Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Pháp luật đại cương chương 1, Summaries of Law

Tóm tắt chương 1 Pháp luật đại cương

Typology: Summaries

2022/2023

Uploaded on 11/20/2023

thuy-quynh-9
thuy-quynh-9 🇻🇳

1 document

Partial preview of the text

Download Pháp luật đại cương chương 1 and more Summaries Law in PDF only on Docsity! Pháp luật đại cương Chương 1: Đại cương về nhà nước 1. Kiểu nhà nước Kiểu nhà nước là các dạng hình thức nhà nước trong lịch sử được phân loại dựa trên các tiêu chí cụ thể. Trong khoa học pháp lý, cách phân loại kiểu nhà nước theo truyền thống là dựa vào sự phân chia các hình thái kinh tế xã hội của Mác. Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất của nhà nước và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Lịch sử loài người có 4 hình thái kinh tế xã hội có giai cấp khác nhau, gồm: hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế xã hội phong kiến, hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa và hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tương ứng và phù hợp với mỗi hình thái kinh tế xã hội đó là 1 kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. a, Nhà nước chủ nô: - Là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại và là kiểu nhà nước bóc lột đầu tiên xuất hiện trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. - Sự ra đời dựa trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ sau khi nền kinh tế tự nhiên chuyển sang nền kinh tế sản xuất với các lần phân công lao động xã hội và sự chiếm hữu tư nhân về sản xuất, đồng thời với sự phân hoá xã hội thành các giai cấp. - Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ. - Nhà nước chủ nô là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực về chính trị, thông qua đó thực hiện quyền lực về kinh tế, bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ và thực hiện sự bóc lột trực tiếp đối với người nô lệ của giai cấp chủ nô. Nắm trong tay bộ máy nhà nước, giai cấp chủ nô thực hiện sự trấn áp của mình đối với nô lệ và người lao động khác trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, tư tưởng. b, Nhà nước phong kiến: - Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước bóc lột thứ hai trong lịch sử xã hội loài người. Nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chế của giai cấp phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác. - Nhà nước phong kiến tồn tại dựa trên cơ sở của chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất và các tư liệu sản xuất như nông cụ, súc vật. - Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tự liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân. Quyền lực kinh tế, chính trị, tinh thần đều thuộc về giai cấp địa chủ phong kiến. - Cơ sở xã hội của nhà nước phong kiến: có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ, quý tộc phong kiến và nông dân. c, Nhà nước tư sản: - Là kiểu nhà nước có nhiều điểm tiến bộ hơn hẳn so với nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. - Ra đời dựa trên cơ sở của một cuộc cách mạng hoặc cải biên xã hội do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thiết lập chính quyền của giai cấp này. - Bản chất của nhà nước tư bản là công cụ thiết lập và bảo vệ chế độ dân chủ tư sản. - Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất và chế độ bóc lột bằng thặng dư và lợi nhuận. Song nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện tại là nền kinh tế hỗn hợp, đa thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cấp chính quyền địa phương. - Cơ sở để cấu trúc đơn vị hành chính trên một nhà nước là dựa vào điều kiện tự nhiên xã hội thực tế và các giá trị về mặt truyền thống lịch sử. Có 2 hình thức cấu trúc nhà nước là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.  Nhà nước đơn nhất (Việt Nam) là nhà nước có chủ quyền chung có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm: tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, huyện quận thị xã thành phố trực thuộc tỉnh và xã phường thị trấn  Nhà nước liên bang là nhà nước do từ 2 hay nhiều nước thành viên có chủ quyền hợp lại. Nhà nước liên bang có hệ thống cơ quan quyền lực và pháp lý chung cho toàn liên bang và hệ thống riêng trong mỗi nước thành viên. c, Chế độ chính trị: - Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp thủ đoạn mà giai cấp cầm quyền sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Các phương pháp thủ đoạn thường ở 2 dạng dân chủ và phản dân chủ. - Phương pháp dân chủ (Việt Nam) là phương pháp tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật các chủ thể pháp luật bình đẳng với nhau khi tham gia các công việc của nhà nước - Phương pháp phản dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước có đặc trưng là sự áp đặt ý chí chủ quan của giai cấp cầm quyền từ chối dân chủ hạn chế khả năng tham gia của nhân dân vào đời sống chính trị cũng như các công việc của nhà nước. Các phương pháp thực thi quyền lực được sử dụng như từ chối thỏa hiệp từ chối nhượng bộ tước đoạt hoặc hạn chế quyền cơ bản của các chủ thể đàn áp bằng bạo lực phân biệt chủng tộc kỳ thị tộc diệt chủng. 3. Nhà nước CHXHCN Việt Nam: 3.1. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cô bạn chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột. Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua các đặc trưng sau: a. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa là nhà nước đề cao giá trị của hiến pháp và pháp luật trong tổ chức và quản lý xã hội. Mọi cá nhân tổ chức các cơ quan nhà nước cán bộ công chức viên chức nhà nước đều phải tuân thủ và chấp hành hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân vì nhân dân”; “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp và pháp luật quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật”; “ Mọi hành vi vi phạm hiến pháp đều bị xử lý”. b, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân Ngay từ khi thành lập nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn thể hiện rõ tính giai cấp đó là nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. c, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn: Bên cạnh tính dây cấp nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng thể hiện tính chất xã hội rộng rãi và sâu sắc. Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giải quyết các vấn đề an sinh xã hội vượt qua đó là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. d, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam: - Tính dân tộc của nhà nước ta là một vấn đề có tính lịch sử là truyền thống lâu đời và là nguồn sức mạnh của nhà nước. e, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các nước trên thế giới: Bản chất của nhà nước ta không chỉ thể hiện trong các đường lối chính sách đối nội và còn được phản ánh trong các đường lối chính sách đối ngoại. Nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ mà rộng mở đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a, Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân b, Nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp” c, Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của đảng+ sản Việt Nam đối với tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước d, Nguyên tắc tập trung dân chủ e, Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa 3.3. Quốc hội - Kể từ hiến pháp 1959, hiến pháp 1980, hiến pháp 1992 và hiến pháp 2013, cơ quan đại biểu cao nhất, sợi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được đổi tên là quốc hội - Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quốc hội có các chức năng cơ bản sau: + Thực hiện quyền lập hiến lập pháp (được 2/3 đồng ý)  Toà án nhân dân tối cao: o Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao o Toà án quân sự trung ương o Bộ máy giúp việc  Toà án nhân dân cấp cao: o Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao o Các toà chuyên trách toà án nhân dân cấp cao o Bộ máy giúp việc  Toà án nhân dân cấp tỉnh: o Các toà chuyên trách của Toà án nhân dân tỉnh  Toà án nhân dân cấp huyện: o Các thẩm phán chuyên trách - Các chức danh của toà án nhân dân:  Chánh án  Phó chánh án  Thẩm phán  Thẩm tra viên  Thư kí toà án  Hội thẩm nhân dân b, Viện kiểm sát nhân dân - Vị trí: Là cơ quan tư pháp - Chức năng:  Là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố: nhân danh nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội  Kiểm sát hoạt động tư pháp 3.7. Chính quyền địa phương - Là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức ở các đơn vị hành chính, thực hiện chức năng quản lí và phát triển địa phương. Chính quyền địa phương gồm: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. - Đơn vị hành chính: - Phân loại cơ quan nhà nước:  Theo cơ sở hình thành: o Cơ quan hiến định o Cơ quan thành lập theo văn bản pháp luật khác  Theo phạm vi hoạt động: o Cơ quan nhà nước ở trung ương o Cơ quan nhà nước ở địa phương  Theo thẩm quyền, chức năng: o Cơ quan quyền lực nhà nước o Cơ quan quản lí nhà nước o Cơ quan kiểm sát o Cơ quan xét xử  Theo việc đảm nhiệm quyền lực nhà nước: o Cơ quan lập pháp o Cơ quan hành pháp o Cơ quan tư pháp
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved