Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Mediation Process and Its Importance in Resolving Disputes, Lecture notes of Law and Religion in Europe

Conflict ManagementCommunication SkillsMediation TechniquesDispute Resolution

The role of mediators in resolving disputes within a community, emphasizing their importance in ensuring successful conflict resolution. Mediators, who are respected members of the community, contribute significantly to the resolution process. Their valuable communication skills and ability to understand the situation make them effective in bringing parties to an agreement. The document also discusses the preparation process for mediation sessions, including the organization of the event and the responsibilities of the mediator.

What you will learn

  • What is the preparation process for mediation sessions?
  • How do mediators contribute to successful conflict resolution?
  • What are the responsibilities of the mediator during a mediation session?
  • How does effective communication contribute to successful mediation?
  • What is the role of mediators in resolving disputes?

Typology: Lecture notes

2020/2021

Uploaded on 12/15/2022

thanh-nguyen-86
thanh-nguyen-86 🇻🇳

1 document

1 / 191

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Mediation Process and Its Importance in Resolving Disputes and more Lecture notes Law and Religion in Europe in PDF only on Docsity! MỤC LỤC Trang I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG ĐỘT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT 2 1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại xung đột........................................................ 2 2. Giải quyết xung đột............................................................................................. 6 I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HÒA GIẢI…………………………….....…......... 10 1. Bước 1. Trước khi hòa giải………………………………………………....... 10 2. Bước 2. Tiến hành hòa giải……………………………….…………….…..... 12 3. Bước 3. Sau khi hòa giải…………………………………………………....... 14 II. KỸ NĂNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ..…………………………………….......... 16 1. Kỹ năng tiếp cận đối tượng để nắm bắt thông tin về vụ, việc hòa giải và nhu cầu lợi ích của các bên………………………………………………….............. 16 2. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ, việc……………………….…………....…... 23 3. Kỹ năng tìm mâu thuẫn, xung đột lợi ích cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu….... 25 4. Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật, tìm kiếm giải pháp tư vấn cho các bên……………………………………………………………….…............. 28 5. Kỹ năng chuẩn bị tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải………........... 33 6. Kỹ năng giải thích, thuyết phục, hướng dẫn các bên tự thỏa thuận dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp…………………………………………….........................…… 36 7. Kỹ năng ghi chép của hòa giải viên; ghi sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành……........................…. 37 8. Kỹ năng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình hòa giải ở cơ sở 44 PHỤ LỤC I. Một số câu ca dao, tục ngữ được vận dụng trong hòa giải ở cơ sở..... 47 PHỤ LỤC II. Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng................................................................................. 52 PHỤ LỤC III. Một số vụ, việc hòa giải điển hình ở cơ sở..................................... 54 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG ĐỘT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT 1. Khái niệm xung đột, phân loại xung đột 1.1. Khái niệm xung đột Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích”1. Như vậy, một cách khái quát, xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột và vào cách giải quyết xung đột. Không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều hiểu theo nghĩa xấu. Có những xung đột tích cực giúp hoàn thiện bản thân, tăng năng suất và nếu được giải quyết tốt, xung đột sẽ đem lại các điểm tích cực như: Nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cá nhân, giữa các thành viên trong nhóm; nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận, thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn; nâng cao hiểu biết của từng cá nhân về các mục tiêu của mình, biết được đâu là những mục tiêu quan trọng nhất, giải quyết triệt để quyền lợi vật chất của các cá nhân... Ngược lại, xung đột không được xử lý tốt sẽ làm cho mâu thuẫn giữa các bên trở nên trầm trọng, khó giải quyết. Có nhiều nguyên nhân gây ra xung đột, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như: - Xuất phát điểm khác nhau, sự hơn thua khác nhau trong những mối quan hệ nhất định; - Mục tiêu không thống nhất; - Chênh lệch về nguồn lực; - Có sự cản trở từ người khác; - Căng thẳng/áp lực tâm lý từ nhiều người; - Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn; - Giao tiếp bị sai lệch… Mâu thuẫn là sự khác biệt hoặc đối lập về quan điểm lợi ích, nhận thức phương pháp làm việc… của các cá nhân hoặc nhóm người tập thể. Nó được biểu hiện bên ngoài bằng những cảm xúc, tình cảm với những cung bậc khác nhau tùy theo mức độ khác biệt. Từ những xung đột về mặt xã hội, nhu cầu hoặc lợi ích có thể phát triển thành những mâu thuẫn về mặt xã hội, nhu cầu hoặc lợi ích; có thể bắt nguồn từ 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_%C4%91%E1%BB%99t 2 - Xung đột tổ chức là loại xung đột mà các cá nhân trong cùng tổ chức thấy quyền, lợi ích của mình xung đột với cá nhân khác trong tổ chức hoặc xung đột với chính tổ chức đó hoặc là loại xung đột giữa hai tổ chức với nhau trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Với loại xung đột này thường xuất phát từ quan điểm cá nhân, quan điểm nhóm đối với mục tiêu cụ thể của tổ chức hoặc xuất phát từ chính những nhu cầu, quyền lợi của từng cá nhân trong tổ chức với nhau khi họ so sánh với những thứ mà bản thân họ có thể mang lại cho tổ chức khi gia nhập. Nhận dạng được các loại xung đột giúp bạn có thể sử dụng các phương pháp giải quyết xung đột. Khi lựa chọn, bạn nghĩ đó là hướng giải quyết tốt nhất vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể giải quyết các xung đột đó theo bản năng, kinh nghiệm của mình và học cách làm sao thay đổi phương pháp giải quyết nếu cần thiết khi được trang bị kiến thức về xung đột. 2. Giải quyết xung đột 2.1. Phương pháp giải quyết xung đột a) Phương pháp cạnh tranh Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách các bên đều giữ vững lập trường của mình. Họ cạnh tranh với nhau để dành quyền lợi tốt hơn và cố gắng dành chiến thắng (nếu đối phương không có quan hệ thân thiết với họ). Hình thức giải quyết xung đột này chứa đựng nhiều yếu tố gây hấn và có thể khiến cho đối phương bị tổn thương hay bị xúc phạm. Hình thức này phù hợp với kỹ năng giải quyết xung đột khi: • Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng; • Người quyết định biết chắc mình đúng; • Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ. Hình thức này không phù hợp với giải quyết xung đột khi: • Mọi người cảm thấy nhạy cảm với xung đột; • Tình huống không khẩn cấp. b) Phương pháp hợp tác Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan. Với hình thức này, các bên có thể cùng nhau làm việc để đưa ra giải pháp hai bên cùng có lợi. Phương pháp giải quyết xung đột này chủ yếu hướng đến yếu tố tích cực, chủ động hơn là thụ động hoặc gây hấn. Phương pháp giải quyết xung độ này áp dụng khi: 5 • Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất; • Áp dụng với những tình huống không khẩn cấp; • Xung đột liên quan đến nhiều người hay nhiều thành viên của các nhóm khác nhau; cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên; • Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại. Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi cần ra quyết định ngay lập tức; vấn đề không quan trọng. c) Phương pháp lẩn tránh (từ bỏ) Là cách giải quyết xung đột bằng cách lẩn tránh các xung đột, phó mặc cho đối phương định đoạt hoặc người thứ ba định đoạt. Người sử dụng hình thức này có xu hướng chấp nhận mọi quyết định mà không có bất kỳ câu hỏi nào, tránh tạo ra mâu thuẫn và giao phó mọi công việc và quyết định, khó khăn cho đối phương. Những người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình. Đây là hình thức giải quyết xung đột bị động và không hiệu quả mặc dù có thể áp dụng trong một số trường hợp. Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi: • Vấn đề không quan trọng; • Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình; • Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại; • Xung đột sẽ sớm tự động giải quyết. Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi: • Vấn đề quan trọng đối với bạn hoặc người thân của bạn; • Xung đột sẽ tiếp tục diễn ra và tồi tệ hơn nếu bạn không quan tâm tới nó. d) Phương pháp nhượng bộ Là hình thức giải quyết xung đột bị động nhất. Phương pháp xử lý xung động bằng cách một bên sẽ từ bỏ những quyền lợi họ muốn và để bên còn lại đạt được những điều đó. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia. Nhìn chung, phương pháp giải quyết xung đột này không hiệu quả nhưng vẫn có thể áp dụng trong một số trường hợp. Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi: 6 • Việc duy trì quan hệ quan trọng hơn việc thắng thua; Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu; • Cảm thấy vấn đề là quan trọng với đối phương hơn đối với mình. Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi: • Khi vấn đề là quan trọng đối với bạn; • Nhượng bộ sẽ không giải quyết triệt để vấn đề. Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâm về đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột. đ) Phương pháp thỏa hiệp Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất. Với hình thức giải quyết xung đột này, các bên sẽ từ bỏ một số quyền lợi để có thể giải quyết xung đột. Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi: • Vấn đề tương đối quan trọng, cần ra quyết định càng sớm càng tốt, trong khi hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình và thời gian đang cạn dần; • Giải quyết xung đột quan trọng hơn thắng lợi cá nhân; • Quyền hạn giữa mọi người là ngang nhau. Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi: • Có nhiều nhu cầu quan trọng khác nhau cần thống nhất; • Tình huống vô cùng khẩn cấp; • Quyền hạn giữa mọi người không ngang nhau. 2.2. Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột Việc giải quyết xung đột cần tuân thủ nguyên tắc sau đây: • Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác; • Không thể sử dụng tất cả các phương pháp; • Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh. 2.3. Các bước giải quyết xung đột Nếu là người phải đứng ra giải quyết xung đột thì dựa trên những lý luận ở trên, điểm đầu tiên khi đối diện với những xung đột là bạn phải nhận ra loại xung đột đang 7 Hòa giải viên được phân công hòa giải cần chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung vụ việc, thu thập thông tin, chứng cứ, nắm bắt hoàn cảnh, nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, tác động của mâu thuẫn, tranh chấp đối với các bên thông qua các biện pháp sau đây: - Gặp gỡ, trao đổi riêng với từng bên tranh chấp (thường ở nhà riêng của từng bên) và phải bảo đảm gặp gỡ, trao đổi được với tất cả các bên tranh chấp; cần có cách nhìn khách quan, tránh phiến diện, thiên lệch trong quá trình hòa giải vụ, việc. - Gặp gỡ, trao đổi với những người khác có liên quan nhằm mục đích hiểu rõ hơn về vụ việc; lợi ích, mong muốn của các bên, lợi ích cốt lõi để xem lợi ích nào có thể chấp nhận được. * Lưu ý: Trường hợp các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau thì tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố đó phối hợp thực hiện việc hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp thực hiện để có kết quả tốt. - Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với các bên tranh chấp và những người có liên quan, hòa giải viên cần phải đề nghị được cung cấp các tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng đó. - Trong trường hợp các bên đang xung đột gay gắt, căng thẳng, hòa giải viên cần can thiệp kịp thời, khuyên giải các bên bình tĩnh, cùng đối thoại, không để “việc bé xé ra to”, tránh kéo dài tình trạng cãi cọ qua lại, bàn tán, xúi giục, kích động, dẫn đến hành vi bạo lực. Nếu thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng, hòa giải viên thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa hoặc báo trực tiếp công an, chính quyền xã để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 1.2. Tìm hiểu các quy định pháp luật vận dụng trong quá trình hòa giải và khả năng đáp ứng lợi ích của mỗi bên, nhất là các lợi ích cốt lõi Với các thông tin mà hòa giải viên đã thu thập được, hòa giải viên đọc tài liệu pháp luật liên quan, thảo luận với nhau để tìm ra các điều khoản thích hợp áp dụng cho vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn. Đối chiếu quy định pháp luật với lợi ích, mong muốn của các bên để dự kiến giải pháp tốt nhất có thể gợi ý cho các bên về giải 10 quyết mâu thuẫn, tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể tham khảo ý kiến của những người có trình độ pháp lý (công chức cấp xã, luật gia, luật sư…). Đối với vụ việc có thể vận dụng quy định pháp luật một cách rõ ràng, thì căn cứ trên quy định của pháp luật, hòa giải viên phân tích, thuyết phục các bên. Các bên tranh chấp có thể không cần gặp nhau trực tiếp, mà thống nhất với nhau phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thông qua hòa giải viên (hòa giải viên gợi ý giải pháp, hai bên nhất trí với giải pháp đó hoặc một bên tranh chấp đưa ra giải pháp, bên tranh chấp còn lại đồng ý khi hòa giải viên đề cập đến giải pháp này). Quá trình hòa giải lúc này là hoàn thành và hòa giải viên cần khẳng định lại thỏa thuận đạt được và việc thực hiện thỏa thuận, cũng như chuyển đến Bước 3 - Sau khi hòa giải. 2. Bước 2: Tiến hành hòa giải 2.1. Thành phần tham dự buổi hòa giải Thành phần tham dự buổi hòa giải gồm có: - Hòa giải viên; - Các bên tranh chấp, mâu thuẫn; trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia buổi hòa giải để nhìn nhận vụ việc toàn diện, khách quan hơn, giúp cho việc hòa giải được thuận lợi. Việc gặp gỡ trong hoà giải phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hoà giải viên đối với các bên tranh chấp; - Để cuộc hòa giải đạt hiệu quả, hòa giải viên có thể mời người khác tham gia hòa giải, đó là những người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội. Ví dụ như luật gia, luật sư (việc huy động những người này đặc biệt có hiệu quả đối với các địa bàn đô thị, tranh chấp xảy ra thường phức tạp, giá trị lớn, trình độ dân trí cao hơn khu vực nông thôn); già làng, trưởng bản (tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản là những người có uy tín cao, được kính trọng trong cộng đồng, tiếng nói của họ rất có giá trị, vì vậy sự tham gia của họ vào quá trình hòa giải là một yếu tố dẫn đến thành công), chức sắc tôn giáo (khi các bên hoặc một trong các bên tranh chấp là người theo đạo, thì việc tham gia hòa giải của chức sắc tôn giáo sẽ mang lại hiệu quả thiết thực), người biết rõ vụ việc; đại diện của cơ quan, tổ chức liên quan (ví dụ: hòa giải tranh chấp đất đai, có thể mời công chức địa chính, công chức tư pháp ở xã, phường, thị trấn; hòa giải vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa 11 giải ở cơ sở có thể mời công an xã…) hoặc người có uy tín khác (đội ngũ cán bộ, công chức đã nghỉ hưu); - Trường hợp hòa giải viên, các bên tranh chấp, mâu thuẫn có sự bất đồng về ngôn ngữ thì cần có người phiên dịch. * Lưu ý: Những người không liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp không nên tham gia nhiều vào trong việc giải quyết tranh chấp, bởi một điều quan trọng là các bên tranh chấp cần được tạo cơ hội trình bày ý kiến và được lắng nghe đầy đủ ý kiến của mình. 2.2. Thời gian, địa điểm tổ chức buổi hòa giải - Thời gian: Buổi hòa giải cần diễn ra trong khoảng thời gian phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của các bên. - Địa điểm: Địa điểm thực hiện buổi hòa giải cần bảo đảm thuận tiện cho các bên. Cách bố trí, sắp xếp không gian tổ chức buổi hòa giải cần phải tạo môi trường hài hòa (về chỗ ngồi, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn…), giúp cho các bên có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi tham gia buổi hòa giải; không nên hình thức, phức tạp hoá trong khâu tổ chức thực hiện. 2.3. Quy trình của một cuộc hòa giải - Hòa giải viên chủ trì buổi hòa giải nêu mục đích, ý nghĩa, thống nhất về một số quy ước, thỏa thuận về cách làm với các bên tranh chấp tại buổi hòa giải; - Các bên trình bày nội dung vụ việc; - Hòa giải viên tổng hợp lại các vấn đề đang tranh chấp; phổ biến, đối chiếu, phân tích các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp điều chỉnh về vấn đề các bên đang tranh chấp, giúp các bên hiểu rõ, liên hệ đến quyền lợi, trách nhiệm trong vụ việc, thấy rõ những điểm phù hợp, chưa phù hợp trong hành vi ứng xử của mình; đưa ra các lựa chọn đáp ứng lợi ích của các bên (các phương án giải quyết để các bên tham khảo); phân tích lợi ích của việc hòa giải thành, hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái; Những người được mời tham gia hòa giải có thể phân tích, bổ sung làm rõ ý kiến của hòa giải viên. - Các bên, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của 12 - Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. 3.3. Ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở Dù việc hoà giải thành hay không thành, hòa giải viên đều có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để phục vụ công tác lưu trữ, thống kê, thanh toán thù lao cho hòa giải viên, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. II. KỸ NĂNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ 1. Kỹ năng tiếp cận đối tượng để nắm bắt thông tin về vụ, việc hòa giải và nhu cầu lợi ích của các bên (kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu về vụ, việc) 1.1. Kỹ năng giao tiếp Giao tiếp là quá trình bày tỏ ý định, cảm xúc, trao đổi thông tin với người khác. Giao tiếp có thể bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ, hành vi (không lời); hòa giải viên tiếp cận đối tượng, nghe đối tượng trình bày, đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ việc, tạo cơ hội cho các bên ngồi lại với nhau cùng bàn bạc, giải quyết tranh chấp…; a) Chức năng của giao tiếp - Trò chuyện để nắm bắt thông tin; - Cung cấp cho đối tượng những thông tin chính xác để xóa bỏ những quan điểm lệch lạc, thay đổi niềm tin không đúng đắn; - Hỗ trợ chia sẻ về mặt tâm lý, cảm thông với đối tượng; - Giúp đối tượng xác định, đưa ra những quyết định cụ thể, lựa chọn cách giải quyết phù hợp; - Trang bị cho đối tượng kiến thức, cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp. b) Thái độ của hòa giải viên khi tiếp đối tượng - Quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác; - Tôn trọng đối tượng, không phán xét họ (như: ngắt lời, không lắng nghe, ỷ thế kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ…); 15 - Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy; - Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân biệt đối xử…); - Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng; - Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng). c) Kỹ năng nghe đối tượng trình bày - Dùng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói; tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái để các bên tranh chấp diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. - Không phản ứng trước những lời tức giận của các bên, tự kiềm chế, yên lặng lắng nghe, để cho họ trút hết những lời bực bội. - Kiên trì nghe hết những gì đối tượng nói, không nên cắt ngang lời các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. - Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng mà mình tiếp nhận được. - Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm, cách hiểu về từng vấn đề. d) Các kỹ năng giao tiếp của hòa giải viên Giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết cho việc quản lý và giải quyết các xung đột. Các bên tranh chấp luôn cần phải cảm thấy rằng mọi người lắng nghe và hiểu vấn đề của họ nhằm mục đích hướng đến việc bỏ qua những gì xảy ra trong quá khứ và tập trung vào giải quyết các vấn đề trong tương lai. Một nhiệm vụ chính cho hòa giải viên là nhằm giúp các bên tranh chấp hiểu được nhau. Những gì được nói ra và cách thức nói như thế nào đều cần phải được lắng nghe và quan tâm. Tương tự như vậy, một vấn đề không kém phần quan trọng là các hòa giải viên cần hiểu nhu cầu và quyền lợi thực sự của các bên. Các hòa giải viên không nên giả định rằng họ đã hiểu vấn đề, mà thay vào đó họ cần lắng nghe cẩn thận và đặt ra các câu hỏi để làm rõ được thông tin và quyền lợi. 16 Trong quá trình giao tiếp, hòa giải viên cần lưu ý về các lý do dẫn đến giao tiếp bị thất bại để phòng tránh như: - Suy nghĩ và ý kiến của người nói chỉ có họ hiểu được, do đó người nghe phải đoán xem người nói đang có ý nghĩ gì. Cách hiểu của người nghe cũng là cách hiểu của cá nhân người nghe, điều này có nghĩa là không bên nào biết được mình có thể sai. - Ngôn ngữ thường khác nhau và có những ý nghĩa khác nhau đối với mọi người, đặc biệt nếu họ đến từ những nền văn hóa, các nhóm cộng đồng khác nhau. - Mọi người thường nói về các vấn đề bề nổi trong khi các vấn đề ẩn chứa bên trong thường được quan tâm hơn. - Thảo luận cái gì quan trọng nhất với chúng ta là một điều khó khăn. Do vậy, chúng ta thường đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề nhỏ mà không đề cập đến những băn khoăn thực sự ẩn chứa bên trong. - Người nói có thể không nhận biết được cảm xúc của họ, nhiều người được dạy cách kiềm chế cảm xúc (ví dụ: con trai không được khóc, con gái không được tỏ ra cáu giận...). - Người nghe bị sao nhãng bởi các suy nghĩ và sự kiện xung quanh họ. Họ nghe thông qua các ý niệm có được từ kinh nghiệm và định kiến, các kinh nghiệm và định kiến này có thể bóp méo vấn đề đã được nói. Chúng ta thường nghe vấn đề chúng ta mong muốn người khác nói. đ) Các rào cản cho việc giao tiếp hiệu quả Trong quá trình giao tiếp, hòa giải viên cần lưu ý một số rào cản làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp sau đây: - Sự chỉ trích: Tập trung vào các khía cạnh tiêu cực của xung đột gây ra cảm giác tội lỗi và làm giảm sự tự tin của đối tượng giao tiếp. Ví dụ đưa ra sự khẳng định: “Anh rất ích kỷ khi thực hiện việc đó mà không nghĩ đến ai khác”. - Sự phỏng đoán: Thăm dò các nội dung ẩn giấu hoặc coi như là hiểu động cơ của đối tượng giao tiếp, gây ra sự giận dữ và hủy hoại lòng tin của đối tượng giao tiếp. Ví dụ: “Tôi nghĩ rằng anh đang không kiểm soát được hành động của bản thân vì anh cảm thấy bị bỏ rơi khi gia đình anh không nhắc đến anh khi chia tài sản thừa kế”. 17 Các câu hỏi đóng là dạng câu hỏi có đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn, hoặc câu hỏi dưới dạng Có/Không. Các câu hỏi đóng chỉ nhằm mục đích có được các chi tiết cụ thể từ đối tượng, nhưng hình thức của câu hỏi này không cho phép mở rộng các phản hồi hay các thông tin bổ sung. Chúng không tạo ra cơ hội cho việc biểu lộ cảm xúc của người được hỏi hoặc biểu đạt đầy đủ nội dung chính của vấn đề. Dù vậy, các câu hỏi đóng này cũng rất hiệu quả trong việc lấy được các thông tin cụ thể mà hòa giải viên hướng đến. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi đóng: - “Chị đã báo cáo chính quyền địa phương về hành vi cư xử bạo lực của chồng chị chưa?” - “Anh ta có thường xuyên hành hung chị không?” - “Anh ta có thường xuyên say xỉn không?” b) Các câu hỏi mở Câu hỏi mở là dạng câu hỏi để cho người trả lời được tự do đưa ra ý kiến của mình, do đó thông tin thu thập được phong phú, đa dạng. Câu hỏi mở giúp duy trì đàm thoại mở, cho phép đối tượng biểu lộ cảm xúc và cung cấp các chi tiết khác liên quan đến trường hợp của họ, cũng như các thông tin phù hợp trong từng ngữ cảnh. Các câu hỏi mở rất hữu ích trong việc đạt được mô tả chung về một tình huống, cho phép thăm dò để hiểu rõ hơn tình hình hoặc suy nghĩ của đối tượng. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi mở: - “Hằng ngày, anh ấy đối xử với chị như thế nào?” - “Khi chị tức giận như vậy thì anh ta phản ứng ra sao?” - “Chị mô tả chuỗi sự việc xảy ra có được không?” c) Các câu hỏi chủ đạo Các câu hỏi chủ đạo (còn gọi là câu hỏi áp đặt) là câu hỏi ép đối tượng đưa ra câu trả lời theo một cách nào đó. Những câu hỏi này gồm những giả định hoặc áp đặt suy nghĩ, cho phép làm tăng cơ hội phản hồi từ đối tượng theo cách nào đó. Câu hỏi này áp đặt quan điểm nhất định trong một tình huống và nếu hòa giải viên không cẩn thận, họ có thể tạo ra phản ứng bất hợp pháp hoặc sự khiêu khích từ phía đối tượng. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi chủ đạo: - “Anh có thật sự tin lời giải thích của bà ấy không?” - “Anh từng bao giờ thử tìm cách nói chuyện với ông ấy chưa?” 20 - “Anh có nghĩ rằng mình nên báo công an ngay khi sự việc bắt đầu không?” d) Câu hỏi có tính chỉ dẫn Câu hỏi có tính chỉ dẫn là những câu hỏi khuyến khích đối tượng suy nghĩ về hành động hoặc giải pháp tiềm năng. Tuy nhiên, câu hỏi như vậy thường có hiệu quả nhất khi được sử dụng một cách cởi mở mà họ không đẩy đối tượng tới một giải pháp cụ thể đối với một hoặc gợi ý một hành động. Vai trò của hòa giải viên không phải để cố gắng giải quyết vấn đề của đối tượng, mà là để cung cấp tư vấn pháp luật giúp đối tượng giải quyết các vấn đề của riêng họ. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi có tính chỉ dẫn: - “Chị nghĩ chị sẽ nhờ ai cùng mình nói chuyện với anh ấy không?” - “Anh đã thử sử dụng những cách nào để thỏa thuận với ông ấy?” đ) Các câu hỏi thăm dò (nhằm tìm kiếm sự thật) Câu hỏi thăm dò là những câu hỏi được sử dụng như bước kế tiếp dựa trên một câu hỏi ban đầu để có thêm thông tin từ đối tượng. Thông thường chúng được sử dụng kết hợp với câu hỏi mở. Các đối tượng sẽ bắt đầu mô tả một tình huống, và các hòa giải viên sau đó có thể thăm dò thêm để gợi ra những điểm nổi bật dựa trên phản ứng ban đầu của đối tượng. Các câu hỏi sau đây thể hiện dạng câu hỏi thăm dò: - “Anh có thể kể thêm về người đàn ông mà anh thấy đi cùng ông A ngày hôm đó?” - “Làm thế nào mà anh lại nghĩ như vậy về ông ấy?” Thăm dò có thể là một trong những công cụ quan trọng nhất để các hòa giải viên pháp luật sử dụng khi phỏng vấn đối tượng. Để việc thăm dò thông tin hiệu quả, người hòa giải viên có thể tiến hành các bước nhỏ sau đây: - Thăm dò không dùng lời nói Cách thăm dò không dùng lời nói có thể cho phép tạo không khí thoải mái cho đối tượng từ đó bạn có thể tập trung vào các thông tin mà bạn muốn họ phát triển thêm. Ví dụ, bằng cách nhướn lông mày của bạn và hơi nghiêng đầu, bạn có thể gửi một thông điệp là bạn rất quan tâm tới một vấn đề cụ thể mà đối tượng vừa nói đến và sau đó họ có thể đưa thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về vấn đề này. - Cách im lặng trong khi trao đổi với đối tượng 21 Im lặng cũng có thể rất hiệu quả như là một phương tiện để khuyến khích thêm thông tin từ đối tượng. Bằng cách tạm dừng mà không nói bất cứ điều gì sau khi đối tượng đã hoàn thành một phản ứng là cách ngầm khuyến khích đối tượng tiếp tục câu chuyện của mình. - Thăm dò để làm rõ khái niệm Thăm dò có thể được sử dụng để các đối tượng suy nghĩ thêm những gì họ đang tìm kiếm thông qua việc tư vấn pháp luật, cũng như giúp các hòa giải viên hiểu rõ hơn vấn đề đang tìm hiểu. Câu hỏi hiệu quả sẽ giúp các đối tượng chứng minh các khái niệm đằng sau lập luận của họ và để họ có câu trả lời sâu hơn. - “Tại sao anh lại nói thế?” - “Điều này chính xác có ý nghĩa gì?” - “Điều này liên quan gì đến vấn đề chúng ta đang nói?” 2. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc 2.1. Kỹ năng yêu cầu cung cấp chứng cứ Sau khi đưa ra lời khuyên (tư vấn) chính xác, đúng pháp luật, cảm hóa, thuyết phục được đối tượng thì hoà giải viên phải đề nghị đối tượng cung cấp đầy đủ các tài liệu (nếu có) phản ánh nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp. Trong thực tiễn, hoà giải viên khó có thể đưa ra những lời khuyên (tư vấn) chính xác nếu chỉ nghe đối tượng trình bày. Đối với những tranh chấp đơn giản, rõ ràng, sau khi nghe các bên trình bày, hoà giải viên có thể phân tích, giải thích, hướng dẫn được ngay cho đối tượng. Đối với những vụ việc phức tạp, đã diễn ra trong một thời gian dài, vụ việc đã được một số cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân can thiệp hoặc giúp đỡ giải quyết, nhưng các bên tranh chấp vẫn không hài lòng và tiếp tục tranh chấp, thì phải yêu cầu các bên cung cấp các chứng cứ và tài liệu có liên quan (nếu có) đến nội dung và diễn biến vụ việc (thông thường hòa giải viên nhận bản sao chụp các giấy tờ, tài liệu đó sau khi đã đối chiếu với bản chính). Trong trường hợp cần thiết, hoà giải viên phải tự mình tìm hiểu, thu thập chứng cứ, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được. Chỉ có như vậy thì hoà giải viên mới có thể hiểu biết được bản chất vụ việc, 22 - Các lợi ích này liên quan đến các nhu cầu về xúc cảm của các bên tranh chấp như nhu cầu được tôn trọng, tin tưởng, thừa nhận, ghi nhận và xác nhận tư cách, vị thế. - Lợi ích tâm lý có thể rất mạnh mẽ, đôi khi chúng có thể mạnh hơn cả các lợi ích định đoạt. - Các bên tranh chấp dường như ít để lộ ra các lợi ích tâm lý bởi do tâm lý thường e ngại khi chia sẻ những nhu cầu về cảm xúc cá nhân. Lợi ích thủ tục hoặc lợi ích tâm lý có thể được giấu kín khi một giải pháp được đưa ra đáp ứng các loại lợi ích định đoạt của một bên tranh chấp nhưng bên tranh chấp này vẫn chưa thỏa mãn (trong những trường hợp này, các lợi ích thủ tục hoặc có lẽ là các lợi ích tâm lý dường như không được đề cập đến). Đối với từng lợi ích, tồn tại một số giải pháp thỏa mãn lợi ích đó. Thu thập thông tin về lợi ích của các bên tranh chấp cho phép hòa giải viên khám phá ra các vấn đề, tạo cơ hội để đưa ra các giải pháp cho vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp. Tìm hiểu về lợi ích cũng giúp xác định những người liên quan đến mâu thuẫn, tranh chấp. Các giải pháp giải quyết tranh chấp cần đề cập đến các lợi ích luật định (pháp lý), tuy nhiên chúng cũng phải đáp ứng các nhu cầu tâm lý (tình cảm) và các nhu cầu thủ tục của các bên tranh chấp. Điều này cho phép tìm ra một số giải pháp giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp và tạo ra nhiều lựa chọn đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các bên tranh chấp. Nắm bắt đúng lợi ích cốt lỗi dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp, giúp tìm được các giải pháp thích hợp, kết quả là các giải pháp giải quyết tranh chấp trở nên bền vững (giải quyết được cái “gốc” của vấn đề). Làm cách nào chúng ta biết được lợi ích của các bên tranh chấp là những lợi ích gì? Lắng nghe các bên giúp họ bộc lộ tình huống và suy nghĩ thấu đáo hơn về những động lực của họ trong vụ tranh chấp. Các hòa giải viên cần bảo đảm phát triển các kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Bên cạnh đó, để làm rõ thêm thông tin về các lợi ích, hòa giải viên cần có kỹ năng đặt câu hỏi (như đã trình bày tại mục 1 phần II Tài liệu này). 3.2. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp a) Do vấn đề truyền đạt 25 Sự thiếu thông tin (rào cản giao tiếp) là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột, do kĩ năng lắng nghe chưa tốt, chia sẻ thông tin không đầy đủ, khác biệt trong cách giải thích và nhận thức vấn đề, hay các biểu hiện phi ngôn từ bị bỏ qua hoặc không được nhận biết. Nội dung của người nói được người nghe hiểu không hoàn toàn chính xác. Mức độ không chính xác càng cao càng có nguy cơ gây ra những hiểu lầm. Ví dụ: Một người không truyền đạt thông tin rõ ràng cho hàng xóm của mình về việc sử dụng nhờ phương tiện giao thông của anh ta. Khi anh ta thực hiện hành vi sẽ làm cho quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng, điều này có thể dẫn đến xung đột giữa hai gia đình. b) Sự phụ thuộc lẫn nhau trong công việc Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc xảy ra khi hai hay nhiều người phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành công việc của họ và tiềm năng xung đột tăng lên khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên. Có ba hình thức phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc sau đây: - Sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm việc với nhau: Nhiều người phối hợp với nhau cùng thực hiện một công việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ, về tổng thể được gọi là sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm việc với nhau. - Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính nối tiếp nhau: Khi một người không thể thực hiện công việc của mình nếu người trước đó không kết thúc. Sự phụ thuộc này diễn ra phổ biến trong quá trình sản xuất. Ví dụ trong hoạt động vận tải, người sửa xe không hoàn thành công việc sẽ dẫn tới người lái xe không thể làm được việc của mình. - Sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau: Loại này xảy ra đối với những nhiệm vụ nối tiếp nhau khi mỗi người phụ thuộc vào việc thực hiện hoạt động của người khác. A phụ thuộc vào B và C. Trong khi B và C phụ thuộc lẫn nhau và cũng phụ thuộc vào A. c) Mục tiêu không tương đồng Mục tiêu cá nhân của các thành viên cộng đồng không thể giống nhau do lợi ích khác nhau. Khi có những hoạt động ảnh hưởng tới không gian, thời gian chung của cộng đồng sẽ dễ dàng này sinh mâu thuẫn. d) Sử dụng đe dọa 26 Khi không có sự đe dọa hầu như các cá thể sẽ hợp tác nhiều hơn. Mức xung đột tăng lên khi một bên có sự đe dọa đối với phía bên kia. đ) Do khan hiếm nguồn lực Khả năng xung đột sẽ tăng lên trong những điều kiện khan hiếm. Khi các nguồn lực bị giới hạn, các cá thể bị đẩy vào cuộc cạnh tranh mang tính thắng thua và những cuộc cạnh tranh như vậy thường dẫn đến xung đột. 4. Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật, tìm kiếm giải pháp tư vấn cho các bên 4.1. Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật Trong quá trình hoà giải, một hoạt động hết sức quan trọng và mang tính quyết định của hoà giải viên là tư vấn pháp luật (giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp, đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn các bên xử sự phù hợp với pháp luật…). Để đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu tài liệu pháp luật trong quá trình hoà giải là yêu cầu bắt buộc bởi vì: - Thứ nhất, để khẳng định với các bên tranh chấp rằng hoà giải viên đang thực hiện hoà giải theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan. - Thứ hai, việc tra cứu tài liệu pháp luật có liên quan đến vụ việc hoà giải sẽ giúp hoà giải viên khẳng định những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật vì trong thực tiễn, không phải bao giờ hoà giải viên cũng có thể nhớ chính xác tất cả các quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật khác nhau. a) Nguyên tắc khi tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật - Bảo đảm tính hiệu lực: Văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật được tra cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc phải đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc (tại thời điểm nảy sinh vụ việc, văn bản pháp luật nào đang điều chỉnh và quy phạm pháp luật nào có hiệu lực áp dụng). - Bảo đảm tính chính xác: Các văn bản, điều luật hòa giải viên tra cứu, áp dụng trong giải quyết tình huống phải được trích dẫn chính xác, bảo đảm hiểu đúng quy định pháp luật. - Bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện: Hòa giải viên phải tìm kiếm đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp; việc tìm kiếm, tra 27 phong tục, tập quán, luật tục, hương ước, quy ước để giải quyết vụ việc - Xác định hệ thống quy định pháp luật áp dụng: Trên cơ sở nội dung vụ việc, hòa giải viên liệt kê các điều luật liên quan đến nội dung vụ việc, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: (1) Các điều luật quy định trực tiếp về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong vụ việc; (2) Các điều luật khác có liên quan. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong giải quyết vụ việc phải tuân thủ nguyên tắc theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể như sau: + Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. + Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Giá trị pháp lý của chúng cao thấp khác nhau do vị trí của cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước quy định (văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước có giá trị pháp lý cao hơn văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, ví dụ: Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành có giá trị pháp lý cao hơn văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có giá trị pháp lý cao hơn văn bản của cơ quan cấp dưới, ví dụ: văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có giá trị pháp lý cao hơn văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành…). + Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. + Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. 30 - Xác định các quy tắc đạo đức xã hội, phong tục, tập quán, luật tục, hương ước, quy ước: Xã hội truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng đức trị của Nho giáo, nên người dân Việt Nam (đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn) rất coi trọng giá trị đạo đức. Các quan hệ xã hội bị chi phối mạnh bởi quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống. Vì vậy, bên cạnh yếu tố pháp luật, hòa giải viên cần xác định, liệt kê cụ thể các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, các quy định trong hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư có liên quan trực tiếp đến nội dung vụ việc để làm căn cứ phân tích, lập luận, thuyết phục, hướng dẫn các bên tìm giải pháp giải quyết bất đồng, tranh chấp. Khi áp dụng phong tục, tập quán, luật tục, hương ước, quy ước để hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp, hòa giải viên cần lưu ý đó phải là những phong tục, tập quán tốt đẹp; không trái nguyên tắc của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. * Lưu ý: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, trong đó quy định Danh mục Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ và cấm áp dụng. c) Kỹ năng xây dựng giải pháp cho xung đột, mâu thuẫn Trên cơ sở bằng chứng thu thập được, các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp, hòa giải viên sử dụng các thao tác sau đây để đưa ra giải pháp tư vấn cho các bên trong tranh chấp, xung đột. - Phân tích nội dung vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp: Chia tách thành các vấn đề tranh chấp cụ thể để đi sâu xem xét một cách toàn diện (có thể chia tách theo từng vấn đề, mỗi vấn đề cần đi sâu xem xét cụ thể hành vi ứng xử của mỗi bên). - Đọc, nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan: Bằng các lý lẽ, cắt nghĩa để hiểu rõ, hiểu đúng khái niệm, quy định của pháp luật. - So sánh, đối chiếu giữa quy định của pháp luật với nội dung vấn đề tranh chấp từ đó xem xét theo quy định của pháp luật, thì giải pháp nào là tốt nhất cho các bên, bảo đảm tốt nhất, hài hòa nhất quyền lợi, nghĩa vụ của các bên phù hợp với quy định của pháp luật, đó phải là giải pháp “các bên cùng có lợi”, “tối ưu cho tất cả các bên”, “trên cơ sở lẽ phải, lẽ công bằng”, không có “bên thắng, bên thua”. 31 - Lập luận cho giải pháp mình đưa ra: Chuẩn bị trước cách thức mình sẽ trình bày giải pháp trước các bên, bảo đảm rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình, không mập mờ, khó hiểu. 5. Kỹ năng chuẩn bị tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải 5.1. Kỹ năng chuẩn bị tổ chức buổi hòa giải Bao gồm các hoạt động sau: - Lập danh sách những người tham gia buổi hòa giải; - Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức buổi hòa giải; - Gửi thông báo, giấy mời cho những người tham gia buổi hòa giải; - Dự kiến chương trình buổi hòa giải; - Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 5.2. Kỹ năng điều hành buổi hòa giải Điều hành phiên hòa giải phải đảm bảo nội dung đã dự tính. Nghi thức buổi hòa giải cần thực hiện đơn giản gọn nhẹ, nên biểu hiện tình cảm làng xóm, họ hàng, gia đình... để giảm căng thẳng cho các bên khi tham dự. Các nội dung được hòa giải viên trình bày tại buổi hòa giải phải tập trung, ngắn gọn và súc tích. Hòa giải viên dành thời gian cho các bên tham gia đưa ra quan điểm, ý kiến nhưng cần thông báo cho họ thời gian giới hạn cho việc trình bày để tránh lan man mất thời gian và hướng vào vấn đề trọng tâm. Người điều hành phải kiểm soát thời gian, sao cho vừa đảm bảo nội dung, vừa linh hoạt theo diễn tiến thực tế của phiên hòa giải, không quá máy móc, cứng nhắc. Đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong phiên hòa giải: Các nội dung trình bày của các bên phải hết sức ngắn gọn để dành thời gian cho người khác đưa ra ý kiến. Vấn đề nào xét thấy có mức độ ít liên quan đến nội dung vụ việc thì hòa giải viên cần chủ động dừng tranh luận và hướng các bên quay trở lại nội dung chính. Vấn đề nào có tác dụng tích cực tới tất cả các bên để có thể tìm ra tiếng nói chung thì hòa giải viên cần tập trung khai thác, định hướng các bên vào vấn đề đó. Điều hành tập trung, có điểm nhấn, có trọng tâm: Việc sắp xếp nội dung, việc xem xét các nội dung vụ việc, việc chọn người đưa ra ý kiến góp phần tạo nên 32 Thuyết phục các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp được hoà giải viên thực hiện trong suốt quá trình hoà giải. Về thực chất, thuyết phục là việc hòa giải viên đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cách ứng xử (nên làm gì và không nên làm gì) để các bên chấp nhận, đồng ý những lời khuyên của hòa giải viên, tự lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp một cách tốt nhất. Muốn thực hiện tốt việc thuyết phục các bên, trước hết hoà giải viên cần phải đưa ra giải pháp, phương án… để tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột; trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc, hành vi nào các bên được làm và những hành vi nào pháp luật cấm; phân tích những hành vi nào phù hợp với pháp luật, với đạo đức xã hội và hành vi nào trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội, nêu rõ hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết tranh chấp để các bên xem xét, thảo luận, tự lựa chọn và quyết định. Một điều quan trọng là trong quá trình hòa giải, hòa giải viên cần phải luôn kết hợp cả tình và cả lý để phân tích, giải thích, thuyết phục các bên tranh chấp hòa giải với nhau. Muốn thuyết phục các bên tranh chấp thương lượng thành công, đạt được thỏa thuận, hòa giải viên cần lưu ý một số điểm sau: - Luôn thông cảm và tôn trọng đối tượng: Khi phân tích, giải thích cho các bên biết hành vi của họ là đúng hay sai, hòa giải viên cần phải xây dựng không khí gần gũi và tin tưởng, cảm thông và tôn trọng đối tượng, luôn có thái độ ân cần, chia sẻ, nhiệt tình, cần phải làm cho không khí nói chuyện được vui vẻ, chan hòa. Như vậy, đối tượng sẽ lắng nghe ý kiến thuyết phục của hòa giải viên. Khi thuyết phục đối tượng mà nói được những suy nghĩ, trăn trở của họ, dễ đạt được kết quả mong muốn. Muốn thế mọi lý lẽ, thuyết phục của hòa giải viên phải xuất phát từ lập trường của các bên tranh chấp mà suy nghĩ và đặt vấn đề, đưa ra giải pháp tối ưu cho các bên tranh chấp, hợp tình, hợp lý. Nếu hòa giải viên không biết tôn trọng đối tượng, ra vẻ ta đây hơn người, chì chiết, mang tính dạy bảo thì chắc chắn cuộc hòa giải sẽ không thành công. - Khơi gợi cho các bên tranh chấp những tình cảm tốt đẹp vốn có giữa họ (tình cảm gia đình, tình cảm hàng xóm, tình cảm bạn bè…) để họ dễ thông cảm cho nhau. - Đưa ra những chứng cứ, ví dụ cụ thể: Điều thuyết phục đối tượng tốt nhất là hòa giải viên cần đưa ra được những ví dụ, những chứng cứ minh họa cụ thể cho 35 phân tích, lập luận của mình. - Cần phải kiên trì thuyết phục, không nên nôn nóng: hòa giải viên cần phải suy nghĩ chín chắn, đắn đo câu nói, nói cái gì trước, cái gì sau, điều gì không nên nói. Ngoài ra, cần phải bình tĩnh, kiên trì giải quyết từng bước, nhất là đối với những người có thái độ ngoan cố. 7. Kỹ năng ghi chép của hòa giải viên; ghi sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành 7.1. Kỹ năng ghi chép của hòa giải viên Hòa giải viên cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan đến vụ việc để lưu giữ các thông tin cần thiết làm cơ sở tiến hành hòa giải vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp. Nội dung ghi chép bao gồm: - Nội dung cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với từng bên tranh chấp; - Nội dung trao đổi giữa hòa giải viên với những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; - Ý kiến tư vấn của những người được mời tham gia hòa giải (những người có uy tín trong dòng họ ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ việc; đại diện của cơ quan, tổ chức liên quan hoặc người có uy tín khác); - Diễn biến buổi hòa giải. Yêu cầu ghi chép: - Trung thực, đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung, tình tiết sự việc, ý kiến và số liệu. - Chú ý vào các vấn đề trọng tâm của vụ việc. Trong quá trình ghi chép, hòa giải viên cần lưu ý một số kỹ năng cụ thể sau: - Ghi những điều có giá trị: Chỉ nên ghi lại những thông tin có giá trị, đây chính là cách ghi chép chủ động; cần quyết định điều gì có giá trị để ghi lại, đừng cố ghi lại nguyên văn cuộc đối thoại, không cần ghi lại những thứ không cần thiết, chỉ ghi lại những ý kiến và sự kiện quan trọng, không phải mọi thứ đều có giá trị. - Không cần đẹp nhưng phải thật rõ ràng: Không cần phải viết ngay ngắn, sạch đẹp. Không nên quá chú ý đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp. Điểm quan trọng là phải viết thật rõ ràng và dễ hiểu. Bạn cần sắp xếp thông tin một cách có tổ chức để 36 bảo đảm có thể hiểu ngay khi đọc lại, chú trọng quá nhiều vào hình thức ghi chép sẽ mất tập trung lắng nghe. - Không nên quá chú ý đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp. - Có thể để chừa lại nhiều khoảng trống trong sổ ghi chép để điền thêm những gì quên trong quá trình trao đổi, tìm hiểu vụ việc. - Sử dụng hệ thống viết tắt, các biểu tượng, bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, đánh số: + Để ghi chép nhanh, hòa giải viên có thể sử dụng hệ thống viết tắt, các biểu tượng. + Để kích thích khả năng ghi nhớ của mình, hòa giải viên nên thể hiện thông tin ghi chép được dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh minh họa, đánh số, gạch chân cho những ý chính, ý trọng tâm cho dễ hiểu, dễ nhớ. - Đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi cho người trình bày: Khi chưa hiểu rõ ý của một người nào đó, hòa giải viên đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi để làm sáng tỏ thông tin, bảo đảm nội dung ghi chép chuẩn xác, trung thực. - Nếu được người đối thoại cho phép, hòa giải viên có thể ghi âm lại. 7.2. Kỹ năng ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở Theo Điểm d Khoản 2 Điều 28 Luật hòa giải ở cơ sở và Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, ngày 21/4/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành mẫu Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở tại Quyết định số 889/QĐ-BTP. Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở có ký hiệu: TP/HG-2014- TDHĐ và được sử dụng thống nhất trên khổ giấy 210 x 297 mm. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi Sổ của hòa giải viên, mẫu Sổ được thiết kế theo dạng bảng và gồm 11 cột như sau: - Cột 1: Số thứ tự của vụ, việc hòa giải đã thực hiện trong năm. - Cột 2: Ngày, tháng năm nhận vụ, việc hòa giải. - Cột 3: Ngày, tháng năm thực hiện hòa giải. - Cột 4: Họ và tên, tuổi, địa chỉ các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải (nếu có) 37 + Diễn biến của quá trình hòa giải: Ghi tóm tắt quá trình tổ chức hòa giải vụ việc (tổ chức gặp gỡ từng bên, tổ chức buổi hòa giải giữa các bên - thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung: ý kiến hòa giải viên, ý kiến từng bên). + Yêu cầu của mỗi bên về từng vấn đề tranh chấp sau khi hòa giải. + Lý do hòa giải không thành: Nêu lý do chủ yếu dẫn đến việc hai bên không thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. + Chữ ký của hòa giải viên. * Lưu ý: Có thể tham khảo Mẫu biên bản hòa giải như sau: 40 TỔ HÒA GIẢI......... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (thành hoặc không thành) Căn cứ quy định tại khoản.....4 Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở, Hôm nay, hồi....giờ….ngày……tháng…..năm..., tại địa điểm……………, tổ hòa giải.......... tiến hành hòa giải. 1. Thành phần hòa giải: - Ông (bà): ………………….............. chức vụ:.............................................. - Ông (bà):………………… ...............chức vụ:..........…......... ……..……… - Ông (bà):……………….....................chức vụ...… ……...................……… 2. Các Bên tham gia hòa giải, gồm: * Bên A: - Họ và tên:.........................................................., sinh năm:..................... - Địa chỉ nơi ở hiện tại:................................................................................ * Bên B: - Họ và tên:.........................................................., sinh năm:....................... - Địa chỉ nơi ở hiện tại:................................................................................. * Người có liên quan đến vụ, việc hòa giải (nếu có): - Họ và tên:.........................................................., sinh năm:....................... - Địa chỉ nơi ở hiện tại:................................................................................. 3. Nội dung hòa giải: (ghi tóm tắt nội dung mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật được hòa giải; nguyên nhân của mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật; 4 Nêu rõ khoản 1, khoản 2 hay khoản 3 Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở. Ví dụ: hòa giải khi có yêu cầu của một bên thì ghi khoản 1; hòa giải theo sự phân công của tổ trưởng tổ hòa giải thì ghi khoản 3... 41 ý kiến của các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải và ý kiến của tổ hòa giải):.......................................................................................................................... 4. Kết quả hòa giải (ghi tóm tắt nội dung thỏa thuận trong trường hợp hòa giải thành; yêu cầu của các bên và lý do hòa giải không thành). Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho các bên mâu thuẫn, tranh chấp và lưu tại tổ hòa giải…....... một bản. BÊN A BÊN B NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN TỔ HÒA GIẢI Hòa giải viên (Ký, ghi rõ họ tên) 42 Trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể cung cấp cho đối tượng những thông tin chính xác để xóa bỏ những quan điểm lệch lạc, sai trái, phiến diện, giúp đối tượng hiểu đúng, lựa chọn đưa ra những quyết định cụ thể, đúng đắn phù hợp với pháp luật. Trường hợp, một trong các bên tranh chấp có thái độ gay gắt, nóng nảy, bất hợp tác, hòa giải viên phải bình tĩnh, lắng nghe (không ngắt lời, khó chịu, sốt ruột...), giữ thái độ bình tĩnh, đúng mực, tỏ ra thông cảm, quan tâm đến yêu cầu của đối tượng... đồng thời, lựa chọn phương án xử lý linh hoạt, tiếp tục hòa giải hay để vào dịp khác nhằm giải tỏa không khí bớt căng thẳng mà mục tiêu của hòa giải vẫn đạt được. Trường hợp khi hòa giải nếu có những quy định pháp luật khó hiểu, hòa giải viên có thể đối chiếu, phân tích các quy định của pháp luật về các vấn đề đang tranh chấp, lấy ví dụ minh hoạ, liên hệ với những sự việc đã xảy ra ở địa phương mà các bên tranh chấp cũng biết rõ. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, hòa giải viên có thể nêu các phương án giải quyết của mình để các bên tham khảo. Khi các bên thống nhất được cách thức giải quyết tranh chấp, nếu cần thiết, hòa giải viên có thể giúp các bên tranh chấp lập văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên làm cơ sở cho việc thi hành sau này. Như vậy, trong khi tiến hành hòa giải các bên tranh chấp, hòa giải viên có rất nhiều cơ hội để lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật, nhấn mạnh những quy định mấu chốt của pháp luật nếu các bên tranh chấp nghiêm chỉnh trong ứng xử của mình thì sẽ tránh được tranh chấp xảy ra. Đồng thời, qua đó các bên tranh chấp và những người có liên quan có thể được nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật từ đó hạn chế những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ xảy ra. 45 PHỤ LỤC I. MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ 1. Ca dao, tục ngữ về hôn nhân - gia đình a) Quan hệ giữa cha, mẹ và con - Cá chẳng ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con. - Có cha có mẹ thì hơn, Không cha không mẹ như đàn không dây. - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho trong chữ hiếu mới là đạo con. - Công cha nghĩa mẹ cao dày Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ Nuôi con khó nhọc đến giờ Trưởng thành con phải biết thờ hai thân Thức khuya dậy sớm chuyên cần Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con. - Con dại, cái mang. - Cá chuối đắm đuối về con - Có chi bằng cơm với cá, Có chi bằng má với con. 46 - Lá rụng về cội. - Con hơn cha, nhà có phúc. - Con có mẹ như măng ấp bẹ - Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. - Con gái là con người ta Con dâu mới thật mẹ cha mua về. - Con chẳng chê mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. - Cha sinh không tày mẹ dưỡng. - Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn. - Dâu dâu rể rể, cũng kể là con - Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai. - Gái mà chi, trai mà chi Sinh ra có nghĩa, có nghì thì hơn. - Hùm giữ chẳng ăn thịt con. - Một mẹ nuôi được mười con Mười con không nuôi được một mẹ. - Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu. - Trẻ cậy cha, già cậy con - Uốn cây từ thuở còn non, Dậy con từ thuở con còn ngây thơ. - Ép dầu ép mỡ Ai nỡ ép duyên. b) Quan hệ giữa vợ và chồng - Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. - Của chồng, công vợ 47 - Bán anh em xa mua láng giếng gần. - Cái sảy nảy cái ung - Cả giận mất khôn. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Không tham của người. - Lạt mềm buộc chặt Già néo đứt dây. - Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Một điều nhịn, chín điều lành. - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. - Mình vì mọi người, mọi người vì mình - Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. - Nhặt được của rơi, trả người bị mất. - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng. - Ở hiền thì lại gặp lành Những người nhân đức trời dành phúc cho. - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. - Tối lửa tắt đèn có nhau. - Thương người như thể thương thân. - Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh là câu sửa mình. - Xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau. 50 PHỤ LỤC II. DANH MỤC CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẦN VẬN ĐỘNG XÓA BỎ HOẶC CẤM ÁP DỤNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) 1. Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ (1). Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. (2). Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. (3). Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo. (4). Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên. (5). Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ. (6). Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái. (a) Chế độ phụ hệ: Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly hôn, con phải theo cha. Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại. (b) Chế độ mẫu hệ: Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ. Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà. 51 Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại. Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ, người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại. (7). Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo. 2. Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng (1). Chế độ hôn nhân đa thê. (2). Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời. (3). Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ. (4). Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới). (5). Phong tục “nối dây”; Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố. (6). Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ. (7). Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn./. 52 ngay việc làm đó để không ảnh hưởng đến hộ ông T. Ông T nhất trí và mong muốn hai gia đình sẽ được bình thường lại như trước kia. Hai bên đồng ý ký biên bản hòa giải, cùng thực hiện. Buổi hòa giải kết thúc trong sự đồng thuận, vui vẻ của mọi người tham gia. 2. Rừng là tài sản quốc gia a. Nội dung sự việc Gia đình anh C và anh P được giao 2 héc ta đất để trồng rừng (ranh giới của hai nhà liền kề nhau). Trong diện tích đất của nhà anh P được giao có một số cây gỗ to rất quý (diện tích đất rừng nhà anh C được giao không có cây gỗ to) lại là nơi có nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của cả bản. Một hôm, sau khi đã uống rượu, anh C đi về, thấy anh P đang làm đất trồng rừng, liền tuyên bố: "Tao sẽ chặt một số cây to ở đây, xẻ gỗ làm nhà và bán". Nghe vậy anh P đã nổi khùng và lớn tiếng trước mặt anh C và một số người có mặt hôm đó: có giỏi thì anh đến chặt đi, tôi mới là người có quyền chặt, xẻ gỗ vì đất rừng Nhà nước đã giao cho tôi, khu rừng ấy là thuộc quyền quản lý của tôi. b. Quá trình hoà giải Anh V là hoà giải viên đã tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn giữa anh C và anh P là tranh chấp về quyền lợi trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi từ rừng. Anh V đã mời công an viên, cán bộ Tư pháp xã, cán bộ địa chính và trưởng thôn tới để giải quyết, giải tán đám đông, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên, đề nghị anh C, anh P thật bình tĩnh, không nên to tiếng, cãi vã nhau. Vận dụng các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng để giải thích rõ cho anh C và anh P hiểu về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình trong việc bảo vệ rừng, khai thác, sử dụng, hưởng lợi từ rừng thuộc phạm vi mình được giao bảo vệ, chăm sóc. Anh C không có quyền canh tác, khai thác và hưởng lợi từ diện tích rừng mà anh P được giao, đang trực tiếp sử dụng, khai thác…. Anh P được giao đất rừng cũng có nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc rừng, không được tự ý khai thác lâm sản như gỗ, tre, nứa… chặt phá rừng lấy đất canh tác…; giải thích cho anh P và anh C rõ về lợi ích của rừng đầu nguồn là nhằm bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp nguồn nước sinh hoạt, thủy lợi… nên việc khai thác phải theo đúng kế hoạch, quy hoạch và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. 55 Hôm sau, anh V mời cả anh P và anh C lên trụ sở Uỷ ban nhân dân xã để tiếp tục hoà giải. Phân tích cho hai bên hiểu những quy định của Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng bằng những lời lẽ đầy tính thuyết phục. Hai bên đã thừa nhận những thiếu sót, sai lầm của mình và cam kết chấm dứt mâu thuẫn. 3. Cho người khác vay tiền xây nhà không có nghĩa sẽ là chủ sử dụng mảnh đất có nhà đó? a. Nội dung vụ việc Bà C là người tàn tật một mình nuôi con là Đ. Năm 1989, theo chủ trương chung, bà được chính quyền địa phương cấp 82m2 đất để làm nhà ở và nộp lệ phí theo quy định. Đến năm 1997, các anh, chị, em của bà C, người góp của, người góp công xây dựng giúp bà C 2 gian nhà cấp 4 để hai mẹ con ở. Trong đó, ông T là em trai bà C có cho vay 4 chỉ vàng (đến nay do cuộc sống khó khăn nên bà C vẫn chưa trả). Năm 2005, chị Đ đi lấy chồng, bà C ở một mình. Năm 2006, UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà C, song vì bà bị tật nguyền, nên bà đã giao nhờ ông T đi lấy hộ và giữ hộ mình. Năm 2012, vợ chồng chị Đ mua vật liệu về sửa chữa lại nhà cho mẹ. Khi sửa xong, bắt goong cửa cổng, thì ông T ngăn cản, đập hỏng một bên goong cửa và không cho hoàn thiện, vì cho rằng ông đã bỏ tiền ra xây nhà thì sẽ là người chủ sử dụng mảnh đất trên, nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. b. Quá trình hòa giải Sau khi nhận được thông tin có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, tổ hòa giải thôn đã phân công hòa giải viên tìm hiểu sự việc và tiến hành hòa giải. Hòa giải viên đã gặp gỡ tại nhà riêng của từng bên để thuyết phục, vận động các bên bình tĩnh thương lượng, hòa giải, mời hai gia đình về nhà bà C tiến hành hòa giải. Tại nhà bà C, ba người ông T, bà C, chị Đ đã nghe hòa giải viên phân tích, việc vợ chồng chị Đ sửa chữa lại nhà cho mẹ để bảo đảm cuộc sống tốt hơn, là em ông T phải thấy vui mừng vì cháu đã nghĩ đến mẹ, chăm sóc hiếu thảo với mẹ. Việc ông cho bà C vay tiền xây nhà thì bà C phải trả. Hơn nữa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho bà C nên bà C mới là chủ sử dụng mảnh đất. Sau khi nghe phân tích, ông T đã công nhận hành vi của mình là sai và xin lỗi bà C, cháu Đ. Đồng thời ông T cũng yêu cầu bà C thanh toán số vàng còn nợ của ông. Bà C và chị Đ hứa sẽ thu sếp trả nợ dần cho ông T và mong ông T thông cảm. 56 Tổ trưởng tổ hòa giải khuyên ông T trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà C, là người có quyền sử dụng đất hợp pháp, ông T đã đồng ý. 4. Đòi thêm tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho đỡ thiệt thòi a. Nội dung vụ việc Năm 2005, gia đình ông V bán cho ông H 1.284m2 đất màu với giá tiền là 5.670.000 đồng. Hai bên đã nhận tiền và giao đất sau khi hoàn tất thủ chứng thực chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại UBND xã. Sau khi nhận đất, ông H giao cho anh rể là ông T trực tiếp canh tác trồng nhãn từ đó đến nay. Thấy ông T trồng nhãn thu được nhiều lợi nhuận nên ông V tiếc, muốn đòi lại đất cho đỡ bị thiệt thòi, song ông T không đồng ý, nên hai bên xảy ra tranh chấp. b. Quá trình hòa giải Nhận được thông tin về tình hình vụ việc, tổ hòa giải đến gặp hai gia đình thuyết phục hai bên để hòa giải. Bước đầu khi gặp gỡ gia đình ông V, tổ hòa giải thuyết phục, nhưng không được. Tổ hòa giải đã tiến hành xác minh, gặp gỡ trực tiếp các bên có liên quan và xác định nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn như sau: Ông V lợi dụng sơ hở là hai bên đã chuyển nhượng đất nhưng chưa tuân theo quy định của pháp luật về việc sang tên đổi chủ, nên đến nay thửa đất vẫn đứng tên ông V mà chưa sang tên cho ông H, nên làm đơn đòi đất trước đây đã bán, nhưng thực tế là đòi thêm tiền của ông H. Nếu ông H đồng ý đưa cho ông V thêm một ít tiền thì ông V sẽ đồng ý hoàn tất thủ tục sang tên sổ đỏ. Sau khi tham khảo ý kiến của các bên, tổ hòa giải nhận thấy: Ông V đòi đất nhưng thực chất là muốn đòi thêm tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho đỡ thiệt thòi. Ông H có nguyện vọng tiếp tục canh tác trên thửa đất đã đầu tư trồng cây và hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ để yên tâm sản xuất. Trên cơ sở đó, tổ hòa giải đã định hướng, vận động, tuyên truyền, phân tích cho hai bên những thuận lợi, bất lợi nếu không tự thỏa thuận, hòa giải tại cơ sở. Tổ hòa giải đã căn cứ quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành để phân tích cho các bên, cụ thể: (1) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ ông V và ông H là hợp pháp. Tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hai bên đã tuân thủ đúng 57 Để chuẩn bị tiến hành hòa giải lần 2, tổ hòa giải đã đề nghị UBND xã cử công chức địa chính và công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp đến xóm phối hợp cùng tiếp tục hòa giải. Tại buổi hòa giải lần thứ hai, tổ hòa giải đã phân tích nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp giữa hai hộ là có thể giải quyết được nếu xác định được mốc giới thửa đất giữa hai hộ. Tổ hòa giải đề nghị hai hộ phải bình tĩnh để xem xét giải quyết vấn đề bằng tình cảm, hơn nữa, giữa hai gia đình còn mối quan hệ anh em, họ hàng đã lâu đời “tối lửa tắt đèn có nhau”. Tổ hòa giải cũng nêu quy định tại Điều 265 của Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản liền kề, để các bên hiểu và thực hiện: “1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. 2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách”. Sau khi nghe phân tích, khuyên nhủ, ông T có ý kiến: “Tôi cũng không muốn điều tiếng xấu xảy ra, vì từ trước đến nay giữa hai gia đình chúng tôi không có vấn đề gì, hiện nay chỉ vì bà H rào lấn sang đất nhà tôi, nên tôi đề nghị địa chính xã xác định giúp ranh giới đất giữa nhà tôi và nhà bà H cho cụ thể”. Ý kiến của bà H cũng đồng ý đề nghị cán bộ địa chính xác định lại ranh giới. Sau khi xác định lại ranh giới xong, hai hộ đã đồng ý và tiến hành cắm mốc, có sự chứng kiến của tổ hòa giải, cán 60 bộ tư pháp - hộ tịch và cán bộ địa chính. Ngay buổi hòa giải hôm đó, ông T đã cho nhổ cây mít trồng lấn sang đất nhà bà H, để trả lại đất. 7. Vô ý làm đứt đuôi trâu của người khác có phải bồi thường? a. Nội dung vụ việc Sau khi đã cày xong ruộng, ông T lái máy cày lên bờ để đi ruộng khác. Khi lái máy lên bờ đi qua con trâu của gia đình bà B đang ăn cỏ ở gần đó, thì con trâu giật mình, nguẩy cái đuôi vào máy cày (phần dây curoa với bánh đà của máy cày) và bị cán đứt phần đuôi. Con bà B dắt trâu về nhà và phát hiện phần đuôi của trâu bỗng nhiên bị cụt, chảy máu nên đã đi hỏi rõ sự tình. Khi biết phần đuôi con trâu bị máy cày của nhà ông T cán đứt, bà B đến nhà ông T với thái độ bực dọc, la lối om sòm và yêu cầu gia đình ông T bồi thường 2 triệu đồng. Gia đình ông T cho rằng, việc đuôi con trâu bị đứt do va vào máy cày là chuyện không may, ông T không cố ý nên gia đình ông sẽ không bồi thường. Cả hai bên lời qua tiếng lại, không bên nào chịu nhường bên nào, xung đột ngày càng căng thẳng. b. Quá trình hòa giải Sau khi nhận được tin báo, tổ hòa giải xóm C đã họp, thống nhất phương án giải quyết. Tổ hòa giải đã phân công hòa giải viên ra đồng gặp gỡ những người cùng làm trên cánh đồng để xác minh cụ thể sự việc và gặp gỡ hai bên gia đình để tìm hiểu, thuyết phục, giảng giải, phân tích đúng sai cho hai bên gia đình. Gia đình bà B vì tiếc công chăm sóc và xót con trâu nên đòi bồi thường là đúng. Tuy nhiên, việc máy cày của ông T vô tình cán đứt đuôi con trâu là việc xảy ra ngoài ý muốn của ông T. Bà B không nên vì tiếc của mà lời qua tiếng lại, gây mất an ninh trật tự, mất đoàn kết trong thôn xóm. Đối với ông T, dù việc lái máy cày cán đứt phần đuôi của con trâu là vô ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 604 và khoản 4 Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 604 quy định, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều 608 quy định, trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: “…(4) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”. Từ đó, tổ hòa giải đề xuất, gia đình ông T hỗ trợ bà B một khoản tiền để mua thuốc chữa trị cho con trâu. 61 Sau khi nghe phân tích, đề xuất hướng giải quyết của tổ hòa giải, ông T và bà B đã nhất trí thỏa thuận ông T sẽ hỗ trợ bà B 400.000 đồng để mua thuốc chữa trị vết thương và chăm sóc con trâu đến khi lành vết thương. Sau một thời gian chăm sóc, con trâu đã lành vết thương. Tuy cái đuôi trâu không lành lại như trước, nhưng tình cảm của hai bên gia đình vẫn được giữ và ngày càng củng cố thêm. c. Bài học kinh nghiệm Trước khi tiến hành hòa giải, hòa giải viên cần xác minh cụ thể vụ việc, lắng nghe ý kiến của các bên và những người xung quanh chứng kiến vụ việc để đảm bảo vụ việc hòa giải khách quan. Trong quá trình hòa giải, cần linh hoạt vận dụng các quy định của pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân, tránh tình trạng chỉ vận dụng pháp luật sẽ dẫn đến sự khô khan, hoặc chỉ vận dụng phong tục tập quán sẽ thiếu sự thuyết phục đối với hai bên. 8. Cành ổi vươn sang đất nhà khác, quả thuộc về ai? a. Nội dung vụ việc Những cây ổi ở vườn sau nhà ông D có nhiều cành vươn sang phần đất nhà bà M. Đến mùa ổi chín, cháu B (con bà M) thường rủ bạn bè về nhà rồi dùng sào chọc ổi nhà ông. Ông D nhiều lần nhắc nhở, nhưng bọn trẻ vẫn không nghe lời, nên ông đã sang nói chuyện với bà M. Bà M cho rằng, quả ổi ở phần đất của ai thì người đó được hưởng. Mâu thuẫn nảy sinh giữa hai gia đình. b. Quá trình hòa giải Để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, hòa giải viên đến tận nhà gặp gỡ ông D và bà M. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân sự việc, đồng thời nghiên cứu quy định pháp luật dân sự, tổ hòa giải thôn đã hòa giải cho hai ông bà. Hòa giải viên đã phân tích cho ông D hiểu việc để cành ổi vươn sang phần đất nhà bà M là không đúng với quy định của pháp luật dân sự, vì tại khoản 2 Điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, 62 Tại buổi hòa giải, tổ hòa giải đã nghe ý kiến trình bày cụ thể của các bên, công chức tư pháp xã phổ biến một số điều khoản trong pháp luật về thừa kế. Tổ hòa giải đã góp ý mang tính chất xây dựng với anh em ông M rằng, anh em máu mủ ruột già, đối với người đã mất (liệt sĩ T) thì đó còn là cái tâm, cái đức. Vợ chồng cụ A mất đi, không di chúc lại cho ai thờ cúng liệt sĩ T, mà trong cùng hàng thừa kế có 9 anh chị em ông M, hiện có 4 người ở nhà và 5 người ở xa. Nên phương án hòa giải đưa ra là 9 anh chị em ông M cần họp bàn thống nhất ai sẽ là người làm hồ sơ và hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ T. Đối với những người ở xa không về được, thì phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND nơi cư trú. Nội dung giấy ủy quyền cần ghi rõ sẽ ủy quyền cho ai được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ T. Sau khi có đầy đủ ý kiến của 9 anh chị em ông M, người được ủy quyền nhiều nhất sẽ hưởng chế độ và thờ cúng liệt sĩ T. Phương án tổ hòa giải đưa ra đã được sự đồng tình của anh chị em ông M. 11. Kéo - tách đường dây điện sử dụng chung a. Nội dung vụ việc Ngày 25/01/2015, tổ hòa giải ấp 6, xã SR nhận được đơn xin hòa giải của ông Võ Văn T thường trú tại tổ 2 ấp 6 xã SR. Nội dung đơn có nêu: Nhiều gia đình sử dụng chung một đường dây điện, nên tải rất yếu, không phục vụ được việc tưới tiêu, làm ảnh hưởng đến kinh tế của một vài hộ trong nhóm. Ông T đại diện 3 hộ muốn tách riêng, nhưng khi làm hồ sơ, ông K (là người được cử làm tổ trưởng và đồng hồ điện chính được lắp đặt tại nhà ông K) không chịu ký vào giấy cho sử dụng chung trụ, do đó bên điện lực không tiến hành kéo điện cho 3 hộ này. Ông T đề nghị họp tổ điện gồm 7 hộ, nhưng ông K không dự, nên vụ việc các bên không tự giải quyết được. b. Quá trình hòa giải Sau khi nhận được đơn của ông T, tổ hòa giải tiến hành mời 7 hộ gia đình trong tổ điện đến trụ sở ấp 6 để hòa giải. Tại buổi hòa giải, ông T trình bày thêm: Trước đây, 7 hộ cùng nhau đóng góp tiền, công lao động để kéo điện về sử dụng chung, mỗi hộ đóng khoảng 6.500.000 đồng. Theo thỏa thuận ban đầu, cả tổ nhất trí cử ông K làm tổ trưởng và gắn đồng hồ điện kế chính tại nhà ông K, lần lượt mỗi hộ đứng ra thu và thanh toán tiền cho điện lực một tháng, cứ thế xoay vòng trong 7 hộ, nhưng chỉ được vài tháng, rồi ông K tự thu không giao lại cho các hộ khác như thỏa thuận. Phần vì trong quá trình sử dụng 65 điện có hộ dùng ít, hộ dùng nhiều, nhưng đến kỳ tính tiền điện, ông K chỉ lấy số tổng kWh điện nhân số tiền và chia cho các hộ sử dụng bao nhiêu kWh thì trả bấy nhiêu tiền, không phân ra mức 1, mức 2 nên không công bằng. Nay yêu cầu ông K phải ký tên vào đơn cho sử dụng chung đường trụ và tính lại số tiền đóng góp trước đây trừ khoản tiền công, tiền vật tư đồng hồ điện còn lại chia 7 phần, ai tách riêng thì giao trả người đó hoặc trả lại cho mỗi hộ tách riêng 2 triệu đồng như đã giao trả cho 2 hộ đấu ké điện. Tiếp đến, ông K đại diện 4 hộ còn sử dụng điện chung phát biểu: Năm 2006, cả 7 hộ nhất trí đóng góp tiền và công lao động để kéo điện về sử dụng chung, đến năm 2010 có 2 hộ phía trong xin kéo ké điện để dùng, cả tổ điện đều đồng ý cho kéo và thu mỗi hộ 3 triệu đồng để gây quỹ cho tổ điện. Đến năm 2012, phía bên trong có đăng ký đường điện hạ thế gần nhà, nên 2 hộ này xin cắt điện không sử dụng chung nữa. Lúc này, cả tổ điện đồng ý trả lại cho mỗi hội 2 triệu đồng và đã thực hiện. Nay ông T cùng 2 hộ nữa yêu cầu tách riêng đường điện, đòi lại số tiền đã góp hoặc mỗi hộ được lấy lại 2 triệu đồng và còn đòi ký tên vào giấy được sử dụng chung đường dây, trụ điện là rất vô lý, nên ông không muốn dự họp, cũng như không ký tên vào giấy chấp thuận cho sử dụng chung đường điện. Qua các ý kiến trình bày, tổ hòa giải nhận thấy, trước đây, khi kinh tế khó khăn, tình đoàn kết trong xóm thể hiện rất tốt nên mới thực hiện được việc kéo điện sử dụng chung từ năm 2006 đến hiện tại. Nay kinh tế phát triển, nhiều hộ gia đình có điều kiện kéo điện sử dụng riêng là điều đáng mừng, vấn đề là ở chỗ chưa tìm được sự đồng thuận trong việc tách riêng đồng hồ điện chính giữa các bên. Sau khi hội ý, tổ hòa giải thấy rằng, nên thống nhất hòa giải vụ việc trên cơ sở đạo đức xã hội, tình làng, nghĩa xóm. Tổ trưởng tổ hòa giải gợi nhắc đến tình cảm láng giềng tốt đẹp trước đây giữa các bên khi cùng nhau đóng góp để kéo điện, giữa các hộ tin tưởng nhau nên không có văn bản thỏa thuận để ghi nhận việc khi có yêu cầu tách riêng điện ra thì phải giải quyết như thế nào. Nay 3 hộ xin tách riêng, yêu cầu phải hoàn trả tiền cho mình là việc gây khó khăn cho 4 hộ còn lại. Bởi các vật tư, dây, trụ phơi nắng, phơi mưa gần chục năm, giá trị sử dụng không còn như ban đầu, nên rất khó để khấu trừ, hơn nữa còn yêu cầu sử dụng chung đường trụ cũ. Năm 2012, có 2 hộ xin cắt điện không sử dụng điện nữa và được cả tổ nhất trí trả lại mỗi hộ 2 triệu đồng là do 2 hộ này rút hẳn đường dây, không sử dụng điện chung nữa. Việc 3 hộ xin tách điện riêng, yêu cầu hoàn lại tiền đã đóng góp trước đây là đúng, nhưng phải xem hoàn lại bao nhiêu là phù hợp với khả năng của những hộ còn lại, 66 đồng thời cần phải khấu trừ hao mòn vật tư đã sử dụng. Vì tình làng nghĩa xóm từ trước đến nay, để hài hòa lợi ích, tổ hòa giải đề nghị bên tách đường điện nên nhận mỗi hộ 1 triệu đồng gọi là nhận lại khoản tiền đã đóng góp, cũng như tạo điều kiện cho các hộ còn lại có khả năng hoàn trả. Đối với các hộ còn lại, cũng nên chấp nhận điều kiện này, cùng nhau góp tiền trả lại cho 3 hộ tách điện riêng và ông K có trách nhiệm ký tên vào đơn đồng ý cho sử dụng chung đường trụ để điện lực tiến hành kéo điện cho 3 hộ tách điện riêng. Sau khi nghe ý kiến hòa giải, các bên cùng bàn bạc, thảo luận, phân tích cái được, cái mất và cuối cùng nhất trí phương án tổ hòa giải đưa ra. 12. Khi hai đàn ngan gặp nhau… a. Nội dung sự việc Hai gia đình ở gần nhau. Mỗi nhà nuôi một đàn ngan. Hai đàn ngan cùng lứa, cùng loại nên rất giống nhau, được thả ở cùng một khu vực. Hàng ngày, chúng thường kiếm ăn cùng nhau và có lúc lẫn vào nhau như một đàn. Trưa đến, tối về, chúng lại trở về cùng chủ của chúng. Không rõ nguyên nhân như thế nào mà buổi trưa ngày hôm đó, khi kiểm tra ngan, gia đình ông H thấy thiếu đúng 15 con ngan. Ông H sang nhà ông T và cho rằng 15 con ngan nhà mình đã bị lẫn sang đàn ngan nhà ông T. Song ai dồn sang, ai bắt sang? Ngan nhà ông H sang nhà ông T như thế nào thì không ai rõ và cũng không có chứng cứ để nói rằng ông T đã bắt trộm ngan nhà ông H. Ông T lý luận rằng: "Ngan quen đàn" nên không chấp nhận trả lại 15 con ngan cho nhà ông H. Hàng ngày ông H cũng không để ý đàn ngan nhà ông T có bao nhiêu con. Ông H đòi vì cho rằng ngan nhà ông đã bị lạc sang đàn ngan nhà ông T. Ông H cũng đã đi tìm khắp nơi và tin rằng không ai vào đây bắt trộm ngan và ngan cũng không bao giờ đi xa. Còn ông T cũng lý sự và cho rằng nếu ông H đòi thì căn cứ vào đâu, có đánh dấu riêng gì không? và giờ đây biết con ngan nào của nhà ông H mà đòi... Sự việc trở nên phức tạp và hai gia đình cứ cãi nhau để đòi lại 15 con ngan. Mâu thuẫn giữa hai gia đình đã rất căng thẳng và nếu không được giải quyết kịp thời thì có thể dẫn đến xô xát. b. Quá trình hoà giải Nghe tin vậy, tổ hoà giải của thôn đã vào cuộc. Song, cái khó là giải quyết 15 con ngan lạc đàn như thế nào cho hợp lý, hợp tình? (mọi người cũng không dám khẳng định chắc chắn là đàn ngan nhà ông T thừa 15 con). Thế là tập thể tổ hoà giải 67 Sau khi giải quyết xong, tổ hòa giải hướng dẫn gia đình bà T thông báo tìm con trâu bị thất lạc trên loa truyền thanh của xã. Năm ngày sau, gia đình bà T đã tìm thấy con trâu bị thất lạc. 14. Không ai lấy cái sai để chống lại cái sai a. Nội dung sự việc Gia đình chị T và gia đình bà B có mâu thuẫn do chị T xây nhà đã làm mái nhà lấn sang phần đất của bà B (nước chảy sang nhà bà B). Nhiều lần bà B yêu cầu chị T phải rút bớt mái nhà lại thì chị T hứa là khi nào đảo ngói sẽ sửa, nhưng khi đảo ngói, chị T vẫn không sửa, bà B bức xúc, cho con đào một cái hào trên phần đất nhà bà, sát với móng nhà chị T, làm nứt tường nhà chị T. Tổ hoà giải đã tiến hành gặp gỡ hai gia đình, khuyên họ nên bình tĩnh, giữ tình làng nghĩa xóm, hơn nữa bà B đáng tuổi cha mẹ chị T, đừng để xảy ra điều gì đáng tiếc. Sau đó các thành viên trong tổ hoà giải cùng nhau bàn bạc phương án giải quyết. b. Quá trình hoà giải Tổ hòa giải nhận định: 1. Việc chị T để nước từ trên mái nhà chảy sang phần đất nhà bà B là không thực hiện đúng với quy định của pháp luật. Khi bà B nhắc nhở, chị T đã hứa là sẽ sửa, nhưng lại cố tình không sửa, nên đã gây bức xúc cho bà B. 2. Bà B do quá bức xúc nên đã cho con đào hào sát móng nhà chị T gây rạn nứt tường nhà chị T cũng là việc làm sai pháp luật. Căn cứ vào những chứng cứ cụ thể và các quy định của pháp luật, tổ hoà giải đã mời chị T và bà B ra họp tại nhà văn hoá khu để giải quyết. Qua phân tích của các tổ viên, bằng lời lẽ chân tình, thấu đáo kết hợp với việc tuyên truyền các quy định của pháp luật, chị T và bà B đã nhận ra những việc làm không đúng của mình đã làm sứt mẻ tình cảm lối xóm và gây mất an ninh trật tự. Cả hai cùng hứa sẽ sửa chữa ngay. Chị T hứa sẽ ngay lập tức thu bớt lại mái ngõ về phần đất nhà mình. Bà B cũng hứa sẽ bảo con lấp những chỗ đã đào, cho đầm nện cẩn thận, hai người đã bắt tay vui vẻ với nhau trước sự chứng kiến của mọi người trong tổ hoà giải. Qua vụ việc trên, có thể rút ra bài học trong công tác hoà giải, mâu thuẫn giữa bà con lối xóm rất dễ phát sinh từ những nguyên nhân nhỏ, do không hiểu biết hoặc quá chú trọng đến lợi ích của mình. Ai cũng cho rằng mình không sai, nên thường 70 gây nên bức xúc không đáng có. Vì vậy, hoà giải viên trước tiên cần biết cách khéo léo giúp họ qua cơn bức xúc, bằng cách yêu cầu họ kể lại sự tình theo quan điểm của họ. Người đang có mâu thuẫn mà nói ra cho người khác nghe sẽ giải toả được nỗi bức xúc trong lòng, như có người khác chia sẻ. Sau đó bằng lời lẽ ân cần, mà giúp họ có được suy nghĩ về việc làm của mình, giữ được bình tĩnh trong các mối xung đột thì coi như việc hoà giải đã thành công được một nửa. Thiết nghĩ, công tác hoà giải cũng như một cái túi buộc vào đó tất cả những bực dọc của xóm làng, người làm công tác hoà giải cần biết chia sẻ, tâm sự với đương sự, làm sao cho họ thấy tin tưởng ở sự công tâm và hiểu biết của mình, thì nửa công việc còn lại chắc chắn sẽ thành công. 15. Mình vì mọi người, mọi người vì mình a. Nội dung vụ việc Người dân hai xóm T, xóm N (xã X, huyện Y) cùng sử dụng chung nguồn nước tự chảy để dùng vào sinh hoạt và sản xuất. Năm vừa qua, ông P (xóm T) vừa cải tạo được một đám ruộng cạnh nhà để trồng lúa nước. Để thuận tiện cho việc canh tác, ông P mua cây, vòi nước về lắp đường nước dẫn về ruộng của mình. Tuy nhiên, khi vào vụ canh tác, những hộ dân ở xóm N nhận thấy việc ông P dẫn nước về canh tác làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cũng như nước sản xuất của mình. Các hộ có ý kiến với gia đình ông P, nhưng ông P không nhất trí. Lời qua tiếng lại, một số hộ dân xóm N đã cùng nhau chặt bỏ ống dẫn nước của gia đình ông P. Bức xúc vì đường nước bị phá, ông P làm đơn đến tổ hòa giải xóm yêu cầu tổ giải quyết. Do ông P cùng các hộ dân ở hai xóm khác nhau, nên việc hòa giải gặp nhiều khó khăn. b. Quá trình hòa giải Nhận thấy mâu thuẫn giữa ông P và các hộ dân xóm N là mâu thuẫn giữa các thành viên ở hai xóm khác nhau. Hai tổ hòa giải của hai xóm thống nhất mỗi tổ hòa giải cử một hòa giải viên. Sau khi được phân công, hòa giải viên đã tiến hành xác minh mâu thuẫn. Kết quả như sau: + Gia đình ông P đã mắc hai vòi nước để dẫn nước về sinh hoạt và sản xuất. Ông P cho rằng: Nước tự nhiên, nhà ông có điều kiện thì mắc hai vòi. + Theo quy chế xóm N mỗi hộ chỉ lắp một đường dẫn nước để sinh hoạt. 71 + Các hộ dân ở xóm N đã góp ý ông P nhiều lần, nhưng ông P không nhất trí mắc 01 vòi nước, nên đã phá dỡ, chặt vòi nước của ông P. + Thiệt hại của gia đình ông P là: Một đoạn ống nước bị đứt, cây làm ống dẫn nước bị hỏng. Sau khi xác minh mâu thuẫn giữa hai bên, hòa giải viên đã mời ông P và các hộ dân xóm N tới nhà văn hóa xóm T để hòa giải. Tại buổi hòa giải, các bên đã trình bày ý kiến của mình. Ông P vẫn muốn lắp lại đường ống dẫn nước và yêu cầu bên gây thiệt hại phải bồi thường cho ông tiền ống dẫn nước đã bị tháo dỡ. Các hộ dân ở xóm N không chấp nhận bồi thường và cũng không đồng ý để ông P lắp lại đường ống nước. Hòa giải viên đã phân tích cho hai bên hiểu: Người dân xóm N không cho ông P lấy nước vào ruộng là sai. Việc tự ý chặt bỏ đường ống dẫn nước vào ruộng, gây thiệt hại về tài sản cho ông P là trái với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc ông P đặt ống nước làm ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt cho bà con là ảnh hưởng tới các hộ dân khác của hai xóm N và T, như thế là không đúng. Xóm N và xóm T xưa nay rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhưng vì mâu thuẫn của hai bên mà làm mất đi tình đoàn kết bấy lâu giữa hai xóm. Hòa giải viên nêu các quy định của Bộ luật Dân sự liên quan đến vụ việc để hai bên hiểu rõ về hành vi của mình là đúng hay sai. Qua quá trình vận động, thuyết phục, hai bên đã nhất trí: Ông P không được đặt ống nước riêng vào ruộng của mình, mà tất cả sẽ cùng sử dụng nguồn nước tưới chung để đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho tất cả các hộ. Các hộ dân xóm N đã phá hỏng đường ống nước của ông P, nên sẽ bồi thường thiệt hại với mức là 300.000 đồng. Bên gây thiệt hại đã nhận trách nhiệm, bồi thường cho ông P tiền ống nước và trao cho ông ngay tại nơi hoà giải. Vụ việc hòa giải thành đã nối lại tình cảm giữa các hộ dân ở hai xóm T và N, tăng thêm tình đoàn kết giữa hai xóm. Vụ việc cũng là bài học để các hộ dân cùng chia sẻ với nhau những khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt, nhất là về việc sử dụng nguồn nước chung. Mâu thuẫn giữa người dân là mâu thuẫn nhỏ, nhưng cũng có thể trở nên căng thẳng, gay gắt nếu không kịp thời được giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn giữa những người dân ở các xóm khác nhau thì cần có sự phối hợp giữa hòa giải viên ở tổ hòa giải các xóm đó. Đồng thời, hòa giải phải dựa trên cả tình cả lý, phân tích, thuyết 72 + Địa điểm được lựa chọn thực hiện tại nhà ông N, thời gian và địa điểm được thông báo cho cả hai gia đình có tranh chấp. Biểu quyết trong tổ hòa giải, 100% các tổ viên nhất trí phương án đã dự kiến để hòa giải vụ việc. - Tranh thủ thời gian trước khi cho đại diện hai gia đình hòa giải, ông V phân công tổ viên tổ hòa giải tranh thủ tiếp xúc, trao đổi với ông N và ông D. + Khi gặp gỡ với đại diện hai gia đình, tổ viên tổ hòa giải lựa lời phân tích sự việc đối chiếu các tình tiết của vụ việc với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, về trách nhiệm bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, trách nhiệm việc thoát nước mưa đối với gia đình nhà ông N theo quy định của Bộ luật Dân sự, kết hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, tình đoàn kết của nhân dân trong khu xóm với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, trách nhiệm của các gia đình trong khu xóm trong việc cùng nhau xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để phân tích cho các bên thấy rõ cái đúng, cái sai, có trách nhiệm giữ gìn sự đoàn kết tương thân, tương ái, “tối lửa tắt đèn” có nhau. Vừa trao đổi vụ việc, vừa tranh thủ tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình, tâm lý, tính cách của hai chủ hộ và các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn nhằm phục vụ cho buổi hòa giải đạt được kết quả tốt nhất. Cuộc trò chuyện, trao đổi giữa tổ viên tổ hòa giải và đại diện hai gia đình diễn ra thân mật, trong sự thông cảm tin cậy lẫn nhau. Đại diện hai bên gia đình đã sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ để giải quyết mâu thuẫn. Đúng như dự kiến, tại buổi hẹn hòa giải, đại diện tổ hòa giải và gia đình ông D đã có mặt tại nhà ông N. Sau khi bố trí chỗ ngồi, chủ động pha trà, rót nước mời mọi người cùng uống. Cùng ấm trà xanh, câu chuyện làm ăn của khu xóm, cùng các mẩu tin thời sự nóng được tổ viên tổ hòa giải thông tin diễn ra rôm rả, xua tan không khí căng thẳng, ngột ngạt lúc ban đầu. Với chiếc điếu cày trên tay, ông V chậm rãi nhả khói, bắt đầu vào câu chuyện, ông nêu lý do sự có mặt của mọi người trong buổi gặp mặt hôm nay và đề nghị ông N có ý kiến về sự việc. Do đã được làm tốt công tác tư tưởng, ông N bình tĩnh trình bày vụ việc và nguyện vọng mong muốn gia đình ông D xử lý sự rò rỉ nước thải sinh hoạt, hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, với quan điểm của ông D, sự ô nhiễm như ông N phản ánh chưa đến mức nghiêm trọng, vì vậy, không phải xử lý và yêu cầu ông N phải xử lý ngay việc mái che nhà ông N. Trước phản ứng của ông D, ông N đã nổi 75 nóng, tình hình lại nóng lên, không khí có phần ngột ngạt. Để làm dịu tình hình, ông V cùng các tổ viên tổ hòa giải đã kịp thời can ngăn đề nghị các bên giữ bình tĩnh, từng tổ viên góp ý kiến, phân giải thiệt hơn với hai gia đình. Để làm rõ việc rò rỉ nước thải sinh hoạt nhà ông D, ông V đề nghị được khảo sát thực tế và được ông D đồng ý. Trước sự chứng kiến của mọi người, tổ hòa giải đã đào khu vực có dấu hiệu rò rỉ nước thải bên công trình tự hoại nhà ông D, kết quả xác thực là bể phốt có sự nứt vỡ, nước thải tràn ra ngoài trực tiếp và độ ô nhiễm mùi vào không khí rất cao. Tiếp tục trở lại cuộc hòa giải, ông V nêu rõ kết quả khảo sát thực tế và phân tích việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi công dân nói chung và của gia đình ông D nói riêng trong việc bảo đảm vệ sinh chung, giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp và đề nghị ông D nên chấp hành. Trước sự phân tích có lý, có tình của tổ hòa giải, ông D nhận ra trách nhiệm của gia đình trong sự việc và chủ động hòa giải với ông N về phương án giải quyết là xây lại. Tuy nhiên, ông cũng băn khoăn một điều, việc sửa chữa công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn sẽ tốn kém (khoảng 30.000.000 đồng), vì vậy, việc giải quyết không phải một sớm, một chiều. Hiện tại, kinh tế gia đình chưa cho phép, phải có thời gian chuẩn bị. Ông D chủ động đề xuất với tổ hòa giải là lui lại việc xử lý một thời gian để gia đình có thời gian thu xếp, đồng thời, đề nghị ông N khắc phục lắp máng tôn dẫn nước mưa không để nước chảy trực tiếp vào tường nhà mình. Trước tinh thần hợp tác của ông D, ông N đồng ý với ý kiến của ông D, đồng thời, gia đình ông sẽ thực hiện lắp máng thoát nước không để nước mưa dội vào tường nhà ông D. Hai bên tự nguyện cam kết thực hiện. Thay mặt tổ hòa giải khu, ông V động viên hai gia đình thực hiện cam kết. Vụ việc được ghi lại biên bản hòa giải để tổ hòa giải theo dõi các bên thực hiện. Kết quả hòa giải thành, các bên tranh chấp đều đạt được lợi ích của mình. Trong thời gian đó, ông V với trách nhiệm của người tổ trưởng, thường xuyên theo dõi, động viên hai gia đình thực hiện cam kết, các bên đã tự nguyện khắc phục các nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn đúng thời gian như đã cam kết. Khu xóm trở lại sự thanh bình, trong tâm trí ông V chỉ còn là những kỷ niệm, mỗi ngày mới đến, ông lại bận rộn với công việc gia đình, khu xóm, trăn trở, trách nhiệm với bà con, nên bà con đã bầu là “Bác trưởng thôn” và gọi với cái tên thân mật “Người vác tù và hàng tổng”. Qua vụ việc đã hòa giải trên đã có những tác động trên thực tế, nhân dân trong khu, xóm giềng nơi giải quyết vụ việc rất hoan nghênh và ủng hộ tinh thần những 76 người làm công tác hòa giải. Vụ việc được giải quyết có tình, có lý đã có sức thuyết phục cao, tính tuyên truyền sâu sắc, cụ thể, thiết thực liên quan đến các vấn đề nóng về bảo vệ môi trường, sử dụng bất động sản liền kề mà thực tế hiện nay thường xảy ra tại các khu dân cư. 17. Nguồn nước tưới không của riêng ai a. Nội dung vụ việc Ruộng nhà anh Nông Quốc N ở đầu nguồn nước, khi nước ít thì anh N khơi nguồn nước và cho chảy hết vào ruộng nhà mình. Anh K có khu ruộng phía dưới nên mỗi lần anh N ngăn nước lại, thì ruộng anh K bị thiếu nước (thậm chí bị khô hạn). Anh K đề nghị anh N mở nguồn nước, thì anh N không đồng ý với lý do nước chảy từ nơi cao xuống thấp, nhà ai ở gần nguồn nước thì được quyền dùng nước ấy. Sau khi đề nghị không được, hai bên thường xảy ra to tiếng. b. Quá trình hoà giải Trong sự việc trên, Tổ hoà giải của thôn đã đề cử bác M - cán bộ hoà giải tới hoà giải sự việc. Bác M xác định nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn là do anh N ngăn nguồn nước, làm ruộng nhà anh K bị thiếu nước. Bác đã mời trưởng thôn và cán bộ địa chính xã cùng tham gia hoà giải. Bác M và trưởng thôn đã giải thích và giải toả mâu thuẫn căng thẳng giữa hai bên. Bác M đã vận dụng Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 để phân tích thêm cho hai bên hiểu quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác, đó là: "người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho người sử dụng bất động sản liền kề, nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường". Ngoài ra, nguồn nước là nguồn nước chung, tất cả các gia đình cùng sử dụng chứ không phải là của riêng gia đình nào cả. Do vậy, giải pháp tốt nhất là hai bên bàn bạc, thoả thuận. Anh N đã nhận ra lỗi của mình trong việc tự ngăn nguồn nước vào ruộng nhà anh K và đã chủ động khai thông nguồn nước. Anh K cũng nhận lỗi do nóng nảy và hứa rút kinh nghiệm. 18. Do sàm sỡ vợ người khác dẫn tới vụ ẩu đả 77 Kết quả vụ việc hòa giải thành. Tình cảm hai bên được gắn kết trở lại. Qua vụ việc hòa giải đã có tác động tích cự trong thực tế đó là: Hướng dẫn, giúp đỡ các bên tự nguyên giải quyết với nhau mâu thuẫn, xích mích xảy ra; kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn trật tự xã hội ở khu phố. Góp phần giữ gìn đoàn kết nội bộ nhân dân, củng cố và phát huy những tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng dân cư. 19. Hòa giải không chỉ ngăn chặn xung đột bên ngoài a. Nội dung sự việc Xế trưa, bỗng có một cô bé quần áo xộc xệch, hớt hải chạy vào sân nhà ông trưởng thôn "Bác trưởng thôn ơi, cứu cháu với". Đúng là một cuộc chiến! Hàng chục người lộn xộn cuốc, xẻng, dao, gậy gộc dồn đuổi nhau. Cách cái ao, một ông lão, một bà lão rướn mình xỉa xói. Dân quân nhanh chóng dẹp yên, nên không có ai bị thương tích. Sơ bộ nắm bắt tình hình, được biết cuộc đụng độ giữa những người trong dòng họ khởi đầu từ cây cà giống… Tổ hoà giải của đội sản xuất phối hợp với chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên thâm nhập tìm hiểu sự việc. Buổi hoà giải được tổ chức ngay 3 giờ chiều hôm đó tại nhà đội trưởng, kiêm tổ trưởng tổ hoà giải. Ông O 76 tuổi với bà T 75 tuổi là chị em con bá con dì lên Điện Biên xây dựng vùng kinh tế mới, hai nhà liền nhau. Con cháu dâu rể đầy đàn. Chiều hôm đó, cô E là dâu út của bà T trồng mấy chục cây cà giống, đến sớm hôm sau đột nhiên mất hết không còn lấy một mầm.Vốn không ưa nhau từ trước, cô E ngờ cô B - dâu trưởng của ông O nhổ trộm. Lúc đầu họ chỉ chửi bóng gió, sau rồi người nhà bà T đắp luôn cái rãnh thoát nước ao nhà ông O chảy qua đất bà T. Rãnh đắp vào, khơi ra mấy bận rồi bịt hẳn. Mâu thuẫn âm ỉ. Hôm đó đi dự đám cưới về, cô B rảo chân vượt qua bà T, nhổ nước miếng xuống đường. "A, con này láo, mày nhổ vào mặt tao hử!?" - Bà T gào lên. "Mặt bà là cái nõ gì mà tôi nhổ!" - Cô B lầm bầm bỏ đi. Tin trên nhanh chóng lan truyền, khắp họ kéo đến hình thành hai phe xông vào nhau. b. Quá trình hoà giải Tại cuộc hoà giải, vấn đề đưa ra phân tích tập trung vào 3 sự kiện: trước hết là "cây cà giống". Bên bà T chất vấn "không trộm thì nó đâu? Còn ai vào đây?". Anh cán bộ bảo vệ thực vật huyện được đón đến, giờ mới lên tiếng. Theo anh, cây cà giống thường bị con dế cắn ngang thân lôi về hang, nhưng vẫn trơ đoạn gốc còn lại rất ngắn nằm dưới đất, bới ra mới thấy. Do đất đã cuốc xới lại nên mọi người thống 80 nhất không đến hiện trường bới tìm xác minh, nhưng không có cơ sở nào chứng minh người bên ông O trộm cà giống và bên đó cũng không trồng cà. Về việc chị B nhổ nước miếng, khi bà T mắng, chị B lại có câu nói xấc xược, không phải đạo con cháu. Về rãnh nước, mọi người chỉ ra: theo tự nhiên, nước chảy từ cao xuống thấp, xưa nay ai cấm được bao giờ. Luật pháp lại quy định quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất phải đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất liền kề… Cuộc hoà giải diễn ra trong mù mịt khói thuốc lào. Xẩm tối, chị B xin lỗi bà T. Bà T đồng ý cho khơi thông rãnh nước. Ông O rít điếu thuốc thong thả buông lời: "Tôi hứa trước tập thể là từ nay không cãi chửi nhau và không quan hệ gì với họ nữa!". Mọi người nhìn nhau ngơ ngác. Biên bản hoà giải thành được lập, chữ kí và điểm chỉ dày đặc của đủ các thành phần. Sau 01 năm, tôi trở lại đó, ông N Đội trưởng ngày trước cho biết mọi việc dừng ở đấy, "yên ắng lắm, nhưng họ tuyệt giao thật anh ạ!". Hoà giải chỉ ngăn chặn những xung đột bên ngoài, làm mất trật tự trị an khu vực thôi ư? Vậy là cái cốt lõi chưa được giải quyết thấu đáo. Hoà giải nhằm xoá đi mâu thuẫn, xích mích, lấy lại tình nghĩa tương thân, tương ái, kết đoàn dựng xây gia đình, dòng họ, xóm làng yên vui, bảo vệ trật tự trị an, cùng phát triển kinh tế.. chứ đâu chỉ vẻ bề ngoài yên ắng. Cái yên ắng dứt mối thâm giao dòng họ kia chắc chắn ẩn chứa bao dằn vặt canh cánh bên lòng người trong cuộc. Âm ỉ tàn lửa chờ cơ bùng cháy hay nỗi khắc khoải chờ mong bàn tay chìa ra từ phía bên kia? Dù thế nào, rõ ràng cần đến người trung gian hoà giải nhằm an ninh lòng người. Bài học qua sự việc này không đơn thuần là phương pháp, yếu tố pháp luật đúng sai, mà chính yếu là sự thiếu nhạy bén cảm nhận dấu hiệu "mẩu rễ cỏ gianh" sót lại tiềm ẩn hậu quả lớn, đánh giá sai kết quả: mới giải quyết được một phần nguyên nhân, khắc phục hậu quả ban đầu của mâu thuẫn đã ngỡ xong xuôi. Sau xung đột, "tự trọng", tự ái và cố chấp bọc giữ mâu thuẫn, nhưng đã không được quan tâm giải quyết đến cùng, nên mục đích trọng yếu của hoà giải là đoàn kết - chưa đạt được, còn đó bầu không khí nặng nề đoạn tình đằng đẵng ngần ấy năm trời. Nếu chỉ phân định đúng sai, dẹp yên xung đột thì biện pháp chính quyền nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoà giải. 20. Tranh chấp bình tro cốt a. Nội dung tranh chấp 81 Ông A là người ở tại thành phố Hồ Chí Minh, trước ngày giải phóng đất nước (30/4/1975) ông chung sống với bà B ở thành phố Hồ Chí Minh và có 04 người con chung, sau đó cũng trước ngày 30/4/1975 ông quen và sống chung với bà C ở Bình Dương và có 02 con chung. Cả hai người đàn bà đều không đăng ký kết hôn với ông A, nhưng mối quan hệ giữa các bà và các con đều vui vẻ. Năm 2013, ông A bị bệnh nặng, được đưa về thành phố Hồ Chí Minh trị bệnh. Lúc này cả bà B, bà C và 6 con đều chung sức chăm sóc chu đáo và tận tình, nhưng do bệnh nặng, ông qua đời. Sau khi ông qua đời, bà C đem thi hài ông về Bình Dương làm đám tang, khi đó mọi người đều đồng ý, thi hài của ông A được hoả thiêu và bà C đem về thờ cúng. Tưởng chừng như mọi việc đã yên ổn, nhưng đến khi cúng 100 ngày, bà B và 4 người con ở thành phố Hồ Chí Minh đến yêu cầu bà C cho mang bình hài cốt ông A về thành phố Hồ Chí Minh để thờ cúng. Bà C và 2 người con ở Bình Dương không đồng ý. Giữa hai bà nảy sinh mâu thuẫn. Bà C nhờ tổ hòa giải can thiệp. b. Quá trình hoà giải Sau khi xem xét vụ việc và ghi nhận tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các bên, hoà giải viên nhận thấy vụ việc tuy đơn giản nhưng chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh. Chính vì vậy, hoà giải viên đã dựa vào niềm tin, tình cảm và nhất là tâm linh của con người để phân tích, động viên các bên ngồi lại với nhau. Phân tích cho họ thấy "người chết được an nghỉ, người sống thanh thản an vui". Từ đó, hòa giải viên đã thuyết phục được hai bên nhìn nhận điều đúng, điều đáng làm để hướng tới và đồng thuận với nhau. Sự việc cho thấy, không phải mọi trường hợp tranh chấp xảy ra chỉ dựa vào pháp luật để giải quyết, mà còn vận dụng nhiều yếu tố khác mà pháp luật chưa đề cập, cần hết sức chú ý đến tình cảm giữa những con người với nhau. 21. Chỉ tại tường nghiêng a. Nội dung vụ việc Ông H và ông T là hàng xóm liền kề nhau tại số nhà 196, phường X, thành phố Y. Năm 2015, ông T có xây dựng bức tường bê tông và đổ đất để làm sân phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, bức tường trên đã bị ngả sang phần đất của gia đình ông H khoảng 0,2m. Ông H đã yêu 82 không biết của ai, nên trao cho tổ hoà giải). Tổ hoà giải tiếp tục động viên các bên giữ tình đoàn kết xóm làng, mọi việc xảy ra phải bình tĩnh cùng nhau xem xét. Thế là sự việc được giải quyết, mọi người đều cảm thấy ái ngại, ân hận vì lời lẽ của mình… Qua sự việc trên, chúng ta thấy mọi người cần phải cẩn trọng trong lời nói, cần phải xem xét cụ thể, không vì lời đồn không xác thực… mà mất đi tình cảm bà con lối xóm bấy lâu, bản thân mình cũng không được vui, mà còn ân hận, "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". 23. “Khoá tay ông hàng xóm” a. Nội dung vụ việc Gia đình anh D và gia đình anh T ở đối diện nhau trong ngõ X, quan hệ hai bên gia đình lâu nay rất vui vẻ, đoàn kết. Nhưng chỉ vì một hôm, con anh D và con anh T xảy ra xích mích, con anh D đánh con anh T vài quả đấm không đến nỗi đau lắm và trước đó các cháu vẫn chơi đùa cùng nhau. Anh T xót con, nên hai bên gia đình có lời qua tiếng lại gây nên sự bất hòa. Tưởng câu chuyện chỉ dừng ở đó, nhưng vì bực tức, một hôm anh T vui vẻ bạn bè về nhà trong tình trạng quá chén, đến 3 giờ sáng anh T ra sát hàng rào réo chửi cha anh D là cụ Nguyễn Ngọc K, năm nay đã 70 tuổi và là một cán bộ đã nghỉ hưu. Lúc đó gia đình anh D cho rằng anh T say rượu, không chấp, mọi người trong nhà giữ thái độ im lặng. Nhưng đến 5 giờ 30 phút, anh T vẫn ra sức chửi cụ K, chửi gia đình anh D và thách thức “Gia đình mày chết hết rồi à? Ra đây chửi nhau”... Không thể nhịn được nữa, anh D ra cửa ngăn anh T nhưng không được. Anh T tay lăm lăm một thanh gỗ sẵn sàng để đánh nhau với anh D. Anh trai anh D là anh H thấy tình thế nguy hiểm, lại sẵn có khóa số 8 nên vào nhà lấy khóa ra khóa tay anh T vào hàng rào. Đến sáng anh D mới ra hỏi anh T đã tỉnh rượu chưa để trao đổi, dàn hòa và mở khóa để anh T trở về nhà. Tức giận về hành vi của gia đình anh D, anh T làm đơn tố cáo sự việc của anh D, gửi đến cơ quan anh D công tác. Trước tình hình căng thẳng của hai bên gia đình anh T và anh D, tổ hòa giải đã vào cuộc, tìm hiểu cặn kẽ sự việc nêu ở trên. Tiếp đó tổ hòa giải đã tổ chức một buổi hòa giải về những khúc mắc của hai bên gia đình, mời gia đình anh D và gia đình anh T đến hòa giải, tham gia buổi hòa giải gồm có đồng chí bí thư Chi bộ, đồng chí khối trưởng và đồng chí tổ trưởng tổ dân phố là thành viên của tổ hòa giải. 85 b. Quá trình hòa giải Tổ hòa giải xác định: Mọi người tham gia buổi hòa giải cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng lẫn nhau, công tâm, khách quan, thẳng thắn, lắng nghe, cầu thị và tôn trọng sự thật. Cuộc hòa giải không nhằm giải quyết thắng, thua, mà là phân tích đúng, sai (ai sai, sự việc nào sai…), sai thì phải nhận và sửa sai với phương châm “Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”. Tiếp sau đó, gia đình anh D và anh T trình bày các sự việc một cách cặn kẽ, cụ thể như đã tóm tắt ở trên. Sau khi lắng nghe hai bên gia đình trình bày sự việc, các thành viên tham gia dự hòa giải phát biểu ý kiến, phân tích sâu sắc, có lý có tình về những việc làm đúng sai của hai gia đình, cụ thể: Sự việc ban đầu rất nhỏ, chỉ là việc các cháu còn nhỏ chơi đùa với nhau, không kiểm soát được hành vi, nên đánh nhau. Nhưng vì người lớn của hai gia đình chưa thấu hiểu, chưa cảm thông hết, bực bội nên đã có những lời nói, những hành động xúc phạm đến nhau, làm cho sự việc trở nên trầm trọng. Trong sự việc xảy ra, cả hai bên gia đình đều có những sai trái cần phải sửa chữa: Anh T vì thương con mà chửi cụ K (cha của anh D) là một việc trái với đạo lý. Vì cụ K đáng tuổi cha của anh T, cụ cũng không phải là nguyên nhân gây ra vụ việc. Việc làm của anh T là rất khó chấp nhận, nó đi ngược lại luân thường, đạo lý, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hành động sai trái tiếp theo của gia đình anh D. Còn về phía gia đình anh D, vì quá bức xúc, đã dùng khóa số 8 khóa tay anh T vào hàng rào. Đây là một việc làm vừa xúc phạm đến nhân phẩm của anh T, vừa vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. Nhưng ở đây mọi người đều cảm thông về nỗi bức xúc của mỗi bên, đã cả giận mất khôn, dẫn đến những việc làm sai trái đáng tiếc. Qua phân tích của tập thể, hai gia đình đều nhận ra cái sai, nhận ra lỗi lầm của mình. Anh D và anh T đã bắt tay nhau dàn hòa và xin lỗi mọi người. Anh T hứa với tổ hòa giải là rút đơn tố cáo anh D. Buổi hòa giải thành công, mọi người vui vẻ ra về. Từ đó đến nay gia đình anh D và anh T đã trở lại đoàn kết và gắn bó trong quan hệ xóm giềng. Qua vụ việc trên cho thấy, muốn hòa giải thành công, tổ hòa giải phải sâu sát tìm hiểu sự việc; các hòa giải viên phải đặt mình vào đối tượng hòa giải để cảm thông, để thấu hiểu, từ đó có giải pháp thấu tình đạt lý, làm cho đối tượng tâm phục khẩu phục. Công việc hòa giải không phải chỉ là việc riêng của tổ hòa giải mà là 86 công việc của các đoàn thể ở khối phố. Ở khối 3, phường Y, các tổ chức đoàn thể luôn coi trọng, chăm lo khối đoàn kết cộng đồng, xây dựng tổ chức liên gia để cùng nhau chia sẻ vui buồn. Do vậy, mâu thuẫn nảy sinh sớm được cộng đồng liên gia khắc phục. Các vụ việc cần hòa giải ngày càng ít, tình nghĩa hàng xóm, láng giềng, cộng đồng khối phố ngày một thêm gắn bó, đoàn kết. 24. Gà cùng một mẹ a. Nội dung sự việc Các anh, chị em trong thân tộc cùng sống chung trên một thửa đất của cha, mẹ (đã chết hết) đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chưa tách thửa) ở ấp Ba Se B, xã Lương Hoà, huyện Châu Thành. Trên thửa đất ấy có một cây dầu (loại cây lâu năm) rất to. Mỗi khi có trời mưa, giông, một số hộ sợ cây gẫy, đổ sẽ gây ra tai nạn đáng tiếc, nên 5 anh em thống nhất đốn cây dầu bán, chia tiền cho nhau. Còn lại 2 người nhất quyết không chịu đốn cây dầu, nên xảy ra mâu thuẫn tranh chấp quyết liệt. b. Quá trình hoà giải Tổ hoà giải đã xác định nguyên nhân mâu thuẫn: là do các anh em chưa hiểu quy định của pháp luật về việc định đoạt tài sản chung. Trong khi 5 người thống nhất đốn cây dầu đem bán lấy tiền chia nhau, còn lại 2 người kia không cho đốn cây thì không được chia tiền bán cây dầu. Phân tích: 7 anh em trong gia đình chưa thật sự đoàn kết với nhau, cùng sống chung trên một thửa đất của cha mẹ, nhưng không đồng lòng trong việc giải quyết công việc quá đơn giản. Năm người kia thống nhất bán cây chia tiền nhau nhưng không chia cho hai người anh, em của mình là vi phạm quy định của pháp luật dân sự. Ngược lại, 2 người anh, em cũng chưa thấy nghĩa vụ của mình đối với tài sản chung. Tổ hoà giải giải thích cho các bên tranh chấp hiểu về luật dân sự quy định việc sở hữu chung, chiếm hữu tài sản chung, sử dụng, định đoạt và chia tài sản chung theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Ngoài ra, tổ hòa giải còn nhờ những người lớn tuổi, có uy tín với gia đình tác động để xây dựng tình thân tộc trong anh em họ, đồng thời vận động, thuyết phục các bên tranh chấp cùng đi đến thống nhất chung. Cách giải quyết: Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 từ Điều 211 đến Điều 220, căn cứ Luật đất đai 2014, dựa theo phong tục, tập quán của địa 87 bé B đã tự ý trèo cây mà không được sự cho phép của gia đình bà nên phải tự gánh chịu hậu quả. Không ai chịu nhường ai, bà H đã đưa sự việc đến tổ hòa giải thôn X giải quyết. b. Quá trình hòa giải Sau khi nắm được vụ việc, hòa giải viên đã giải thích cho hai bên hiểu rõ: Việc bé B bị ngã gãy tay do tự ý trèo lên cây nhãn nhà bà H trong lúc gia đình bà đi vắng, là lỗi của bé B. Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Theo đó, trong sự việc trên, việc bé B bị ngã gãy tay không phải do cây nhãn nhà bà H gây ra mà hoàn toàn do lỗi của bé B. Vì vậy, chị Y không thể yêu cầu bà H chịu trách nhiệm thanh toán các khoản tiền thuốc men và bó bột cho bé B. Đồng thời, hòa giải viên cũng giải thích cho chị Y hiểu, trẻ con thường hiếu động, thích leo trèo, chị cần phải nhắc nhở con không nên trèo cây, vì đây là hành động rất nguy hiểm; ngoài ra, cũng cần nhắc nhở con không nên sang nhà hàng xóm tự ý hái quả, hay lấy đồ của người khác mà chưa được sự cho phép của họ, đó là việc làm sai trái. Nghe hòa giải viên giải thích hợp lý, hợp tình, chị Y hiểu ra và không yêu cầu bà H chịu trách nhiệm, đồng thời xin lỗi bà H, hứa sẽ quan tâm, dạy bảo bé B tốt hơn, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. 27. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề a. Nội dung vụ việc Gia đình bà M có một khu rẫy thuộc tổ dân phố 4, phường X, thị xã Y, giáp ranh với rẫy cà phê nhà ông N, rẫy nhà bà M nằm sau rẫy nhà ông N, nhà bà M muốn đi lại thì phải đi ngang qua rẫy cà phê nhà ông N. Gia đình nhà bà M đã thoả thuận với ông N mua lại 4m bề ngang rẫy nhà ông N để làm con đường thuận tiện việc đi lại và vận chuyển nông sản, phân bón,… với giá là 4.000.000 đồng bằng giấy viết tay vào ngày 05/01/2000, sau đó ông N đã phá bỏ đi 100 cây cà phê để bàn giao đường cho gia đình bà M sử dụng. Từ đó, các hộ gia đình có rẫy ở xung quanh thấy đường thuận tiện cũng đã dùng chung con đường này để đi lại. Mấy năm sau, gia đình ông N đã bán rẫy cho ông T. Từ khi ông T về ở, ông đã tiến hành phá bỏ con đường và trồng cây lên con đường mà bà M đã mua của ông N 90 trước đó. Quá bức xúc với việc làm của ông T, ngày 11/01/2015, bà M đã làm đơn gửi lên tổ hòa giải tổ dân phố 4 để giải quyết vụ việc. b. Quá trình hòa giải - Xác định mâu thuẫn, nguyên nhân: Đây là mâu thuẫn giữa ông T và bà M có liên quan đến pháp luật dân sự về việc thực hiện quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Nguyên nhân là do nhà ông T đã tiến hành phá bỏ con đường và trồng cây lên con đường mà bà M đã mua của ông N trước đó để đi lại. Hiện tại, bà M không có đường đi, đề nghị ông T trả lại đường cho bà M và những người dân xung quanh. - Phân tích: Ông T đã tiến hành phá bỏ con đường và trồng cây lên con đường mà bà M đã mua của ông N trước đó để đi lại là việc làm sai. - Căn cứ giải quyết: (i) Về mặt pháp luật, Điều 275 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề”, cụ thể như sau: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi”; (ii) Về mặt đạo lý: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”; “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”; “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”… Truyền thống tương thân tương trợ lẫn nhau của người Việt Nam. - Kết quả giải quyết: Sau khi tổ hòa giải tổ dân phố 4 nhận đơn của bà M, tổ hòa giải đã xem xét các nội dung trong đơn, tiến hành điều tra xác minh. Ngày 21/01/2015, tổ hòa giải mời gia đình bà M, gia đình ông T và đại điện các hộ dân xung quanh có liên quan đến hội trường tổ dân phố 4 để làm việc. Sau khi nghe ý kiến của các bên có liên quan, tổ hòa giải tổ dân phố 4 đã thuyết phục 02 gia đình vì tình làng nghĩa xóm mà nhường nhịn, chia sẻ lẫn nhau, trên cơ sở việc mua bán đất để làm đường đi chung của bà M và ông N trước đây. Căn cứ các quy định của pháp luật, tổ hòa giải đề nghị ông T nên chia sẻ và chấp nhận để bà con, láng giềng có con đường đi lại. 91 Sau khi nghe vận động, thuyết phục, phân tích hợp tình, hợp lý của tổ hòa giải, hai gia đình đã đồng ý ký vào biên bản hòa giải và thống nhất thực hiện các nội dung đã thoả thuận trong biên bản. 28. Hàng xóm - tối lửa tắt đèn có nhau a. Nội dung vụ việc Mâu thuẫn xảy ra giữa anh T và anh H cùng ngụ tại ấp X, xã Y về việc anh H hoạt động dịch vụ chà lúa nhỏ lẻ cho nhân dân thường xuyên gây tiếng ồn vào giờ nghỉ trưa và làm nứt tường hàng rào của nhà anh T ở liền kề. Hôm xảy ra vụ việc, hai bên đã có lời qua tiếng lại và suýt đánh nhau, nếu không có người can ngăn. b. Quá trình hòa giải Sau khi anh T gửi đơn và trình bày với ông B - trưởng ấp X (tổ trưởng tổ hòa giải ấp), qua trưa ngày hôm sau, ông B đã cùng với các hòa giải viên trong tổ tiến hành tìm hiểu, xác minh sự việc tại chỗ và thông qua hàng xóm của anh T và anh H, khi đó máy chà của anh H vẫn đang hoạt động. Qua tìm hiểu, tổ hòa giải đã xác định nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn là do H hoạt động dịch vụ chà lúa hàng ngày, liên tục từ sáng cho đến chiều tối và pô máy chà lại đặt hướng nhà anh T, nên vào giờ nghỉ trưa gây tiếng ồn không thể nghỉ ngơi được. Mặt khác, do máy chà của anh H đặt gần với tường rào nhà anh T, nên trong quá trình hoạt động đã tạo rung lắc làm nứt tường rào nhà anh T. Anh T đã nhiều lần lên tiếng nhưng anh H phớt lờ, nên mới xảy ra mâu thuẫn, lời qua tiếng lại. Ngoài ra, hai bên không có mâu thuẫn nào khác. Sau khi tìm hiểu sự việc, tổ hòa giải đã triệu tập các hòa giải viên và mời gia đình anh H, gia đình anh T và các hộ hàng xóm đến nhà ông V (hàng xóm với anh H và anh T) để tiến hành hòa giải cho hai bên. Qua nghe ý kiến của các bên, sự phân tích, động viên của các hòa giải viên dựa trên các quy định của pháp luật dân sự và ý kiến của hàng xóm, anh H đã nhận ra cái không đúng của mình và đã thống nhất thỏa thuận với anh T, hỗ trợ anh T sửa lại tường rào bị nứt, đặt lại vị trí máy chà theo hướng ít gây ảnh hưởng nhất. Đồng thời cam kết sẽ ngưng hoạt động vào giờ nghỉ trưa và chiều tối. Buổi hòa giải thành, hai bên đã bắt tay thể hiện sự thống nhất, hòa thuận trong tiếng vỗ tay của những người tham dự buổi hòa giải. Sau buổi hòa giải, anh T đã thực hiện đúng như lời hứa và từ đó đến nay hai bên không còn xảy ra mâu thuẫn và qua lại với nhau bình thường. Qua vụ việc trên cho thấy, để có được kết quả hòa giải thành, tổ hòa giải đã tìm hiểu và lắng nghe ý kiến của các bên và những người có liên quan để tìm ra nguyên 92 Tổ trưởng tổ hòa giải đã đưa ra những căn cứ, quy định pháp luật để anh T và chị H được biết: Căn cứ vào khoản 2 Điều 267 Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng: “Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 268 Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề: “Khi xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định. Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe dọa sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường”. Bên cạnh đó, hòa giải viên cũng giải thích về tình làng nghĩa xóm, sự việc xảy ra ngoài mong muốn của các bên, nhưng việc xây dựng của anh T ảnh hưởng đến nhà chị H nên đề nghị xem xét bồi thường cho chị H để giữ tình làng nghĩa xóm và đúng pháp luật. Sau khi được các hòa giải viên phân giải về lý và tình, cái đúng, cái sai, anh T đã hiểu được việc xây dựng của mình ảnh hưởng đến nhà chị H, anh T đồng ý bồi thường tiền, giúp đỡ chị H tu sửa và sơn nước mới lại vách nứt căn nhà trong thời gian sớm nhất. 31. Chỉ tại con nghé hiếu động a. Nội dung vự việc Đang giữa bữa cơm chiều, ông C chợt nghe văng vẳng tiếng ai la lối, ông cố lắng tai nghe tiếng được tiếng mất. Vợ chồng ông tiếp tục ăn cơm, vừa ăn vừa bàn: tiếng ai như tiếng anh T ở cạnh đất vườn nhà mình, không biết bên nhà anh T có chuyện gì, để ăn cơm xong tôi (ông C) sang bên đó hỏi thăm xem sao, và cũng nhân tiện tôi bàn với ảnh (ông T) hôm nào rảnh việc nhà, thì góp công cùng vét lại con mương để khi mưa xuống có nước, mình gieo lúa cho kịp thời vụ. Bữa cơm của vợ chồng ông C vừa xong, ông T xuất hiện với gương mặt không lấy gì làm vui vẻ lắm, ông C mời ông T ngồi trên cái sạp nhỏ trước sân cho mát, vừa rót ly trà, vừa hỏi ông T "Lúc nãy hình như tôi nghe anh la lối ai thì phải". Sẵn được 95 dịp, ông T trình bày với giọng trách móc và tức tối: "Hôm qua tôi nghe anh nói bò của ai ăn của anh hết mấy hàng cây bắp, anh không bắt được quả tang để buộc họ bồi thường, sao hôm nay anh đánh con nghé đực của tôi để trả thù hay sao mà chiều nay tôi lùa bò về, con bò bị què chân đi cà nhắc". Tự nhiên bị hàm oan, ông C cự nự lại, lời qua tiếng lại giữa hai ông không lấy gì là thân thiện. Ông T thì quả quyết: ông C đánh con bò vì buổi chiều nay con bò của ông T chỉ ăn quanh quẩn mấy đám cỏ gần đất của ông C. Ông C thì nói tôi không biết được bò của nhà ai ăn bắp của tôi nên tôi không thể có hành động trả thù như vậy, nếu tôi biết chính xác bò của anh ăn bắp nhà tôi, thì tôi đã nói chuyện thương lượng với anh rồi. Tranh cãi đôi co, không biết ai đúng ai sai, một bên thiệt hại tài sản, một bên bị quy kết tội huỷ hoại tài sản của người khác và mất danh dự, nên cả hai ông không bên nào chịu bên nào, cả hai đồng ý gửi đơn báo cáo việc này đến thôn nhờ can thiệp. b. Quá trình hoà giải Sau khi tiếp nhận đơn, tổ hoà giải nghiên cứu và thâm nhập thực tế, gặp gỡ riêng từng ông để tìm hiểu thêm sự việc cũng như tình cảm, quan hệ xóm làng lâu nay của hai ông. Là những người nông dân chất phác, họ có ruộng đất, cất nhà chòi ở lại đất để coi ngó, chăm sóc cây trái, hoa màu, nuôi vài con gia cầm vừa để cải thiện bữa ăn và thu nhập thêm cho gia đình. Giữa hai gia đình ông C và ông T vừa là hàng xóm, vừa là bạn ở lại trên ruộng vườn để tối lửa tắt đèn có nhau, có miếng ngon cũng ới nhau một tiếng để làm vài ly rượu đế, giữa hai bên vẫn đổi công cho nhau, nhờ vả giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn về kinh tế, có lần giữa đêm hôm, ông T đau bụng dữ dội, khi hay tin, ông C lấy xe đạp chở ông T xuống bệnh viện. Tình nghĩa xóm làng với nhau lâu nay không có gì sứt mẻ, thật là thân thiết và quý trọng. Tổ nhận định không có khả năng ông C có hành động đánh lén con bò của ông T, bởi vì qua xem xét, con bò không có vết thương hở, mà đây là bong gân hoặc trượt chân. Tổ thống nhất ngày giờ mời hai ông đến để hoà giải. Tại nhà văn hóa thôn, cuộc hoà giải được tiến hành, mọi người được bố trí ngồi quanh cái bàn chữ nhật nhưng ông C ngoảnh mặt đi hướng khác, không muốn nhìn mặt ông T. Tổ trưởng tổ hoà giải phát biểu qua thâm nhập thực tế, giải thích tình làng nghĩa xóm "chín bỏ làm mười", kết luận là con nghé thường hay hiếu động, nghịch ngợm chạy nhảy, nên có khả năng bị sụp lỗ trâu hoặc trượt chân bị bong gân, có phải bây giờ con bò có đỡ (bớt) đi cà nhắc hay không? 96 Ông T nãy giờ ngồi nghe, ông nói: thú thật vì lúc đó quá sót của, nóng giận, lại suy luận bắp nhà anh C bị bò ăn, chắc là anh C đánh bò của mình để trả thù. Ngày hôm qua thấy con bò hơi đỡ, tôi tính qua nhà anh C xin lỗi nhưng ngại quá, sợ anh không thông cảm bỏ qua cho. Sau khi nghe ông T nói xong, ông C quay người lại, bằng giọng nhẹ nhàng, ông nói: Mình là nông dân, chữ nghĩa có hạn, nhưng làm ăn phải suy nghĩ, tính toán. Sự việc nào cũng vậy, phải suy nghĩ cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định. Tôi đã thanh minh hết lời nhưng anh đâu có nghe, quả quyết nghi cho tôi đánh con bò, mấy ngày nay tôi giận anh ghê gớm. Nghe tổ hoà giải phân tích và anh nói, tôi cũng không để bụng giận anh làm gì. Những lời nói của hai ông C và T đã làm không khí trong phòng dịu mát lại, mặc dù ngoài trời nóng hầm hập, cái nóng cuối tháng tư, cái nắng rất gay gắt chuẩn bị cho cơn mưa đầu mùa, hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu. 32. Mức bồi thường thiệt hại không thống nhất a. Nội dung vụ việc Hai thửa đất của ông Trần Văn G, sinh năm 1930 và của bà Dương Thị M, sinh năm 1969, cùng thường trú tại ấp X, xã Y có vị trí liền kề nhau. Một lần, ông G đốt rác, do vô ý nên đã làm cháy vườn bưởi của bà M, bà M yêu cầu ông G phải bồi thường thiệt hại cho bà. Ông G thừa nhận hành vi vô ý làm cháy vườn bưởi của bà M và đồng ý bồi thường thiệt hại, tuy nhiên các bên chưa thống nhất được về giá bồi thường, cụ thể là: - Bà M yêu cầu ông G phải bồi thường số tiền là 130.000.000 đồng để bà trồng lại toàn bộ vườn bưởi đã bị cháy với số lượng 160 nhánh bưởi. - Ông G không đồng ý với bà M về việc yêu cầu ông bồi thường cho bà số tiền để trồng lại toàn bộ vườn bưởi là 160 nhánh bưởi, ông chỉ bồi thường cho bà M số tiền là 10.000.000 đồng. Bà M không thống nhất với đề nghị của ông G và bà đã làm đơn yêu cầu tổ hòa giải ấp X giải quyết mâu thuẫn giữa bà với ông G, đề nghị ông G phải bồi thường số tiền là 130.000.000 đồng. b. Quá trình hòa giải Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải, tổ hòa giải ấp X đã thực hiện các bước trước khi tổ chức hòa giải như sau: 97
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved