Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Impact of Urbanization on Vietnamese Culture and Society, Study notes of Culture & Society

Community DevelopmentSocial ChangeCultural HeritageUrbanization

The impact of urbanization on Vietnamese culture and society, including its effects on traditional cultural values, family structures, and community relationships. It also explores the influence of rural culture on urban development and the challenges it presents. The document highlights the need for a balanced approach to urbanization that preserves cultural heritage while promoting economic growth.

What you will learn

  • What is the influence of rural culture on urban development in Vietnam?
  • How does urbanization affect traditional cultural values in Vietnam?
  • What are the challenges of balancing urbanization and cultural preservation in Vietnam?

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 11/24/2022

le-hai-yen
le-hai-yen 🇻🇳

2 documents

1 / 5

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Impact of Urbanization on Vietnamese Culture and Society and more Study notes Culture & Society in PDF only on Docsity! Câu 7: Đô thị hóa hiện nay đang dần trở thành một hiện tượng xuất hiện hết sức phổ biến trong xã hội Việt Nam, để lại những tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội ở nhiều khu vực khác nhau (nhất là các vùng nông thôn ven đô) như làm suy giảm các giá trị văn hóa truyền thống (đặc biệt là văn hóa làng xã, gia đình, dòng họ….). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chính văn hóa nông thôn Việt Nam làm hạn chế sự phát triển của đô thị. Từ hiểu biết của em về đô thị ở Việt Nam, em hãy nêu quan điểm của mình về vấn đề này. Định nghĩa: ● Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. ● Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống ● Đô thị hóa là việc cần thiết vì đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư, giúp giảm tình trạng thất nghiệp và góp phần vào tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 1. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới văn hóa làng xã Cảnh quan đan xen “làng trong đô thị” và “đô thị trong làng”: - Nhiều người dân bị mất đất nông nghiệp canh tác để nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới xây dựng tập trung hay những lò gạch mọc lên ở mọi miền nông thôn, đặc biệt là nơi có các triền sông làm cho chất lượng môi trường sống, không gian kiến trúc, cảnh quan nông thôn bị suy giảm. -> hình thành cấu trúc cảnh quan “làng trong đô thị” - Đô thị hóa cũng làm sự suy giảm của các loại hình kiến trúc truyền thống -> hình thành cấu trúc cảnh quan “đô thị trong làng”: ➢ Còn rất ít những ngôi nhà cổ truyền thống, thường nằm xen kẽ giữa những ngôi nhà 2-3 tầng xây mới với nhiều phong cách không ăn nhập với kiến trúc truyền thống. - hình ảnh một ngõ nhỏ ở Hà Nội ➢ Kiến trúc ở đô thị và nông thôn đều có sự thay đổi Thứ nhất là các đô thị đang bị quốc tế hóa, TP.Hồ Chí Minh bắt chước Bangkok; Hà Nội bắt chước TP.Hồ Chí Minh. Các tỉnh lại bắt chước Hà Nội. Thứ hai là các làng xóm đang đô thị hóa một cách cứng nhắc, các khu Kim Liên, Trung Tự, Nhật Tân… mất dần. Thứ ba là các đô thị miền núi đang bị đồng bằng hóa. Thứ tư là kiến trúc của các dân tộc ít người đang bị kinh hóa; điều đó làm cho đâu đâu cũng giống nhau; mất đi các bản sắc dân tôc Mô hình xây dựng nông thôn mới tiến hành chưa được nhuần nhuyễn: Cách thức xây dựng hương ước theo kiểu từ trên xuống hiện nay đang làm cho hương ước mất đi giá trị, vì những quy định đó không gắn liền với quyền lợi và nhận thức trực tiếp của người dân. (Theo PGS, TS. Vũ Duy Mền, Hương ước vốn là tục dân, do người dân tự thảo luận, đề ra và cùng với chính quyền thông qua để thực hành. Rất tự nguyện, và là của người dân, không phải do ai áp đặt. Nhưng hiện nay hương ước được hình thành chủ yếu theo phương thức từ trên “áp đặt” xuống. Ở nhiều địa phương, hương ước các làng đa phần đều na ná như nhau, chỉ thay tên làng… Trong khi, trước đây, hương ước các làng đều có nét riêng. Tôi đã từng đọc một số hương ước chữ Hán Nôm, thì thấy chủ yếu là thường dân tham gia vào chuyện xây dựng nội dung, vì đó là những quy định liên quan trực tiếp đến họ. Họ có thể rất ít học, nhiều người không biết chữ nên không biết ký mà điểm chỉ vào hương ước, nhưng đa số là thường dân, có những hương ước đến 80-90% người tham gia điểm chỉ. Nhưng họ là người thi hành.) Tính cộng đồng trong mối quan hệ làng xóm và gia đình suy giảm: - Nền kinh tế thị trường là loại hình kinh tế khuyến khích sống năng động, làm việc hiệu quả và tạo động lực cho người dân làm giàu, nhưng mặt trái là xuất hiện tình trạng người dân làm giàu bằng mọi giá, kinh doanh phi pháp, phát triển tư lợi và lối sống vật chất, cơ chế thị trường đề cao giá trị đồng tiền, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân… đã, đang và sẽ gây hệ lụy tiêu cực đến đạo đức của xã hội. Ví dụ: tranh giành quyền sở hữu đất đai, hệ thống tôn ti trật tự trong gia đình bị đảo lộn (con cái không tôn trọng cha mẹ, anh em đấu đá lẫn nhau) - trích một bài báo về ví dụ này: bà D. ở Yên Mỹ, Hưng Yên có một mảnh đất ngoài đường và một mảnh trong ngõ, bà và các con đã thống nhất sẽ chia mảnh ngoài đường cho người con trai và ba người con gái sẽ nhận chung suất đất trong ngõ. Nhưng đến sáng ngày 30/10, cả ba người con gái đến nhà mẹ đẻ đòi suất đất ngoài đường. Bà D. lúc này không đồng ý vì đã chốt phương án trước đại diện chính quyền. Sau đó, ba người con đã mua xăng đổ vào nền nhà
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved