Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

pháp luật đại cương, Schemes and Mind Maps of Private law

pháp luật đc việt nam cho ban nao can

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 11/20/2022

nguyen-van-viet-anh
nguyen-van-viet-anh 🇻🇳

5

(2)

5 documents

Partial preview of the text

Download pháp luật đại cương and more Schemes and Mind Maps Private law in PDF only on Docsity! 1.3. Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự xác lập, thực hiện 1.3.1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do nhóm người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự xác lập, thực hiện Điều 122, BLDS 2015: “Chỉ những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: - Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong một vài trường hợp cụ thể thì hình thức của giao dịch dân sự cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.” Điều 119, BLDS 2015: Hình thức giao dịch dân sự: 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Ví dụ: giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013) Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng ưong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự. Một giao dịch dân sự hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 trong đó có ba điều kiện bắt buộc về chủ thể, nội dung và mục đích. Đối với điều kiện về hình thức của giao dịch, điều kiện này chỉ đặt ra khi pháp luật có quy định. Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể trong giao dịch. Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Do đó, một giao dịch dân sự có thể vô hiệu do vi phạm một điều kiện hoặc bị vô hiệu do vi phạm đồng thời nhiều điều kiện có hiệu lực do luật định. Khoản 1. Điều 125 BLDS: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý”. Trong khoản này đề cập đến giao dịch của những người không đầy đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện ,giao dịch vẫn sẽ có hiệu lực nếu 2 bên không xảy ra mâu thuẫn hay người đại diện hợp pháp của người thành lập giao dịch không có ý kiến phản đối với giao dịch trên .Hiệu lực của giao dịch trên sẽ bị vô hiệu nếu người đại diện hợp pháp của người thực hiện giao dịch đó yêu cầu vô hiệu giao dịch. Khoản 2 Điều 125 BLDS: “Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.” Trường hợp 1: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó. Vẫn sẽ được đảm bảo hiệu lực về pháp lí. Trong trường hợp như này chúng ta có thể thấy luật dân sự được điều chỉnh dựa trên đời sống của mọi người , những ng chưa đủ , không đủ ,hoặc mất hành vi năng lực dân sự vẫn cần được sống và cần được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống ,nên họ cần có quyền được giao dịch để được đáp ứng nhu cầu sống thiết yếu của mình . Trường hợp 2: Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Những giao dịch mà trong đó người thiếu hụt về năng lực hành vi dân sự được nhận thêm quyền lợi ,hay được giảm những nghĩa vụ mà họ phải chịu mà ko phải bỏ ra thêm điều kiện đánh đổi thì vẫn được pháp luật đảm bảo hiệu lực giao dịch ,để bảo đảm cho quyền lợi và lợi ích của người yếu thế trong giao dịch dân sự ,có thể thấy luật dân sự sẽ ưu ái bảo đảm quyền lợi cho những người yếu thế trong các giao dịch dân sự
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved