Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình với đề tài Thuận tình ly hôn được viết vào năm 2021, Essays (university) of Family Law

Tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình với đề tài Thuận tình ly hôn được viết vào năm 2021.

Typology: Essays (university)

2020/2021

Uploaded on 01/01/2024

tran-phan-5
tran-phan-5 🇻🇳

1 document

1 / 10

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình với đề tài Thuận tình ly hôn được viết vào năm 2021 and more Essays (university) Family Law in PDF only on Docsity! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 2 4.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 2 5. Bố cục bài tiểu luận. .................................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ THUẬN TÌNH LY HÔN ...................................... 3 1.1. Khái niệm thuận tình ly hôn ................................................................................................. 3 1.2. Ý nghĩa của thuận tình ly hôn ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẬN TÌNH LY HÔN ........................... 4 2.1. Thủ tục tố tụng ....................................................................................................................... 4 2.2. Điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn ...................................... 5 2.2.1. Hai bên tự nguyện ly hôn ................................................................................................... 5 2.2.2. Thỏa thuận được việc chia hay không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con ........................................... 6 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG THUẬN TÌNH LY HÔN .............................................. 7 3.1. Thuận lợi của việc áp dụng thuận tình ly hôn ..................................................................... 7 2.2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng thuận tình ly hôn ................................... 8 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 9 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Gia đình chính là nguồn cội của mỗi cá nhân trên thế giới tự nhiên này. Thực hiện chức năng quan trọng nhất – chức năng giáo dục, gia đình được xem là tế bào của xã hội, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Trong đó, hôn nhân được xem là quan hệ quan trọng để hình thành nên gia đình nhưng cuộc sống không ai biết trước được chữ “ngờ”, thực tế vẫn tồn tại những trường hợp quan hệ hôn nhân không đạt được mục đích ban đầu của nó và không mang lại hạnh phúc cho cả hai vợ chồng. Vì thế, họ không thể tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân đó, không đảm trách được sứ mệnh của mình thì lúc đó việc ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân trở nên vô cùng cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, vậy nếu khi kết hôn cả hai bên đều phải thỏa mãn yếu tố tự nguyện thì ngay cả khi hôn nhân tan vỡ, pháp luật vẫn tôn trọng sự bình đẳng, tự nguyện đó, tức nghĩa tôn trọng sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng về quan hệ hôn nhân. Khi vợ chồng tự nguyện ly hôn, thỏa thuận được việc chia, không chia tài sản chung, việc giải quyết quyền lợi con chung, nuôi dưỡng cấp dưỡng…thì pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng quy định thành chế định cụ thể đó là “Thuận tình ly hôn”. Dưới góc độ pháp lý, thuận tình ly hôn được ghi nhận là một trường hợp ly hôn bên cạnh “ly hôn theo yêu cầu của bên vợ, chồng”. Sự tự nguyện ly hôn, yếu tố thỏa thuận một cách rõ ràng và không có tranh chấp giữa vợ và chồng là cơ sở để cho Toà án và các bên đương sự giải quyết việc ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải phóng con người ra khỏi sự ràng buộc quan hệ vợ chồng. Khi cả hai bên chủ thể đều có nguyện vọng chấm dứt cuộc hôn nhân này thì việc thuận tình ly hôn càng phải được đặt ra nhằm tránh tình trạng quan hệ hôn nhân cứ kéo dài gây tổn thất về vật chất và tinh thần cho người trong cuộc. Với mong muốn góp phần tìm hiểu, phân tích, đánh giá vấn đề này sâu sắc hơn, tác giả chọn đề tài “Thuận tình ly hôn – quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ly hôn là vấn đề mang tính thời sự của xã hội nên nhận được sự quan tâm nhiều từ mọi người. Sau quá trình khảo sát, nghiên cứu về đề tài “thuận tình ly hôn” cũng như các nội dung có liên quan đến đề tài này, tác giả nhận thấy: Từ trước đến nay đã có một số giáo trình, tài liệu sách, báo, công trình nghiên cứu đã được công bố thể hiện dưới nhiều hình thức và những văn bản hướng dẫn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đã đề cập đến chế độ ly hôn. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình của Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình được xem như tài liệu học tập chỉ phân tích thuận tình ly hôn dưới góc độ là căn cứ khi ly hôn hay thuộc hai trường hợp ly hôn; khái quát về quy định của pháp luật cũng, điều kiện để Quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Các nội dung trong giao trình đều mang tính chất gợi mở, định hướng chứ chưa phải là công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 4 hôn” có ý nghĩa bình ổn quan hệ hôn nhân, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần cũng cố chế độ hôn nhân một vợ một chồng, tự nguyện, tiến bộ, góp phần khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng. CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẬN TÌNH LY HÔN 2.1. Thủ tục tố tụng Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Theo quy định này, điều kiện liên quan đến thủ tục tố tụng thì: Thứ nhất, phải do cả hai vợ và chồng yêu cầu, tức trong đơn yêu cầu ly hôn có chữ kỹ của cả hai người. Điều 396 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Thứ hai, thuận tình ly hôn được xem là vụ việc dân sự theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án với những yêu cầu về hôn nhân và gia đình. Bởi lẽ vụ án dân sự về tính chất là giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn. Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Theo đó hình thức giải quyết là khởi kiện tại Tòa án. Vì thế việc xét xử diễn ra tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Kết quả giải quyết được tuyên bằng một bản án. Còn bản chất của thuận tình ly hôn là hai bên đã thỏa thuận xong tất cả các quan hệ phái sinh từ quan hệ hôn nhân như quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con hay kể cả nghĩa vụ cấp dưỡng, cho thấy được rõ ràng giữa các bên không có bất kỳ tranh chấp nào nên không cần giải quyết như một vụ án dân sự. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu rằng với tư cách là vụ việc dân sự thì có đặt ra hòa giải với thuận tình ly hôn hay không? Theo Từ điển tiếng Việt, hòa giải là “hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa”. Cho nên có ý kiến cho rằng vì thuận tình ly hôn là hai bên đều nguyện ý, mong muốn chấp dứt hôn nhân và không có bất cứ tranh chấp nào nên sẽ không đặt ra vấn đề hòa giải ở đây. Nhưng kể từ khi Bô luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thì theo nguyên tắc thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ theo Điều 397 Bộ luật này “Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ”. Ở đây cần nhấn mạnh là hòa giải đoàn tụ chứ không phải hòa giải về tài sản hay con chung vì những quan hệ này đã được các bên thỏa thuận thống nhất. Như chúng ta đã biết gia đình là tế bào của xã hội, gia đình phát triển tốt đẹp thì tạo cơ hội thúc đẩy xã hội phát triển, trong gia đình có hai quan hệ đặc trưng cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, từ đó ta thấy được vấn đề hôn nhân tưởng chừng chỉ là vấn đề nhỏ ảnh hưởng 5 đến người vợ và chồng nhưng thực tế thì có rất nhiều vấn đề phái sinh từ khi quan hệ hôn nhân được xác lập. Cho nên trên tinh thần mong muốn duy trì những cuộc hôn nhân bền vững để cùng tạo nên gia đình hạnh phúc không có sự đổ vỡ thì Nhà nước và pháp luật hết sức quan tâm và đặt ra việc hòa giải đoàn tù trong khi cả hai bên đều thuận tình ly hôn. Xét thấy quy định này hết sức nhân văn, tiến bộ và phù hợp với thời đại cũng như lối sống tình cảm của con người Việt Nam. 2.2. Điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện. Cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là về bề ngoài và giả dối. Đương nhiên, không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của các cá nhân, mà chỉ là bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân này là đã chết hoặc chưa chết, bởi vì như mọi người đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn đề chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan2. Nhưng không phải cuộc hôn nhân nào khi tan vỡ đều là việc không tốt, có đôi khi chỉ là tình cảm giữa hai người trong cuộc không còn nữa, cuộc hôn nhân không đạt được mục đích như cả hai mong muốn ban đầu và họ muốn cho nhau một “lối thoát”. Thì khi ấy họ tiến tới việc cùng gửi đơn yêu cầu lên Tòa án giải quyết vấn đề thuận tình ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, Tòa án không cần phải xem xét, đánh giá giữa vợ chồng có mâu thuẫn hay không; tình trạng vợ chồng đã trầm trọng hay chưa; mục đích của hôn nhân có đạt được hay không3, mà chỉ cần xem xét đã thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hay chưa. Không phải bất kỳ đơn yêu cầu thuận tình ly hôn nào cũng sẽ được Tòa đưa ra quyết định công nhận. Như đã đề cập ở trên, sau khi tiến hành hòa giải đoàn tụ không thành, tức quan hệ vợ chồng đã thực sự tan vỡ thì Tòa mới xem xét trường hợp thuận tình ly hôn có đáp án đủ các điều kiện để ra quyết định công nhận hay không. Quan hệ hôn nhân chỉ thật sự chấm dứt khi Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Theo quy định của pháp luật, để giải quyết thuận tình ly hôn, cần phải có hai điều kiện cần và đủ: 2.2.1. Hai bên tự nguyện ly hôn Bảo đảm “thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng phải xuất phát từ trách nhiệm của họ đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội. Khi giải quyết thuận tình ly hôn, sự tự nguyện thật sự của vợ chồng là yếu tố bắt buộc phải có. Tự nguyện không chỉ thể hiện trong việc xin ly hôn, người xin ly hôn còn phải thực sự mong muốn ly hôn và sự mong muốn phải được thể hiện qua yêu cầu ly hôn. Sự tự nguyện của vợ chồng được thể hiện bằng việc các bên mong muốn ly hôn và đưa ra được những lý do chính đáng. Sự tự nguyện ly hôn cũng phải phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng đã thực sự trầm trọng hay chưa, mục đích hôn nhân có đạt được hay không. 2 C.Mác và Ăngghen (1978), Toàn tập, Tập 1, Nhà xuất bản chính trị - sự thật, Hà Nội, tr.119. 3 Nguyễn Văn Cừ (2020), “Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210560, truy cập ngày 15/01/2022 6 Trên thực tế, có nhiều trường hợp thuận tình ly hôn giả tạo để đạt những lợi ích riêng của vợ chồng như tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người khác. 2.2.2. Thỏa thuận được việc chia hay không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con Bên cạnh sự tự nguyện thì điều kiện bắt buộc thứ hai để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn là hai vợ chồng phải thỏa thuận được tất cả các vấn đề liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng, vấn đề con chung, nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn, và hơn hết sự thỏa thuận đó phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của vợ và con. Như chúng ta được biết ly hôn là một vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình và xã hội ở một mức độ nhất định. Hậu quả của ly hôn là một vấn đề mà pháp luật quy định cần phải giải quyết khi có sự kiện pháp lý xảy ra về vấn đề ly hôn. Dưới bất kì chế độ xã hội nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả pháp lý của nó. Khi ly hôn xảy ra sẽ phát sinh hậu quả pháp lý về nhân thân, về tài sản, về con cái vì thế nếu hậu quả pháp lý ly hôn được giải quyết tốt sẽ giúp giải quyết và ổn định các mối quan hệ xã hội sau ly hôn, giảm thiểu tối đa có thể các tác động không tốt mà ly hôn gây ra4. Việc giải quyết hậu quả pháp lý khi ly hôn là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của các bên. Với trường hợp thuận tình ly hôn được hiểu là “ly hôn trong hòa bình” thì đương nhiên giữa các bên phải không có bất kì tranh chấp nào cho nên “trọng trách” này thuộc về các đương sự. Trường hợp giữa các bên không thể thỏa thuận được thì khi đó nhiệm vụ này sẽ thuộc về Tòa án và điều này cũng khiến cho đơn yêu cầu thuận tình ly hôn không đáp ứng đủ điều kiện. Ở Việt Nam, bên cạnh “cái lý” mà ai cũng theo đuổi để làm cho mọi vấn đề đều trở nên công bằng hết mức có thể thì yếu tố về “tình nghĩa” cũng rất được người Việt Nam xem trọng. Và việc cân bằng giữa yếu tố tình và lý đã được các nhà lập pháp làm rất tốt tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 khi đã đề cập đến sự thỏa thuận về việc giải quyết hậu quả pháp lý khi hôn phải “đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con” thì mới được công nhận. Pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng đặc biệt đều tôn trọng tối đa sự thỏa thuận giữa các chủ thể khi tham gia vào các giao lưu dân sự. Nhưng sự tự do nào cũng phải trong khuôn khổ nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật – không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Với điều kiện thứ hai trong thuận tình ly hôn thì cũng không ngoại lệ. Thực tế cho thấy quy định này hết sức tiến bộ và phù hợp, bởi lẽ phụ nữ và trẻ em thường được xem là phái yếu nên họ luôn là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình thì người phụ nữ thường phải hy sinh nhiều hơn, bởi sự ảnh hưởng lớn từ hệ tư tưởng Nho giáo đến tâm lý tư tưởng của người Việt rằng người phụ nữ khi kết hôn thì phải theo chồng, chăm lo quán xuyến gia đình cho nên đa số họ không tập trung phát triển sự nghiệp và đến khi hôn nhân tan vỡ thì có lẽ họ phải chịu sự mất mác lớn về tinh thần lẫn vật chất. Còn về phía trẻ em, những đứa con không có lỗi trong việc 4 Trần Thị Thắng Trinh (2012), Ly hôn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved