Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định., Cheat Sheet of History of Economic Thought

Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiện nay là một vấn đề nhạy cảm và nóng bỏng, không chỉ riêng đối với Chủ nghĩa xã hội. Và chính quan điểm của C.Mác Lê nin trong lích sử tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học đã giúp ta hiểu được một phần nào và có cái nhìn khái quát về vấn đề tôn giáo. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề về tôn giáo cần phải đặt ra như một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải quyết đúng đắn. Đó cũng chính là cách là cách giải quyết cuả C.Mác. Mặt khác, Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay nhờ vào đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đưa ra các cách giải quyết vấn đề về tôn giáo đã tạo những điều kiện cơ bản để cho đồng bào có đạo tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Typology: Cheat Sheet

2022/2023

Uploaded on 10/05/2023

nhi-nhinhi
nhi-nhinhi 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 14

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định. and more Cheat Sheet History of Economic Thought in PDF only on Docsity! 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Tấn Tài Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Hiền - 2857 Nguyễn Thiều Vy - 2912 Đỗ Như Quỳnh - 4002 Phan Trần Xuân Nhi- 4500 Lớp: POS 351M Đà Nẵng, tháng 9 năm 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ TÔN GIÁO..........................................................................................3 1.1 Định nghĩa tôn giáo................................................................................................................................................................3 1.2 Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo..........................................................................................................................................4 1.2.1 Bản chất của Tôn Giáo....................................................................................................................................................4 1.2.2 Nguồn gốc của Tôn Giáo.................................................................................................................................................4 CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO..............................................5 2.1 Khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau:...........................................................................5 CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................................................6 3.1 Vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay...............................................................................................................................6 3.1.1 Khái quát chung..............................................................................................................................................................6 3.1.2 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam..............................................................................................................6 3.1.3 Thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam........................................................................................................7 3.1.4 Các hoạt động của các tổ chức tôn giáo........................................................................................................................9 3.2 Sự biến đổi về phương thức truyền giáo và lối sống đạo...................................................................................................10 3.2.1 Truyền giáo thời 4.0.....................................................................................................................................................10 3.2.2 Sự lạm dụng thái quá công nghệ..................................................................................................................................10 KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................................................12 2 Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ sản xuất thấp con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng. Khi xã hội phân chia thành giai cấp, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác … tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành thần có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo. Như vậy, sự bất lực của con người trước thế lực tự nhiên và thế lực xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. - Nguồn gốc nhận thức : Khi mà sự nhận thức về tự nhiên xã hội con người và ngay cả bản thân họ đều có giới hạn nào đó.Cái giới hạn đó ở đây là những cái chưa biết: + Khả năng nhận thức chưa đầy đủ, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo ( ngay cả khi khoa học…) + Cái cường điệu hóa nhận thức, thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực , rơi vào ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng , biến cái khách quan-> cái thần thánh. - Nguồn gốc tâm lý : + Tâm lí bi quan sợ sệt, yếu đuối , thiếu sức mạnh lí trí trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội ( Ví dụ những lúc đau bệnh tật, gặp xui xẻo thất bại hoặc tâm lí không bình yên khi làm một việc lớn cũng đều tìm tới tôn giáo). + Phản ánh tình cảm của nhân dân ( thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thần làng hoàng làng,..) những cái đấy thể hiện nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân. CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO. 2.1 Khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau: + Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo, bởi vì: ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không như nhau. 5 Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. +  Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội củ, xây dựng xã hội mới. điều đó nói lên rằng: muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng. Điều cần thiết trước hết phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nhèo đói và thất học… cùng những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. + Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực tiễn một cách nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các Đảng. Tuy nhiên, đi đôi với việc tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng phải chống lại những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá cách mạng. + Phân biệt 2 mặt nhu cầu tính ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tính ngưỡng tôn giáo. Vì có sự phân biệt được 2 mặt đó mới tránh khỏi khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý, ứng xử với những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo. Nhu cầu tính ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo sẽ còn tồn tại lâu dài, phải được tôn trọng và bảo đảm. Mọi biểu hiện vi phạm quyền ấy là trái với tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. 6 CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 3.1Vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 3.1.1 Khái quát chung. - Việt Nam là một đất nước có lịch sử lâu đời với nhiều tôn giáo khác nhau, sự tự do trong việc lựa chọn tôn giáo được thể hiện một cách rõ ràng và được đảm bảo trong hiến pháp của nước Việt Nam ta. Đó cũng chính là một trong số nhiều lí do khiến cho tôn giáo của nước ta đa dạng và phong phú. Mặc dù có rất nhiều tôn giáo nhưng mỗi một tôn giáo đều có cách hoạt động và giáo lý riêng. Các tôn giáo đều có những nét riêng biệt và đặc sắc riêng. Các nét riêng biệt rõ ràng nhất có thể thấy là giáo lý, lễ nghi và đức tin. - Là một quốc gia đa tôn giáo và với nhiều hình thức khác nhau, từ các hình thức tôn giáo sơ khai như: Tô tem giáo, Ma thuật giáo, Saman giáo đến các tôn giáo của thời hiện đại, có tổ chức chặt chẽ như: Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành, Hồi giáo,… cùng tồn tại và bình đẳng với nhau, không có tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo, không phân biệt những tôn giáo có nguồn gốc du nhập từ bên ngoài hay những tôn giáo nội sinh. Cùng với sự đa dạng về tôn giáo, tại Việt Nam còn có sự đa dạng các loại hình tổ chức tôn giáo; trong đó, có những tôn giáo chỉ có một tổ chức duy nhất (Phật giáo, Công giáo) và cũng có những tôn giáo có rất nhiều tổ chức khác nhau (đạo Tin Lành, đạo Cao Đài), v.v. 3.1.2 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng XHCN nước ta - Đảng và nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc - Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng - Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị - Vấn đề theo đạo và truyền đạo theo quy định của pháp luật. - Tại điều 24 Hiến pháp 2013, quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể:  Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.  Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.  Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. - Quyền tự do tín ngưỡng này được quy định chi tiết tại điều 6 luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau: 7 bệnh từ thiện của các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như Tuệ Tĩnh Đường, trạm xá, phòng thuốc nam, phòng khám đa khoa, phòng khám đông y và tây y… mỗi năm đã khám và chữa bệnh cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân, qua đó góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt những người có hoàn cảnh khó khăn. - Về công tác bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo : Đến thời điểm hiện nay, cả nước có gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội, đang nuôi dưỡng trên 12.000 trẻ em mồ côi, tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS, góp phần đáng kể vào công tác đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương. - Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo đảm: Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện có khoảng 2,8 triệu người DTTS theo tôn giáo (chiếm khoảng 20% dân số là người DTTS). Trong những năm qua, chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các DTTS. Đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào tôn giáo được chăm lo. Các nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng, tôn giáo đã được các cấp chính quyền quan tâm hướng dẫn, giải quyết. Hiện cả nước có hơn 1,2 triệu người theo đạo Tin lành, trong đó có khoảng 873.700 tín đồ là người DTTS, phân bố tập trung ở 2 khu vực: (1) Miền núi phía Bắc: 240.900 tín đồ (238.900 tín đồ là người DTTS), 9 chi hội và 1.647 điểm nhóm; (2) Khu vực Tây Nguyên: 595.740 tín đồ (575.940 tín đồ là người DTTS), 336 chi hội và 1.744 điểm nhóm. 3.2 Sự biến đổi về phương thức truyền giáo và lối sống đạo 3.2.1 Truyền giáo thời 4.0 - Sự biến đổi sâu sắc nhất, nổi bật nhất là sự biến đổi niềm tin và thực hành niềm tin tôn giáo ở nước ta diễn ra trong thời kỳ đổi mới dưới tác động của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba, lần thứ tư, gắn với những khái niệm mới như truyền giáo thời internet, cầu nguyện thời @, sống đạo online thời cách mạng 4.0. - Truyền giáo thời internet, vào nửa sau của thế kỷ XX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời với những phát minh mới về vệ tinh, máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và internet,... đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tạo điều kiện cho các tôn giáo đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa với việc sử dụng các phương tiện truyền giáo mới: “Phương tiện truyền giáo mềm”. Đó là việc truyền bá đức tin tôn 10 giáo bằng tư tưởng, văn hóa, học thuật, nghệ thuật với việc sử dụng công cụ của các phương tiện truyền thông đại chúng như kinh sách, đài phát thanh, truyền hình, radio, cassette, Internet và mạng điện tử, chứ không phải bằng vũ lực, quân sự như trước đây. Công nghệ thông tin và Internet được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực quan trọng như truyền giáo, giáo dục tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, sống đạo, quản đạo với nhiều hình thức khác nhau. Nhận thức được giá trị to lớn ấy, lãnh đạo các tôn giáo đón nhận và khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin và internet phục vụ cho công cuộc truyền giáo phát triển đạo. 3.2.2 Sự lạm dụng thái quá công nghệ - Sống đạo online thời CMCN 4.0. Cuộc CMCN 4.0 diễn ra vào đầu thế kỷ XXI với sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây, vạn vật kết nối (internet of things) và sự phát triển các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Google Flus,... phủ sóng toàn cầu, không chỉ giúp con người kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi, làm cho thế giới càng trở nên phẳng và ảo hơn, mà còn có thể làm cho họ kết nối với “thần thánh”, với “thiên đường”. Người ta có thể trò chuyện, tương tác với nhau, nhìn thấy nhau nhờ các thiết bị điện tử được nối mạng như tivi, máy tính, điện thoại thông minh (smastphone) chỉ trong vòng “1 nốt nhạc” mà không cần gặp trực tiếp. Thực tế “ảo”, không gian “ảo” của CMCN 4.0 ấy đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, trong đó có đời sống tâm linh tôn giáo. Thậm chí, ngày nay mạng xã hội và Internet, đang trở thành “đối thủ cạnh tranh” với cả Tòa Thánh La Mã, đến nỗi trong buổi thánh lễ trước đám đông giáo dân và cả các chức sắc tôn giáo tại quảng trường thánh Phêrô (ngày 8/11/2017), Giáo hoàng Phanxicô đã phải thống thiết kêu gọi rằng: “Các con hãy đặt điện thoại xuống và nâng tâm hồn mình lên”. - Không chỉ các tôn giáo lớn, cả các tôn giáo truyền thống cũng bị cuốn hút vào lối sống đạo online, điển hình như dịch vụ cúng giỗ online. Dịch vụ tâm linh này do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Toàn Cầu-Lạc Hồng Viên cung cấp ra thị trường vào tháng 10/2011. Đây là dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam và duy nhất trên thế giới, nhằm hỗ trợ những khách hàng không có điều kiện thường xuyên đến Lạc Hồng Viên chăm sóc, hương khói cho người thân của mình. Đến nay, dịch vụ cúng giỗ online đã những người ở xa, không có nhiều điều kiện chăm lo mộ phần của người thân đón nhận tích cực. Đặc biệt, dịp Tết nguyên đán, Tết Thanh minh, lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng Bảy, số lượng đơn hàng cho dịch vụ này đã gia tăng khá mạnh . Mặc dù đem lại những cơ hội lớn cho hoạt động truyền giáo phát triển đạo và sống đạo, song công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet và các trang mạng xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các tôn giáo. - Mặt khác, nó cũng đặt ra cho vấn đề kiểm soát những thông tin đăng tải trên mạng xã hội. Giáo hội khẳng định: “thế giới truyền thông có thể đôi khi thờ ơ hay ngay cả thù địch với đức tin và luân lý Kitô giáo. Ðiều này một phần do bởi văn hóa truyền thông tiêm nhiễm quá đậm một ý 11 tưởng tiêu biểu của thời hậu hiện đại theo đó sự thật duy nhất tuyệt đối là không có sự thật tuyệt đối hay, nếu có những sự thật như thế, thì chúng không thể tiếp cận với lý trí nhân loại”37. Những thông tin trên mạng xã hội có hai mặt tồn tại song song. Có những thông tin đi đúng đường hướng của Giáo hội, có những thông tin đi sai đường hướng của Giáo hội. Ví dụ, gần đây những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội về khiêu dâm của một số linh mục, hay hiện tượng đồng tính, lạm dụng tình dục… Giáo hội cũng đang phải đối mặt với những vấn đề kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội. KẾT LUẬN Tóm lại, Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiện nay là một vấn đề nhạy cảm và nóng bỏng, không chỉ riêng đối với Chủ nghĩa xã hội. Và chính quan điểm của C.Mác Lê nin trong lích sử tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học đã giúp ta hiểu được một phần nào và có cái nhìn khái quát về vấn đề tôn giáo. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề về tôn giáo cần phải đặt ra như một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải quyết đúng đắn. Đó cũng chính là cách là cách giải quyết cuả C.Mác. Mặt khác, Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay nhờ vào đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đưa ra các cách giải quyết vấn đề về tôn giáo đã tạo những điều kiện cơ bản để cho đồng bào có đạo tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Ngày nay, đồng bào tín ngưỡng tôn giáo luôn phát huy tinh thần yêu nước tính cộng đồng và luôn gắn bó với phong trào cách mạng tiếp tục tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc với phương châm: “tốt đời đẹp đạo”. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được đáp ứng và cải thiện cho đồng bào có đạo nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, luôn an tâm phấn khởi tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 12
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved