Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Write a title that briefly explains what it is about, Lecture notes of Microsoft Word Skills

Describe the content and the topics covered.

Typology: Lecture notes

2022/2023

Uploaded on 05/18/2023

thu-ha-vu-1
thu-ha-vu-1 🇻🇳

5 documents

1 / 8

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Write a title that briefly explains what it is about and more Lecture notes Microsoft Word Skills in PDF only on Docsity! Câu hỏi: Tìm hiểu mô hình quy tắc hoạt động của các cơ quan bảo hiến trên thế giới? a) Bảo hiến ( hay còn được gọi là bảo vệ hiến pháp hoặc tài phán hiến) có nghĩa là thẩm quyền của ác tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp , hành pháp, tư pháp. Bất kỳ quốc gia nào xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng phải bảo vệ Hiến pháp vì đó là đạo luật cơ bản của Nhà nước. Do Hiến pháp có vai trò quan trọng trong đời sống của nhà nước và xã hội nên các nhà nước hiện đại ngày nay đều coi việc bảo vệ Hiến pháp như một nhiệm vụ thiết yếu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các nhà nước khác nhau trên thế giới xây dựng thiết chế bảo hiến theo các mô hình khác nhau. Trên thế giới hiện nay có 4 mô hình bảo hiến: 1. Mô hình Tòa án Hiến pháp (Constitutional Court) Mô hình tòa án Hiến pháp là mô hình bảo hiến phổ biến của các nước Châu Âu, xuất hiện đầu tiên ở Áo vào năm 1920. Sau Áo, các nước Châu Âu đã thành lập tòa án Hiến pháp là Italia năm 1947, Đức năm 1949, Nam Tư năm 1963, Bồ Đào Nha năm 1976, Tây Ban Nha năm 1978, Hy Lạp năm 1979, Ba Lan năm 1982, Hungary năm 1983, Nga năm 1993, Belarus năm 1994, Ukraine năm 1996, Czech năm 1997. Mô hình này cũng đã được áp dụng ở các nước châu Á, trong đó có cả các nước Đông Nam Á như Thổ Nhĩ Kì năm 1961, Cô-oét năm 1962, Hàn Quốc năm 1988, Mông cổ (Mongolia) năm 1992, Uzbekistan năm 1992, Grudia năm 1995, Ác-mê-nia năm 195, Azerbaijan năm 1995, Thái Lan năm 1997, Indonesia năm 2002… Về cơ cấu, tòa án Hiến pháp thông thường có từ 9 đến 15 thẩm phán, trong đó 1/3 do tổng thống bổ nhiệm, 1/3 do hạ viện bầu (hoặc do chủ tịch hạ viện bổ nhiệm), 1/3 do thượng viện bầu (hoặc do chủ tịch thượng viện bổ nhiệm). Về thẩm quyền, tòa án Hiến pháp có thẩm quyền xem xét và phán quyết về các vấn đề sau: – Các tranh chấp liên quan đến tính hợp hiến của luật và các pháp lệnh đã có hiệu lực pháp lý; – Các mâu thuẫn phát sinh từ việc phân bố quyền hạn giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp; – Xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân; – Giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân. Ngoài các thẩm quyền trên, một số tòa án Hiến pháp như ở Italia còn xem xét và phán quyết về những cáo buộc nhằm vào Tổng thống và các bộ trưởng theo các quy định của Hiến pháp. 2. Mô hình Hội đồng Hiến pháp (Constitutional Council) Đây là mô hình cơ quan bảo hiến của Pháp và hơn mười nước châu Phi, châu Á chịu ảnh hưởng bởi văn hóa pháp lí của Pháp. Theo quy định tại Điều 56 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958, Hội đồng Hiến pháp bao gồm 9 thành viên, có nhiệm kì 9 năm và không được tái nhiệm. Trong 9 thành viên của Hội đồng Hiến pháp, 3 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 3 thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm, 3 thành viên do Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm. Cứ 3 năm một lần, Hội đồng Hiến pháp thay thế 1/3 thành viên. Bên cạnh 9 thành viên nêu trên, các cựu Tổng thống nếu không vì lý do sức khỏe hoặc từ chối tham gia đều là thành viên đương nhiên và suốt đời của Hội đồng Hiến pháp. Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm. Trong trường hợp số phiếu của các thành viên ngang nhau, phiếu của Chủ tịch sẽ có giá trị quyết định. Theo quy định tại Điều 57 Hiến pháp, người đã là thành viên của Hội đồng Hiến pháp thì không được đồng thời kiêm nhiệm bộ trưởng hoặc các thành viên của Nghị viện. Các trường hợp bất khả kiêm nhiệm khác được quy định trong đạo luật về tổ chức Hội đồng Hiến pháp. Theo quy định tại các điều 58, 59, 60, 61, 61-1, 62 Hiến pháp năm 1958, Hội đồng Hiến pháp của Pháp có các thẩm quyền sau:  Đảm bảo cho các cuộc bầu cử Tổng thống Pháp được tiến hành một cách hợp lệ; – Hội đồng Hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết quả bầu cử; – Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng Hiến pháp có quyền xem xét về tính hợp lệ của các cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện; – Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng cầu ý kiến nhân dân được tiến hành hợp lệ và tuyên bố kết quả trưng cầu ý kiến nhân dân; – Các đạo luật về tổ chức (như Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức tòa án…) trước khi được ban hành và các quy chế của Thượng viện, Hạ viện trước khi được áp dụng phải trình lên Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính hợp hiến của các văn bản đó. Đối với các luật khác, trước khi được ban hành cũng có thể được trình phân chia và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. + Hệ thống các cơ quan toà án không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của các công dân mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp và hành pháp. +Theo đó, khi Tổng thống ban hành một sắc lệnh, Chính phủ ban hành một nghị định, Nghị viện ban hành một văn bản luật trái với nội dung hay tinh thần của Hiến pháp thì phải có một cơ quan nào đó làm vô hiệu hoá các văn bản này. Cơ quan làm được chức năng này là Toà án. - Các đặc điểm cơ bản của hệ thống này bao gồm: + Tất cả các Toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. + Quyền bảo hiến gắn với việc giải quyết một vụ việc cụ thể (Concrete judicial review). + Quyền bảo hiến chỉ được xem xét khi có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó. + Toà án chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi sự bất hợp hiến của đạo luật đó được chứng minh rõ ràng và không thể phủ nhận được. + Toà án không xem xét vấn đề hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó liên quan đến một số vấn đề chính trị như tổ chức công quyền và vấn đề ngoại giao…. + Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. b) Một số mô hình của các nước Pháp - Sở dĩ gọi là mô hình Pháp vì mẫu hình của nó là Hội đồng Hiến pháp của Pháp (Conseil Constitutionnel), được thành lập từ năm 1958, có chức năng là một cơ quan bảo hiến. Ở một số nước khác theo mô hình này, Tòa án tối cao cũng có thể là cơ quan bảo hiến, tuy nhiên, trong trường hợp này phán quyết của Tòa chủ yếu chỉ mang tính tham vấn (trừ những vụ việc liên quan đến bầu cử). Ở Pháp toà án Hiến pháp được gọi là Hội đồng bảo hiến (Conseil Constitutionnel). Hộí đồng bảo hiến được thành lập theo Hiến pháp 1958. Hội đổng bảo hiến bao gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 1/3 với nhiệm kỳ 9 năm và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá một nhiệm kỳ. - Ngoài 9 thành viên nói trên, các cựu Tổng pháp (nếu không từ chối) đều là thành viên của Hội đổng bảo hiến. Chức năng của Hội đổng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việc khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, 60 Thượng nghị sĩ hoặc 60 Hạ nghị sĩ. Mỹ - Được hình thành từ vụ Marbury kiện Madison, đặc trưng của mô hình bảo hiến kiểu Mỹ là không thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách. Thay vào đó, tòa án ở mọi cấp về nguyên tắc đều có quyền bảo hiến, cụ thể là trong quá trình xét xử có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật có liên quan và có quyền tuyên bố quy định đó là vi hiến, đồng thời từ chối không áp dụng quy định đó. Vì vậy, đây còn được gọi là mô hình bảo hiến phi tập trung (decentralized constitutional review). Tuy nhiên, để bảo đảm tính thống nhất trong vấn đề này, chỉ quyết định của tòa án tối cao mới có hiệu lực bắt buộc với mọi toà khác và mới có thể vô hiệu hóa một đạo luật. Một số nước Châu Âu - Mô hình này còn được gọi là mô hình Áo, bởi như đã đề cập ở trên, nó được xác lập đầu tiên trong Hiến pháp năm 1920 của Áo, dựa trên lý thuyết của Adolf Merkl và Hans Kelsen mà trong đó kết hợp giữa nguyên tắc về tính tối cao của Hiến pháp và thẩm quyền tối cao của Nghị viện. Đặc trưng của mô hình này là không giao quyền bảo hiến cho toàn bộ hệ thống tòa án mà chỉ giao cho một cơ quan chuyên trách. Cơ quan này, nguyên thủy và thông thường được thành lập dưới hình thức một Tòa án Hiến pháp, nhưng sau đó còn được thành lập dưới một số hình thức khác như Hội đồng bảo hiến hay Viện bảo hiến... - Mặc dù có tên gọi khác nhau, các thiết chế bảo hiến theo mô hình châu Âu lục địa có những đặc điểm chung như sau: hoạt động bảo hiến được thực hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia; cơ quan bảo hiến thông thường không được coi là thuộc nhánh quyền lực tư pháp (kể cả khi có tên gọi là Tòa án Hiến pháp); thủ tục tố tụng khác với thủ tục tố tụng áp dụng ở hệ thống tòa án thường; các cơ quan bảo hiến có quyền tự chủ về hành chính và tài chính; vị thế, quyền hạn, việc thành lập hay bãi bỏ cơ quan bảo hiến thông thường thuộc quyền quyết định của Nghị viện; thẩm phán tòa hiến pháp được chỉ định bởi các cơ quan nắm quyền lực chính trị; thẩm quyền tài phán có tính chất đặc biệt: các phán quyết của cơ quan bảo hiến mang vừa mang tính pháp lý vừa mang tính chính trị; thông thường phán quyết của cơ quan bảo hiến có tính chất bắt buộc, cưỡng chế, nhưng có trường hợp chỉ có tính chất ngăn ngừa, tư vấn; phạm vi bảo hiến bao quát tất cả các văn bản pháp luật. Việt Nam - Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Như vậy, chủ thể bảo hiến ở Việt Nam rất rộng, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, viện kiểm sát và toàn dân. Mỗi cơ quan đều có cơ chế bảo hiến riêng được quy định ngay trong Hiến pháp năm 2013 hoặc luật. Tuy nhiên, chỉ có Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 trực tiếp quy định chức năng bảo hiến. Theo Điều 70 Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”; Điều 74 Hiến pháp năm 2013 quy định Uỷ ban thường vụ Quốc hội “giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”. Có thể nói, trong Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân được quy định nhiệm vụ bảo hiến thông qua việc hiến định chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể là: - Tòa án nhân dân là chủ thể bảo vệ Hiến pháp năm 2013 (khoản 2 Điều 119). Một điều đáng chú ý là ở đây, chủ thể bảo hiến không chỉ là Tòa án nhân dân tối cao mà tất cả các Tòa án nhân dân đều có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp; - Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Quyền con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo đảm thực hiện trực tiếp. Các luật chỉ quy định hạn chế quyền con người trong phạm vi Hiến pháp quy định (Điều 14). Vì vậy, thông qua hoạt động xét xử của mình, các Tòa án bảo vệ quyền con người thì cũng là bảo vệ Hiến pháp;
Docsity logo



Copyright © 2024 Ladybird Srl - Via Leonardo da Vinci 16, 10126, Torino, Italy - VAT 10816460017 - All rights reserved