Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tieu luan triet hocj phenikaa, Assignments of Philosophy

trinh bay ve triet hoc phenikaa university

Typology: Assignments

2019/2020
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 09/21/2022

phuong-anh-le-8
phuong-anh-le-8 🇻🇳

1 document

Partial preview of the text

Download tieu luan triet hocj phenikaa and more Assignments Philosophy in PDF only on Docsity! BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC- LÊ-NIN Đề bài 26 : “ Giai cấp là gì? Nêu vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp? Nêu tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội?” Sinh viên thực hiện : Lê Phương Anh Lớp : Triết 15 Mã sv : 21012439 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 NỘI DUNG.....................................................................................................1 1. Khái niệm giai cấp...................................................................................2 1.1. Định nghĩa giai cấp...............................................................................2 1.2. Đặc trưng của giai cấp..........................................................................3 2. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp......................................................................................................................3 2.1. Khái niệm đấu tranh giai cấp..............................................................3 2.2. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp......................................................................................................................4 3. Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.....................................................................6 4. Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay................................................................8 KẾT LUẬN....................................................................................................9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ thì đồng thời có khả năng chiếm được địa vị làm chủ quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, do đó có khả năng khách quan trở thành giai cấp thống trị xã hội, thực hiện được việc chiếm đoạt lao động của giai cấp khác và duy trì được tình trạng tương đối ổn định của xã hội trong điều kiện có đối kháng giai cấp. Thứ hai, giai cấp là phạm trù kinh tế – xã hội có tính lịch sử chứ không phải là phạm trù xã hội thông thường. Giai cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của những hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Mỗi hệ thống giai cấp tương ứng với một hệ thống sản xuất xã hội, về bản chất, là thể thống nhất của các mặt đối lập. Giai cấp còn là một khái niệm phản ánh mối quan hệ khách quan giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị của xã hội; phản ánh mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa các tập đoàn người trong một điều kiện lịch sử nhất định. Đó là mối quan hệ không chỉ có sự khác biệt mà còn có tính chất đối lập của họ trên phương diện kinh tế và chính trị. Từ đó cho thấy: việc phân tích những vấn đề về kết cấuchính trị cần phải gắn liền với việc phân tích kết cấu kinh tế của xã hội theo quan điểm lịch sử, cụ thể. 1.2. Đặc trưng của giai cấp Thứ nhất, giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định, cụ thể hơn là tồn tại quan hệ thống trị – bị trị trong hệ thống đó. Giai cấp không phải tồn tại trong tất cả các xã hội khác nhau của lịch sử và nó không thể tồn tại vĩnh viễn và tuyệt đối. Thứ hai, giai cấp khác nhau về cách thức quản lí và phân công lao động.  Giai cấp nào nắm tư liệu sản xuất vật chất của xã hội thì giai cấp đó trở thành giai cấp thống trị và có quyền tổ chức lao động sản xuất xã hội. Thứ ba, giai cấp cũng khác nhau về thu nhập của cải xã hội. Bên cạnh đó, giai cấp khác nhau về địa vị xã hội. Điều này dẫn đến việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động tập đoàn khác. 4 2. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp 2.1. Khái niệm đấu tranh giai cấp Theo Lênin, đấu tranh giai cấp dùng để chỉ “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tướt hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.2 theo khái niệm này, thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê, những người nô lệ bị áp bức về chính trị- xã hội và bị bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột nó; tức là nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau. Căn cứ theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị,....Trong thực tế lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn mang những hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác.3 2.2. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp Thứ nhất, đấu tranh giai cấp là cơ sở hình thành Nhà nước. Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp của những người lao động làm thuê, những người nô lệ, nhằm duy trì và thực hiện được sự bóc lột của nó, các giai cấp thống trị trong lịch sử tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức – đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của 2 https://8910x.com/dau-tranh-giai-cap-va-vai-tro-cua-dau-tranh-giai-cap/ 3 Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình chủ nghĩa xã hội, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; 5 sự thống trị giai cấp. vì vậy, vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Bất cứ cuộc đấu trang giai cấp nào nếu chưa giải quyết được vấn đề chiếm giữ quyền lực nhà nước thì chưa thể giải quyết được những vấn đề căn bản nhất của cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên không phải mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều xác định vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm của nó mà chỉ có sự phát triển của đấu tranh giai cấp đạt tới trình độ đấu tranh chính trị thì vấn đề đó mới trở thành vấn đề trung tâm và cơ bản của nó – đó cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội với tư cách là đỉnh cao của sự phát triển đấu tranh giai cấp. Như vậy, sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp. Khi mà các mâu thuẫn xã hội đã bị đẩy đến chỗ không thể giải quyết được thì tất yếu giai cấp thống trị cần đến sức mạnh bạo lực đặc biệt để duy trì xã hội trong vòng một “trật tự” theo ý chí của nó, thực hiện lợi ích của nó. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không thể giải quyết được. Thứ hai, đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp. Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa giai cấp đến nay, về thực chất của những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh của những người nô lệ chống lại ách áp bức của giai cấp chủ nô; cuộc đấu tranh của những người nông nô, những người nông dân làm thuê chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn chúa đất, địa chủ; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lại ách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Kết quả cuối cùng của những 6 (2 ) Quả độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển . Xuất phát từ quan điểm cho rằng : chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần sáng tạo ra , không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo mà là kết quả của phong trào hiện thực , các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng : Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng có thể rút ngắn được quá trình phát triển : “ với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng , các dân tộc lạc hậu có thể rút ngắn khá nhiều quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và tránh được phần lớn những đau khổ và phần lớn các cuộc đấu tranh mà chúng ta bắt buộ ; phải trải qua ở Tây Âu ” . C.Mác , khi tìm hiểu về nước Nga cũng chỉ rõ : “ Nước Nga ... có thể không cần trải qua đau khổ của chế độ ( chế độ tư bản chủ nghĩa - TG ) mà vẫn chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy ” Vận dụng và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện mới , sau cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin khẳng định : “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến , các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô - viết , và qua những giai đoạn phát triển nhất định , tiến tới chủ nghĩa cộng sản không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ( hiểu theo nghĩa con đường rút ngắn – TG). 4. Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay cần quán triệt một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận sau: Thứ nhất, cần phải bám sát điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội có thể phát huy hết tiềm 9 năng của mình, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đấu tranh giai cấp cũng là một tất yếu khách quan trong mọi xã hội có giai cấp. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng: xã hội Việt Nam hiện nay không còn sự khác biệt giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp, không còn đấu tranh giai cấp. Nhưng, cũng sẽ là sai lầm nếu phân chia các giai cấp trong xã hội Việt Nam hiện nay thành hai lực lượng đối kháng về mặt lợi ích. Việc nhận thức đúng đắn tính chất, nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay sẽ giúp chúng ta xử lý một cách khoa học mối quan hệ xã hội - giai cấp, đưa sự nghiệp đổi mới tới thắng lợi. Thứ hai, Việt Nam là nước đã giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân và sau khi có chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn phải tiếp tục trong điều kiện mới, với tính chất gay go, phức tạp, có mặt ngày càng gay gắt hơn. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân cũng thay đổi, từ mục tiêu tất cả để giành chính quyền chuyển sang mục tiêu cơ bản và chủ yếu là phát triển kinh tế nhằm giữ vững thành quả cách mạng. Do vậy, thực chất cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là phát triển lực lượng sản xuất đạt tới trình độ cao, đồng thời từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất.  Thứ ba, trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở Việt Nam hiện nay, ngoài giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, còn có bộ phận tư sản, tiểu tư sản, các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội. Với kết cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và mâu thuẫn giữa sự phát triển tự giác (có mục đích, có điều khiển) theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Trong điều kiện đó, chính quyền giai cấp vô sản phải tiếp tục sử dụng phương pháp cách mạng không ngừng, sử dụng chuyên chính vô sản của mình để đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch, đồng thời định hướng chính trị cho phù hợp với mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã chọn. 10 Hay nói cách khác, cần sử dụng tổng hợp, linh hoạt các hình thức đấu tranh, trong đó có hoà bình và bạo lực, giáo dục thuyết phục với pháp chế và hành chính. Sử dụng hình thức đấu tranh nào tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. KẾT LUẬN Như vậy, qua một số các tác phẩm của mình, C. Mác đã nêu những luận điểm quan trọng về giai cấp, đấu tranh giai cấp là: sự xuất hiện giai cấp trong xã hội là tất yếu khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; trong xã hội có giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp; giai cấp vô sản chỉ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi hội tụ đủ điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết. 11
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved