3 Hoàn thành NHÓM TRƯỞNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài nhóm nghiên cứu là về hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do “người yếu thế” xác lập, thuộc ngành Luật Dân sự, với đối tượng nghiên cứu là Bộ Luật Dân sự Về mặt lý luận, “người yếu thế” trong giao dịch dân sự hiện nay chưa được định nghĩa cụ thể, từ đó, về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu “người yếu thế” trong Bô Luật Dân sự có vai trò hỗ trợ các cá nhân, tập thể có các hoàn cảnh khó khăn về mặt thể chất hoặc tinh thần trong các giao dịch dân sự, cũng như hạn chế việc các thiếu sót về tinh thần, thể chất của họ bị người xấu lạm dụng. Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do “người yếu thế” xác lập, thực hiện theo bộ luật dân sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương. 2. Nhiệm vụ của đề tài Một là, xác định nhóm người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự và năng lực chủ thể của nhóm người này khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Hai là, tập trung phân tích và đánh giá những điều kiện để cá nhân được xem là người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự. Ba là, phân tích hiệu lực của các giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự xác lập, thực hiện. Bốn là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Toà án để nhận diện giao dịch dân sự vô hiệu do những người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự trong thực tế, phát hiện ra bất cập quy định pháp luật và thực tiễn; từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 3. Bố cục tổng quát của đề tài: Đề tài nhóm em bao gồm hai chương, chương 1 “lý luận chung về hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế xác lập, thực hiện” và chương 2 “thực tiễn tranh chấp về giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế xác lập, thực hiện” 5 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ DO NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ XÁC LẬP, THỰC HIỆN 1.1. Người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự và giao dịch dân sự do người yếu thế xác lập, thực hiện 1.1.1. Khái niệm người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự Về bản chất, quan hệ dân sự được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí giữa các bên. Do đó, các bên tham gia quan hệ dân sự phải là các chủ thể có khả năng nhận thức, tự do ý chí, bình đẳng về khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, có những chủ thể vì những lý do nào đó mà không có khả năng nhận thức đầy đủ, không có tự do ý chí cũng như khả năng tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ dân sự như những đối tượng khác, do đó, khi tham gia giao dịch dân sự, họ không thể tự mình mà phải thông qua người khác để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như không thể tự mình bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự. Chính vì vậy, có thể hiểu họ chính là những người “yếu thế” trong các quan hệ pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có các quy định ghi nhận và bảo vệ người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 1.1.1.1.Người mất năng lực hành vi dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự được hiểu là một người đã từng có năng lực hành vi dân sự nhưng vì một lý do nào đó mà năng lực hành vi dân sự của họ không còn nữa. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể bằng nhận thức để làm chủ, kiểm soát hành vi của bản thân nên mọi giao dịch đều thông qua người đại diện hợp pháp của họ xác lập và thực hiện. Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y 7 Điều 117 Bộ luật dân sự quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự rằng để một giao dịch dân sự có hiệu lực, chủ thể phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong một vài trường hợp cụ thể thì hình thức của giao dịch dân sự cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 1.2. Năng lực chủ thể của người yếu thế trong pháp luật dân sự Theo điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Theo điều 17 Bộ luật Dân sự 2015 nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó Theo điều 18 Bộ luật Dân sự 2015 thì không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Theo điều 19 Bộ luật Dân sự 2015. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. 1.2.1. Người chưa thành niên Theo điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến 10 bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý Ta thấy một số bất cập tại điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 như : Khó đảm bảo quyền lợi đôi bên khi sảy ra tranh chấp trong giao dich dân sự với người chưa thành niên 1.2.2. Người mất năng lực hành vi dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự theo điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 được thể hiện như sau ; Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Theo điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để cá nhân được công nhận mất năng lực hành vi dân sự là tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Có thể thấy một số bất cập trong điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 ở việc các bệnh không được nêu cụ thể, đồng thời, các bệnh ảnh hưởng đến nhận thức của một người có thể tiềm ẩn không biểu hiện ra ngoài, các cơ quan/tổ chức cá nhân không chuyên về y khoa khó có thể biết được người đó có bị bệnh hay không để có thể yêu cầu tlên Tòa án để ra quyết định giám định pháp y tâm thần cho họ, khiến cho những cá nhân có bệnh tâm thần tiềm ẩn bên trong 11 vẫn được đánh giá như là những người không bị mất năng lực hành vi dân sự khi xảy ra tranh chấp. 1.2.3. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 thể hiện người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau : Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để cá nhân được công nhận Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là khi tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 1.2.4. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự Người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 được thể hiện như sau: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên 12 Trường hợp 1: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó. Vẫn sẽ được đảm bảo hiệu lực về pháp lí. Trong trường hợp như này chúng ta có thể thấy luật dân sự được điều chỉnh dựa trên đời sống của mọi người , những ng chưa đủ , không đủ ,hoặc mất hành vi năng lực dân sự vẫn cần được sống và cần được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống ,nên họ cần có quyền được giao dịch để được đáp ứng nhu cầu sống thiết yếu của mình. Trường hợp 2: Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Những giao dịch mà trong đó người thiếu hụt về năng lực hành vi dân sự được nhận thêm quyền lợi ,hay được giảm những nghĩa vụ mà họ phải chịu mà ko phải bỏ ra thêm điều kiện đánh đổi thì vẫn được pháp luật đảm bảo hiệu lực giao dịch ,để bảo đảm cho quyền lợi và lợi ích của người yếu thế trong giao dịch dân sự ,có thể thấy luật dân sự sẽ ưu ái bảo đảm quyền lợi cho những người yếu thế trong các giao dịch dân sự .những người này được ưu tiên đảm bảo quyền lời trước so với những cá nhân đối tượng có đầy đủ nhận thức và đầy đủ năng lực hành vi dân sự ,những người có đủ năng lực hành vi dân sự sẽ không được lợi dụng ,trục lợi cho mình bằng cách lập giao dịch với những người ko đủ hành vi năng lực dân sự ,nhưng phải có nghĩa vụ thực hiện cách giao dịch hợp pháp ,đem đến lợi ích cho đối tượng trên. Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự. Những giao dịch dân sự được thành lập khi chủ thể chưa đủ năng lực hành vì dân sự và người mất hành vi năng lực dân sự thực hiện có thể được bảo đảm hiệu lực về pháp lí khi người đó đủ hoặc được khôi phục năng lực hành vi dân sự và quay lại thừa nhận hiệu lực giao dịch đó .Khi giao dịch đó chưa bị hủy hay người đại diện hợp pháp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của giao dịch thì sau khi người thành lập giao dịch dân sự có đủ hành vi năng lực dân sự theo pháp luật ,có thể quay lại thừa nhận hiệu lực của giao dịch , để giao dịch được có hiệu lực về pháp lí 1 cách đầy đủ để tránh tranh chấp về sau .Khi người đó đủ hành vi năng lực dân sự thì họ có thể hiểu rõ được giá trị của cuộc giao 15 dịch và họ có khả năng chịu trách nhiệm với những giao dịch đó ,và họ có thể thừa nhận hiệu lực của giao dịch dân sự mà ko còn cần đến sự đồng ý của người dám hộ nữa. Điểm chung của 2 điều luật trên là để bảo vệ người xác lập giao dịch vào thời điểm người xác lập giao dịch ko đủ khả năng nhận thức rõ ràng về giá trị và rủi ro của giao dịch mình thực hiện. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai điều luật này là đối tượng được nhắm đến, ở điều 125 đối tượng bảo vệ là những người không đủ năng lực hành vi dân sự, còn đối tượng được bảo vệ ở điều 128 là những người có đầy đủ hành vi năng lực dân sự. Căn cứ áp dụng quy định tại điều 128 là giao dịch được thực hiện trong lúc 1 trong 2 đối tượng thành lập giao dịch ko đủ khả năng để làm chủ được hành vi của mình, chẳng hạn như lúc say xỉn hoặc lúc ko được tỉnh táo, hoặc bị ép buộc xác lập giao dịch. 1.3.2. Ý nghĩa của quy định Quy định nhằm bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người xác lập giao dịch nhưng ko đủ khả năng nhận thức được tính nghiêm trọng của giao dịch đó .Những người yếu thế ,bị thiệt có thể dựa trên pháp luật để vô hiệu giao dịch ,đảm bảo tính công bằng trong giao dịch dân sự . 16 CHƯƠNG II. THỰC TIỄN TRANH CHẤP VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ XÁC LẬP, THỰC HIỆN Theo bản án số 104/2018/DS-ST ngày 08/11/2018 của Toà án Nhân dân huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh thì vào ngày 21-3-2007 giữa Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T và ông Thô Sa M, bà Chang T có thỏa thuận ký Hợp đồng tín dụng. Theo hợp đồng thì ông Thô Sa M, bà Chang T vay số tiền 25.000.000 đồng; mục đích vay mua xe gắn máy và sửa nhà; thời hạn vay 36 tháng, kể từ ngày từ ngày 21-3-2007 đến ngày 21-3-2010; hai bên còn có thỏa thuận lãi suất cho vay, lãi suất nợ quá hạn, Tài sản để đảm bảo cho nợ vay là quyền sử dụng đất diện tích 10.519 m2. Việc thế chấp được UBND xã T chứng thực và có đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tân Châu theo đúng quy định của pháp luật. Xét yêu cầu của Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T yêu cầu ông Thô Sa M và bà Chang T trả tổng cộng nợ gốc và lãi suất là 58.595.500 đồng và tiếp tục trả tiền lãi suất theo hợp đồng cho đến khi trả xong nợ gốc, Toà án thấy rằng: Tại thời điểm năm 2007, Quỹ tín dụng khi tiến hành thủ tục cho khách hàng vay vốn đã thực hiện không đúng theo Quy chế cho vay của Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T như “Người trực tiếp giao dịch với khách hàng khi làm thủ tục vay không phải là cán bộ tín dụng của Quỹ tín dụng; không xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng, nên số tiền vay trong hợp đồng và số tiền khách hàng thực nhận khác nhau, do không biết chữ, nhưng trước khi lăn dấu vân tay vào hợp đồng không được ai đọc lại nội dung; người không vay tiền nhưng được nhận tiền tại kho quỹ của Quỹ tín dụng, còn khách hàng nhận tiền vay tại nhà bà Lâm N và bà Dương Thị H; các hợp đồng tín dụng đều có mức tiền vay từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, nhưng không có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh v.v”. Tại Kết luận Thanh tra số 36/KL-TNI5 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh: “Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T thực hiện cho vay 03 đợt đối với 31 hộ dân tộc Khmer không đúng quy trình cho vay, thông qua người môi giới để người môi giới chiếm dụng vốn vay của khách hàng. Do các hộ vay không biết chữ và không nói thông thạo tiếng Việt nên thông qua 02 người môi giới (phiên dịch) tạo điều kiện cho 02 người môi giới lợi 17 Có thể thấy, hợp đồng tín dụng để vay tiền giữa giữa Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T với ông Thô Sa M và bà Chang T hội tụ đủ các điều kiện của một hợp đồng dân sự. Ông Thô Sa M là người không biết chữ, tuy nhiên, theo Điều 23 của Bộ Luật Dân sự năm 20151, thì việc không biết chữ không được nêu cụ thể là không đủ khả năng nhận thức. Giả sử việc ông không biết chữ khiến ông thuộc thuộc trường hợp theo Điều 23 là người tình trạng thể chất không đủ khả năng nhận thức (do không biết chữ) đi nửa, thì ông vẫn cần người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, hoặc chính ông, yêu cầu, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần và ông cần được Tòa án ra quyết định tuyên bố ông là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, theo Điều 127 của Bộ Luật Dân sự năm 20152 , lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó; và bà Lâm N và bà Dương Thị H đã cố ý lợi dụng việc ông Thô Sa M không biết chữ, làm cho ông hiểu sai lệch vệ hợp đồng tín dụng, tức lừa dối ông, để chiếm dụng số tiền. Do đó theo nhóm, hợp đồng tín dụng để vay tiền được nêu trong bản án không có hiệu lực pháp luật. Theo Điều 131 của Bộ Luật Dân sụ năm 20152, do không có hiệu lực pháp luật nên hợp đồng trên cũng không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, theo nhóm, cách giải quyết tranh chấp trên là khôi phục lại tình trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ông Thô Sa M và bà Chang T đã vay tiền từ Quỹ tín dụng nên ông và bà sẽ phải trả lại số tiền đã vay cho Quỹ và ngược lại, do Quỹ tín dụng đã thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ hai ông bà nên Quỹ sẽ phải trả lại cho họ Giấy chứng nhận đó. 2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành a. Bất cập và kiến nghị về việc các quy định chưa cụ thể về bị khiếm khuyết về mặt thể chất tham gia giao dịch dân sự 2 BỘ LUẬT DÂN SỰ, [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx] , 19/10/2022 20 Từ các nội dung được nêu ra ở Chương 1 và Chương 2, có thể thấy, tuy Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã nêu ra cụ thể người mất và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, theo Điều 23 của Bộ Luật Dân sự năm 20153 đã nêu rằng mgười thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tình trạng thể chất hoặc tinh thần để được công nhận là người có khó khăn trong nhận thức và hành vi không được nói rõ cụ thể trong Luật, một ví dụ thực tiễn là ở bản án ở mục 2.1, người không biết chữ chưa được nêu trong Luật có phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay không. Qua đó, nhóm đề xuất rằng bổ sung thêm các điều kiện cụ thể về mặt thể chất và tinh thần để một người có thể được coi là không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. b. Bất cập và kiến nghị về việc công nhận người bị mất năng lực hành vi dân sự khi xảy ra tranh chấp Đồng thời, Luật cũng chưa nêu và xử lý các trường hợp rằng người có tình trạng thể chất hoặc tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự không được công nhận là người có khó khăn khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do không có người yêu cầu Tòa án tuyên bố ra quyết định. Điều này dễ dẫn đến hậu quả xấu do, nếu họ tham gia các giao dịch dân sự, theo Luật, họ sẽ được xem như là người có đủ khả năng nhận thức và hành vi dân sự do Tòa án chưa ra quyết định công nhận họ là người có khó khăn khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Một ví dụ trong bản án trên rằng ông Thô Sa M là người mù chữ nhưng sống trong cộng đồng người dân tộc ít người và không có cá nhân yều cầu Tòa án tuyên ông là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ 33 BỘ LUẬT DÂN SỰ, [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx] , 30/09/2022 21 hành vi và việc hợp đồng tín dụng trên bị vô hiệu không phải vì ông là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà vì có hành động lừa dối từ bên thứ ba. Do đó, nhóm cũng muốn bổ sung thêm rằng khi một người đã có tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự nhưng không được công nhận là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vì chưa có ai yêu cầu Tòa án tuyên bố thì, khi một giao dịch dân sự xảy ra tranh chấp có ảnh hưởng bởi việc người đó có hay không phải là người có năng lực hành vi dân sự, thì buộc người đó cũng cần phải được giám định pháp y tâm thần để đánh giá xem họ có phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay không để có thể xử lý tranh chấp. 22
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved