Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Managing and Calculating Payroll and Wages in a Manufacturing Company, Study Guides, Projects, Research of Economics

The importance of accurately calculating and distributing wages and payroll taxes in a manufacturing company. It covers topics such as labor classification, wage calculation methods, and the role of the payroll department. The document also provides insights into the challenges and benefits of effective payroll management.

Typology: Study Guides, Projects, Research

2012/2013

Uploaded on 05/02/2022

pham-thi-mai
pham-thi-mai 🇻🇳

1 document

1 / 96

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Managing and Calculating Payroll and Wages in a Manufacturing Company and more Study Guides, Projects, Research Economics in PDF only on Docsity! Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 1 Lời mở đầu Theo Mác, lao động của con người là một trong 3 yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bự xứng đáng. Đó là tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng, kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương còn là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Mặt khác, tiền lương đối với doanh nghiệp lại là một yếu tố chi phí. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động hiệu quả, tăng tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi DN phụ thuộc vào đặc điểm và tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất của công việc. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị đối với người lao động nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý DN, em chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công Ty Cổ Phần Vinatro”. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 2 Khóa luận gồm 3 chƣơng chính sau: Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương trong doanh nghiệp. Chƣơng II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Cổ Phần Viantro. Chƣơng III: Một số ý kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Cổ Phần Vinatro. Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên em không tránh khỏi những sai sót và những biện pháp đưa ra chưa hoàn hảo. Kính mong được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn! Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 5 + Lao động trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định: Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau : - Phân loại theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành : lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác. - Phân loại theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại sau: + Lao động có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và cô nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. + Lao động có tay nghề trung bình: bao gồm những người đã qua đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. + Lao động phổ thông: lao động không phải qua đào tạo vẫn được làm việc. + Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được phân loại như sau : - Phân loại theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn loại lao động này được phân chia thành nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. - Phân loại theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như sau + Chuyên viên chính: là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 6 + Chuyên viên: là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài có trình độ chuyên môn cao. + Cán sự: là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác nhiều. +Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo các trường chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa đào tạo. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động lập kế hoạch lao động. Mặt khác thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. 1.1.2. Tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 1.1.2.1. Khái niệm và các nội dung cơ bản về tiền lương. * Khái niệm về tiền lương. Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện quá trình kinh doanh đều không tách rời lao động của con người. Lao động là yếu tố cơ bản quyết định việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và lao động được đo lường, đánh giá thông qua các hình thức trả lương cho người lao động của doanh nghiệp. Vậy tiền lương là giá cả của sức lao động, là một khoản thù lao do người sử dụng sức lao động trả cho người lao động để bự đắp lại phần sức lao động mà họ đó hao phí trong quá trình sản xuất. Mặt khác tiền lương còn để tái sản xuất lại sức lao động của người lao động, đảm bảo sức khoẻ và đời sống của người lao động. Tiền lương là một bộ phận xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động, dựa theo số lương và chất lượng lao động của mỗi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn là yếu tố kích Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 7 thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và lao động, nâng cao trình độ tay nghề cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Nước ta trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân được nhà nước phân phối một các có tổ chức, có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Nhà nước ban hành các chính sách chế độ và mức lương cụ thể để áp dụng cho mỗi người lao động bất kỳ họ là lực lượng lao động trực tiếp hay gián tiếp. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn đơn vị chứ không phụ thuộc vào năng suất lao động của từng người. Chính vì lý do này mà tiền lương đã không kích thích và phát triển được khả năng của người lao động trong việc phát huy sáng kiến cũng như đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tất yếu thị trường sức lao động phải được hình thành và hoạt động theo quy luật cung cầu về sức lao động. Giá cả sức lao động là tiêu chuẩn trả công lao động. Quan niệm về tiền lương và số lượng tiền tệ người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để hoàn thành công việc. Quan niệm hiện nay của nhà nước ta như sau: “ Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung - cầu”. Khái niệm tiền lương có tính chất tổng quát hơn cùng với một loạt các khái niệm khác nhau như: Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu… + Tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động. Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa. + Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua bằng lương của mình sau khi đã khấu trừ các khoản trích theo lương theo quy định của Nhà nước. Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 10 1.1.2.2 Các hình thức trả lương. Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng. Hiện nay thang bậc lương cơ bản được Nhà nước quy định, nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập của người lao động. Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức trả lương như sau: * Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động: - Khái niệm: tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định. - Nội dung: tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách như sau: + Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Công thức : Tiền lương = Thời gian làm x Đơn giá tiền lương thời gian thời gian việc thực tế hay mức lương thời gian Tiền lương thời gian giản đơn gồm : + Tiền lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như : phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực ... ( nếu có ) Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Mi = Mn x Hi + (Mn x Hi + Hp ) Mi : Mức lương lao động bậc i Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 11 Mn: Mức lương tối thiểu Hi : Hệ số cấp bậc lương bậc i Hp : Hệ số phụ cấp + Tiền lương tuần : là tiền lương trả cho một tuần làm việc Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 tháng phải trả 52 tuần + Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho công nhân viên những ngày họp, học tập và lương hợp đồng Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Tiền thưởng có tính chất lượng như: thưởng năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao. Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian : - Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán giản đơn, có thể lập bảng tính sẵn. - Nhược điểm: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa gắn liền với chất lượng lao động. * Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm - Khái niệm: là hình thức tiền luơng trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm, công việc chất lượng sản phẩm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá lượng sản phẩm. Tiền lương ngày = Tiền lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ quy định Tiền lương = Tiền lương thời x Tiền thưởng có thời gian có thưởng gian giản đơn tính chất lượng Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 12 - Phương pháp xác định định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm: giao cùng lệnh sản xuất hoặc đồng thời sản xuất. Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở định mức kỹ thuật hoặc định mức kinh nghiệm. Nhà nước đề ra quy định nhằm khuyến khích người lao động làm theo năng lực hưởng lương, khả năng trình độ của người lao động, khuyến khích sản xuất đơn vị chóng hoàn thành kế hoạch được giao. Người lao động trực tiếp sản xuất thì Nhà nước có quy định trả theo đơn giá của sản phẩm. Để trả lương theo sản phẩm cần có định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theo hình thức tiền lương sản phẩm như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ... - Các phương pháp trả lương theo sản phẩm + Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. + Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó đơn giỏ lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động nên còn gọi là hình thức tiền lương này là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. + Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng đối với công nhân phục vụ cho công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm ... Tiền lương = Khối lượng sản x Đơn giá tiền sản phẩm phẩm hoàn thành lương sản phẩm Tiền lương sản phẩm = Đơn giá tiền x Số lượng sản phẩm gián tiếp lương gián tiếp hoàn thành của CNSX chính Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 15 1.1.2.4 Các khoản trích theo lương. * Bảo hiểm xã hội : Ngoài tiền lương phân phối cho người lao động theo số lượng chất lượng lao động thì người lao động còn được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần khi đau ốm, khó khăn, thai sản, tai nạn lao động ... Phần sản phẩm xã hội này hình thành lên quỹ bảo hiểm xã hội. BHXH là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo cho mỗi người lao động BHXH là một hệ thống các chế độ mà mỗi người lao động có quyền được hưởng phù hợp với quy định về quyền lợi dựa trên các văn bản pháp lý của nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quỹ BHXH được hình thành từ: Doanh nghiệp trích 22% quỹ lương cấp bậc vào giá thành sản phẩm và người lao động đúng góp 6% để nộp cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương, để chi cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất, DN đóng 16% trích từ CP SX Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp cán bộ công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ mất khả năng lao đông, cụ thể: + Trợ cấp người lao động khi ốm đau, thai sản. + Trợ cấp người lao động khi bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp người lao động khi về hưu, mất sức lao động. + Trợ cấp người lao động về khoản tiền tuất. + Chi công tác quản lý quỹ BHXH. Toàn bố số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ BHXH để chi trả cho các trường hợp trên cho người lao động tại doanh nghiệp. Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả quỹ BHXH cho người lao động trên cơ sở có các chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng doanh nghiệp phải thanh toán với cơ quan quản lý BHXH. * Bảo hiểm y tế : Song song với việc trích BHXH hàng tháng các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích BHYT, BHYT được trích nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn với mục đích chăm sóc, phục vụ cho sức khoẻ người lao động khi gặp đau ốm, thai sản ... Quỹ BHYT được hình thành từ việc doanh nghiệp trích 3% vào Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 16 giá thành sản phẩm, người lao động đóng 1,5%, để chi tiền thuốc chữa bệnh thông thường, khi điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tập trung và được cấp lại cho doanh nghiệp chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nguời lao động, mức được trích theo mức hiện hành . * Kinh phí công đoàn: Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định so với tổng số tiền lương thực tế phát sinh. Đây chính là nguồn kinh phí công đoàn của doanh nghiệp và cũng được tính vào chi phí sản xuất. Tỷ lệ trích: DN trích vào giá thành 2% tiền lương thực trả và được phân phối như sau: 1% được giữ lại tại DN, do Công đoàn quản lý, chi cho các hoạt động của Công đoàn như hoạt động văn hoá, thể thao, thăm hỏi hiếu, hỷ... 0,8% nộp cho Công đoàn Công ty, 0,2% nộp cho Liên đoàn lao động thành phố. Toàn bộ KPCĐ trích một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. * Bảo hiểm thất nghiệp: người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, công ty đóng bằng 1% quỹ tiền lương tiền công tháng đúng BHTN của những người lao động tham gia BHTN. Người lao động được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau: + Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp. + Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH. + Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức tiền lương bình quân, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Quỹ BHTN được sử dụng: + Chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho người lao động được hưởng chế độ BHTN. + Chi hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng với thời gian không quá 6 tháng. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 17 + Chi hỗ trợ tìm việc làm. + Chi đóng BHYT cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. + Chi phí quản lý BHTN. + Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.  Quản lý tốt việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác còn làm cho việc tính phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm được chính xác. 1.2. Nội dung công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp. 1.2.1. Công tác kế toán tiền lương. Để thực hiện điều hành và quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau : Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản trích khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương vào các chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, của các đơn vị sử dụng lao động. Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động, tiền lương. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 20 + Tiền thưởng có tính chất thường xuyên ( thưởng NSLĐ; tiết kiệm NVL... ) tính vào chi phí SXKD . Nợ TK 622, 627, 641, 642 .... Có TK 334 – Phải trả người lao động. + Thưởng người lao động trong các kỳ sơ kết, tổng kết .... tính vào quỹ khen thưởng Nợ TK 353 (3531) – Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 – Phải trả người lao động. - Tính tiền ăn ca phải trả cho người lao động. Nợ TK 622, 627, 641, 642 .... Có TK 334 – Phải trả người lao động. - BHXH phải trả người lao động (ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông ...) Nợ TK 338 (3383 – BHXH ) Có TK 334 – Phải trả người lao động. - Các khoản trích khấu trừ vào tiền lương phải trả người lao động (như: tạm ứng, BHYT, BHXH, tiền thu hồi theo quy định xử lý ) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 141, 138, 338 (3383 –BHXH, 3384 – BHYT ) - Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp nhà nước (nếu có ) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 333 (3335 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ) - Trả tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động. Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 111, 112 - Trường hợp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hoá + Đối với sản phẩm, hàng hoá chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa cú thuế GTGT Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 3331 (33311) – Thuế GTGT phải nộp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 21 Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa thuế GTGT ) + Đối với sản phẩm, hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh DTBH theo giá thanh toán : Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (giá thanh toán ) 1.2.1.4. Sơ đồ hạch toán. Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN LƢƠNG 111,112 334 335 Ứng và thanh toán lương Phải trả tiền lương nghỉ phép Khoản khác cho người lao động của công nhân sản xuất nếu trích trước 138,141,333,338 338(3383) Các khoản khấu trừ vào lương và BHXH phải trả người lao động thu nhËp cña ng­êi lao ®éng 512 353 tr¶ l­¬ng th­ëng cho ng­êi lao ®éng Tiền thưởng phải trả người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa 333(3331) 622,627,641,642 Thuế GTGT (nếu có) Lương và các khoản mang tính chất lương phải trả cho người lao động Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 22 1.2.2. Công tác kế toán các khoản trích theo lương. 1.2.2.1. Thủ tục vào chứng từ hạch toán. Các khoản thanh toán về trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận ký, giám đốc ký duyệt. "Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội" sẽ được căn cứ để thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. 1.2.2.2. Tài khoản hạch toán. Kế toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng loại tài khoản chủ yếu : TK 335 – Chi phí phải trả TK 338 – Phải trả phải nộp khác Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung, đã được phản ánh các tài khoản khác (từ TK 331 đến TK 336) - Nội dung kết cấu: TK 338 – Phải trả phải nộp khác. + Bên nợ: - BHXH phải trả cho người lao động. - KPCĐ chi tại đơn vị. - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. + Bên có: - Trích BHXH, BHYT, BNTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của người lao động. - KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Số BHXH đã chi trả cho người lao động khi được cơ quan BHXH thanh toán. - Các khoản phải trả, phải nộp khác. + Số dư bên có: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chưa chi hết. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 25 I/ Hình thức kế toán Nhật ký chung Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiện như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, kế toán tiến hành cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết, số liệu được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung. Sơ đồ 1.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 26 II/ Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Sơ đồ 1.4: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ – SỔ CÁI Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái, Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế Chứng từ kế toán Sổ quỹ NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 27 toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. III/ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản = = Tổng số dư Nợ các Tài khoản Tổng số dư Có các Tài khoản = Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 30 trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Sơ đồ 1.6: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra V/ Hình thức kế toán trên máy vi tính Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây nhưng không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, và phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 31 Sơ đồ 1.7: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH. Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 32 Chƣơng II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO. 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Vinatro. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói riêng và con người Việt Nam nói chung, với phương châm hợp tác hội nhập, dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống và thành tựu khoa học kỹ thuật, ngày 25 tháng 09 năm 2009 Công ty Cổ phần Vinatro được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103040796 do phòng đăng ký kinh doanh số 1 - Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 23/ 10/ 2010. Tên công ty viết bằng tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : VINATRO JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : VINATRO.,JSC Địa chỉ trụ sở chính: Lô 31, Tổ Vĩnh Thành, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Email : vinatro@vinatro.com.vn Điện thoại: 043. 6700229 Fax: 043. 6320434 Công ty Cổ phần Vinatro là một Công ty hoạt động mạnh mẽ về sản xuất và cung cấp các trang thiết bị, phụ tùng thay thế cho các nhà máy Xi măng, Khoáng sản, Luyện thép, Cơ khí đóng tàu, Ceramic, Sợi dệt….vv. phục vụ cho các nhà máy lớn nhỏ trên toàn quốc. Công ty có các mối quan hệ với các đối tác là các nhà máy, các Công ty và Tổng Công ty trên toàn quốc, mang đến cho khách hàng những giải pháp và cam kết lâu dài dựa trên lợi ích và cùng phát triển. Tại VINATRO.,JSC đã thành công khi đến với khách hàng về việc cung cấp các trang Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 35 2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. * Mục tiêu: - Công ty được thành lập để kinh doanh và phát triển không ngừng đem lại lợi nhuận tối ưu cho các cổ đông, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực của công ty, sử dụng hiệu quả lao động, tri thức, vốn tài sản của các cổ đông. - Góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đem lại việc làm, thu nhập cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - Tập trung trí tuệ, tổ chức và quản lý chuyên nghiệp, nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để cung ứng các dịch vụ có chất lượng cao thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. * Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành phù hợp. - Thực hiện các chính sách về thuế và nộp ngân sách nhà nước. - Kinh doanh đúng mặt hàng, đúng ngành nghề đã đăng ký. - Bảo toàn và sử dụng tài sản đạt hiệu quả kinh tế xã hội. - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. - Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, phát huy năng lực kinh doanh, năng suất lao động, thực hiện cả về chiều rộng lần chiều sâu với hiệu quả cao. - Tổ chức và nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu cầu thị trường tiêu dùng để hoạch định chiền lược marketing đúng đắn, đảm bảo cho kinh doanh của đơn vị được chủ động. ít rủi ro và mang lại hiệu quả tốt nhất. * Lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Xây dựng nhà các loại ; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác ; - Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng ; - Sửa chữa máy móc, thiết bị ; - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ; Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 36 - Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng ; - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tựng máy khai khoáng, xây dựng ; - Bán buôn cao su ; - Bán buôn kim loại và quặng kim loại ; - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy ; - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp ; - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (trừ các loại Nhà nước cấm) ; - Bán buôn vải, hàng may sẵn, giầy dép ; - Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) ; - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ ; - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (không bao gồm kinh doanh bất động sản) ; - Bốc xếp hàng hóa ; - Giáo dục nghề nghiệp (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép) ; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh ; - Hoàn thiện sản phẩm dệt ; - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác ; - Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) ; - Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu ; - May trang phục (trừ trang phục may từ da lông thú) ; - Sản xuất sản phẩm từ da lông thú ; - Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc ; - Thoát nước và xử lý nước thải ; - Thu gom rác thải độc hại ; * Đối với các nghành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của Pháp Luật. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 37 Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất túi lọc bụi công nghiệp của Công ty. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Qua kết quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty CP Vinatro trong những năm qua đã khẳng định vị trí, uy tín của Công ty ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường. Công ty là một trong những doanh nghiệp tư nhân đang sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ có hiệu quả và đầy triển vọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Công ty cần phải có bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty. Để đáp ứng với đặc điểm hiện tại, Công ty đã xây dựng bộ máy như sau: Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Nhập kho vải lọc bụi Phân xưởng đo và thiết kế Pha cắt Hoàn thiện sản phẩm Nhập kho thành phẩm May túi Giám đốc Phó giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng qu¶n lý s¶n xuÊt Phßng xuÊt nhËp khÈu Văn phòng Công ty Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 40 Sơ đồ 2.3: Mô hình bộ máy kế toán của Công ty CP Vinatro - Kế toán trưởng: phụ trách công tác tài chính kế toán, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do cá nhân kế toán thực hiện, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cấp trên và cơ quan Nhà nước. - Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tập hợp số liệu trên sổ sách kế toán, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo quyết toán chung của Công ty. - Kế toán tiÒn l­¬ng vµ thanh to¸n l­¬ng: chịu trách nhiệm tính và thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong Công ty, lập bảng tổng hợp tiền lương. Viết phiếu thu, chi căn cứ vào chứng từ gốc mà kế toán trưởng và Ban giám đốc đã duyệt. - Kế toán vật tư, công cụ, TSCĐ: ghi chép sự biến động của vật tư, công cụ, TSCĐ, kiểm tra tình hình sử dụng và bảo quản vật tư, công cụ, TCSĐ, trích khấu hao. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa lớn TS - Thủ quỹ: quản lý và đảm bảo tiền mặt tại quỹ của Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ. Cuối tháng, khoá sổ báo cáo quỹ đối chiếu với kế toán thanh toán vốn bằng tiền để loại trừ trường hợp có sai sót. 2.1.4.2. Hình thức và phương pháp kế toán. Công ty áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, công cụ, TSCĐ KÕ to¸n tiÒn l­¬ng vµ thanh to¸n l­¬ng Thủ quỹ Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 41 theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, xí nghiệp áp dụng hệ thống kế toán theo hình thức:"Nhật Ký Chung". Hình thức sổ nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật Ký Chung. + Sổ Cái. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. * Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). * Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 2.4: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ: Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 42 * Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật Ký Chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật Ký Chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. * Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái lập bảng cân đối Số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng các số liệu trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo Cáo Tài Chính. * Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ Nhật Ký Chung. * Doanh nghiệp sử dụng các loại báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vinatro. 2.1.5.1. Thuận lợi: - Công ty có một tập thể đoàn kết vững chắc, các nghị quyết, quy định đều được thực hiên một cách nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, nhiệt tình, lăn lộn với sản xuất, luôn tìm hiểu thị trường, làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước cũng như người tiêu dùng trên toàn thế giới. Vì vậy sản phẩm sản xuất ra đến đâu khách hàng đặt mua hết đến đó, không có sản phẩm tồn kho hoặc giá trị còn lại không đáng kể. - Công ty luôn có sự giúp đỡ của Thành Ủy, UBND Thành phố, Sở Công thương và các Ban ngành hữu quan, mọi khó khăn về cơ chế đều được giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 45 Lao động trực tiếp được phân loại theo nội dung công việc gồm có: Lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động ở các hoạt động khác. + Khối trực tiếp: bao gồm công nhân của các phân xưởng còn lại trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động, về sự bố trí trong doanh nghiệp từ đó lập kế hoạch lao động. Mặt khác thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch quỹ lương. Ngoài ra còn phân loại theo các tiêu thức hỗn hợp, như biểu cơ cấu lao động thời điểm 31/12/2009, dưới đây: Bảng biểu 2.3: Cơ cấu lao động: TT CÁC TIÊU THỨC PHÂN LOẠI SỐ NGƯỜI TỶ TRỌNG % GHI CHÚ Tổng số 101 100 I Phân loại theo trình độ Đ ại học, cao đẳng 9 8,91 Trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ 8 7,92 Kinh tế Lao động phổ thông 31 30,69 Lao động THCS 53 52,48 II Phân loại theo Hợp đồng LĐ Hợp đồng không có thời hạn 18 17,82 Hợp đồng thời hạn từ 1 đến 3 năm 58 57,43 Hợp đồng thời vụ 25 24,75 III Phân loại theo trực tiếp, quản lý Lao động quản lý 29 28.72 Lao động trực tiếp Sản xuất 72 71.28 (Trích từ Văn phòng công ty) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 46 * Quy chế trả lương tại Công ty cổ phần Vinatro: Trong điều hành hoạt động công ty tiến hành phân cấp quản lý tương đối cụ thể để nâng cao hiệu, trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành ngay trong quy chế trả lương đã được phân cấp chi tiết Tổ trưởng, tổ phó là cấp xét duyệt lương của các thành viên trong tổ( hệ số công việc, hệ số thành tích, hệ số tác động sản phẩm) trên cơ sở bình bầu đúng tiêu chuẩn trong quy chế trả lương. Xưởng trưởng, phụ trách các bộ phận, phòng ban là cấp xét duyệt lương của tổ trưởng, tổ phó và nhân viên bộ phận hay phòng mình quản lý theo đúng tiêu chuẩn trong quy chế trả lương và có quyền yêu cầu tổ trưởng, tổ phó giải thích về việc xét duyệt lương của các tổ viên. Quy chế cũng quy định rõ các hình thức khen thưởng định kỳ và đột xuất. đồng thời cũng nêu rõ tác động của tiền lương hàng tháng đối với thưởng lương tháng thứ 13, thưởng tết và xem xét duyệt nâng bậc lương định kỳ. * Công việc tính lương thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán. Đối với những công ty lớn thì việc tính lương,tính thưởng và các khoản phải trả cho người lao động có thể giao cho nhân viên hạch toán phân xưởng hoặc bộ phận kế toán các đơn vị phụ thuộc đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng của công ty. Thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động theo tháng. Căn cứ để tính các chứng từ hạch toán thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan (như giấy nghỉ ốm, biên bản ngừng việc,...) tất cả các chứng từ trên phải được kế toán kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng và phải đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán. Sau khi đã kiểm tra các chứng từ tính lương, tính thưởng, tính phụ cấp trợ cấp, kế toán tiến hành tính lương tính thưởng tính trợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương trả thưởng đang áp dụng tại công ty. Các hình thức khen thưởng như: biểu dương trước toàn công ty, thưởng vật chất cho người lao động theo tháng. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 47 2.2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại công ty CP Vinatro. Lao động của Công ty Cố phần Vinatro về cơ bản chia thành lao động trực tiếp và gián tiếp. Để đảm bảo cho CBCNV trong công ty công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngày càng gắn bó hơn với công ty, công ty phải đảm bảo cuộc sống vật chất cũng như cuộc sống tinh thần cho CBCNV phải được đầy đủ, mà yếu tố cần và đủ để làm được điều đó là một chính sách sử dụng lao động tốt kết hợp với chế độ thù lao thỏa đáng đối với người lao động. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ góp phần quan trọng vào việc quản lý lao động tiền lương, góp phần hoạch định chính sách lao động tiền lương có hiệu quả. Hình thức trả lương là một trong các nội dung thiết yếu của chính sách lao động tiền lương nên rất cần được DN quan tâm. Hình thức trả lương cụ thể và việc tổ chức trả lương cho CBCNV phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN, vào tính chất, trình độ quản lý của mỗi DN. 2.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian lao động. Hình thức trả lương theo thời gian lao động được áp dụng cho những lao động gián tiếp sản xuất, đó là những lao động không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm nhưng lại là bộ phận lao động khá quan trọng trong công ty. Theo hình thức trả lương này thì tiền lương được trả căn cứ vào cấp bậc, chức vụ của từng CBCNV, đây là hình thức trả lương đơn giản, thuần túy, chỉ căn cứ vào tiền lương chính của người lao động và thời gian công tác thực tế, khả năng công tác cũng như mức độ hoàn thành công việc của họ. Vì vậy không đảm bảo được nguyên tắc phân phối lao động cũng như đảm nhận được vị trí quan trọng của mình là đòn bảy kinh tế thúc đảy người lao động đưa hết khả năng, trình độ của mình ra để làm việc với năng suất và chất lượng cao nhất. Khi áp dụng hình thức trả lương này công ty sử dụng Bảng chấm công trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi lao động. Bảng này do trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để CBCNV giám sát thời gian lao động của từng người. Định kỳ cuối tháng dùng để tổng hợp thời gian lao động và lĩnh lương. Sau đây là: Bảng chấm công bộ phận Văn phòng. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 50 CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO Lô 31 Tổ Vĩnh Thành, Phƣờng Vĩnh Tuy, HBT,HN BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Văn Phòng Đơn vị: đồng Stt Họ tên Chức vụ Hệ số Lƣơng cấp bậc Phụ cấp Tổng thu nhập Các khoản giảm trừ Thực lĩnh Các khoản trích theo lƣơng BHXH BHYT BHTN Cộng BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng 1 2 3 4 5=4* 730.000 6 7=5+6 8=5*6% 9=5* 1,5% 10=5* 1% 11=8+ 9+10 12=7-11 13=5* 16% 14=5* 3% 15=5* 1% 16=7* 2% 17=13+ 14+15+16 1 Trần Văn Phong GĐ 5,25 3.832.500 1.500.000 5.332.500 229.950 57.488 38.325 325.763 5.006.738 613.200 114.975 38.325 106.650 873.150 2 Mai Văn Lập PGĐ 5,25 3.832.500 1.300.000 5.132.500 229.950 57.488 38.325 325.763 4.806.738 613.200 114.975 38.325 102.650 869.150 3 Phạm Khánh Huy TPTC 5,2 3.796.000 1.100.000 4.896.000 227.760 56.940 37.960 322.660 4.573.340 607.360 113.880 37.960 97.920 857.120 4 Trương Gia Hưng TPXNK 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 5 Phan Nhật Duy NVXNK 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 6 Nguyễn Cẩm Tú NVTK 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 7 Lê Thu Trang TQ 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 8 Ng.T.Thu Hƣờng KTT 3,25 2.372.500 1.200.000 3.572.500 142.350 35.588 23.725 201.663 3.370.838 379.600 71.175 23.725 71.450 545.950 9 Ng.Thanh Xuân KTV 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 10 Đinh Thu Hương KTV 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 11 Hg.Thu Hương KTV 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 Tổng 40,79 29.776.700 12.100.000 41.876.700 1.786.602 446.651 297.767 2.531.020 39.345.681 4.764.272 893.301 297.767 837.534 6.792.874 Bằng chữ: Ba mƣơi chín triệu, ba trăm bốn mƣơi lăm nghìn, sáu trăm tám mƣơi mốt đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Trích từ phòng kế toán) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 51 2.2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. * Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho những người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Hình thức trả lương này dựa trên số lượng các sản phẩm sản xuất, công việc hoặc lao vụ hoàn thành và định giá tiền lương theo công việc đó. Để đảm bảo tốt việc trả lương theo sản phẩm thì việc xác định mức lao động phải được quan tâm. Với hình thức trả lương này công ty đã thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả mà họ đã làm ra. Do đó có tác dụng khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức trả lương này công ty đã không chú ý nhiều đến chất lượng công việc. Việc tính lương khá phức tạp đòi hỏi nghiệp vụ cao * Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Tính cho công nhân trực tiếp sản xuất Tổng số lương phải trả cho công nhân hàng tháng = Đơn giá lương theo sản phẩm X Số lượng sản phẩm đã hoàn thành hàng tháng Kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương của từng tổ sản xuất để tính tiền lương cho từng công nhân trong tổ đó. VD: Tính tiền lương tháng 12 cho chị Nguyễn Mai Giang ở phân xưởng may túi có: Đơn giá tiền lương may túi: 1.070đống/chiếc Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.025 chiếc Vậy tiền lương tháng 12 của chị Giang = 1.070 * 2.025 = 2.166.750đồng. Trích BHXH tính trên 6% lương cấp bâc là: BHXH = 1,78 * 730.000 * 6% = 77.964đồng. Trích BHYT tính trên 1,5% lương cấp bậc là: BHYT = 1,78 * 730.000 * 1,5% = 19.491đồng. Trích BHTN tính trên 1% lương cấp bậc là: BHTN = 1,78 * 730.000 * 1% = 12.994đồng.  Thực lĩnh = 2.166.750 – 77.964 – 19.491 – 12.994 = 2.056.301đồng. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 52 Bảng biểu 2.6: Bảng thanh toán lƣơng tháng 12 của Phân xƣởng may túi. Công ty CP Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phƣờng Vĩnh Tuy, Hai Bà Trƣng, Hà Nội BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ Phận: Phân xưởng may túi Đơn vị: đồng S tt Họ tên CV HSL Lƣơng cấp bậc Lƣơng sản phẩm Tổng lƣơng Ngày nghỉ hƣởng % Các khoản phải trả Khoản khác Còn lĩnh Ký nhận Số SP Số tiền BHXH BHYT BHTN Cộng 1 2 3 4 5=4*730 6 7=6*1,07 8=7 9 10=5* 6% 11=5* 1,5% 12=5*1 % 13=10+11 +12 14 15=8-13 16 1 Nguyễn Thị Sơn CN 1,78 1.299.400 1.997 2.136.790 2.136.790 77.964 19.491 12.994 110.449 2.026.341 2 Phạm Thị Liên CN 2,1 1.533.000 2.018 2.159.260 2.159.260 91.980 22.995 15.330 130.305 2.028.955 3 Lưu Thanh Dung CN 1,78 1.299.400 2.003 2.143.210 2.143.210 77.964 19.491 12.994 110.449 2.032.761 4 Ng. Mai Giang CN 1,78 1.299.400 2.025 2.166.750 2.166.750 77.964 19.491 12.994 110.449 2.056.301 5 Võ Ngọc Châu CN 2,1 1.533.000 1.865 1.995.550 1.995.550 91.980 22.995 15.330 130.305 1.865.245 6 Nguyễn Thị Nga CN 2,1 1.533.000 2.018 2.159.260 2.159.260 91.980 22.995 15.330 130.305 2.028.955 7 Giang Thị Ngân CN 2,34 1.708.200 1.901 2.034.070 2.034.070 102.492 25.623 17.082 145.197 1.888.873 8 Phạm Tuyết Mai CN 1,78 1.299.400 2.032 2.174.240 2.174.240 77.964 19.491 12.994 110.449 2.063.791 9 Đỗ Thu Hiền CN 1,78 1.299.400 2.048 2.191.360 2.191.360 77.964 19.491 12.994 110.449 2.080.911 ………… Tổng 41.727.500 49.512 52.977.840 52.977.840 2.503.650 625.913 417.275 3.546.838 49.431.003 Bằng chữ: Bốn mƣơi chín triệu, bốn trăm ba mƣơi mốt nghìn, lẻ ba đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 55 Bảng biểu 2.9: Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng bộ phận sản xuất: Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Nhân công trực tiếp. Stt Bộ phận, tổ Số người Lương cấp bậc Tổng lương BHXH BHYT BHTN Tạm ứng Thực lĩnh Ký nhận 1 Phân xưởng thiết kế 12 35.417.222 41.404.367 2.125.033 531.258 354.172 38.393.903 2 Phân xưởng pha cắt 15 29.421.643 35.873.432 1.765.299 441.325 294.216 15.000.000 18.372.592 3 Phân xưởng may túi 28 41.727.500 52.977.840 2.503.650 625.913 417.275 49.431.003 4 Phân xưởng hoàn thiện 17 39.071.168 46.882.504 2.344.270 586.068 390.712 43.561.455 Tổng 72 145.637.533 177.138.143 8.738.252 2.184.563 1.456.375 149.758.953 Bằng chữ: Một trăm bốn mƣơi chín triệu, bảy trăm năm mƣơi tám nghìn, chín trăm năm mƣơi ba đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 56 Bảng biểu 2.10: Bảng chấm công bộ phận quản lý: CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO Lô 31 Tổ Vĩnh Thành, Phƣờng Vĩnh Tuy, HBT, HN BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Quản lý PX Stt Họ tên Cấp bậc Ngày trong tháng Tổng số ngày công 1 2 3 4 5 6 7 … 25 26 27 28 29 30 31 Ký tên 1 Nguyễn Mạnh Việt Quản đốc x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 2 Trần Đình Minh Quản đốc x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 3 Nguyễn Đình Hiếu KT máy x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 4 Tạ Quang Long KT điện x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 5 Đỗ Thu Trang Quản lý kho x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 6 Trịnh Hồng Dũng Thủ kho x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 Ký hiệu chấm công: Ngày công: x, nửa ngày công x/2 Ngày nghỉ: 0 Nghỉ ốm: Ô Nghỉ bù: NB Nghỉ phép: P (Trích từ Phòng kế toán) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 57 Bảng biểu 2.11: Bảng thanh toán lƣơng bộ phận quản lý phân xƣởng. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phƣờng Vĩnh Tuy, Hai Bà Trƣng, HN. BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Quản lý PX Đơn vị: đồng Stt Họ tên CV HSL HSTN Lƣơng cấp bậc Lƣơng sản phẩm Tổng lƣơng Ngày nghỉ hƣởng % Các khoản phải trả Còn lĩnh Ký nhận Ngày Số tiền BHXH BHYT BHTN Cộng 1 2 3 4 5 6=4*730 7 8=5*1765,93 9=8 10 11=6*6% 12=6*1,5% 13=6*1% 14=11+12+ 13 16=9-14 17 1 Ng. Mạnh Việt QĐ 2,34 1,7 1.708.200 26 3.002.078 3.002.078 102.492 25.623 17.082 145.197 2.856.881 2 Trần Đình Minh QĐ 1,78 1,5 1.299.400 26 2.648.892 2.648.892 77.964 19.491 12.994 110.449 2.538.443 3 Ng. Đình Hiếu KTM 2,34 1,2 1.708.200 26 2.119.114 2.119.114 102.492 25.623 17.082 145.197 1.973.917 4 Tạ Quang Long KTĐ 1,78 1,2 1.299.400 26 2.119.114 2.119.114 77.964 19.491 12.994 110.449 2.008.665 5 Đỗ Thu Trang QLK 2,34 1 1.708.200 26 1.765.928 1.765.928 102.492 25.623 17.082 145.197 1.620.731 6 Trịnh Hồng Dũng TK 1,78 1 1.299.400 26 1.765.928 1.765.928 77.964 19.491 12.994 110.449 1.655.479 Tổng 9.022.800 13.421.053 13.421.053 541.368 135.342 90.228 766.938 12.654.115 Bằng chữ: Mƣời hai triệu, sáu trăm năm mƣơi bốn nghìn, một trăm mƣời lăm đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 60 Bảng biểu 2.14: Phiếu chi. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, HBT,HN PHIẾU CHI Quyển số: 12 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Số : 57 Nợ: 334/ Có 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thu Hường Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi: Trả lương cho người lao động Số tiền: 231.770.749 Bằng chữ: Hai trăm ba mươi mốt triệu, bảy trăm bảy mươi nghìn, bảy trăm bốn mươi chín đồng. Kèm theo 01 chứng từ gốc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Bảng biểu 2.15: Phiếu chi. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, HBT,HN PHIẾU CHI Quyển số: 12 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Số : 58 Nợ: 338/ Có 111 Họ và tên người nhận tiền: Đinh Thu Hương. Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi: Nộp BHXH, BHYT, BHTN. Số tiền: 61.912.554 Bằng chữ: Sáu mươi mốt triệu, chín trăm mười hai nghìn, năm trăm lăm mươi bốn đồng. Kèm theo 01 chứng từ gốc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 61 2.2.3. Thực tế công tác kế toán các khoản trích theo lương của công ty. Bên cạnh việc tính toán trả lương công ty còn tiến hành trích các khoản theo lương đúng với chế độ quy định đó là BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. 2.2.3.1. Đối với thủ tục trích BHXH, BHYT, BHTN trợ cấp cho người lao động. Trong tháng khi người lao động bị ốm đau, thai sản… công ty tiến hàng tính và chi trả trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN cho CBCNV trong thời gian nghỉ việc không hưởng lương thông thường, với điều kiện người lao động phải nộp cho kế toán tiền lương những chứng từ hợp lý hợp lệ như: giấy khám sức khỏe của các cơ sở ý tế hoặc bệnh viện, giấy khai sinh, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm. Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán lập phiếu thanh toán trợ cấp bảo hiểm cho CBCNV, phản ánh số ngày nghỉ chế độ và tiền trợ cấp cho những ngày nghỉ đó ở mức hưởng theo quy định. VD: Chị Tú nhân viên thống kê nghỉ việc vì bị ốm có khám tại phòng y tế của công ty và được giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH: Mức lương đăng ký đóng BHXH là: 2.277.600 đồng/tháng. Thời gian nghỉ ốm là: 3 ngày. Mức trợ cấp chị được hưởng là: [(2.277.600 * 3)/26] * 75% = 197.100 đồng. Bảng biểu 2.16: Giấy chứng nhận nghỉ việc hƣởng BHXH. Công ty CP VINATRO Quyển số: 12 Ban hành chính y tế Số: 24 GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƢỞNG BHXH Họ và tên: Nguyễn Cẩm Tú Tuổi: 28 Đơn vị công tác: Phòng QLSX Lý do nghỉ việc: Tiêu chảy Số ngày nghỉ: 3 ngày (từ ngày 10/12/2010 đến ngày 12/12/2010) Ngày 10/12/2010 Xác nhận của phụ trách đơn vị Xác nhận của cán bộ y tế (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Trích từ Phòng kế toán) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 62 Khi có giấy chứng nhận nghỉ vì bất cứ lý do chính đáng nào thi CBCNV cũng sẽ được thanh toán khoản tiền đã phải chi trả trong thời gian ốm đau không làm việc được. Phòng tổ chức sẽ căn cứ vào giấy chứng nhận đó để thanh toán trợ cấp BHXH. Vì bao giờ CBCNV cũng phải trích một phần lương của mình được lĩnh trong tháng để đóng góp vào quỹ BHXH theo một tỷ lệ quy định phòng khi ốm đau, thai sản, bệnh tật sẽ có hỗ trợ hay nói đúng hơn la trợ cấp BHXH và mức trợ cấp cũng theo tỷ lệ % quy định sẵn. Căn cứ vào giấy chứng nhận của chị Tú, kế toán tiền lương tính mức lương trợ cấp BHXH cho chị theo tỷ lệ 75% ( có lương cấp bậc = 730.000 * 3,12 = 2.277.600) Chú ý: Trường hợp nữ nhân viên nghỉ thai sản (04 tháng) thì mức lương BHXH mỗi tháng là 100% lương cơ bản và trợ cấp 1 lần sau khi sinh là 1 tháng lương. Bảng biểu 2.17: Phần BHXH đƣợc hƣởng. PHẦN BẢO HIỂM Xà HỘI Số sổ BHXH: Số ngày thực nghỉ được hưởng : 3 ngày. Lũy kế ngày nghỉ cùng chế độ : 12 ngày. Lương tháng bình quân đóng BHXH : 2.277.600. Tỷ lệ % hưởng BHXH : 75%. Số tiền hưởng BHXH : 197.100 đồng. Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Cán bộ cơ quan BHXH Phụ trách BHXH của đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Cuối tháng kế toán công ty lập bảng thanh toán BHXH chuyển cho kế toán trưởng, Giám đốc, cán bộ phụ trách BHXH của công ty ký duyệt. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 65 Các chứng từ trên đều có thể làm căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ cho từng đối tượng sử dụng, tính và trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.3.2. Tài khoản sử dụng: - TK 334: “Phải trả người lao động” - TK 338: “Phải trả, phải nộp khác” được mở các chi tiết: + TK 3381: “Tài sản thừa chờ xử lý”. + TK 3382: “Kinh phí công đoàn”. + TK 3383: “Bảo hiểm xã hội”. + TK 3384: “Bảo hiểm y tế”. + TK 3385: “Phải trả về cổ phần hóa”. + TK 3386: “Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn”. + TK 3389: “Bảo hiểm thất nghiệp”. - Các tài khoản liên quan khác: 622, 627, 641, 642, 111, 112, 141,… * Kế toán tổng hợp tiền lương: Sau khi tính toán tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho từng người, từng khối, phòng, ban, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương và BHXH cho từng khối, ban, và gửi về từng khối, cho CBCNV để họ đối chiếu. Kết cấu bảng thanh toán lương có nhiều cột để phản ánh, liệt kê chi tiết các khoản thu nhập mà từng CBCNV được hưởng, các khoản phải trả, phải nộp cho từng CBCNV, khoản lĩnh tạm ứng lương kỳ I, lương còn lại được lĩnh kỳ II. Dựa trên các bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận, kế toán thực hiện tổng hợp lương cho bộ phận hưởng lương thời gian để làm cơ sở tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 66 Sơ đồ 2.5: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Ghi chú: ghi hàng ngày ghi cuối tháng đối chiếu kiểm tra Báo cáo tài chính Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương, phiếu chi.,… Sổ nhật ký chung Sổ thẻ chi tiết các tài khoản 334,338 Sổ Cái tài khoản 334, 338 Bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản 334,338 Bảng cân đối số phát sinh Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 67 Bảng biểu 2.19: Sổ Nhật Ký Chung. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phƣờng Vĩnh Tuy, Hai Bà Trƣng, Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Đơn vị: đồng. Chứng từ Diễn giải TK DƢ Số tiền SH NT Nợ Có Số trang trƣớc chuyển sang 21.452.869.422 21.452.869.422 …………… ………. ……….. PC 36 20/12/2010 Tạm ứng lương cho phân xưởng pha cắt 334 15.000.000 111 15.000.000 ……….. …………… ………………. BPBTL & CKTTL 31/12/2010 Tiền lương phải trả cho CBCNV 622 177.138.143 627 32.221.053 641 14.000.000 642 41.876.700 334 265.235.896 BPBL & CKTTL 31/12/2010 Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN theo lương 622 32.670.269 627 6.208.981 641 3.080.000 642 6.792.874 334 18.465.148 3382 5.304.718 3383 47.792.147 3384 9.775.666 3389 4.344.741 PC 57 31/12/2010 Thanh toán lương cho CBCNV bằng tiền mặt. 334 231.770.748 111 231.770.748 PC 58 31/12/2010 Nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ bằng tiền mặt. 3383 47.792.147 3384 9.775.666 3389 4.344.741 111 61.912.554 BTTTCBHXH 31/12/2010 Tính BHXH phải trả cho người lao động 3383 443.475 334 443.475 ………….. ……. …… Cộng cuối năm 23.547.124.575 23.547.124.575 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 70 Chƣơng III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG. 3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần Vinatro trong thời gian tới. 3.1.1. Trong ngắn hạn. - Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký. - Tăng cường công tác marketing, tìm kiếm khách hàng mới, giữ vững khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. - Đề ra các chính sách giá cả hợp lý để tạo điều kiện cho các nghiệp vụ gia tăng số lượng và doanh thu một cách có hiệu quả. - Thường xuyên chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, gọn nhẹ bộ máy quản lý điều hành. Tổ chức huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu kinh doanh, có khả năng hoàn thành tốt công việc và trung thành với lợi ích của công ty. - Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, công nghệ, công tác quản lý tài chính. - Bảo toàn, tích lũy và phát triển nguồn vốn kinh doanh, tiết kiệm, giảm chi phí. 3.1.2. Trong dài hạn. - Khai thác tối ưu năng lực hiện tại của công ty. - Đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh phù hợp theo hướng phát triển của ngành, của nhà nước và của khu vực. - Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh và nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng. 3.2. Một số nhận xét về công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần Vinatro. 3.2.1 Một số nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương tại công ty cổ phần Vinatro. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp đang chạy đua với nhau một cách khốc liệt, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tìm mọi cách để chi Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 71 phí hoạt động là thấp nhất và lợi nhuận là cao nhất. Muốn làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải cố gắng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao thì họ phải thường xuyên cập nhật những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong những công cụ của hệ thống quản lý kinh tế có chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đó là kế toán. Kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý tài chính, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng làm ăn có hiệu quả, là công cụ sắc bén được sử dụng có hiệu lực trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán hạch toán một cách khoa học rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Vì vậy “Hoàn thiện kế toán” luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong những thông tin kế toán cung cấp thì thông tin về tiền lương và các khoản thanh toán với người lao động có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế tài chính vì nó là bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất hoặc chi phí kinh doanh. Hạch toán về tiền lương và các khoản trích theo lương với người lao động nâng cao năng suất lao động. Vì vậy việc tính toán, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương phải được thực hiện đúng đắn. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp, mỗi xã hội đều có một hình thức, quan niệm, cách thức trả lương khác nhau song mỗi doanh nghiệp đều tìm thấy cho mình một cách tính, cách chi trả, hạch toán lao động và các khoản trích theo lương một cách phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển Công ty cổ phần Vinatro đã khẳng định được chỗ đứng của mình và có vai trò quant rọng trong nền kinh tế, công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạng về cơ sở vật chất, trình độ quản lý. Công ty đã biết khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình. Đó là nhờ vào sự cố gắng không biết mệt mỏi của Ban Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 72 Nhìn chung công ty có bộ máy quản lý chặt chẽ, các phòng ban được phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng. Tuy trong quá trình phát triển công ty không tránh khỏi những trở ngại, khó khăn nhưng công ty vẫn phấn đấu vươn lên, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, khắc phục những mặt yếu, phát huy những điểm mạnh sẵn có để qua đó tìm được những hướng đi mới phù hợp với quy luật phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những kế toán viên có kinh nghiệm, có trình độ và nhiệt tình công tác. Mỗi nhân viên kế toán đều được phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. Trong nội bộ phòng kế toán mỗi người đều có nhiệm vụ cụ thể rõ ràng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán kịp thời, chính xác và thông suốt. Mỗi kế toán viên đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao và không nhừng học hỏi trau dồi, nâng cao nghiệp vụ. 3.2.2. Một số nhận xét về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Vinatro. Kế toán tiền lương là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung và nó được tách ra do nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Kế toán tiền lương ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng vì tiền lương là giai đoạn hạch toán gắn liền với lợi ích kinh tế của người lao động và tổ chức kinh tế. Phương pháp hạch toán chỉ được giải quyết khi nó xuất phát từ người lao động và tổ chức kinh tế. Không chỉ công ty cổ phần Vinatro mà bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường thì đều phải quán triệt nguyên tắc trên và phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của lao động. Luôn luôn phải đảm bảo cân bằng cho việc trả lương, đồng thời trả lương phải hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu trả lương không xứng đáng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra sẽ làm cho họ chán nản, không tích cực làm việc. Số lượng lao động và chất lượng lao động sẽ làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Ngược lại nếu công ty có các hình thức trả lương xứng đáng thì công ty sẽ Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 75 kế toán tại công ty được tiền hành tập trung tại phòng kế toán công ty, các bộ phận kế toán đảm nhận các công việc khác nhau như kế toán tiền lương, kế toán vật tư… - Phòng tài chính kế toán của công ty phối hợp chặt chẽ với các phòng ban về những công việc có liên quan trực tiếp với công tác kế toán. Đặc biệt là việc phối hợp tốt cán bộ tiền lương của công ty trong việc tính toán và trả lương, các khoản trích theo lương cho người lao động một cách chính xác, đầy đủ kịp thời đã giúp công ty phân tích được tình hình lao động và thi nhập của từng bộ phận trong công ty * Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty xây dựng mô hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Là một công ty cổ phần nên đã tạo nên được sự chủ động về mọi mặt đặc biệt là trong công tác quản lý. Các phòng ban có chức năng được tổ chức hoạt động chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong tổ chức lao động, cung ứng vật tư làm cho công ty không ngừng phát triển. * Cách tính và trả lương cho người lao động tại công ty: - Các tính lương và trả lương theo hình thức trả lương theo thời gian và trả theo sản phẩm là phù hợp với một công ty cổ phần trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay. - Nếu trong cả năm sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao và vượt mức kế hoạch thì cán bộ công nhân viên sẽ còn được hưởng thêm tiền thưởng góp phần làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty và có ý nghĩa quan trọng về tinh thần làm việc hăng say trong công việc, đưa đến hiệu quả làm việc cao. - Việc theo dõi tính toán BHXH, BHYT, BHTN đã giúp người lao động được hưởng chế độ BHXH tốt hơn, đặt niềm tin vào sự quan tâm của công ty đến đời sống của họ. * Về công tác hạch toán kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương: - Việc hạch toán tiền lương được thực hiện công khai. Cách thức trả lương khá hợp lý, việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên và người lao động Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 76 được thực hiện kịp thời, đúng thời hạn quy định và được đưa tận tay cho người lao động đã tạo cho người lao động có sự tin tưởng, an tâm làm việc. - Việc hạch toán tiền lương, tiền trợ cấp,… tại công ty là rất thuận lợi cho người lao động trong công ty và đảm bảo việc tái sản xuất sức lao động cho người lao động và đời sống trong gia đình họ. - Việc tính lương hàng tháng của từng cán bộ công nhân viên được chia thành 2 khoản: tiền lương cơ bản theo hệ số lương cấp bậc và tiền lương theo kết quả lao động của từng người trong bộ phận phân xưởng. - Công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương do đội ngũ cán bộ chuyên sâu có kinh nghiệm nên việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời theo pháp lệnh quy định. - Việc thực hiện trích nộp đầy đủ các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, thuế thu nhập là thực hiện tốt nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước. - Việc phản ánh tiền lương và BHXH kịp thời, đầy đủ đã giúp cho công ty phân tích tình hình lao động và thu nhập của từng bộ phận trong công ty. Từ đó công ty có kế hoạch điều phối và bố trí lao động, lên phương án phân phối lao động một cách khoa học và hợp lý tạo tiền để cho việc nâng cao năng suất lao động, khuyến khích sự sáng tạo tăng thu nhập cao cho công ty và thu nhập cá nhân. - Hệ thống chứng từ trong quá trình luân chuyển được đảm bảo đúng nguyên tắc về biểu mẫu, ký duyệt, đồng thời cũng tuân thủ các chế độ, kiểm tra, ghi sổ, bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ. Khi tập hợp đủ chứng từ thì kế toán mới tiến hành ghi sổ. Vì vậy đảm bảo tính đầy đủ, an toàn cho các chứng từ. Việc sắp xếp, phân loại các chứng từ cũng được thực hiện một cách hợp lý, chứng từ của phần hành kế toán nào thì kế toán phần hành đó chịu trách nhiệm bảo quản và lưu trữ. - Việc lập báo cáo cũng được kế toán thực hiện một cách khoa học, đơn giản. Định kỳ tổng hợp các báo cáo của các phòng ban rồi lập báo cáo do phần mình phụ trách. Các báo cáo được lập theo đúng mẫu do Bộ tài chính quy định. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 77 3.2.2.2. Nhược điểm. Mặc dù công ty cổ phần Vinatro đã có nhiều cố gắng trong công tác hoàn thiện chế độ tiền lương cũng như trong việc hạch toán tiền lương và đã đạt được những thành tích đáng kể như nêu trên song công ty còn có những nhược điểm cần khắc phục. * Về các hình thức trả lương của công ty: chưa thực sự đa dạng, linh hoạt cho các đối tượng lao động và loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau tại công ty. Rõ nét nhất là hình thức trả lương theo thời gian đối với khối lao động gián tiếp bộc lộ nhiều hạn chế nhưng chưa có biện pháp cải tiến khắc phục sớm. điều đó làm cho người lao động không hứng thú, nhiệt tình lao động, chấp hành tốt giờ giấc và kỷ luật lao động. * Công ty không tiền hành lập các sổ kế toán chi tiết vì vậy không thể theo dõi chính xác số dư và số phát sinh của từng loại tài khoản * Chế độ khen thưởng cho cán bộ công viên trong công ty chưa kích thích người lao động phải cần cù, chăm chỉ, tăng năng suất lao động, làm việc hết mình, phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuât. Vì tiền thưởng có ý nghĩa khuyến khích vật chất rất lớn đối với cán bộ công nhân viên, là động lực giúp công nhân tăng năng suất lao động tiết kiệm vật tư và còn phát minh nhiều sáng kiến giúp thúc đẩy nhanh tiến độ công việc. Nếu sử dụng tiền thưởng một cách hợp lý dễ phát huy tác dụng của nó. Tiền thưởng chính là công cụ hữu hiệu tự doanh nghiệp khuyến khích người lao động phát huy hết hiệu quả, khả năng của mình. Nhưng công ty vẫn chưa khai thác hết vấn đề này. * Trình độ tay nghề của người lao động mặc dù đã được nâng cao hơn song vẫn còn thấp, ý thức chấp hành nội quy, quy định về an toàn lao động còn chưa cao nên còn để xảy ra một số vấn đề về tai nạn lao động đáng tiếc và một số vụ làm tổn thất hư hỏng hàng hóa phải bồi thường. Trong công tác giao nhận, bảo quản còn để xảy ra một số sai sót trong nghiệp vụ, còn nhầm lẫn trong giao hàng… Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 80 * Về việc lập các bảng, sổ trong công tác hạch toán các khoản trích theo lương. - Ngoài những sổ, bảng được lập theo đúng quy định của bộ tài chính thì công ty nên lập thêm các bảng chi tiết của TK 338 như chi tiết cho 3382, 3383, 3384, 3389. Để từ đó khi nhìn vào sổ chi tiết Ban lãnh đạo có thể thấy rằng từng khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào lương của người lao động cụ thể là bao nhiêu. - Bên cạnh việc lập các sổ chi tiết TK 338 thì cần phải lập bảng tổng hợp cho TK này để từ đó đối chiếu số liệu với sổ cái xem có khớp không - Sổ chi tiết TK 3382, 3383, 3384, 3389 và bảng tổng hợp chi tiết TK 338 trong tháng 12 sẽ được lập như sau: Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 81 Bảng biểu 3.1: Sổ chi tiết tài khoản 338 (Chi tiết 3382-Kinh phí công đoàn). Công ty Cổ phần Vinatro Mẫu số S38-DN Lô 31, Vĩnh Thành, Vĩnh Tuy, HBT, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tên TK: Các tài khoản phải trả phải nộp khác. Số hiệu: 338 Đối tượng: 3382 Loại tiền: VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dƣ Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có A B C D E 1 2 3 4 Số dƣ đầu kỳ 9.748.411 31/12/2010 BPBTL&CKTTL 31/12/2010 Trích KPCĐ vào chi phí sxkd 3.542.763 644.421 280.000 837.534 Cộng phát sinh 5.304.718 Số dƣ cuối kỳ 15.053.129 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 82 Bảng biểu 3.2: Sổ chi tiết tài khoản 338 (Chi tiết 3383 – Bảo hiểm xã hội). Công ty Cổ phần Vinatro Mẫu số S38-DN Lô 31, Vĩnh Thành, Vĩnh Tuy, HBT, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tên TK: Các tài khoản phải trả phải nộp khác. Số hiệu: 338 Đối tượng: 3383 Loại tiền: VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dƣ Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có A B C D E 1 2 3 4 Số dƣ đầu kỳ 5.547.815 31/12/2010 BPBTL&CKTTL 31/12/2010 Trích KPCĐ vào chi phí sxkd 622 23.302.005 627 4.451.648 641 2.240.000 642 4.764.272 334 13.034.222 31/12/2010 BTTTCBHXH 31/12/2010 Tính BHXH phải trả cho người lao động 334 443.475 31/12/2010 PC 58 31/12/2010 Nộp BHXH cho cơ quan quản lý 111 47.792.147 Cộng phát sinh 48.235.622 47.792.147 Số dƣ cuối kỳ 5.104.340 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 85 Bảng biểu 3.5: Bảng tổng hợp theo TK 338. Công ty Cổ phần Vinatro Mẫu số S38-DN Lô 31, Vĩnh Thành, Vĩnh Tuy, HBT, HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC BẢNG TỔNG HỢP THEO TÀI KHOẢN Tài khoản: Các khoản phải trả, phải nộp khác. Số hiệu: 338 Tháng 12 năm 2010 STT Đối tƣợng Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dƣ cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Kinh phí công đoàn 9.748.411 5.304.718 15.053.129 2 Bảo hiểm xã hội 5.547.815 48.235.622 47.792.147 5.104.340 3 Bảo hiểm y tế 4.571.478 9.775.666 9.775.666 4.571.478 4 Bảo hiểm thất nghiệp 4.403.870 4.344.741 4.344.741 4.403.870 Cộng 24.271.574 62.356.029 67.217.272 29.132.817 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 86 * Xây dựng chế độ tiền thưởng hợp lý: - Tiền thưởng có ý nghĩa khuyến khích vật chất rất lớn đối với cán bộ công nhân viên, nó là động lực trực tiếp giúp công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và phát minh cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất giúp thúc đẩy nhanh tiến độ công việc và đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Ngoài tiền thưởng định kỳ công ty còn nên nghiên cứu hình thức thưởng thường xuyên để khuyến khích người lao động tích cực hơn nữa. Công ty nên áp dụng các hình thức thưởng phổ biến sau đối với chế độ thưởng thường xuyên: - Thưởng hoàn thành kế hoạch và thưởng tiết kiệm chi phí: là thưởng thêm tiền cho người lao động khi hoàn thành kế hoạch sản xuất trước thời hạn được giao hoặc đúng thời hạn được giao với các sản phẩm được sản xuất đúng tiêu chuẩn để công ty thực hiện đúng các hợp đồng kinh doanh, từ đó mang lại được uy tín và thương hiệu cho công ty. - Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu: trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu, đối với từng phân xưởng, công ty cần có bộ phận trách nhiệm tính toán mức tiết kiệm thường xuyên kịp thời đối với từng sản phẩm sản xuất để làm cơ sở xác định theo mức thưởng của công ty. - Thường xuyên cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất. Chế độ này vẫn quy định cho tất cả cá nhân người lao động, tập thể có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý sản xuất nhằm đổi mới kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Chế độ này cần quy định rõ mức thưởng, căn cứ vào số tiền làm lợi thực tế. - Chế độ phạt trách nhiệm vật chất: song song với biện pháp khuyến khích thưởng vật chất cũng cần quy định rõ chế độ chịu trách nhiệm vật chất đối với từng phân xưởng không hoàn thành kế hoạch, hoặc những vi phạm làm giảm chi phí sản xuất, không đảm bảo chất lượng sản xuất. * Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý và công nhân: - Việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Là một công ty sản xuất đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm phục vụ tốt các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 87 Mặc dù công ty đã có bước phát triển lớn trong sản xuất kinh doanh song những năm tới với cơ chế mở cửa. Dưới sức ép nặng nề từ đối thủ trong và ngoài nước cùng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng đã đạt ra yêu cầu cao đối với công ty là phải có những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý. Chính vì thế việc đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động là rất quan trọng. - Để làm được điều đó, chính là việc đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tổ chức lao động một cách khoa học, kết hợp điều chỉnh quá trình hoạt động của con người và các yếu tố của quá trình sản xuất để đem lại năng suất lao động cao hơn, đạt hiệu quả đến mức tối ưu. Chính vì vậy cuối kỳ kinh doanh công ty phải phân tích tình hình lao động, để đánh giá, kiểm tra sự biến động về tình hình sử dụng, thời gian lao động, về trình độ chuyên môn, tay nghề… từ đó tìm ra biện pháp quản lý và sử dụng lao động ngày một hiệu quả. Phân tích công việc để hiểu biết đầy đủ các yếu tố kỹ năng cần thiết, xác định thời gian hao phí lao động cần thiết thực hiện các yếu tố công việc làm cho tiết kiệm thời gian và sức lao động, nâng cao hiệu suất lao động là cơ sở định mức lao động. - Nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động mà trước hết phải phân loại lao động căn cứ vào yêu cầu công việc, định hướng sản xuất mà có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV của công ty. - Làm tốt công tác tuyển dụng lao động đặc biệt là việc tuyển dụng các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn làm trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo, tuyển chọn được những cán bộ quản lý có năng lực để phù hợp với nền kinh tế thị trường. - Với trình độ tay nghề thấp, công ty nên đào tạo bằng cách cử nhân viên đi học thêm, đầu tư kinh phí… công ty có những biện pháp hành chính để nhân viên có ý thức chấp hành nội quy. - Xây dựng hệ thống kiểm soát số lượng và chất lượng lao động chặt chẽ để có những quyết định đúng đắn đối với những nhân viên làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo tận dụng thị trường lao động dồi dào ở nước ta. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 90 lao động để họ yên tâm làm việc và đóng góp khả năng lao động của mình vào công ty. - Đối với bộ phận nhân công trực tiếp thì nên tận dùng nguồn nhân lực giá rẻ trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. * Về quản lý thời gian lao động và chất lượng lao động: - Việc chấm công lao động chính xác không những mang tính hợp lý, công bằng cho các CBCNV theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít mà còn giúp cho công ty nhận thấy mức độ quan tâm, cố gắng trong công việc của từng lao động. Tại công ty thì kế toán lao động tiền lương có nhiệm vụ tổng hợp ngày công làm việc thực tế của CBCNV đế tính lương và trả lương. Nhưng số liệu chấm công lại do những người được giao nhiệm vụ chấm công trực tiếp theo dõi vậy nên việc đi muộn hay về sớm của CBCNV không được thể hiện trên bảng chấm công. Vì vậy để khắc phục tình trạng này cán bộ về lao động tiền lương phải thường xuyên theo dõi việc chấm công ở các phòng ban để việc chấm công được chính xác hơn. Ngoài việc theo dõi chặt chẽ ngày công đi làm của CBCNV qua bảng chấm công cần theo dõi thêm giờ làm việc của mỗi người. Nếu một người mà không làm đủ số thời gian theo quy định thì sẽ bị trừ công theo giờ được tính trên số tiền lương thực tế được hưởng trên số giờ làm việc đúng quy định. - Mặt khác công ty cần phải lập Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành sản phẩm của từng phân xưởng sản xuất để nhìn vào đó có thể thấy được tổng số sản phẩm hoàn thành của các phân xưởng và số sản phẩm hoàn thành trong tháng của từng người lao động. Cũng từ các bảng này kế toán có thể tính lương cho từng người lao động dựa vào số sản phẩm hoàn thành trong tháng của họ và có thể biết được tổng sổ sản phẩm của toàn công ty hoàn thành trong tháng. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành tháng 12 của phân xưởng may túi có thể được lâp như sau: Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 91 Bảng 3.6: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành PX may túi: Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, Vĩnh Thành, p.Vĩnh Tuy, HBT, HN PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Phân xưởng may túi STT Họ tên Đơn vị Số lƣợng sản phẩm hoàn thành Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Nguyễn Thị Sơn Chiếc 1.997 1.070 2.136.790 2 Phạm Thị Liên Chiếc 2.018 1.070 2.159.260 3 Lưu Thanh Dung Chiếc 2.003 1.070 2.143.210 4 Ng. Mai Giang Chiếc 2.025 1.070 2.166.750 5 Võ Ngọc Châu Chiếc 1.865 1.070 1.995.550 6 Nguyễn Thị Nga Chiếc 2.018 1.070 2.159.260 7 Giang Thị Ngân Chiếc 1.901 1.070 2.034.070 8 Phạm Tuyết Mai Chiếc 2.032 1.070 2.174.240 9 Đỗ Thu Hiền Chiếc 2.048 1.070 2.191.360 …… ….. ….. ….. Cộng Chiếc 49.512 1.070 52.977.840 Bằng chữ: Năm mƣơi hai triệu, chín trăm bảy mƣơi bảy nghìn, tám trăm bốn mƣơi đồng. Người lập biểu Bộ phận kiểm tra, đánh giá sản phẩm (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Như vậy qua quá trình nghiên cứu công tác kế toán tiền lương nói riêng và tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác tại công ty cổ phần Vinatro em thấy để trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh lớn mạnh trong nước và trên thế giới là cả một sự phấn đấu không ngừng của cả một tập thể, sự học hỏi, sáng tạo trong công việc, phải luôn luôn cập nhật đúng thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội, để có thể theo kịp sự phát triển của toàn cầu. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 92 Kết luận Một chính sách tiền lương hợp lý là cơ sở, động lực phát triển của doanh nghiệp. Quy chế trả lương, thưởng trong doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc phan phối theo lao động, gồm tiền lương, thưởng với năng suất lao động, hiệu quả công việc của từng người, khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn cao. Để thực hiện tốt được nhiệm vụ kế toán tiền lương doanh nghiệp cần sử dụng đúng với chức năng, vị trí của nó trong lĩnh vực quản lý tiền lương, BHXH. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phản ánh chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu chung của công ty sẽ giúp cho người lãnh đạo công ty nắm được tình hình lao động và chỉ đạo nhân viên có hiệu quả, đồng thời có những biện pháp kịp thời, đúng đắn với tình hình của công ty. Do đó công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng và công tác kế toán nói chung phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Vinatro em thấy công ty đã tổ chức tốt công tác kế toán tiền lương và tính toán phân bổ đúng đắn các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tăng thu nhập cho người lao động trong công ty. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự khẳng định mình, có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trong sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thành phần kinh tế. Do đó việc tiếp cận thông tin kinh tế và đào tạo trình độ cho CBCNV là rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp trở thành đơn vị lớn mạnh. Công ty cổ phần Vinatro là công ty chuyên sản xuất kinh doanh và thương mại nên công ty phải không ngừng chú ý đến việc nâng cao cơ sở, vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, đổi mới công tác quản lý điều hành, nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV để tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng, tạo uy tín cho công ty, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho CBCNV. Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 95 Chƣơng II. Thực trạng công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo tiền lƣơng tại Công ty Cổ phần Vinatro . 32 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Vinatro. 32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 32 2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 35 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 37 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. 39 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 39 2.1.4.2. Hình thức và phương pháp kế toán. 40 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vinatro. 52 2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Vinatro. 43 2.2.1. Đặc điểm lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. 43 2.2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại công ty. 47 2.2.3. Thực tế công tác kế toán các khoản trích theo lương của công ty. 61 2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. 64 Chƣơng III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 70 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Vinatro trong thời gian tới. 70 3.1.1. Trong ngắn hạn. 70 3.1.2. Trong dài hạn. 70 3.2. Một số nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. 70 3.2.1. Một số nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương tại công ty cổ phần Vinatro. 70 3.2.2. Một số nhận xét về công tác hạch toán kế toàn tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Vinatro. 72 3.2.2.1. Ưu điểm. 73 3.2.2.2. Nhược điểm. 77 Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 96 3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. 78 3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. 78 3.3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Vinatro. 79 Kết luận. 92
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved