Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tóm tắt về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, Lecture notes of Philosophy

Environmental ScienceSustainability StudiesDevelopment Economics

Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển ở tất cả các khâu, các mặt, các giai đoạn và các phương diện của nó - thống nhất, đấu tranh và giải quyết với tính cách là những quá trình diễn ra từ khi mâu thuẫn được hình thành đến khi bị thủ tiêu để cái mới xuất hiện

Typology: Lecture notes

2019/2020
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 03/13/2022

hanh-duong-minh
hanh-duong-minh 🇻🇳

5

(3)

2 documents

1 / 4

Toggle sidebar
Discount

On special offer

Often downloaded together


Related documents


Partial preview of the text

Download tóm tắt về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập and more Lecture notes Philosophy in PDF only on Docsity! Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật  “thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay  1. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay là hai mặt đối lập của mâu thuẫn. Sở dĩ nói phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam là hai mặt đối lập của mâu thuẫn bởi chúng có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau.  Phát triển kinh tế là một nhu cầu tất yếu của con người và xã hội khi phát triển đến một mức độ nhất định. Đó là việc tập trung khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu để sản xuất ra của cải vật chất. Nguồn nguyên liệu này lại chủ yếu được lấy từ tự nhiên do tính chất các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam luôn gắn liền với tự nhiên như: nông nghiệp, kinh tế biển, … Trong khi đó bảo vệ môi trường lại là việc bảo đảm an toàn cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh khỏi sự xâm hại của con người, đồng thời khắc phục những hậu quả môi trường cho con người, do tình trạng biến đổi khí hậu (mà nguyên nhân một phần cũng là do con người) gây ra. Như vậy việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam là hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn này là khách quan, tồn tại phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Có thể xét đây là mâu thuẫn bên ngoài, giữa các sự vật hiện tượng với nhau; nhưng nếu đặt hai mặt đối lập này ở một mối quan hệ khác thì đây lại là mâu thuẫn bên trong quá trình phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. 2. Quá trình vận động của mâu thuẫn trong quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.  ● Sự thống nhất     Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai yếu tố quan trọng và bắt buộc phải thực hiện để tiến tới sự phát triển bền vững của một quốc gia, xã hội. "Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Đảng và Nhà nước ta cũng đã nêu quan điểm về điều này trong Quyết định số 432/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020: "Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội."      Trong đó, mặt này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình, phát triển kinh tế lấy bảo vệ môi trường là tiêu chí để nâng cao chất lượng hoạt động và đảm bảo tăng trưởng ổn định. Ngược lại, việc phát triển kinh tế tốt lại hỗ trợ chi phí và điều kiện thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao chất lượng môi trường sống.      Như vậy, chúng ràng buộc lẫn nhau, cùng tồn tại. Nếu không có phát triển kinh tế thì khó thực hiện tốt được bảo vệ môi trường và ngược lại. ● Sự đấu tranh      Sự đấu tranh giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam diễn ra theo một quá trình cụ thể.       Mới đầu, khi nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển thì nhìn chung các hoạt động kinh tế không làm ảnh hưởng nhiều tới vấn đề bảo vệ môi trường; hoặc giữa chúng có xảy ra xung đột nhưng đó chỉ là xung đột nhỏ và diễn ra cục bộ. Ví dụ vào những năm trước thời kỳ đổi mới (1986), nước ta chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa tập trung bao cấp, hoạt động chính là nông nghiệp. Với kỹ thuật và công nghệ lạc hậu thời bấy giờ thì hoạt động kinh tế không gây xáo trộn các nhân tố tự nhiên như đất, nước, không khí. Có thì chỉ là trường hợp phát rừng, đốt rừng làm nương bừa bãi, trái phép tại một vài địa phương dẫn đến tình trạng đất trống đồi trọc, ô nhiễm khói bụi tại địa phương đó.      Năm 1986, nước ta bước vào thời kì đổi mới. Đảng đã đề ra chủ trương tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nêm trong cơ cấu nền kinh tế từ công nghiệp và dịch vụ luôn có sự phát triển vượt bậc, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Từ đây vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bắt đầu có sự xung đột gay gắt.       Phát triển kinh tế đã phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm ô nhiễm môi trường như trong lĩnh vực nông nghiệp, việc lạm dùng các hóa chát như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước xung quanh. Trong lĩnh vực công nghiệp, việc khai thác tràn lan khoáng sản khiến cho nguồn tài nguyên này ở nước ta cạn kiệt, khai thác rừng,... Không chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên mà các hoạt động công nghiệp còn làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhiều nhà máy xí nghiệp xả nước thải và khí thải độc hại trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Ví dụ điển hình là vụ công ty sản xuất gang thép Formosa đã xả thải trực tiếp ta vùng biển Vũng Áng tại Hà Tĩnh, kết quả là nước biển nhiễm độc lan cả bốn tỉnh duyên hải Trung Bộ, làm cá chết hàng loạt. Trong lĩnh vực dịch vụ, một trong những hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường nhất là hoạt động du lịch. Việc biến thiên nhiên thành khi vui chơi nghỉ dưỡng kéo một lượng lớn người đổ về sinh hoạt, trong khi chính quyền lại không làm tốt công tác quản lý khiến môi trường bị quá tải, suy thoái.      Môi trường bị tàn phá đến một mức độ nhất định, nó sẽ tác động ngược trở lại với việc phát triển kinh tế. Cụ thể, việc chặt phá rừng làm đất đồi núi mất sự che phủ, khiến lũ đầu nguồn đổ về. Việc thải nhiều khí độc hại ra ngoài môi trường đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu, thời tiết cũng  trở nên khắc nghiệt hơn với các hiện tượng mưa bão, hạn hán, lốc xoáy,... Hậu quả từ những thiên tai này
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved