Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ, Study Guides, Projects, Research of Economic Analysis

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH 3 MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES 11 1.1. Giới thiệu về hãng hàng không Vietnam Airlines 11 1.2. Cơ sở lý luận về tác động của đại dịch Covid-19 11 1.2.1. Khái niệm Covid-19 11 1.2.2. Tác động của Covid-19 đến kinh tế 12 1.2.3. Tác động của Covid-19 đến hãng hàng không Vietnam Airlines 13 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN VIETNAM AIRLINES VÀ CHÍNH S

Typology: Study Guides, Projects, Research

2020/2021
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 06/20/2021

nguyen-hang-2
nguyen-hang-2 🇻🇳

4.8

(11)

6 documents

1 / 30

Toggle sidebar
Discount

On special offer

Related documents


Partial preview of the text

Download TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ and more Study Guides, Projects, Research Economic Analysis in PDF only on Docsity! ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI NGHIÊN CỨU NHÓM Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S NGUYỄN THỊ PHAN THU NHÓM THỰC HIỆN : 1. ĐỒNG THỊ THU HÀ 2. NGUYỄN THU HÀ 3. NGUYỄN THỊ MINH HẰNG 4. NGUYỄN THỊ HOA LỚP : QH2019-E KTQT CLC4 NGÀNH : KINH TẾ QUỐC TẾ HỆ : CHÍNH QUY HÀ NỘI, 2020 MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.........................................................................................0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ.........................................................................................0 .................................................................................................................................................0 MỤC LỤC...................................................................................................................................1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................3 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH......................................................................................3 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES.................................................................................12 1.1. Giới thiệu về hãng hàng không Vietnam Airlines ............................................................12 1.2. Cơ sở lý luận về tác động của đại dịch Covid-19..............................................................12 1.2.1. Khái niệm Covid-19........................................................................................................12 1.2.2. Tác động của Covid-19 đến kinh tế................................................................................13 1.2.3. Tác động của Covid-19 đến hãng hàng không Vietnam Airlines...................................14 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN VIETNAM AIRLINES VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ..........................................................................................16 2.1 Thực trạng của hãng hàng không Vietnam Airlines trước và trong dịch Covid-19............16 2.1.1 Tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines trước dịch Covid-19..................................16 Năm 2019, bất chấp thị trường hàng không có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng hàng không mới, doanh thu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt con số ấn tượng nhất từ trước đến nay với 100.316 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.388,9 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Trong đó, Công ty mẹ đạt 74.693,89 tỷ đồng doanh thu, tăng 2% so với cùng kỳ và 2.899,34 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 20% so với cùng kỳ và vượt hơn 8,3% so với kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra.......................................................................................................................................16 2.1.2 Tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines trong dịch Covid-19..................................18 2.2 Đánh giá tác động của dịch Covid đến hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines........20 2.3 Các chính sách đã được ban hành.......................................................................................20 2.3.1. Các chính sách của Chính phủ Việt Nam.......................................................................20 2.3.2. Chính sách của một số quốc gia trên thế giới.................................................................21 2.3.3. Đánh giá về các chính sách của Chính phủ Việt Nam................................................21 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ DO DỊCH COVID ...............................................................................................................................................23 3.1 Dự báo cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam..........................................................23 3.2 Một số kiến nghị cho Chính phủ.........................................................................................25 KẾT LUẬN...............................................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................27 3. Huy Lê (2020), Vietnam Airlines cần ít nhất 5 năm để bù lại các khoản lỗ vì Covid-19, tạp chí tài chính. Có tại: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/vietnam-airlines-can-it- nhat-5-nam-de-bu-lai-cac-khoan-lo-vi-covid19-321660.html..................................................27 1 Bảng 3.1: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (HVN) dự đoán điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2020. Biểu đồ 1: Đánh giá Hiệu quả hoạt động của Vietnam Airlines giai đoạn 2015-2019 Biểu đồ 2: Dự báo về lượng khách quốc tế đến Việt Nam khi dịch Covid kết thúc trước tháng 9 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra một cú sốc lên nền kinh tế thế giới, dẫn đến sự suy thoái mạnh ở nhiều quốc gia. The World Bank dự báo GDP toàn cầu sẽ 4 giảm 5,2% trong năm 2020, sự suy thoái sâu nhất trong nhiều thập kỷ qua. Trong bối cảnh các quốc gia phải đóng cửa biên giới và hàng tỷ người dân phải ở nhà, không thể phủ nhận, hàng không dân dụng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Theo IATA (Hiệp hội các hãng hàng không thế giới), dự tính năm 2020 lượng khách luân chuyển trên toàn thế giới giảm 54,7% so với năm 2019, doanh thu mất 419 tỷ USD và các hãng hàng không lỗ trên 84 tỷ USD (trong khi mức lãi cả năm 2019 chỉ ước đạt 25,9 tỷ USD). Bên cạnh đó, theo WHO (Tổ chức y tế thế giới), tính đến ngày 12/10/2020, thế giới ghi nhận 37 423 660 ca mắc COVID-19 với 1 074 817 ca tử vong. Số ca nhiễm mới vẫn tăng lên hàng ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Có thể thấy, tuy tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát tại Việt Nam với hơn 40 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng nhưng thế giới vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, điều này đã và đang gây ra tác động rất lớn tới sức khỏe con người cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là ngành hàng không. Trong bối cảnh của đại dịch, việc các chuyến bay tới các quốc gia trên thế giới bị dừng đột ngột đã tác động mạnh đến hoạt động của các hãng hàng không. Là hãng hàng không lớn, chiếm tới 33,3% thị phần hàng không Việt Nam, hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ COVID-19. Theo số liệu từ Vietnam Airlines, sau 8 tháng năm 2020, so với cùng kỳ năm 2019, các số liệu về chuyến bay, lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển của hãng đã giảm tới hơn 50%, cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong kinh doanh. Trước tình hình đó, chính phủ cũng đã nhanh chóng đưa ra những giải pháp và gói cứu trợ cụ thể để giúp các doanh nghiệp, trong đó có Vietnam Airlines, có thể chống đỡ dưới tác động của COVID-19. Tuy vậy, dưới diễn biến phức tạp của đại dịch, hãng hàng không Quốc gia Việt Nam vẫn cần có thêm những chính sách, hỗ trợ từ chính phủ để có thể đưa tình hình kinh doanh trở lại bình thường. Nhận thức được vấn đề đặt ra, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Tác động của dịch Covid-19 đến hãng hàng không quốc gia Việt Nam và đề xuất chính sách cho Chính phủ” nhằm phân tích tác động của đại dịch đến Vietnam Airlines và hành động của chính phủ trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, từ đó đưa ra những dự báo cho tình hình kinh doanh của hãng trong các tháng cuối năm 2020 và năm 2021. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những đề xuất cho chính phủ trong việc ban hành các chính sách nhằm giúp Vietnam Airlines phục hồi sau đại dịch. 2. Tổng quan tài liệu 5 2.1 Các nghiên cứu nước ngoài Theo Global Economic Prospects của The World Bank, COVID-19 đã tạo ra một cú sốc lớn lên nền kinh tế thế giới, dẫn đến suy thoái mạnh ở nhiều quốc gia, gây ra sự suy thoái toàn cầu sâu nhất trong nhiều thập kỷ. Nói về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, WorldBank cũng chỉ ra rằng tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực sẽ trải qua những đợt suy giảm trong năm 2020 và có thể sẽ phục hồi nếu tình hình dịch được kiểm soát tốt, giao thương được nối lại bình thường trong năm 2021. Trong bài nghiên cứu Stepping up and stepping out of COVID-19: New challenges for environmental sustainability policies in the global airline industry của Joseph Amankwah-Amoah: Hàng không đã có sự tăng trưởng trong những năm gần đây với lưu lượng được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Tuy nhiên, do COVID-19, ngành hàng không sẽ mất một khoản lớn vào năm 2020, nhiều hãng hàng không đang phải tìm kiếm các khoản trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ để giúp họ trụ vững. Tuy nhiên, tác giả Stefan Gössling trong nghiên cứu Risks, resilience, and pathways to substainable aviation: A COVID 19 perspective lại xem đại dịch COVID- 19 như một cơ hội để nhìn lại nền tảng của hệ thống hàng không toàn cầu và phân tích khả năng phục hồi, phát triển bền vững cho ngành hàng không. Bài nghiên cứu Scenario for the aviation industry: A Delphi-based analysis for 2025 của Marco Linz đã dự đoán các kịch bản có thể xảy ra và tương lai cho ngành hàng không vào năm 2025. Theo ước tính của các chuyên gia, phân khúc hành khách, hàng không kinh doanh và hàng không sẽ phải đối mặt với 27 sự phát triển có thể xảy ra với tác động cao. Chúng bao gồm tăng trưởng đường dài chủ yếu liên quan đến các quốc gia mới nổi, một số mối đe dọa thay thế, tự do hóa và bãi bỏ quy định, gia tăng tính dễ bị tổn thương của ngành, tính hữu hạn của nhiên liệu hóa thạch và buôn bán khí thải. Sự xuất hiện của các hãng vận chuyển hàng hóa giá rẻ và sự thay thế hàng hóa bằng đường hàng không bằng đường biển được xác định là tiềm năng gây bất ngờ. Một số kịch bản ký tự đại diện đã được xác định như thảm họa thiên nhiên, kỷ nguyên giao tiếp ảo và xã hội sản xuất gia đình “điên cuồng”. Theo bài viết “ Airline Debt to Balloon by 28% -Heavy New Debt Levels Will Weigh Down Recovery” của IATA - Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, tính đến giữa tháng 5/2020, các quốc gia đã cấp các khoản viện trợ dưới nhiều hình thức lên 6 Tổng kết lại những nguyên cứu trước đó các tác giả đã chỉ ra được ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đến kinh tế, ngành hàng không quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng mà cụ thể là hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đưa ra được những dự báo và giải pháp cụ thể cho Chính phủ để khắc phục hậu quả của Covid-19 cho hãng hàng không Vietnam Airlines. 3.Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích các tác động của đại dịch Covid-19 lên hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam.  Dự báo về tình hình kinh doanh của hãng trong tương lai gần (cụ thể là giai đoạn cuối năm 2020 và năm 2021).  Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cho Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả và khôi phục tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam * Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Lãnh thổ Việt Nam  Về thời gian: Từ năm 2019-2021. Sở dĩ chọn mốc thời gian như vậy vì cuối năm 2019 là năm mà dịch Covid bùng phát, đánh dấu một tác động lớn đối với ngành hàng không nói chung và VietnamAirlines nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu tình hình hoạt động của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong giai đoạn này giúp đưa ra những đánh giá, nhận định về những chuyển biến trong hoạt động và đưa ra dự báo, kịch bản có thể xảy ra đối với hãng hàng không Vietnam Airlines. 5.Câu hỏi nghiên cứu: 1. Tình hình kinh doanh của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trước dịch Covid-19? 2. Thực trạng của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong dịch Covid-19? 3. Chính phủ đã có những chính sách gì để khắc phục hậu quả do Covid gây ra cho ngành hàng không? 4. Chính phủ cần tiếp tục đưa ra những chính sách gì? 6.Phương pháp nghiên cứu Đối với bài nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp:  Phương pháp thu thập thông tin: 9 Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu của IATA, The World Bank, Báo cáo tài chính của Vietnam Airlines,các bài nghiên cứu của Joseph Amankwah-Amoah, Phạm Hồng Chương, Quang Đặng,...để có các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu thống kê và các chính sách, nghị định đã được ban hành.  Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng các dữ liệu thứ cấp đã được thu thập để mô tả, phân tích tình hình kinh doanh của Vietnam Airline và các chính sách của chính phủ Việt Nam trong việc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn từ quan điểm của nhóm nghiên cứu.  Phương pháp so sánh Nhóm nghiên cứu so sánh các số liệu về tình hình kinh doanh của hãng trước và trong dịch để làm rõ ảnh hưởng của COVID-19 đến Vietnam Airlines; so sánh các chính sách cứu trợ của chính phủ Việt Nam với một số nước trên thế giới để đưa ra nhận xét về các chính sách đã được nhà nước ban hành. 7. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài Nhận thấy những khoảng trống trong nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu sẽ có những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, bài nghiên cứu tổng hợp đầy đủ cơ sở lý luận đồng thời đánh giá được thực trạng của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines trước và trong thời kỳ Covid-19. Thứ hai, nhóm nghiên cứu đưa ra dự báo về khả năng phục hồi của hãng. Thứ ba, nêu lên những kiến nghị, giải pháp phù hợp cho Chính phủ nhằm khắc phục tình hình hiện tại của Vietnam Airlines. 8. Bố cục bài nghiên cứu: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES Giới thiệu về hãng hàng không quốc gia Việt Nam, dịch Covid-19 và đưa ra tác động của đại dịch đến nền kinh tế nói chung và Vietnam Airlines nói riêng. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN VIETNAM AIRLINES VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. Nêu tình hình kinh doanh trước và trong dịch Covid-19 cũng như các chính sách của Chính phủ từ đó đưa ra đánh giá chung. 10 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ DO DỊCH COVID-19 Dự báo khả năng phục hồi của hãng trong tương lai gần và đề xuất một số chính sách cho Chính phủ trong việc giúp hãng phục hồi sau đại dịch. 11 Việc đóng cửa biên giới giữa các quốc gia đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tình hình dịch bệnh ở Mỹ và các nước Châu Âu kéo dài khiến cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có các mặt hàng như may mặc, hoa quả, giày dép, lúa gạo, … bị ảnh hưởng nặng nề. Việc các đối tác nhập khẩu đề nghị hoãn hoặc hủy các đơn hàng làm cho ngành nông, lâm, thủy sản điêu đứng. Các xí nghiệp may chuyển qua sản xuất khẩu trang thay cho quần áo, ... một số nhà máy khác chuyển qua sản xuất máy thở, nước rửa tay sát khuẩn, … Cộng với việc đóng cửa biên giới làm cho việc xuất khẩu qua Trung Quốc rất hạn chế. Các biện pháp mạnh tay của Chính phủ đã ngăn chặn được dịch bệnh bùng phát. Nhưng lại làm cho kinh tế và đời sống người dân thêm khó khăn. Hàng quán đóng cửa, học sinh nghỉ học dài ngày, công nhân mất việc hoặc giảm việc, … gây áp lực lên kinh tế gia đình. Bất động sản đóng băng, giao dịch ít hoặc không giao dịch, nhà cửa, hàng quán không có người thuê, mua. Thị trường ô tô và các mặt hàng xa xỉ điêu đứng. Do tâm lý lo ngại dịch bệnh bùng phát, người dân trữ tiền, vàng để đảm bảo đời sống mà không mua sắm, đầu tư vào các lĩnh vực khác. 1.2.3. Tác động của Covid-19 đến hãng hàng không Vietnam Airlines Dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành hàng không, đặc biệt là lệnh dừng bay quốc tế cũng như chỉ khai thác vài chuyến trên trục bay nội địa, hàng trăm máy bay nằm “đắp chiếu” và các hãng hàng không đang đứng trước nỗi lo nguy cơ phá sản. Dù đã dừng bay nhưng các hãng hàng không vẫn phải chi trả cả nghìn tỷ đồng để duy trì bộ máy, trả lương, trả tiền thuê máy bay, bảo trì bảo dưỡng, bãi đỗ… Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến ngành hàng không không thể đưa ra các dự báo về sản lượng khai thác hay đánh giá được tăng trưởng trong năm 2020. Vấn đề lớn nhất của các hãng hàng không hiện nay là dòng tiền đã mất hết, thậm chí có thể có hãng không trụ được, dẫn tới phá sản. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, các hãng hàng không chỉ còn biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vietnam Airlines phải đối mặt với thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chưa bao giờ ngành hàng không lại lỗ lớn như vậy, chi phí bảo trì, bảo dưỡng, nhân viên quản lý, … tăng cao mà máy bay lại không thể cất cánh. Chỉ riêng việc ngừng bay tới Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Vietnam Airlines. Không chỉ giảm về số chuyến bay, doanh thu bình quân trên mỗi vé của Vietnam Airlines cũng thấp xuống do hãng hàng không phải giảm giá vé để thúc 14 đẩy nhu cầu. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các chuyến bay vận chuyển hành khách giảm mạnh làm đảo lộn mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines ít nhất là trong vòng 3 – 4 năm tới. Trên thực tế, so với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đã phải tuyên bố phá sản, nhiều hãng đã thực hiện các biện pháp mạnh như sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí. Vietnam Airlines tuy lỗ nặng, nhưng vẫn trụ được nhờ có tiềm lực tài chính lành mạnh từ trước dịch. Vietnam Airlines đã có bước đi chiến lược, “biến nguy thành cơ” khi tăng cường vận chuyển hàng hóa để có thể khai thác hiệu quả đội tàu bay trong giai đoạn dịch Covid-19. 15 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN VIETNAM AIRLINES VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ. 2.1 Thực trạng của hãng hàng không Vietnam Airlines trước và trong dịch Covid-19 2.1.1 Tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines trước dịch Covid-19 Năm 2019, bất chấp thị trường hàng không có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng hàng không mới, doanh thu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt con số ấn tượng nhất từ trước đến nay với 100.316 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.388,9 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Trong đó, Công ty mẹ đạt 74.693,89 tỷ đồng doanh thu, tăng 2% so với cùng kỳ và 2.899,34 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 20% so với cùng kỳ và vượt hơn 8,3% so với kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra. Đáng chú ý, tổng các khoản nộp ngân sách (hợp nhất) đạt 7.929,6 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2018. Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines năm 2019 Nguồn: Báo cáo thường niên 2019 của Vietnam Airlines Với kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả, hầu hết chỉ số tài chính của Vietnam Airlines cải thiện đáng kể, nâng cao khả năng tự chủ về vốn và khả năng an toàn tài chính. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt trên 16%, trong khi Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu giảm còn 2,27 lần. 16 theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2014 đến nay, lần đầu tiên Vietnam Airlines ghi nhận sự giảm sút về quy mô vốn chủ sở hữu, từ quy mô 18.607 tỷ đồng tại thời điểm ngày 1/1/2020 xuống còn 11.428 tỷ đồng. Tại ngày 30 tháng 6 năm 2020, nợ ngắn hạn của Tổng công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 18.444 tỷ đồng (tại ngày 31 tháng 12 năm 2019: 12.133 tỷ đồng). Tổng công ty có lỗ trong kỳ với số tiền là 6.678 tỷ đồng (kỳ hoạt động 6 tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2019; lãi 1.517 tỷ đồng) và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ âm 5.362 tỷ đồng. Theo dự báo của các chuyên gia, trong quý III/2020, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines sẽ tốt hơn khá nhiều so với quý II nhờ lượng hành khách đi lại tăng vọt trong giai đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7/2020. Tuy nhiên, việc dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng và một số địa phương lớn trong cuối tháng 7/2020 sẽ khiến hãng phải đối diện với việc hành khách hoàn hủy vé, ảnh hưởng lớn đến dòng tiền của Vietnam Airlines. Trước đó, tại cuộc Tọa đàm “Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu Covid – 19 trong trường hợp Vietnam Airlines” do Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng tổ chức vào đầu tháng 7/2020, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết hiện tình hình tài chính của Tổng công ty đang rất khó khăn do tác động của dịch Covid – 19 đối với ngành hàng không trong nước và thế giới là nằm ngoài sức tưởng tượng. “Trong giai đoạn tháng 4/2020, có lúc, các hãng chỉ bay tổng cộng 3 chuyến trên trục Hà Nội – Sài Gòn – Đà Nẵng. Tần suất bay này thậm chí còn ít hơn cả những ngày cuối tháng 4/1975 khi hòa bình vừa lập lại", ông Thành chia sẻ về khó khăn của ngành hàng không. Được biết, sau khi đóng toàn bộ đường bay quốc tế vào ngày 23/3/2020, Vietnam Airlines không có doanh thu từ hoạt động vận tải hàng không quốc tế. Tại thị trường nội địa, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và không có bệnh nhân nào tử vong, nhu cầu du lịch nội địa đã bật tăng trở lại nhưng theo ông Thành, sản lượng khách nội địa trong tháng 6/2020 mới đạt 84% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu tháng 6 năm nay chỉ bằng 46% so với cùng kỳ năm trước. Tóm lại, dịch bệnh Covid 19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. Khả năng hoạt động liên 19 tục của công ty trong 12 tháng tới sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như các diễn biến của dịch Covid 19 tại Việt Nam và trên toàn thế giới. 2.2 Đánh giá tác động của dịch Covid đến hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines Sau khi nghiên cứu và phân tích tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines trước và trong dịch Covid-19, nhóm nghiên cứu đã thấy được sự tác động vô cùng to lớn của dịch bệnh này đến hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Cụ thể: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietnam Airlines trong quý II/2020 chỉ bằng gần ¼ so với cùng kỳ năm 2019; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là âm 3.981 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 chỉ bằng ½ so với cùng kỳ năm 2019; lỗ cơ bản trên mỗi cổ phiếu HVN tính đến tháng 6/2020 của Vietnam Airlines cũng đã lên tới 4.607 đồng. Không những thế, lần đầu tiên Vietnam Airlines ghi nhận sự giảm sút gần 40% về quy mô vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn của Tổng công ty vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 18.444 tỷ đồng (tại ngày 31 tháng 12 năm 2019 12.133 tỷ đồng). Tồi tệ nhất là trong giai đoạn cách ly xã hội tháng 4/2020, có lúc, các hãng chỉ bay tổng cộng 3 chuyến trên trục Hà Nội – Sài Gòn – Đà Nẵng. Tần suất bay này thậm chí còn ít hơn cả những ngày cuối tháng 4/1975 khi hòa bình vừa lập lại. Những con số biết nói trên một lần nữa cho thấy hệ quả vô cùng xấu mà dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hãng hàng không Vietnam Airlines. Trước hậu quả nặng nề đó thì Vietnam Airlines sẽ phải mất đến 3 năm để khôi phục lại mà trên con đường phục hồi đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn (Theo phát biểu của ông Trần Thanh Hiền - Trưởng ban Tài chính kế toán của hãng). 2.3 Các chính sách đã được ban hành 2.3.1. Các chính sách của Chính phủ Việt Nam Trước tình hình khó khăn của ngành hàng không, Chính phủ đã ban hành một số chính sách như sau: - Chỉ thị Số: 11/CT-TTg ban hành ngày 04 tháng 3 năm 2020: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; rà soát, xử lý đúng pháp luật về giảm giá, phí, lệ phí, chi 20 phí của ngành hàng không; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy nhanh tiến độ kết nối hàng không trực tiếp với các thị trường trọng điểm. - Nghị quyết Số: 84/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2020: giảm thuế đất, lãi suất cho vay, giảm giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa từ tháng 3 cho đến hết tháng 9 năm 2020,…. Miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không còn dư nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. - Ngày 14/7/2020, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng từ ngày 1/8/2020 đến hết năm 2020 từ 3000 đồng/lít xuống còn 2100 đồng/lít. 2.3.2. Chính sách của một số quốc gia trên thế giới Theo IATA, tính đến tháng 5/2020, Chính phủ các nước đã cho vay lên tới 123 tỷ USD - con số tương đối lớn, theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có cho vay vốn, trợ cấp lương, bảo lãnh vay, tăng vốn chủ sở hữu, trợ cấp khai thác, bơm tiền, giảm thuế xăng dầu...  Chính phủ Đức đầu tư thêm 20% cổ phần hãng hãng không Lufthansa (2 vị trí tại HĐQT) với khoản đầu tư hơn 6 tỷ EURO.  Ở Pháp, chính phủ cho Air France - cũng là hãng hàng không quốc gia, vay trực tiếp 3 tỷ EURO từ ngân sách, bảo lãnh 90% cho hãng này vay từ ngân hàng thương mại thêm 4 tỷ USD.  Ở Mỹ, gần như hãng hàng không nào cũng có hỗ trợ, dù hãng nhiều hãng ít, tổng giá trị 25 tỷ USD.  Ở Bồ Đào Nha chính phủ đầu tư 1,2 tỷ EURO vào TAB Airlines để tăng thêm vốn chủ sở hữu từ 50% lên 72,5%.  Singapore thì không có thị trường hàng không nội địa nào cả, nên họ thông qua temasek - chủ sở hữu của cũng cam kết hỗ trợ 13,5 tỷ cho Singapore Airlines, vừa tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. 2.3.3. Đánh giá về các chính sách của Chính phủ Việt Nam Từ thực tiễn so sánh với chính sách của các quốc gia trên thế giới, có thể nhận thấy một số vấn đề: 21 Bảng 3.1: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (HVN) dự đoán điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2020 Nguồn: Báo cáo Tổng công ty hàng không Việt Nam Tuy môi trường kinh doanh không còn thuận lợi như trước do ảnh hưởng của dịch COVID nhưng dấu hiệu kiểm soát dịch và việc khai thác các đường bay nội địa đã tạo ra môi trường kinh doanh ít khó khăn hơn cho Vietnam Airlines, đồng thời gia tăng dòng tiền , phục hồi hoạt động sau dịch và chuẩn bị kế hoạch sớm nhất cho các đường bay quốc tế ngay khi có chính sách mở cửa. Trong báo cáo hồi tháng 5, Vietnam Airlines dự báo đến cuối quý 4 thị trường nội địa mới có thể phục hồi nhưng hãng đã nắm thời cơ rất nhanh để phục hồi sớm hơn. Ngay khi dịch bệnh được kiểm soát tốt ở trong nước, trong tháng 6 và tháng 7, hãng mở liên tục 18 đường bay mới, đẩy sản lượng khai thác lên hơn 500 chuyến nội địa/ngày, tăng 40% so cùng kỳ, đưa thị trường nội địa phục hồi 90% vào cuối tháng 7. Đây là mức phục hồi cao nhất vì theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngay cả các quốc gia khác đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh như Trung Quốc cũng chỉ đạt tỷ lệ 60%, Nhật Bản khoảng 70%... Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings, hàng không Việt Nam sẽ phục hồi nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, nhờ việc kiểm soát tốt dịch COVID-19.Dự báo, lượng khách luân chuyển (RPK) trung bình của hãng hàng không Việt Nam là 55% năm 2020 và 90% vào năm 2021. Đây là những con số tích cực, cao hơn các nước khác tại Đông Nam Á. Trong khi đó, theo đại diện của Vietnam Airlines, đợt dịch thứ hai không dập tắt nhưng bẻ gãy đà phục hồi của Vietnam Airlines. Cập nhật tình hình mới nhất cho thấy thời điểm phục hồi có thể bị đẩy xa hơn đến sau năm 2022. Hãng ước tính với hơn 100 máy bay và ảnh hưởng của đợt dịch năm nay, dự tính sau dịch tình hình kinh doanh tốt, có các cơ chế đảm bảo thì vẫn cần ít nhất 5 năm để phục hồi hoàn toàn và bù được khoản lỗ đã phát sinh. 24 3.2 Một số kiến nghị cho Chính phủ Thông qua những chính sách đã tìm hiểu trước đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho Chính phủ nhằm hỗ trợ Vietnam Airlines khắc phục khó khăn do đại dịch gây ra như sau: Thứ nhất, giãn hoặc hoãn các loại thuế, nghĩa vụ trả nợ khác (bao gồm lãi ngân hàng); giảm các loại chi phí cho hàng không như thuê sân bay, bãi đỗ, phí môi trường và trợ cấp trả lương cho người lao động đến giữa hoặc cuối năm 2021, khi vacxin COVID-19 được thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng đại trà, tình hình dịch thực sự được kiểm soát trên thế giới, các đường bay thương mại quốc tế được mở trở lại. Thứ hai, Chính phủ có thể hỗ trợ theo hướng kích thích nhu cầu của người dân bằng cách trợ giá. Ví dụ khách bay từ TP.HCM - Hà Nội, nếu giá vé khoảng 2 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ cho khách hàng 500.000 đồng hoặc 30% giá vé. Thứ ba, Chính phủ thông qua các tổ chức tín dụng cho vay bắc cầu, để Vietnam Airlines vay, và Chính phủ đứng ra bảo lãnh khoản vay này. Cụ thể cho phép Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro xử lý khoản nợ tái cấp vốn theo quyết định; Chính phủ cấp một bảo lãnh tín dụng để các tổ chức tín dụng cho hãng vay vượt hạn mức; Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu; nội bộ VNA giảm phần trích khấu hao, phân bổ bảo dưỡng và chưa nộp khoản thu cổ phần hóa còn lại về các quỹ. Cuối cùng, Chính phủ hỗ trợ một phần lãi suất cho Vietnam Airlines, trực tiếp từ dự phòng ngân hàng nhà nước hoặc gián tiếp qua việc chỉ đạo hoặc giao ngân hàng nhà nước giảm lãi suất tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại giải ngân cho Vietnam Airlines vay. 25 KẾT LUẬN Những kết quả đạt được Bài nghiên cứu đã so sánh thực trạng hãng hàng không Vietnam Airlines trước và trong dịch để đánh giá tác động của Covid-19 đến tình hình kinh doanh của hãng. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa những nhận xét, đánh giá về các chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm giúp hãng khắc phục những khó khăn do đại dịch gây ra. Dựa trên những số liệu thực tế, nhóm đưa ra dự báo tình hình phục hồi kinh doanh của Vietnam Airlines trong thời gian tới và một số những kiến nghị, giải pháp, chính sách cho Chính phủ nhằm mục tiêu khôi phục trạng thái kinh doanh khả quan trước đó của hãng này. Hạn chế của bài nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài nghiên cứu chưa đi sâu để phân tích tác động của đại dịch trong từng giai đoạn mà Vietnam Airlines gặp phải. Thêm vào đó, nhóm mới chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và thu thập số liệu mà chưa có các khảo sát cụ thể. Những đề xuất mang tính khái quát, chỉ xây dựng những dự báo, kiến nghị dựa trên những chính sách đã thực hiện của Chính phủ. Vậy nên, những đề xuất trên thiếu thực tiễn và mang nặng tính lý thuyết. Hướng đi mới của đề tài Trong điều kiện thời gian dài hơn, nhóm sẽ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể những chính sách của các nước và từ đó tìm ra được những giải pháp ưu việt hơn cho Chính phủ. Ngoài ra, nhóm cũng sẽ nghiên cứu thêm về các phương án tái cấu trúc, chính sách của chính Vietnam Airlines để có thể vượt qua khó khăn. 26
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved