Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

this subject is law not mathetics, Summaries of Mathematics

nothing in here so dont need to click this

Typology: Summaries

2021/2022

Uploaded on 03/12/2024

djuc-anh-le-1
djuc-anh-le-1 🇻🇳

1 document

Partial preview of the text

Download this subject is law not mathetics and more Summaries Mathematics in PDF only on Docsity! KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT BỘ MÔN LUẬT TIỂU LUẬN CUỐI KỲ *** TỘI PHẠM THAM NHŨNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MÃ MÔN HỌC: GELA220405 MÃ LỚP HỌC: GELA220405_48 GVHD: TS. Trương Thị Tường Vi Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Nhóm: 2 Tên đề tài: Tội phạm tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 23156034 100% 2 Lê Khải Đình 23156009 100% 3 Nguyễn Phan Thanh Ngân 23156030 90% 4 Nguyễn Phúc Hào 23156012 100% Ghi chú: - Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia. - Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Hồng Ngọc SĐT: 0393 708 120 Nhận xét của giáo viên ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Ngày 19 tháng 12 năm 2023 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua nhiều thập kỉ, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quyết định đường lối, chính sách đúng đắn, đưa đất nước đi lên không ngừng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vững vàng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được trong nước và ngoài nước ghi nhận, định vị tín nhiệm và vị thế quốc tế được cải thiện. Nhà nước còn củng cố đời sống nhân dân qua nhiều mặt của xã hội. Nhưng để giữ vững những nỗ lực ấy, Đảng cần giải quyết một vấn đề nan giải, tồn tại qua nhiều thập kỉ nay, chính là nạn tham nhũng. Có thể nói, tham nhũng tại Việt Nam là một hiện tượng kinh tế – xã hội gắn liền với sự hình thành giai cấp. Sự xuất hiện của nó cùng với sự ra đời và phát triển của Bộ máy nhà nước chính là chìa khóa để thể hiện những quyền lực cả về chính trị, văn hóa, kinh tế và tư tưởng. Đi sâu vào thực trạng, tham nhũng đã và luôn là vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội nói chung và chính quyền nhà nước nói riêng vì những tác hại nó đem lại. Gây thiệt hại rất lớn đối với tài sản nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, gia tăng phân hóa giàu nghèo, làm sai lệch đi những hoạt động vốn đúng đắn và ý nghĩa của bộ máy nhà nước, bôi nhọ lên những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là mất niềm tin của người dân với chính quyền, tệ hơn có thể gây đổ vỡ một hệ thống chính trị. Một trong những vụ tham nhũng nổi tiếng, gây xôn xao dư luận gần đây có thể kể đến là vụ bê bối tham ô của cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và em trai Trịnh Xuân Thanh, không chỉ để lại sự tổn thất lớn cho nền kinh tế nước ta mà còn là hồi chuông cảnh báo về sự thiếu sót trong chính cơ quan đầu não của nước nhà. Nhìn chung ở Việt Nam, pháp luật hình sự về tội phạm tham nhũng ngày càng được hoàn thiện, tuy vậy tình trạng tham nhũng vẫn còn diễn ra trên nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, thế nên việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và đặc biệt là tội phạm tham nhũng nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, động cơ, đồng thời đề ra những giải pháp có cơ sở lí luận và tính thực tiễn để nâng cao tính hiệu quả trong các công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, cũng như đẩy lùi, giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này. Nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết cần đấu tranh phòng chống trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay cũng như việc 1 áp dụng pháp luật đối với tội tham nhũng chúng em đã thống nhất chọn đề tài nghiên cứu lần này là: “Tội phạm tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Nắm rõ các khái niệm cơ bản liên bản đến tội phạm tham nhũng, tình hình tội phạm tham nhũng hiện nay, và những quy định trong pháp luật về vấn đề này. Từ đó hiểu rõ hơn về một vấn nạn gây bức xúc trong xã hội và có phương hướng hành động đúng đắn, chuẩn mực cho bản thân, đóng góp phần nào cho cộng đồng, xã hội 3. Phương pháp nghiên cứu Tra cứu từ nhiều nguồn tài liệu chính xác, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn. 4. Bố cục đề tài Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính: Chương 1: Khái quát chung về tội phạm tham nhũng. Chương 2: Tổng quát các tội phạm tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam. 2 A. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI PHẠM THAM NHŨNG 1. Khái quát chung về tội phạm tham nhũng 1.1.1. Khái niệm tội phạm tham nhũng Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp với nhiều biểu hiện khác nhau. Sự xuất hiện của nó gắn liền với sự hình thành giai cấp, sự ra đời và phát triển của Đất Nước - đó là biểu hiện cho một xã hội tiêu cực, tha hóa của bộ phận cơ quan, chức trách có nghĩa vụ về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Trong môi trường với sự phát triển không ngừng về nền kinh tế, có thể nói tội phạm hình sự cũng ngày càng đa dạng nên yêu cầu về hình sự hoá một số hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn, việc luật hóa Pháp Luật Hình Sự, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ... là nhiệm vụ cấp bách của Nhà Nước. 1.1.2. Các hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 có sự phân biệt về chủ thể tham nhũng gồm nhóm chủ thể trong khu vực nhà nước và nhóm chủ thể thuộc khu vực ngoài nhà nước. Một là, những hành vi do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, bao gồm 12 hành vi sau đây: Tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, giả mạo trong công tác, đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương, nhũng nhiễu vì vụ lợi, không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. 3 Tham nhũng có những tác động tiêu cực về kinh tế, chính trị và xã hội. Ở cấp độ kinh tế, tham nhũng dẫn đến phân bổ nguồn lực mất cân bằng và tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến cạnh tranh và tinh thần kinh doanh. Hơn nữa, tham nhũng làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và làm giảm khả năng thu hút đầu tư của một quốc gia. 1.3.2. Tác hại của tội phạm tham nhũng đối với chính trị Ở cấp độ chính trị, tham nhũng dẫn đến mất tính độc lập, minh bạch trong hoạch định chính sách, ảnh hưởng đến sự công bằng và khả năng phát triển quốc gia. Tham nhũng còn có thể dẫn đến suy giảm đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, dẫn đến mất uy tín của chính quyền và lòng tin của người dân. 1.3.3. Tác hại của tội phạm tham nhũng đối với xã hội Ở cấp độ xã hội, tham nhũng gây ra nhiều sự bất bình đẳng và gây ra khoảng cách giàu nghèo. Không những thế tham nhũng còn gây ảnh hưởng đến phát triển của giáo dục, y tế và và cơ sở hạ tầng, dẫn đến sự thiếu hụt các cơ sở vật chất và dịch vụ cho con người. Ngoài ra, tham nhũng còn gây ra sự phân biệt chủng tộc và giới tính, dẫn đến sự bất công và khó khăn trong việc đạt được sự công bằng và phát triển bền vững của xã hội.   6 CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI TỘI PHẠM THAM NHŨNG TRONG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Tội tham ô tài sản 2.1.1. Khái niệm: Tội tham ô tài sản có thể hiểu là hành vi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý (Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015). Trong đó, người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại điều 277 Bộ luật hình sự: Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong thi hành công vụ. 2.1.2. Xử phạt theo quy định của pháp luật đối với tội tham ô tài sản:  Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: - Khung hình phạt thứ nhất: Phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Các điều kiện cấu thành tội phạm: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình chịu trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc ít hơn 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: + Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về một trong các tội trong tội tham nhũng - Khung hình phạt thứ hai: Bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Điều kiện cấu thành tội phạm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Phạm tội hai lần trở lên; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; 7 + Phân bổ kinh phí, tài sản để xóa đói, giảm nghèo; Tiền, phụ cấp, trợ cấp, khuyến khích người có công với cách mạng; Các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền khác, tài sản trợ cấp, tài trợ cho vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; + Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức; - Khung hình phạt thứ ba: Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; Điều kiện cấu thành tội phạm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. - Khung hình phạt thứ tư: Bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình Điều kiện cấu thành tội phạm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên; - Người vi phạm còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản; - Người có chức vụ, quyền hạn trong các công ty, tổ chức ngoài quốc doanh mà tham ô tài sản thì bị xử lý theo quy định trước đây. 2.1.3. Một số trường hợp vi phạm: Ngày 1/11, Cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Ngọc Mai Phương (nguyên Kế toán trưởng Trường THCS Giồng Ông Tố, quận hai, nay là Thành phố Thủ Đức) về tội “Tham ô tài sản”. Là Kế toán trưởng của trường, Nguyễn Ngọc Mai Phương đã lập bảng lương, nâng khống hệ số lương giáo viên, nhân viên nhà trường và đưa tên một người bạn cùng chị gái của mình vào danh sách nhận tiền lương để tham ô, chiếm đoạt hơn bảy phẩy năm tỷ đồng. 8 Căn cứ Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 (bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định khung hình phạt với Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau: - Khung 1: phạt tù từ 01 năm đến 06 năm đối với người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Khung 2: Phạt tù từ 06 - 13 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp + Có tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; + Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. - Khung 3: Phạt tù từ 13 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu - dưới 01 tỷ đồng; + Gây thiệt hại về tài sản từ 03 - dưới 05 tỷ đổng; + Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Khung 4: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 11 2.3.3. Một số trường hợp vi phạm Tự ý thu tiền bất chính của người dân, Lê Minh Hợp (SN1969) trú tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La  khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.-Tự ý thu tiền bất chính của người dân, Lê Minh Hợp (SN1969) trú tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La  khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.Theo đó từ năm 2019 đến 30/4/2022, đối tượng Lê Minh Hợp lợi dụng là nhân viên Phòng Kế hoạch kinh doanh Công ty TNHH Nông nghiệp Tô Hiệu, Sơn La phụ trách Đội Thống Nhất đã tự ý thu tiền chuyển đổi đất nông nghiệp trồng cây ngắn ngày sang cây lâu năm và chuyển đổi hợp đồng sang tên của 2 hộ dân tại Tiểu khu Thống Nhất, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn với số tiền 52,5 triệu đồng. 2.4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 2.4.1. Khái niệm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là những hành vi cố tình làm trái với nhiệm vụ được giao nhằm vụ lợi hoặc xuất phát từ động cơ cá nhân khác của những người có chức vụ, quyền hạn, xâm phạm đến quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 2.4.2. Quy định của pháp luật đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ Điều 356 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; 12 c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 2.4.3. Một số vụ việc điển hình: Vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ diễn ra tại dự án cấp đất giãn dân phường LHP, thành phố PL, tỉnh HN năm 2014. Kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh HN xác định: Trong quá trình thực hiện dự án cấp đất giãn dân phường LHP năm 2004, L.V.Q – nguyên Chủ tịch UBND phường LHP và Chủ tịch Hội đồng xét cấp đất giãn dân đã thông đồng, bàn bạc với T.N.P – nguyên Bí thư Đảng ủy phường LHP là đại diện Thường trực Đảng ủy phường tham dự và chỉ đạo việc xét cấp đất giãn dân không chấp hành và thực hiện theo các quy định xét cấp đất, đồng thời chỉ đạo P.V.Đ – cán bộ địa chính phường LHP lập danh sách đề nghị cấp đất cho 08 hộ không thuộc đối tượng cấp đất giãn dân phường LHP, không thực hiện đúng quy định về đấu giá đất của UBND thành phố PL nhằm hưởng lợi bất chính với số tiền 367.850.000 đồng. Trong đó, L.V.Q hưởng lợi số tiền 150.425.000 đồng, TNP hưởng lợi số tiền là 217.425.000 đồng. 2.5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 2.5.1. Khái niệm Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ đã vượt quá quyền hạn của mình và làm trái với nhiệm vụ được giao nhằm vụ lợi hoặc xuất phát từ động cơ cá nhân khác của những người có chức vụ, quyền hạn, xâm phạm đến quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.  2.5.2. Quy định của pháp luật đối với tội lạm quyền trong thi hành công vụ 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng 13 a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.” 2.6.3. Một số trường hợp Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (sinh năm 1967, trú tại thành phố Hà Nội, nguyên Chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cùng bà Nguyễn Bạch Thùy Linh (sinh năm 1978, trú tại thành phố Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên SNB Holdings) có hành vi lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động lãnh đạo một số Bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh Kit xét nghiệm Covid-19 để trục lợi. Ngày 04/01/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, bà Nguyễn Bạch Thùy Linh cùng về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. 2.7. Tội giả mạo trong công tác 2.7.1. Khái niệm Tội giả mạo trong công tác là hành vi của người có chức vụ quyền hạn cố tình sửa chữa làm sai lệch nội dung các giấy tờ, tài liệu, giả chữ ký, cấp giấy tờ giả nhằm vụ lợi cá nhân. Trong đó việc sửa chữa mang tính tiêu cực để phục vụ động cơ xấu, các giấy tờ bị sửa sẽ không còn đúng với nội dung vốn có, sai lệch với thực tế khách quan. 2.7.1. Quy định của pháp luật Điều 359. Tội giả mạo trong công tác 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; 16 b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả; b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên; b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 2.7.4. Một số vụ việc Ngày 01/11/2019, Cơ quan CSĐT Công an Quận X ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can đối với Đào Anh T về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Đoàn Thanh P là cán bộ được phân công điều tra nhưng không chuyển hồ sơ cho Viện KSND Quận X phê chuẩn theo quy định. Ngày 31/1/2020, Cơ quan CSĐT Quận X ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ bị can và quyết định truy nã Đào Anh T nhưng Đoàn Thanh P cũng không chuyển hồ sơ cho Viện 17 KSND Quận X kiểm sát. Tháng 1/2021, khi có thông tin về Đào Anh T, Đoàn Thanh P đã làm giả Quyết định truy nã để tổ truy nã bắt Đào Anh T. Sau khi bắt được Đào Anh T, Đoàn Thanh P. tiếp tục làm giả các quyết định phê chuẩn của Viện KSND để tạm giam Đào Anh T mà không chuyển hồ sơ cho Viện KSND. Đoàn Thanh P. còn làm giả các quyết định gia hạn tạm giam và các giấy tờ khác liên quan đến việc tạm giam Đào Anh T. Như vậy, Đoàn Thanh P. đã có hành vi làm giả các quyết định tố tụng và giấy tờ liên quan đến việc điều tra, xử lý đối với Đào Anh T. B. KẾT LUẬN Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, và của Chính phủ, là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”. Đảng ta cũng chỉ rõ: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau”. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện là một quốc nạn. Tham nhũng làm thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách của quốc gia, làm cho nền kinh tế bị chững trên nhịp phát triển, và chính tham nhũng làm cho nhân dân dần mất lòng tin vào Đảng và nhà nước. Hậu quả của nạn tham nhũng là vô cùng to lớn đối với Đảng và nhà nước ta trong quá trình xây dựng XHCN và phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội. Chính vì vậy việc phòng chống và giải quyết tham nhũng luôn là vấn đề hàng đầu, nạn tham nhũng cần được đẩy lùi, tội phạm tham nhũng phải bị trừng trị một cách thích đáng. Theo điều năm về quyền và nghĩa vụ của của công dân trong phòng chống tham nhũng có nói như sau: “Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng” và “Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng”. Là một công dân của đất nước chúng ta có trách nhiệm chung tay để cùng đưa đất nước đi lên, xã hội phát triển. Việc phòng chống tham nhũng, quan liêu không chỉ là nhiệm vụ của 18 Nội dung 4: Tác hại của tội phạm tham nhũng Nguyễn Phúc Hào Tốt Nội dung 5: Tội phạm tham ô tài sản và tội phạm hối lộ Lê Khải Đình Tốt Nội dung 6: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản Nguyễn Phúc Hào Tốt Nội dung 7: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, tội lạm quyền trong thi hành công vụ, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi, tội giả mạo trong công tác Nguyễn Thị Hồng Ngọc Tốt PHẦN 3. KIẾN THỨC VẬN DỤNG Nội dung 11: Một số vụ án kinh điển Nguyễn Thị Hồng Ngọc Lê Khải Đình Tốt PHẦN 4. KẾT LUẬN Nội dung 10: Biên tập lời kết luận. Nguyễn Phúc Hào Lê Khải Đình Tốt TỔNG HỢP NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN, CHỈNH SỬA HOÀN THIỆN Nguyễn Thị Hồng Ngọc Lê Khải Đình Tốt 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO A.VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. QUỐC HỘI, 2017, Bộ luật hình sự hiện hành (bộ luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). B. GIÁO TRÌNH C. CÁC TÀI LIỆU KHÁC 1. Nguyễn Xuân Trường, 25/03/2019, Tham nhũng - biểu hiện, tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng. Link:http://mattran.org.vn/hoi-dong-tu-van/tham-nhung-bieu-hien-tinh-hinh-ket- qua-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-23277.html 2. Văn Linh - Tòa án Quân sự khu vực Hải quân, 23/04/2023, Hoàn thiện pháp luật về tội 'Tham ô tài sản' trong Bộ luật Hình sự 2015. Link:https://lsvn.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-toi-tham-o-tai-san-trong-bo-luat- hinh-su-2015-1682184461.html?fbclid=IwAR1SrJp82zWcVD4m- 8VNoP0TRr2Zyj505aZHlWhxzQcmEyKXbMYjWBHCQ5U#:~:text=Kh %C3%A1ch%20th%E1%BB%83%20c%E1%BB%A7a%20t%E1%BB%99i %20%22Tham,s%E1%BB%9F%20h%E1%BB%AFu%20t%C3%A0i%20s %E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a 22 3. Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng, 06/09/2022, Hình phạt của tội tham ô tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự. Link:https://pbgdpl.haiphong.gov.vn/Tiep-can-phap-luat/Hinh-phat-cua-toi- tham-o-tai-san--theo-quy-dinh-cua-Bo-luat-Hinh-su-99276.html? fbclid=IwAR0rD0fin1HYF8PENSDDRbskkKv0uKrRsyZT6w6RbNIB8nqSoVV JFv5Z0Yc 4. Hoàng Anh, 01/11/2022, Đề nghị truy tố nguyên kế toán trường trung học tham ô hơn 7,5 tỷ đồng. Link:https://cand.com.vn/Ban-tin-113/de-nghi-truy-to-nguyen-ke-toan-truong- trung-hoc-tham-o-hon-7-5-ty-dong-i672804/ 5. Tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà, 02/04/2018, Bình luận Tội nhận hối lộ. Link:https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-nhan-hoi-lo-49459.html? fbclid=IwAR2DwWySo6RM3KCk2x6yVgQ4kEWx1KcyXTcPdT_go1Bb_lOE MywkiIPVuGE 6. Xây dựng chính sách pháp luật, 22/09//2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố Giám đốc đưa hối lộ. Link:https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/co-quan-an-ninh-dieu-tra-bo-cong- an-khoi-to-giam-doc-dua-hoi-lo-119230922202117774.htm 7. Luật sư Lê Minh Công 11/12/2019, Các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng. Link: https://luatsudfc.vn/cac-yeu-to-cau-thanh-toi-pham-tham-nhung.html 8. Luật sư Lê Thị Oanh cập nhật 1/12/2023, Tham nhũng là gì? Quy định về các tội về tham nhũng. Link:https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/hinh-su-2/cac-toi-ve-tham-nhung/? gidzl=RxF2GMmHetvihyj3QGsbUMseoajsNgLn8AkPGoO3ytudySzD9LAWSd EZc1brKl5oUFkRIJ4ra5aAQHAkSm 9. Luật sư Nguyễn Thị Xuân, 1/12/2023, Hình phạt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ?. Link:https://luatminhkhue.vn/toi-loi-dung-chuc-vu-quyen-han-khi-thi-hanh- cong-vu.aspx 23
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved