Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

TIEU LUAN CHU NGHIA XA HOI -NHOM 5, Assignments of Philosophy

TIEU LUAN CHU NGHIA XA HOI -NHOM 5

Typology: Assignments

2020/2021
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 09/22/2022

zammm10
zammm10 🇻🇳

5

(1)

5 documents

1 / 24

Toggle sidebar
Discount

On special offer

Related documents


Partial preview of the text

Download TIEU LUAN CHU NGHIA XA HOI -NHOM 5 and more Assignments Philosophy in PDF only on Docsity! TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN BÀI TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TÊN TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CNXH. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Minh Tuấn Sinh viên thực hiện : Nhóm 5 - CNXH Lớp : 22D1POL51002513 Giảng đường : Sáng thứ 6 lớp B2-109 Ngày 15/4/2022 – TP. Hồ Chí Minh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ...................................................................................... 2 1.1. Sơ lược Chủ nghĩa xã hội ............................................................................. 2 1.2. CNXH – Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa . 2 a. Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa .................... 2 b. Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ............................ 3 2.1. Điều kiện ra đời CNXH .............................................................................. 5 2.2. Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen đối với sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học ............................................................................................................. 9 3.1. Những đặc trưng bản chất của CNXH ......................................................... 10 PHẦN 2: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM............. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 20 LỜI KẾT VÀ CẢM ƠN ...................................................................................... 20 NHÓM 5 - CNXH 3 Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội của cộng sản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan. Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định được tính tất yếu khách quan của việc thay thế hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Sự thay thế này đã và đang đạt được thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu bằng tiền và hơn hết là sự trưởng thành của giai cấp công nhân và sự phát triển của các lực lượng sản xuất. C.Mác và Ph.Ăngghen nhận định, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa cộng sản được kế thừa và phát triển qua các giai đoạn khác nhau từ thấp lên cao: • “Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản” (hay “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản”) được V.I.Lênin và các Đảng Cộng sản gọi là “chủ nghĩa xã hội” (hay “xã hội xã hội chủ nghĩa”). “Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản” được V.I.Lênin và các Đảng Cộng sản gọi là “ chủ nghĩa cộng sản” (“xã hội xã hội cộng hòa chủ nghĩa”). • Giữa 2 thời kỳ là thời kỳ đế quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Nó được phát triển thông qua những cuộc cách mạng xã hội mà giai cấp công nhân là người lãnh đạo. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875), C. Mác đã cho rằng: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản". Khẳng định quan điểm của C. Mác, V.I. Lênin cho rằng: "Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định". b. Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm khoa học rõ ràng về phân kỳ các giai đoạn phát triển trong quá trình hình thành và hoàn thiện hình thái kinh tế - xã hội của cộng sản chủ nghĩa. NHÓM 5 - CNXH 4 Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa cộng sản là từ thời kỳ quá độ tiến tới giai đoạn thấp của xã hội cộng sản (hay “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản”) sau đó tiến tới giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản. C.Mác cho rằng xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn còn mang nhiều tàn dư của xã hội cũ để lại, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó: “ Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”. Theo quan điểm của V.I.Lênin, phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa cộng sản cũng từ thời kỳ quá độ tiến tới giai đoạn thấp của xã hội cộng sản (hay “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản”) sau đó giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản.Tại nước kiểu “quá độ gián tiếp” phải có đường lối của Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tức là bỏ qua việc xác lập vị thế thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. nghĩa xã hội. V.I.Lênin cho rằng đối với những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao “cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Do vậy, ở nước đang ở trong tình trạng “quá độ gián tiếp”, dù là “quá độ rút ngắn” cũng không nên chủ quan, nóng vội, “đốt cháy giai đoạn”, mà cần vận dụng đúng đắn, nghiêm túc các quy luật khách quan, những điều kiện cụ thể và điều kiện tiên quyết, để có thể từng bước giành được thắng lợi trong mọi lĩnh vực của xã hội. Từ quan điểm lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản có thể hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, với các nước chưa NHÓM 5 - CNXH 5 phát triển chủ nghĩa tư bản, quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần một khoảng thời gian đáng kể - một thời gian dài. Thứ hai, với những nước đã phát triển chủ nghĩa tư bản, có một thời kỳ quá độ nhất định giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. So sánh hai giai đoạn này, ta thấy rằng, về mặt chính trị, quyền lực thuộc về nhân dân nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại nhà nước. Nền kinh tế đều dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở phân phối theo lao động, cộng sản chủ nghĩa - theo nhu cầu. Tóm lại, theo C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, dù có sự khác biệt nào đi nữa thì hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng đã và đang bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản. Và dù là quá độ trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là một phần trong xu hướng quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại trong thời đại này. 2.1. Điều kiện ra đời CNXH C. Mác đã phân tích dựa trên cơ sở học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để tìm ra quy luật vận động của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, từ đó cho phép C. Mác dự báo khoa học về sự ra đời và tương lai của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. V.I.Lênin cho rằng: C. Mác xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hình thành tử chủ nghĩa tư bản, phát triển lên tử chủ nghĩa tư bản, dựa trên các điều kiện: sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản cách mạng. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin sự ra đời CNXH có hai điều kiện sau: Điều kiện kinh tế Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế vào những năm 40 thế kỷ XIX. Phương thức sản xuất tư bản NHÓM 5 - CNXH 8 xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”2. Mặt khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp là sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân cả về chất lượng và số lượng. Chính sự trưởng thành của giai cấp công nhân và sự phát triển của lực lượng sản xuất là tiền đề kinh tế - xã hội dẫn tới sự sụp đổ không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản. C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng: “Giai cấp tư sản không chỉ tạo vũ khí sẽ giết mình mà còn tạo ra những người sử dụng vũ khí đó, những công nhân hiện đại, những người vô sản3”. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đến một lúc nào đó sẽ tạo ra tiền đề để xóa bỏ nó. Tiền đề đó chính là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mệnh “đào mồ” chôn chủ nghĩa tư bản. Sự ra đời của Đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản đã đánh dấu sự trưởng thành thực sự của giai cấp công nhân. Tiền đề cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là sự trưởng thành của giai cấp công nhân và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, do khác về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước đó, nên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, mà ngược lại, nó chỉ được hình thành thông qua cuộc cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân liên minh với các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế, Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng của nhân dân lao động và giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng nhằm thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thực hiện sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.15. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.605. NHÓM 5 - CNXH 9 hội mới, xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, cách mạng vô sản cũng có thể được tiến hành bằng con đường hòa bình, nhưng vô cùng hiếm, quý và trên thực tế vẫn chưa xảy ra. Do tính sâu sắc và triệt để của nó, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể được thiết lập và phát triển trên cơ sở của chính nó, cách mạng vô sản chỉ có thể thành công, một khi tính tích cực chính trị của giai cấp công nhân được phát huy và khơi dậy trong liên minh với các giai cấp và tầng lớp những người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 2.2. Vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học: C. Mác (1818 – 1883): ông là vị lãnh tụ và là người thầy của giai cấp vô sản thế giới, là người đã sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị khoa học. Phriđrích Ăngghen (1820 – 1895): ông là lãnh tụ, nhà bác học và người thầy của giai cấp công nhân hiện đại, đã cùng với C. Mác sáng lập ra học thuyết Mácxít. C.Mác đã nêu ra hai phát triển vĩ đại khi nghiên cứu miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng với phương pháp luận khoa học đó là: “chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư”. “Nhờ hai phát kiến ấy, chủ nghĩa xã hội đã trở thành khoa học”. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải do ước mơ, tưởng tượng mà là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và của tư duy lý luận có cơ sở khoa học. Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo theo sự ủy nhiệm của “Đồng minh những người cộng sản” – một tổ chức công nhân quốc tế, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” (2 - 1848) là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của phong trào công nhân, phong trào cộng sản, là khúc ca tuyệt tác NHÓM 5 - CNXH 10 và là tác phẩm bất hủ của chủ nghĩa Mác. Với những nội dung đã được nêu ra một cách sáng sủa và rõ ràng của thế giới quan khoa học, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, theo V.I.Lênin, xứng đáng được thừa nhận là Tuyên ngôn của chủ nghĩa xã hội thế giới, là “cuốn sách gối đầu giường cho tất cả những người công nhân giác ngộ”. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” là kim chỉ nam của hành động phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng, các Đảng Cộng Sản mácxít – lêninnít đã lấy tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: để tiến lên chủ nghĩa cộng sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thủ tiêu chủ nghĩa tư bản. 3.1. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của C.Mác và Ăngghen cùng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau: a. Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện của con người phát triển toàn diện. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định khi dự báo về xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa : mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phấn đấu “ thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người ”, khiến cho cho “ con người, cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội của chính mình, thì cũng do đó làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình trở thành người tự do ”. Để đạt được mục tiêu này, trước hết phải phấn đấu “ xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này đi bóc lột dân tộc khác cung bị xóa bỏ ”. NHÓM 5 - CNXH 13 người; là biểu hiện tập trung trình độ dân chủ của nhân dân lao động - chế độ dân chủ cho nhân dân. e. Thứ năm, chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là phát triển kinh tế, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Tính ưu việt, ổn định và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ thể hiện trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn thể hiện trên lĩnh vực văn hóa. Văn hóa hình thành tâm hồn và lòng dũng cảm của con người, biến họ thành chân, thiện, mỹ. V.I.Lênin khẳng định tầm quan trọng của văn hóa xã hội chủ nghĩa từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết, đồng thời chỉ rõ những người cộng sản phải làm giàu tri thức trên cơ sở tổng hợp tri thức và văn hóa của nhân loại. Vì vậy, trong quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải kế thừa giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, chống lại tư tưởng, văn hóa phi vô sản, vi phạm những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của nhân dân, chạy ngược lại với các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. f. Thứ sáu, chủ nghĩa xã hội đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, đất nước. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, vấn đề giai cấp và dân tộc có mối quan hệ biện chứng, vì vậy, giải pháp của vấn đề dân tộc và giai cấp chủ nghĩa xã hội có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bằng cách “xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xóa bỏ”. Lê-nin đã kế thừa tư tưởng của Mác và Ph.Ăngghen và đưa ra “Cương lĩnh dân tộc” với ba nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề dân tộc. Đó là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại. NHÓM 5 - CNXH 14 Trong chủ nghĩa xã hội, phù hợp với Cương lĩnh dân tộc giải quyết vấn đề dân tộc của V.I.Lênin, cộng đồng dân tộc, bình đẳng giai cấp trên cơ sở chính trị - pháp lý, nhất là về kinh tế, đoàn kết và hợp tác, kinh tế, xã hội và văn hóa sẽ từng bước được hình thành, củng cố và phát triển. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm dân tộc cực đoan, hẹp hòi hoặc phân biệt chủng tộc. Giải phóng con người, lấy con người làm mục tiêu, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, chủ nghĩa xã hội luôn bảo đảm bình đẳng, đoàn kết và hợp tác hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân trên thế giới. Trên cơ sở bảo đảm bình đẳng, thống nhất dân tộc và thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, chủ nghĩa xã hội không ngừng mở rộng ảnh hưởng, đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và xã hội phát triển. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước ta và đặc điểm của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã làm rõ những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” mà ta sẽ xây dựng : • Do nhân dân lao động làm chủ • Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. • Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công, được làm những việc có thể làm, được hưởng theo công việc của mình, sống cuộc sống phong phú, tự do, hạnh phúc và có điều kiện phát triển toàn diện • Người dân các dân tộc trong cả nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng tiến bộ. NHÓM 5 - CNXH 15 • Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. PHẦN 2: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM 1. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở xác định rõ các mục tiêu của CNXH, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, các nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tám phương hướng cơ bản yêu cầu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nêu cao ý chí tự lực tự cường, tinh thần cách mạng, phát huy trí tuệ và tiềm năng, vượt qua thách thức và tận dụng thời cơ để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. a. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Lấy việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp ngay từ đầu với quá trình hiện đại hóa, gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường, xây dựng cơ cấu nền kinh tế hiện đại, hợp lý, có hiệu quả và vững chắc, liên kết nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cùng với đó là coi trọng việc phát triển những ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp nặng có tính nền tảng và những ngành công nghiệp có ưu thế; phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đạt trình độ cao, chất lượng cao gắn với ngành công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo phát triển phù hợp giữa các vùng miền; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và tiềm năng, tạo điều kiện phát triển những vùng sâu vùng xa. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. b. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. NHÓM 5 - CNXH 18 Thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; thiết lập các mối quan hệ quốc tế đa dạng, chủ động hội nhập quốc tế; thể hiện được vị thế của đất nước trên trường quốc tế; vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Thúc đẩy hợp tác công bằng bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc của quốc tế. Ủng hộ các phong trào tiến bộ xã hội trong công cuộc đấu tranh vì các mục tiêu chung của thời đại trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển toàn diện. Tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên toàn thế giới. f. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cốt lõi của Nhà nước ta, là mục tiêu khuyến khích thúc đẩy sự phát triển đất nước. Từng bước hoàn thiện nền dân chủ chủ nghĩa xã hội, đảm bảo dân chủ được thực hiện trong thực tế ở mỗi cấp, trên tất cả lĩnh vực. Dân chủ phải gắn với pháp luật và phải bảo đảm thi hành đúng đắn. Đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên sự kết hợp các giai cấp nông dân, công dân và tầng lớp tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết dân tộc bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hộ, bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp lý cho nhân dân; bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý chí xây dựng đất nước tự lập tự cường, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thống nhật và toàn vẹn. NHÓM 5 - CNXH 19 Có thể nói Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc ta, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân là các tổ chức đảng, được tiến hành bằng nhiều biện pháp, hình thức mà trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. g. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân có nền tảng là sự kết hợp giữa các giai cấp nông dân, công dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước ban hành pháp luật; quản lý, tổ chức xã hội bằng pháp luật. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó với dân, bảo đảm các quyền và lợi ích của dân, tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; thực hiện kiểm soát và thanh trừng nạn quan liêu, lãng phí, tham nhũng, lạm quyền; trừng trị các hành động xâm phạm đến lợi ích của đất nước và người dân. Tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân cấp, phân công đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. h. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng trực tiếp có quyền chỉ đạo Nhà nước bằng chiến lược, cương lĩnh, định hướng và ban hành chủ trương, chính sách; bằng cách tuyên truyền, vận động, tổ chức, kiểm tra giám sát và bằng hành động của đảng viên. Quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo. Nâng cao trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là người lãnh đạo của các ban, ngành. Thường xuyên nâng cao hiệu quả lãnh đạo và năng lực cầm quyền, cùng với việc phát huy được hết khả năng trong công tác, lãnh đạo. NHÓM 5 - CNXH 20 Đảng phải vững mạnh về chính trị, tổ chức và tư tưởng để đảm đương được vai trò lãnh đạo; thường xuyên tiến hành thay đổi có hiệu quả, cải thiện trình độ, bản lĩnh và khả năng lãnh đạo. Tăng cường kỷ luật và dân chủ trong hoạt động của Đảng, giữ vững truyền thống đoàn kết trong Đảng. Thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, lãng phí, tham nhũng và mọi hành động bè phái, chia rẽ. Tiến hành xây dựng đảng viên gương mẫu trong sạch, có năng lực, phẩm chất; bồi dưỡng thế hệ kế tục trong sự nghiệp xây dựng đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu hướng dẫn học tập môn CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC – Trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. CTQG, tr.90-93. 3. Tư bản – Các Mác – NXB Sự thật Hà Nội, năm 1986. 4. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hà Nội năm 2005. 5. Tài liệu hướng dẫn ôn tập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, khoa Lý luận chính trị - Lưu hành nội bộ, năm 2019. 6. https://hocluat.vn/nhung-dac-trung-co-ban-cua-chu-nghia-xa- hoi/#h_925846453101599661657102 LỜI KẾT Kết quả công cuộc đổi mới trong những năm qua đã phần nào cho thấy đường lối của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, đời sống nhân dân ngày càng ngày một nâng cao, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng cao.Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, với một nước vừa kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc như đất nước ta, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội là một việc hoàn toàn có thể làm được. Đồng thời sự phát
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved