Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Quan điểm của triết học Mác – Lênin về dân tộc, quan hệ giai cấp- dân tộc – nhân loại; ý n, Essays (university) of Philosophy

Quan điểm của triết học Mác – Lênin về dân tộc, quan hệ giai cấp- dân tộc – nhân loại; ý nghĩa phương pháp luận đối với cách mạng Việt Nam

Typology: Essays (university)

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 09/19/2022

thao-vuong-1
thao-vuong-1 🇻🇳

5

(2)

2 documents

1 / 12

Toggle sidebar
Discount

On special offer

Related documents


Partial preview of the text

Download Quan điểm của triết học Mác – Lênin về dân tộc, quan hệ giai cấp- dân tộc – nhân loại; ý n and more Essays (university) Philosophy in PDF only on Docsity! TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎ BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN Đề bài: “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về dân tộc, quan hệ giai cấp- dân tộc – nhân loại; ý nghĩa phương pháp luận đối với cách mạng Việt Nam” Mã đề: 101 Sinh viên : VƯƠNG THỊ THẢO Số báo danh : 101 Lớp : Triết học Mác Lênin_1_2(15 CHUNG).1_LT Giáo viên giảng dạy: TS. Đỗ Khánh Chi Mã sinh viên : 21012426 HÀ NỘI, THÁNG 8/2021 MỤC LỤC Lời mở đầu....................................................................................................................3 Phần nội dung...............................................................................................................4 1.Nội dung các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về dân tộc..............................4 1.1. Khái niệm dân tộc................................................................................................4 1.2. Đặc trưng dân tộc.................................................................................................5 2. Mối quan hệ giữa giai cấp- dân tộc – nhân loại.......................................................7 2.1. Mỗi quan hệ giữa giai cấp- dân tộc....................................................................7 2.2. Mối quan hệ giữa giai cấp- dân tộc- nhân loại..................................................8 3. Ý nghĩa phương pháp luận đối với cách mạng Việt Nam.......................................9 Kết luận.........................................................................................................................11 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................12 2 Như chúng ta đã biết, dân tộc là cộng đồng người tiếp sau bộ tộc nó kết tục những cái đặc điểm của bộ tộc cũng như là bộ tộc, dân tộc là một cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp có nhà nước và có cải cách thể chế chính trị nhưng dân tộc có những đặc trưng khác với các hình thức cộng đồng người trước đây kể cả bộ tộc. Thứ nhất, nếu như ở bộ tộc các mối liên hệ cộng đồng còn yếu ớt lỏng lẻo thì dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất. Những mối liên hệ dân tộc chặt chẽ bền vững một mặt là do chúng được hình thành trong quá trình lịch sử rất lâu dài từ các hình thức cộng đồng người trước đó đã trải qua nhiều thử thách, mặt khác là do dân tộc được hình thành và củng cố trên cở sở mới là quan hệ trong một thị trường thống nhất. Dân tộc là cộng đồng xã hội, tộc người ổn định bền vững được thành lập trong lịch sử phát triển xã hội và lịch sử phát triển của các hình thức cộng đồng người. Thứ hai, dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là đặc trưng cơ bản của dân tộc. Ngôn ngữ vừa là công cụ giao tiếp kết nối các thành viên trong cộng đồng dân tộc, vừa là một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Ở mỗi quốc gia, dân tộc đều có một ngôn ngữ thống nhất để sử dụng chung cho tất cả các cộng đồng tộc người trong quốc gia, dân tộc đó. Thứ ba, dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tế. Khoa học đã chứng minh rằng, từ cộng đồng thị tộc phát triển lên bộ lạc và bộ tộc, yếu tố liên kết giữa các thành viên của cộng đồng trên cở sở huyết thống dần dần suy giảm, vai trò của nhân tố kinh tế ngày càng tăng cường. Với dân tộc, vai trò của nhân tố kinh tế được biểu hiện ra thực sự mạnh mẽ. Khi dân tộc, quốc gia hình thành thì kinh tế được hiểu là một nền kinh tế thống nhất của một quốc gia có tính độc lập, tự chủ. Thứ bốn, dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hóa, tâm lý và tính cách. Văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng, được coi là “bộ gen”, là “căn cước” của mỗi cộng đồng dân tộc. văn hóa dân tộc mang nhiều sặc thái của các cộng đồng người, sắc tộc, các địa phương,… nhưng vẫn là nền văn hóa thống nhất có những đặc trưng chung và ổn định. 5 Thứ năm, dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất. Đây là một đặt trưng của dân tộc – quốc gia để phân biệt với dân tộc theo nghĩa là các dân tộc – tộc người. Như vậy, cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa tâm lý, nhà nước và pháp luật là năm đặc trưng không thể thiếu của dân tộc. Đó chính là những yếu tố có mối quan hệ nội lực mạnh mẽ. Nó vừa kết dính dân tộc thành một khối, vừa tạo ra động lực để liên kết và phát triển trong mỗi quốc gia dân tộc. Quan hệ dân tộc được hình thành bằng các quan hệ cộng đồng về ngôn ngữ về lãnh thổ sinh hoạt kinh tế tính cách đời sống văn hóa và là sự kết tinh tộc đáo của các quan hệ ấy. Chúng ta thấy rằng mỗi dân tộc đều có truyền thống riêng về lịch sử, lịch sử một dân tộc không chỉ bắt đầu từ khi hình thành dân tộc mà còn là một sự tiếp nối lịch sử các cộng đồng người trước khi dân tộc được hình thành có quan hệ trực tiếp với sự hình thành dân tộc ấy. Trong dân tộc hòa quyện nhiều mối liên hệ cộng đồng song quan trọng nhất là cộng đồng về kinh tế và văn hóa. Một cộng đồng người sống trên một lãnh thổ nói chung một thứ tiếng nhưng các vùng trong lãnh thổ thiếu sự liên hệ ràng buộc nhau về kinh tế thì cộng đồng dó chưa thể thành dân tộc. Một cộng đồng người có nhiều mối liên hệ cộng dồng chặt chẽ mật thiết kể cả về kinh tế nhưng chưa tạo được một nền văn hóa chung về bản sắc của cộng đồng đó thì nó cũng chưa trở thành dân tộc. Các mối liên hệ cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ vô cùng quan trọng song các đặc trưng đó mang nhiều tính tương đối hơn so với cộng đồng về kinh tế và cộng đồng về văn hóa. Có thể khẳng định trong dân tộc thì hòa quyện nhiều mối liên hệ quan hệ cộng động song quan trọng nhất vẫn là cộng động về kinh tế và văn hóa. Với quan niệm này thì chủ nghĩa Mác-Lênin đã bác bỏ quan niệm duy tâm đưa yếu tố tinh thần tâm lý thành đặc trưng số một thậm chí là đặc trưng duy nhất phủ định nội dung kinh tế xã hội của dân dộc. Song chủ nghĩa Mác-Lênin cũng không chấp nhận quan điểm duy vật kinh tế tuyệt đối hóa đặc trưng về kinh tế thậm chí đồng nhất quan hệ dân tộc với quan hệ kinh tế xã hội coi thường các yếu tôc lịch sử tâm lý tính cách truyền thống của cộng đồng điều đó cho thấy khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc thì chủ nghĩa 6 Mác-Lênin đã luôn đứng trên nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể cũng như nguyên tắc khách quan để xem xét vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc. 2. Mối quan hệ giữa giai cấp- dân tộc- nhân loại 2.1. Mối quan hệ giữa giai cấp – dân tộc Dân tộc và giai cấp là những phạn trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau, có vai trò lịch sử khác nhau đối với sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử nhân loại, giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm. Khi giai cấp mất đi, dân tộc vẫn còn tồn tại lâu dài. Trong một dân tộc có nhiều giai cấp và ngược lại một giai cấp có thể tồn tại trong nhiều dân tộc. Giai cấp quyết định dân tộc. Sự phát triển của phương thức sản xuất xã hội là nguyên nhận xét đến cùng quyết định sự hình thành, phát triển của các hình thức cộng đồng người trong lịch sử. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là động lực mạnh mẽ nhất của quá trình thay thế hình thức cộng đồng bộ tộc bằng hình thức cộng đồng dân tộc. Trong quá trình đó, giai cấp tư sản đã đóng vai trò chính của việc thúc đẩy sự hình thành dân tộc tư sản. Quan hệ giai cấp quyết định khuynh hướng phát triển và tính chất của dân tộc. Trong một thời đại lịch sử, mỗi dân tộc đều do một giai cấp làm đại diện. Giai cấp đó quy định tính chất dân tộc. Vấn đề dân tộc ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, dân tộc có vai trò quan trọng đối với vấn đề giai cấp. Sự hình thành dân tộc mở ra những điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc đấu tranh giai cấp. Sự hình thành các dân tộc tư sản đã mở ra một không gian rộng lớn cho sự phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhưng giai cấp tư sản càng phát triển thì kèm theo với nó là sự lớn mạnh của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi do dân tộc mang lại để tập hợp lực lượng đầu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, trong cuộc đấu tranh của mình, giai cấp vô sản “Trước hết phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã”2 và “giai cấp vô sản mỗi nước trước 2 , 3 C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.611, 623-624. 7 loại trong thời đại ngày nay. Đây còn là cơ sở lý luận để đấu tranh, phê phán các quan điểm sai lầm của các học giả tư sản và chủ nghĩa cơ hội về vấn đề này hiện nay. Sự vận dụng sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp trong chủ nghĩa Mác - Lênin có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung. Chủ nghĩa dân tộc theo Hồ Chí Minh, hoàn toàn không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc phong kiến, tư sản hay của Quốc tế II, mà là chủ nghĩa dân tộc chân chính, theo lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn dân tộc với quốc tế, dân tộc với giai cấp, hướng tới triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Như vậy, chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh dùng ở đây, nói như C.Mác, không phải như giai cấp tư sản đã hiểu, mà là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của người dân bản xứ. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Việt Nam chính là đóng góp quan trọng vào phong trào cách mạng thế giới và tiến bộ xã hội trong thời đại hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội , cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Vận dụng sáng tạo lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, dân tộc và nhân loại của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thắng lợi, góp phần tích cực vào thực hiện tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Đường lối cách mạng Việt Nam xuyên suốt và nhất quán qua các giai đoạn cách mạng với quan điểm: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cụ thể hóa bằng chính sách dân tộc trên 3 nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Kết luận 10 Vấn đề dân tộc luôn luôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối vợi sự nghiệp cách mạng nước ta cả trong giai đoạn hiện nay và sau này. Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng tới vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, coi đó là nguồn sức mạnh, là động lực đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Do đó, nhận thức sâu sắc về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Có thể thấy, qua từng thời kì cách mạng, Đảng và nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc là vấn đề then chốt, vấn đề mang tính thời sự diễn biến hết sức phức tạp. Và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nhờ sự vận dụng sáng tạo những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc, Đảng đã từng bước thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, tăng cường giao lưu hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong mọi phương diện đời sống, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng của cả nước, từ đó tạo nên một bản sắc dân tộc Việt Nam – dân tộc Con Rồng cháu Tiên. Dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển trải qua hàng ngàn năm lịch sử, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước đi đôi với đấu tranh giữ nước. Trong tiến trình lịch sử đó, đại đoàn kết dân tộc là một nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đối với thế hệ trẻ, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng. Tin tưởng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam, tin vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam và con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Kiên quyết đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tác của các thế lực thù địch. Muốn vậy thì trước hết mối chúng ta cần có lòng tự tôn dân tộc, cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn để góp phần vào sự nghiệm chung của nước nhà. Tài liệu tham khảo 11 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật- Hà Nội 2021. 2. Sùng Thị Chấu (2022), “Quan hệ giữa giai cấp với dân tộc trong lịch sử và quan hệ giai cấp với dân tộc và nhân loại trong thời đại ngày nay”, https://luatminhkhue.vn/quan-he-giua-giai-cap-voi-dan-toc-trong-lich-su- va-quan-he-giai-cap-voi-dan-toc-va-nhan-loai-trong-thoi-dai-ngay- nay.aspx, 11/06/2022. 12
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved