Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Thị trường ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2020-2023, Thesis of Creative Thinking

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và biến động không ngừng, thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và ổn định nền kinh tế của một quốc gia. Việt Nam - một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong khu vực Đông Nam Á - không nằm ngoài tác động của thị trường ngoại hối toàn cầu. Việt Nam đã, đang trải qua những thách thức và cơ hội đồng thời từ sự biến đổi toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và tài chính. Thị trường ngoại hối đóng vai trò then chốt trong việc ổn định tỷ giá, hỗ trợ xuất nhập khẩu, và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và hiểu rõ về thị trường ngoại hối không chỉ hỗ trợ quyết định chiến lược của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ quyết định chính sách kinh tế của chính phủ.

Typology: Thesis

2023/2024

Uploaded on 04/08/2024

van-trinh-2
van-trinh-2 🇻🇳

1 document

1 / 30

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Thị trường ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2020-2023 and more Thesis Creative Thinking in PDF only on Docsity! ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ✶✶✶✶✶ HỌC PHẦN: THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2023 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thiều Quang Lớp học phần: BAN3006_1 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Nhật Linh Lê Hà Nhật Quỳnh Võ Thị Vân Trinh Nguyễn Văn Bình Huy Đà Nẵng, 2024 MỤC LỤC MỤC LỤC------------------------------------------------------------------------------------------i MỤC LỤC HÌNH--------------------------------------------------------------------------------iii LỜI MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------1 NỘI DUNG-----------------------------------------------------------------------------------------2 1. Mô tả về tình hình thị trường ngoại hối thế giới và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam trong giai đoạn 2020-2023.-------------------------------------------------------------2 1.1. Tình hình thị trường ngoại hối thế giới trong giai đoạn 2020 – 2023----------2 1.1.1. Định nghĩa:------------------------------------------------------------------------2 1.1.2. Nguyên nhân----------------------------------------------------------------------2 1.2. Thị trường ngoại hối ảnh hưởng đến Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023-3 1.2.1. Tỷ giá VND/USD:---------------------------------------------------------------3 a. Nguyên nhân:----------------------------------------------------------------------3 b. Lạm phát:---------------------------------------------------------------------------3 1.2.2. Các ảnh hưởng--------------------------------------------------------------------4 2. Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối trong giai đoạn 2020 - 2023-----------5 2.1. Yếu tố bên trong.----------------------------------------------------------------------5 2.1.1. Chính sách tiền tệ----------------------------------------------------------------5 a. Năm 2020---------------------------------------------------------------------------5 b. Giai đoạn 2021-2023--------------------------------------------------------------6 2.1.2. Nền kinh tế Việt Nam-----------------------------------------------------------8 2.1.3. Tình hình chính trị và xã hội---------------------------------------------------9 2.2. Yếu tố bên ngoài.---------------------------------------------------------------------10 2.2.1. Đại dịch COVID - 19:----------------------------------------------------------11 2.2.2. Rủi ro địa chính trị:-------------------------------------------------------------14 a. Nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) -2020:------14 b. Căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang với cuộc xung đột Nga - Ukraine (2022):---------------------------------------------------------------------15 2.2.3. Tình hình thương mại quốc tế:------------------------------------------------16 2.2.4. Sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu:-----------------------17 2.2.5. Chính sách và biến động của các quốc gia hàng xóm và đối tác kinh tế chính:-------------------------------------------------------------------------------------18 3. Thách thức và cơ hội: (linh)--------------------------------------------------------------20 i LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và biến động không ngừng, thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và ổn định nền kinh tế của một quốc gia. Việt Nam - một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong khu vực Đông Nam Á - không nằm ngoài tác động của thị trường ngoại hối toàn cầu. Việt Nam đã, đang trải qua những thách thức và cơ hội đồng thời từ sự biến đổi toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và tài chính. Thị trường ngoại hối đóng vai trò then chốt trong việc ổn định tỷ giá, hỗ trợ xuất nhập khẩu, và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và hiểu rõ về thị trường ngoại hối không chỉ hỗ trợ quyết định chiến lược của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ quyết định chính sách kinh tế của chính phủ. Mục đích của báo cáo này là nghiên cứu và phân tích sâu hơn về thị trường ngoại hối tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình, xu hướng và tác động của thị trường ngoại hối đối với nền kinh tế Việt Nam.  Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của cô đối với báo cáo này, và hy vọng rằng nội dung được trình bày sẽ đem lại giá trị và thông tin hữu ích cho việc thảo luận về thị trường ngoại hối tại Việt Nam. 1 NỘI DUNG 1. Mô tả về tình hình thị trường ngoại hối thế giới và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam trong giai đoạn 2020-2023. 1.1. Tình hình thị trường ngoại hối thế giới trong giai đoạn 2020 – 2023 1.1.1. Định nghĩa:  Thị trường ngoại hối (Forex) là thị trường tài chính toàn cầu nơi mà các loại tiền tệ được trao đổi. Thị trường này là nơi mà các người mua và người bán trao đổi tiền tệ với nhau với mục đích giao dịch hoặc đầu tư. Đây là thị trường lớn nhất và phát triển nhất trên thế giới, với hàng nghìn tỷ đô la được giao dịch mỗi ngày. Hình 1.1.Thị trường ngoại hối là gì? Trong giai đoạn 2020 - 2023, thị trường ngoại hối thế giới đã trải qua nhiều biến động đáng kể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.  1.1.2. Nguyên nhân - Đại dịch COVID-19: Gây ra sự gián đoạn kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến dòng vốn, tỷ giá hối đoái. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến thị trường ngoại hối toàn cầu trong năm 2020 và có tác động tiếp tục trong giai đoạn sau đó. Sự bùng phát của đại dịch đã gây ra biến động mạnh trên thị trường tài chính, và các đồng tiền tệ đã trải qua giai đoạn không ổn định. Các quốc gia và ngân hàng trung ương đã phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp như giảm lãi suất và mở rộng chính sách tiền tệ để ổn định thị trường và hỗ trợ nền kinh tế. (Minh, 2020) 2 - Chính sách tiền tệ của các nước:  Mỹ: Fed tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát, khiến USD tăng giá mạnh so với nhiều đồng tiền khác.  Trung Quốc: Nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ kinh tế, khiến NDT giảm giá. (Lê, 2023) - Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường ngoại hối. Việc điều chỉnh lãi suất và triển khai các biện pháp nới lỏng định lượng như mua trái phiếu chính phủ đã tác động đến giá trị đồng USD và Euro so với các đồng tiền khác. - Căng thẳng địa chính trị: Chiến tranh Nga - Ukraine, xung đột thương mại Mỹ - Trung... ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, khiến thị trường biến động.  Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trong giai đoạn này, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối. Các biện pháp bảo vệ thương mại và áp đặt thuế quan đã gây ra không chắc chắn và lo lắng trong thị trường, làm suy yếu một số đồng tiền trong khu vực châu Á và tạo ra biến động. - Biến động trong giá dầu: Giá dầu thô đã trải qua những biến động đáng kể trong giai đoạn này. Sự suy giảm đáng kể trong nhu cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến giá dầu. Giá dầu thậm chí đã rơi vào mức âm trong một thời gian ngắn. Biến động giá dầu đã tác động đến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và có thể gây ra tác động toàn cầu đến thị trường ngoại hối. 1.2. Thị trường ngoại hối ảnh hưởng đến Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023 1.2.1. Tỷ giá VND/USD: a. Nguyên nhân:  USD tăng giá mạnh trên thế giới.  Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thặng dư, nhưng dòng vốn FDI và kiều hối giảm. 3 lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên đã giảm 1,5% mỗi năm, nhằm hỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và người dân. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%). Ngoài ra, NHNN đã chỉ đạo triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng và chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại dịch. Nhờ những biện pháp này, mặc dù cầu tín dụng đã giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tín dụng đã tăng trở lại từ tháng 9 năm 2020. Đến ngày 10.12.2020, tín dụng trên toàn hệ thống đã tăng 9,02% so với cuối năm 2019. b. Giai đoạn 2021-2023 (1) Về điều hành các công cụ chính sách tiền tệ Kể từ năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai các biện pháp điều hành linh hoạt và chủ động trong hoạt động thị trường mở nhằm duy trì ổn định thị trường tiền tệ và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. NHNN đã đảm bảo sự sẵn có của giấy tờ có giá và sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ việc phục hồi nền kinh tế và giải quyết khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đối mặt với biến động khó lường trên thị trường quốc tế và trong nước, NHNN đã phát hành tín phiếu NHNN để tự chủ động kiểm soát tiền tệ và hỗ trợ quản lý tỷ giá. Hiện nay, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng thương mại được đảm bảo và có dư thừa, giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng diễn ra suôn sẻ. Sự thanh khoản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng thương mại được đảm bảo, các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện một cách trơn tru, trong khi lãi suất liên ngân hàng đồng Việt Nam trung bình đã giảm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm mức lãi suất. 6 Nhờ những biện pháp này, NHNN đã đạt được mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ hoạt động điều hành tỷ giá, đồng thời đảm bảo tính thanh khoản và ổn định của hệ thống tài chính. Các biện pháp này cũng đã góp phần đáng kể vào việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và kích thích hoạt động kinh tế. (2) Về điều hành lãi suất. Về điều hành lãi suất, trong những năm qua, NHNN đã linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, điều hành phù hợp với xu hướng lạm phát và lãi suất trên thế giới. Từ năm 2021 đến tháng 9/2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước tăng nhanh, NHNN vẫn nỗ lực giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường. Trong nước, lạm phát tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 9/2022 tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước. Trước áp lực lạm phát và tăng lãi suất của thế giới trong năm 2022, NHNN đã có 2 lần tăng các mức lãi suất điều hành, với tổng mức tăng 2% và 2 lần tăng lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng (ngày 23/9 và ngày 25/10/2022) với mức tăng 0,8-2%/năm; tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25/10/2022). Như vậy, trong vòng 01 tháng NHNN đã có 02 lần tăng lãi suất. Quyết định tăng lãi suất của NHNN được xem là một biện pháp quan trọng để chống lạm phát. Trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao; diễn biến lạm phát trong nước và quốc tế vẫn phức tạp. Từ tháng 3 đến tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm. Qua 4 lần 7 điều hành, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã giảm mạnh, trong đó, lãi suất huy động tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước kỳ hạn 1-2 tháng thấp nhất chỉ còn 3,4%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng chỉ từ 5%/năm và cao nhất là kỳ hạn 12-18 tháng chỉ còn 6,3%/năm. Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng công bố giảm lãi suất 0,1-0,3%/năm tùy từng kỳ hạn. Mức lãi suất tiết kiệm trên 8%/năm hầu như không còn trên thị trường. (3) Về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ Trong tình hình tỷ giá USD/VND đang gánh chịu áp lực lớn từ các diễn biến quốc tế phức tạp và không đoán trước được, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiếp tục thực hiện điều hành tỷ giá một cách linh hoạt, nhằm hỗ trợ hiệu quả việc hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài, đồng thời đưa ra các biện pháp để giới hạn biến động lớn của tỷ giá trong ngắn hạn, nhằm đạt được lợi ích tổng thể và sự cân đối cho nền kinh tế. Nhờ điều này, đồng Việt Nam (VND) đã duy trì mức độ ổn định tương đối so với các đồng tiền khác trong khu vực, góp phần tiếp tục xây dựng một môi trường đầu tư ổn định và hấp dẫn, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong suốt giai đoạn từ năm 2021 đến nay, thị trường ngoại tệ đã trải qua những biến động không đồng nhất. Trong bối cảnh này, NHNN đã tiếp tục áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm và điều hành tỷ giá theo từng bước nhằm làm cho tỷ giá biến động linh hoạt hơn và phù hợp với tình hình thị trường và cơ sở kinh tế tổng thể. Đồng thời, NHNN đã linh hoạt áp dụng các biện pháp mua/bán can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết, và đảm bảo sự phối hợp mạnh mẽ và liên tục với công tác truyền thông, các công cụ chính sách tiền tệ khác (như lãi suất, thanh khoản VND, v.v.) cũng như các biện pháp quản lý ngoại hối, nhằm đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ, củng cố vị thế của đồng VND, và góp phần vào kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế tổng thể. 8 nhất thế giới, Việt Nam đã tăng cường vị thế và uy tín trên trường quốc tế. Điều này đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và gián tiếp (FII), đồng thời tăng niềm tin vào thị trường ngoại hối Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam tiếp tục nỗ lực nâng cao vị thế đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động và liên tục. Đáng chú ý là việc kí kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Israel sau 7 năm đàm phán. Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện với Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (CEPA) và đã công bố kết thúc đàm phán về Thỏa thuận chuỗi cung ứng IPEF quốc tế đầu tiên giữa Việt Nam và 13 đối tác trong khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF). Ngoài ra, việc nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng là một thành tựu quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có các đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, bao gồm các nước hàng đầu thế giới. 2.2. Yếu tố bên ngoài. Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2023, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhiều yếu tố bên ngoài. Các yếu tố này đã tạo ra biến động và sự không chắc chắn trên thị trường, ảnh hưởng đến giá trị đồng Việt Nam và hoạt động giao dịch. Đại dịch COVID - 19, thương mại quốc tế, tình hình kinh tế toàn cầu, cùng với sự ổn định chính trị và an ninh, là những yếu tố quan trọng cần được phân tích để hiểu rõ hơn về tình hình và biến động trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong giai đoạn đó. 2.2.1. Đại dịch COVID - 19:  Đại dịch COVID-19 toàn cầu gây nguy cơ dòng vốn rời khỏi các nền kinh tế mới nổi. Xuất khẩu giảm và không có khách du lịch làm nguồn dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, và Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động của nó. Suy giảm này đã gây ra một loạt các vấn đề liên quan đến nhu cầu và cung cầu ngoại tệ trên thị trường.  11 Bùng phát từ ngày 27/04/2021, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 ở Việt Nam được đánh giá là khốc liệt hơn gấp nhiều lần so với 3 đợt dịch trước. Ngày 12/06/2021, sau một năm rưỡi chiến đấu với đại dịch, Việt Nam đã cán mốc hơn 10.000 ca nhiễm COVID-19. Ngày 26/07/2021, Việt Nam vượt ngưỡng ghi nhận 100.000 ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc (số liệu từ Bộ Y tế). Giai đoạn đầu của làn sóng dịch bệnh thứ 4 (đến cuối tháng 07/2021), số lượng bệnh nhân tăng nhanh và không kịp kiểm soát cùng với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ văn bản hỏa tốc về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội 14 ngày (chỉ thị 16) để phòng, chống dịch tại một số địa phương trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Hạn chế đi lại và sự suy giảm nhu cầu toàn cầu đã làm suy yếu ngành du lịch, khiến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm đáng kể. Đồng thời, các hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng xấu, với việc gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm mạnh nhu cầu từ các thị trường quốc tế. Những yếu tố này đã tạo ra sự giảm nhu cầu về ngoại tệ và gây áp lực lên tỷ giá. Sự sụt giảm thu nhập cũng đã đóng góp vào áp lực giảm giá trị đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối. Với việc suy thoái kinh tế và mất việc làm, thu nhập của các cá nhân và doanh nghiệp đã giảm, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Điều này đã làm giảm cung cầu ngoại tệ và tăng áp lực giảm giá trị đồng Việt Nam. (Đại dịch COVID-19 làm sụt giảm nhanh chóng dự trữ ngoại hối, 2020) Đại dịch và các biện pháp hạn chế đã tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư không chắc chắn và đầy lo ngại. Thông tin liên quan đến dịch bệnh, biện pháp hạn chế và tác động kinh tế đã gây ra những biến động mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối, mang lại sự không ổn định và tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư. Trong giai đoạn này, giá trị của đồng Việt nam đã trải qua những biến động lớn, không đồng đều. Sự thay đổi liên tục của tỷ giá đã gây khó khăn cho các công ty trong việc dự đoán và quản lý các chi phí liên quan. Các biến động trong giá trị đồng Việt Nam đã đặt ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp. Không chỉ phải đối mặt với sự không chắc chắn và khó dự đoán của thị trường ngoại tệ, mà còn phải đối phó với việc điều chỉnh chi phí và quản lý rủi ro. Các công ty phải đảm bảo rằng họ có 12 khả năng thích nghi với những biến động này và đưa ra các chiến lược linh hoạt để bảo vệ lợi nhuận và tăng cường sự cạnh tranh. Ngoài ra, biến động giá trị đồng Việt Nam cũng tạo ra một loạt các vấn đề liên quan đến quốc tế hóa và xuất khẩu vì ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm xuất khẩu và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đại dịch COVID - 19 tạo ra những tác động đáng kể đến giá trị đồng Việt Nam (VND) trên thị trường ngoại hối. Từng biến động mạnh mẽ và không chắc chắn đã làm thay đổi cảnh quan tài chính và gây ra những thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam, đối mặt với sự căng thẳng và áp lực về giá trị đồng VND. Giai đoạn từ năm 2020 đã chứng kiến biến động mạnh trong tỷ giá USD/VND, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến tháng 4/2020, tỷ giá USD/VND đã trải qua một giai đoạn tăng mạnh. Ban đầu, tỷ giá này đã tăng từ mức 23.200 VND/USD lên 25.200 VND/USD. Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng mạnh này là sự lan rộng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Đại dịch đã gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, tạo ra sự bất ổn trên thị trường tài chính. Trong bối cảnh này, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến đồng USD như một tài sản an toàn, dẫn đến sự tăng cầu mua đồng USD và làm tăng giá trị của nó so với đồng VND. Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, nhu cầu về khẩu trang và vật tư y tế đã tăng đáng kể. Các công ty xuất khẩu khẩu trang và vật tư y tế đã phải gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Nhưng để thực hiện các giao dịch quốc tế và mua nguyên liệu sản xuất, cần phải có đủ USD. Chính vì nhu cầu cao của doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo ra một lượng nhu cầu USD lớn, trong khi nguồn cung USD bị gián đoạn do hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tạo ra một sự mất cân đối giữa cung và cầu USD trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, sau tháng 4/2020, tỷ giá USD/VND đã bắt đầu giảm dần và ổn định ở mức khoảng 23.000 VNĐ/USD. Theo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBVS), tỷ giá USD/VND ổn định trong quý II và quý III là nhờ xu hướng giảm giá rõ rệt của đồng USD trên thị trường quốc tế. Cụ thể, sau khi tăng vọt 13 là không lớn nhưng sẽ có những tác động đến quan hệ giữa Việt Nam với EU (EU lúc bấy giờ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tới 19,1% kim ngạch xuất khẩu và 6,3% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam). (Phan Quốc Thái, 2022) Vậy nên, về tỷ giá, đồng GBP và EUR đang mất giá so với đồng USD cũng đẩy đồng VND tăng lên, đồng nghĩa làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU. Ngoài ra, trong trường hợp Trung Quốc phá giá đồng CNY để hỗ trợ xuất khẩu vào EU thì tác động của tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam sẽ tương đối lớn. (Sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu: Những hệ lụy đến kinh tế thế giới và Việt Nam, 2016) b. Căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang với cuộc xung đột Nga - Ukraine (2022): Sự kiện Nga - Ukraine không đơn thuần chỉ là vấn đề giữa hai quốc gia, mà còn tác động đến thương mại, tăng trưởng, lạm phát toàn cầu. Sự biến động của đồng tiền chính, lãi suất của những khoản vay mới cũng đang tăng mạnh. Triển vọng kinh tế toàn cầu lúc này vô cùng u ám, giá hàng hóa tăng cao, lạm phát nhập khẩu gia tăng, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và các khoản nợ bằng đồng USD ngày càng lớn. Là nước có độ mở kinh tế cao (hơn 200%) và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng những từ cuộc xung đột này. Mặc dù tác động trực tiếp không lớn, song ảnh hưởng rủi ro gián tiếp rất đáng quan tâm. Đối với Việt Nam, việc hệ thống thanh toán của Nga căn bản bị loại ra khỏi SWIFT không chỉ làm ảnh hưởng đến thanh toán của quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam bởi Nga và Việt Nam vốn có quan hệ kinh tế lâu đời và không nhỏ từ thời Liên Xô cũ đến nay. Việc bị loại khỏi SWIFT của Nga cũng khiến cho việc thanh toán, mua bán hàng hóa giữa Việt Nam với Nga bao gồm cả tư nhân lẫn doanh nghiệp Nhà nước đều gặp khó khăn. Phải chuyển từ thanh toán gián tiếp qua trung tâm SWIFT sang thanh toán trực tiếp và/hoặc qua nước thứ ba/hoặc bù trừ cuối kỳ phần chênh lệch ngoại thương hai nước qua tài khoản trong 16 khi đồng Ruble của Nga và đồng tiền Việt đều không phải là tiền thanh toán quốc tế. Theo Thương vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga, do đó khối lượng thanh toán giữa hai quốc gia không phải là nhỏ. Vì vậy khi Nga bị tách ra khỏi SWIFT thì việc thanh toán giữa Việt Nam và Nga tất nhiên sẽ gặp nhiều khó khó khăn cả về phương diện kinh phí lẫn giải pháp an toàn kỹ thuật. (Lai, 2022) Tuy nhiên, các mối liên kết kinh tế trực tiếp giữa Việt Nam và Nga là khá nhỏ, mặc dù 2 nước có mối quan hệ bền vững. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 3,2 tỷ USD) sang Nga, chiếm dưới 1% tổng sản lượng xuất khẩu trong khi sản lượng nhập khẩu hàng hóa từ Nga sang Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 1%, và lượng khách du lịch từ Nga tới Việt Nam (trước Covid-19) chiếm dưới 4% tổng lượng khách du lịch. Hình 2.3. VN-Index giảm điểm nhưng không bị ảnh hưởng quá sâu bởi chiến sự tại Ukraine 17 2.2.3. Tình hình thương mại quốc tế: Tình hình thương mại quốc tế có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường ngoại hối, và hiểu rõ tác động này là quan trọng để đưa ra các quyết định thông minh trong việc giao dịch và đầu tư trên thị trường này. Chẳng hạn như các thỏa thuận thương mại quốc tế có thể ảnh hưởng đến đồng tiền, đặc biệt là với Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu lớn.  Hay các cuộc đàm phán thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như thỏa thuận với các đối tác khác đều có thể ảnh hưởng đến xu hướng giá đồng tiền. Đây là một thỏa thuận thương mại quan trọng mà Việt Nam đã tham gia. CPTPP mở rộng quy mô và phạm vi của thị trường xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc loại bỏ hoặc giảm thuế quan trên nhiều mặt hàng xuất khẩu. Khi các quốc gia thành viên của CPTPP tăng cường hoạt động thương mại với Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồng tiền Việt Nam (VND) tăng, đồng thời tạo áp lực tăng giá trị của VND so với các đồng tiền khác. 2.2.4. Sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu: Sự biến động mạnh trên thị trường chứng khoán toàn cầu có thể tạo ra sự dao động trong luồng vốn đầu tư vào và ra khỏi Việt Nam. Khi nhà đầu tư cảm thấy rủi ro từ biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu, họ có thể rút vốn đầu tư khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam và chuyển sang các tài sản an toàn khác như đồng USD. Thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối có mối liên kết chặt chẽ qua các yếu tố kinh tế. Sự biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu có thể phản ánh sự thay đổi trong tình hình kinh tế toàn cầu và triển vọng tương lai của các quốc gia. Các yếu tố kinh tế như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam, từ đó tác động đến thị trường ngoại hối. 18 USD nhất có thể.  Khi đại dịch xảy ra, để ứng phó, Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều chính sách, tăng số lượng tiền ddauw vào nền kinh tế nhằm cứu trợ người dân và doanh nghiệp. FED đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho nhu cầu đồng USD tăng. Bên cạnh đó, lạm phát của Hoa Kỳ cũng có xu hướng tăng, do đó FED đã cân nhắc việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Tăng lãi suất nhằm thu hút cung tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy đồng USD tăng giá.. Khi đồng USD trở nên khan hiếm, đồng Việt Nam trở nên giảm giá trên thị trường ngoại hối.  Kể từ đầu năm 2022, tỷ giá USD/VND đã chịu áp lực tăng, từ mức 23.200 VND/USD lên 24.000 VND/USD. Đặc biệt trong quý 3/2022, sự tăng giá đã diễn ra mạnh mẽ, và điều này có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân quan trọng. (TCQT&CSHN, 2021) Hình 2.4. Tỷ giá USD/VND năm 2022 Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại quan trọng và là nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Biến động trong nền kinh tế, chẳng hạn như tăng trưởng GDP, chính sách tiền tệ và biến động trên thị trường chứng khoán, có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối Việt Nam. Ngoài ra, biến động chính trị và kinh tế của các quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, Úc và New Zealand cũng có thể tạo ra tác động lên thị trường ngoại hối Việt Nam. Sự ổn định hay không ổn định của các nền kinh tế, chính sách tiền tệ và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và luồng vốn đầu tư vào Việt Nam, từ đó tác động đến thị trường ngoại hối. 21 3. Thách thức và cơ hội: (linh) 3.1. Những thách thức mà thị trường ngoại hối Việt Nam đã phải đối mặt trong giai đoạn 2020 - 2023.  Ảnh hưởng của biến động thị trường toàn cầu: Sự biến động của thị trường toàn cầu, như chiến tranh thương mại, tình hình kinh tế thế giới không ổn định có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối Việt Nam.  Tăng cường cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong thương mại và đầu tư có thể tạo ra áp lực lên thị trường ngoại hối Việt Nam.  Chính sách tài khóa và tiền tệ: Các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối và tạo ra không chắc chắn cho các nhà đầu tư.  Ảnh hưởng của dịch bệnh và biến đổi khí hậu: Các yếu tố không lường trước như dịch bệnh và biến đổi khí hậu cũng có thể tác động đến thị trường ngoại hối Việt Nam trong giai đoạn này.  Biến động của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu tỷ giá biến động mạnh, đặc biệt là tăng đột ngột, có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp có nợ ngoại tệ và làm tăng giá các mặt hàng nhập khẩu. 3.2. Phân tích về cơ hội mà thị trường ngoại hối mang lại cho Việt Nam.  Tăng cường xuất khẩu: Việt Nam có thể sử dụng thị trường ngoại hối để bán hàng hóa và dịch vụ ra thế giới, tăng cường doanh số xuất khẩu và thu nhập ngoại tệ.  Đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ: Thị trường ngoại hối cho phép Việt Nam đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ, giảm thiểu rủi ro từ biến động tỷ giá và thị trường.  Thu hút đầu tư nước ngoài: Một thị trường ngoại hối ổn định, phát triển và hoạt động hiệu quả có thể sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước.  Tăng cường tỷ giá: Thị trường ngoại hối cho phép các doanh nghiệp và ngân hàng tại Việt Nam tham gia giao dịch các cặp tiền tệ quốc tế, như USD, EUR, JPY và nhiều loại tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái có thể biến động mạnh do yếu tố 22 kinh tế và chính trị, điều này tạo ra cơ hội để kiếm lợi nhuận từ việc mua bán tiền tệ với tỷ giá khác nhau.  Tăng cường hợp tác quốc tế: Thị trường ngoại hối mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu.  Lợi ích từ các biện pháp bảo vệ tỷ giá: Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ tỷ giá như mua bán hợp đồng tương lai hoặc sử dụng tùy chọn ngoại hối có thể giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm thiểu rủi ro từ biến động của tỷ giá hối đoái. KẾT LUẬN Thị trường ngoại hối Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong những năm qua, thể hiện qua mức độ thanh khoản cao, sự tham gia của nhiều tổ chức và cá nhân, và sự phát triển của các sản phẩm giao dịch. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn một số hạn chế như cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên thặng dư, thị trường ngoại hối phái sinh chưa phát triển mạnh, và năng lực quản lý thị trường của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế. Để phát triển thị trường ngoại hối hiệu quả hơn, cần thực hiện một số giải pháp như: 1. Tăng cường quản lý thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn và ổn định thị trường. 2. Phát triển thị trường ngoại hối phái sinh. 3. Nâng cao năng lực quản lý thị trường của Ngân hàng Nhà nước. 4. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối để giảm thiểu rủi ro tỷ giá. 5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối. Đối với doanh nghiệp trong nước, cần chú trọng: 23
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved